Giáo án các môn lớp 4 - Tuần số 6 năm học 2013

Giáo án các môn lớp 4 - Tuần số 6 năm học 2013

 Tập đọc

NỖI DẰN VẶT CỦA AN – ĐRÂY - CA

I. MỤC TIÊU:

1. KT

- : Hiểu các từ ngữ khó trong bài:dằn vặt.

- Hiểu nội dung câu truyện: Nỗi dằn vặt của An-đrây-ca thể hiện trong tình yêu thương và ý thức trách nhiệm với người thân, lòng trung thực, sự nghiêm khắc với lỗi lầm của bản thân.

2.KN

- Biết đọc với giọng kể chậm rãi, tình cảm, bước đầu biết phân biệt lời nhân vật với lời người kể chuyện.

3.TĐ

- Yêu thích môn học

- KNS

II. ĐỒ DÙNG DẠY- HỌC:

- GV: Tranh minh hoạ bài tập đọc trang 55, SGK , bảng phụ viết sẵn câu, đoạn văn cần luyện đọc.

- HS: SGK,

 

docx 7 trang Người đăng minhduong20 Lượt xem 650Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án các môn lớp 4 - Tuần số 6 năm học 2013", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần 6
Thứ hai, ngày 22 tháng 9 năm 2013
----------------š&›-----------------
 Tập đọc
NỖI DẰN VẶT CỦA AN – ĐRÂY - CA
I. MỤC TIÊU: 
1. KT
: Hiểu các từ ngữ khó trong bài:dằn vặt.
Hiểu nội dung câu truyện: Nỗi dằn vặt của An-đrây-ca thể hiện trong tình yêu thương và ý thức trách nhiệm với người thân, lòng trung thực, sự nghiêm khắc với lỗi lầm của bản thân.
2.KN
Biết đọc với giọng kể chậm rãi, tình cảm, bước đầu biết phân biệt lời nhân vật với lời người kể chuyện.
3.TĐ
- Yêu thích môn học
- KNS
II. ĐỒ DÙNG DẠY- HỌC: 
GV: Tranh minh hoạ bài tập đọc trang 55, SGK , bảng phụ viết sẵn câu, đoạn văn cần luyện đọc.
HS: SGK, 
III. HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC:
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
1. Ổn định lớp
2. KTBC:
- Gọi 3 HS lên bảng đọc thuộc lòng bài thơ Gà trống và Cá và trả lời các câu hỏi.
? Theo em, Gà trống thông minh ở điểm nào?
? Cáo là con vật có tính cách như thế nào?
? Câu truyện khuyên chúng ta điều gì?
- Nhận xét và cho điểm HS.
3. Bài mới:
 a. Giới thiệu bài:
 b. Hướng dẫn luyện đọc và tìm hiểu bài:
 * Luyện đọc:
- Gọi 2 HS đọc tiếp nối từng đoạn (3 lượt HS đọc)
- GV sửa lỗi phát âm, ngắt giọng cho HS
- 2 HS đọc toàn bài.
- Gọi HS đọc phần chú giải.
- GV đọc mẫu, chú ý giọng đọc (Như SGV).
 * Tìm hiểu bài:
- Gọi HS đọc đoạn 1
- Yêu cầu HS đọc thầm và trả lời câu hỏi:
? Khi câu chuyện xảy ra An-đrây-ca mấy tuổi, hoàn cảnh gia đình của em lúc đó như thế nào?
? Khi mẹ bảo An-đrây-ca đi maua thuốc cho ông, thái độ của cậu như thế nào?
? An-đrây-ca đã làm gì trên đường đi mua thuốc cho ông?
? Đoạn 1 kể với em chuyện gì?
- Gọi HS đọc đoạn 2.
- Yêu cầu HS đọc thầm và trả lời câu hỏi:
? Chuyện gì xảy ra khi An-đrây-ca mua thuốc về nhà?
? Thái độ của An-đrây-ca lúc đó như thế nào?
? An-đrây-ca tự dằn vặt mình như thế nào?
? Nội dung chính của đoạn 2 là gì?
- Gọi 1 HS đọc toàn bài: cả lớp đọc thầm và tìm nội dung chính của bài.
- Ghi nội dung chính của bài.
GDKNS:
 * Đọc diễn cảm:
- Thi đọc diễn cảm
- Nhận xét, cho điểm học sinh.
4. Củng cố - dặn dò:
? Nếu đặt tên khác cho truyện, em sẽ tên cho câu truyện là gì?
? Nếu gặp An-đrây-ca em sẽ nói gì với bạn?
- Nhận xét tiết học.
- Dặn HS về nhà học bài.
- 3 HS lên bảng thực hiện yêu cầu.
- Lắng nghe.
- HS đọc tiếp nối theo trình tự.
+ Đ 1: An-đrây-ca  mang về nhà.
+ Đ 2: Bước vào phòng  ít năm nữa.
- 2 HS đọc
- 1 HS đọc.
- 1 HS đọc thành tiếng.
- Đọc thần và trả lời.
Đ1: An-đrây-ca mải chơi quên lời mẹ dặn.
- 1 HS đọc thành tiếng.
HS trả lời
Đ2: Nỗi dằn vặt của An-đrây-ca.
- 1 HS đọc thành tiếng.
 Nội dung: Cậu bé An-đrây-ca là người yêu thương ông, có ý thức, trách nhiệm với người thân. Cậu rất trung thực và nghiêm khắc với bản thân về lỗi lầm của mình.
- 2 HS nhắc lại.
Hs thi đọc
HS trả lời
----------------š&›-----------------
Toán
LUYỆN TẬP
MỤC TIÊU: 
 - KT: Hiểu được ý nghĩa của các thong tin trên bản đồ.
 - KN: HS đọc được một số thông tin trên biểu đồ.
 - TĐ:GD HS thêm yêu thích môn học.
II.ĐỒ DÙNG DẠY - HỌC: 
 - GV: Các biểu đồ trong bài học., SGK.
 - HS: SGK
III.HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC: 
Hoạt động của GV
Kết quả mong đợi của HS
1. Ổn định:
2. KTBC: 
 - GV gọi HS lên bảng yêu cầu HS làm các bài tập của tiết 25, đồng thời kiểm tra VBT về nhà của một số HS khác.
 - GV chữa bài, nhận xét và cho điểm HS.
3. Bài mới : 
 a. Giới thiệu bài:
 b. Hướng dẫn luyện tập: 
 Bài 1: 
 - GV yêu cầu HS đọc đề bài, sau đó hỏi: Đây là biểu đồ biểu diễn gì ?
 - GV yêu cầu HS đọc kĩ biểu đồ và tự làm bài, sau đó chữa bài trước lớp.
 - Tuần 1 cửa hàng bán được 2m vải hoa và 1m vải trắng, đúng hay sai ? Vì sao ?
 - Tuần 3 cửa hàng bán được 400m vải, đúng hay sai ? Vì sao ?
 - Tuần 3 cửa hàng bán được nhiều vải nhất, đúng hay sai ? Vì sao ?
 - Số mét vải hoa tuần 2 cửa hàng bán nhiều hơn tuần 1 là bao nhiêu mét ?
 - Vậy điền đúng hay sai vào ý thứ tư ?
 - Nêu ý kiến của em về ý thứ năm ?
 Bài 2
 - GV yêu cầu HS qua sát biểu đồ trong SGK và hỏi: Biểu đồ biểu diễn gì ? 
 - Các tháng được biểu diễn là những tháng nào ?
 - GV yêu cầu HS tiếp tục làm bài.
 - GV gọi HS đọc bài làm trước lớp, sau đó nhận xét và cho điểm HS.
4 .Củng cố - Dặn dò:
 - GV tổng kết giờ học, dặn HS về nhà làm bài tập và chuẩn bị bài sau.
- HS lên bảng làm bài, HS dưới lớp theo dõi để nhận xét bài làm của bạn.
- HS nghe giới thiệu.
-HS đọc đề, suy nghĩ và trả lời câu hỏi.
-HS đọc yêu cầu đề bài, quan sát biểu đồ, trả lời câu hỏi.
- HS làm bài vào VBT.
- HS theo dõi bài làm của bạn để nhận xét.
- HS cả lớp.
----------------š&›-----------------
 Khoa học
MỘT SỐ CÁCH BẢO QUẢN THỨC ĂN
I/ MỤC TIÊU: Giúp HS:
 -KT: Kể tên một số cách bảo quản thức ăn: làm khô, ướp lạnh, ướp mặn, đóng hộp...
 -KN: Thực hiện một số biện pháp bảo quản thức ăn ở nhà. 
 -TĐ: HS biết tiết kiệm đúng cách. 
GDKNS
II/ ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:
 - Các hình minh hoạ trang 24, 25 / SGK (phóng to nếu có điều kiện).
 - Một vài loại rau thật như: Rau muống, su hào, rau cải, cá khô.
 - 10 tờ phiếu học tập khổ A2 và bút dạ quang.
III/ HOẠT ĐỘNG DẠY- HỌC:
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
1. Ổn định lớp:
2. Kiểm tra bài cũ: 
 Yêu cầu 3 HS lên bảng trả lời câu hỏi:
 1) Thế nào là thực phẩm sạch và an toàn ?
 2) Chúng ta cần làm gì để thực hiện vệ sinh an toàn thực phẩm ?
 3) Vì sao hàng ngày cần ăn nhiều rau và quả 
chín ?
 - GV nhận xét và cho điểm HS.
3. Dạy bài mới:
 * Giới thiệu bài: 
 * Hoạt động 1: Các cách bảo quản thức ăn.
* Mục tiêu: Kể tên các cách bảo quản thức ăn.
* Cách tiến hành:
 - GV chia HS thành các nhóm và tổ chức cho HS thảo luận nhóm.
 ? Hãy kể tên các cách bảo quản thức ăn trong các hình minh hoạ ?
 ? Gia đình các em thường sử dụng những cách nào để bảo quản thức ăn ?
 ? Các cách bảo quản thức ăn đó có lợi ích gì?
 - GV nhận xét các ý kiến của HS.
 * Kết luận: Có nhiều cách để giữ thức ăn được lâu, không bị mất chất dinh dưỡng và ôi thiu. Các cách thông thường có thể làm ở gia đình là: Giữ thức ăn ở nhiệt độ thấp bằng cách cho vào tủ lạnh, phơi sấy khô hoặc ướp muối.
 * Hoạt động 2: Những lưu ý trước khi bảo quản và sử dụng thức ăn. 
* Mục tiêu: Giải thích được cơ sở khoa học của các cách bảo quản thức ăn.
* Cách tiến hành:
 - GV chia lớp thành nhóm, đặt tên cho các nhóm theo thứ tự.
 + Nhóm: Phơi khô.
 + Nhóm: Ướp muối.
 + Nhóm: Ướp lạnh.
 + Nhóm: Đóng hộp.
 - Yêu cầu HS thảo luận và trình bày theo các câu hỏi sau vào giấy:
 ? Hãy kể tên một số loại thức ăn được bảo quản theo tên của nhóm ?
 ? Chúng ta cần lưu ý điều gì trước khi bảo quản và sử dụng thức ăn theo cách đã nêu ở tên của nhóm ?
 * GV kết luận:
 - Trước khi đưa thức ăn vào bảo quản, phải chọn loại còn tươi, loại bỏ phần giập, nát, úa,  sau đó rửa sạch và để ráo nước.
 - Trước khi dùng để nấu nướng phải rửa sạch. Nếu cần phải ngâm cho bớt mặn (đối với loại ướp muối).
 * Hoạt động 3: Trò chơi: 
 “Ai đảm đang nhất ?”
* Mục tiêu: Liên hệ thực tế về cách bảo quản một số thức ăn mà gia đình mình áp dụng.
 - GV nhận xét và công bố các nhóm đoạt giải.
 4. Củng cố- dặn dò:
 - GV nhận xét tiết học.
- 3 HS trả lời.HS dưới lớp nhận xét câu trả lời của bạn.
HS lắng nghe
- HS thảo luận nhóm.
- Đại diện các nhóm trình bày kết quả thảo luận.
- HS lắng nghe và ghi nhớ.
- HS thảo luận nhóm.
- Đại diện các nhóm trình bày kết quả thảo luận và các nhóm có cùng tên bổ sung.
Hs lắng nhe
.
- Tiến hành trò chơi.
Lắng nghe
- HS cả lớp.
----------------š&›-----------------
Kể chuyện 
 KỂ CHUYỆN ĐÃ NGHE, ĐÃ ĐỌC
I. MỤC TIÊU: 
KT: Hiểu được ý nghĩa, nội dung những câu chuyện bạn kể.
KN:Dựa vào gợi ý (SGK), Biết chọn và kể lại được câu chuyện đã nghe, đã đọc có nội dung về lòng tự trọng.
TĐ: HS Có ý thức rèn luyện mình có lòng tự trọng và thói quen ham đọc sách.
KNS:Tự trọng.
II. ĐỒ DÙNG DẠY- HỌC: 
GV: Bảng lớp viết sẵn đề bài, SGK
HS: chuẩn bị những câu chuyện, tập truyện ngắn nói về lòng tự trọng.,SGK
III. HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC:
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
1.Ổn định lớp
2. KTBC:
- Gọi HS kể lại câu chuyện về tính trung thực và nói ý nghĩa của truyện.
- Nhận xét và cho điểm HS .
3. Bài mới:
 a. Giới thiệu bài:
 b. Hướng dẫn kể chuyện:
 * Tìm hiểu đề bài:
- Gọi HS đọc đề bài và phân tích đề.
- GV gạch chân những từ ngữ quan trọng bằng phấn màu: lòng tự trọng, được nghe, được đọc.
- Gọi HS tiếp nối nhau đọc phần Gợi ý.
? Thế nào là lòng tự trọng?
? Em đã đọc những câu truyện nào nói về lòng tự trọng?
? Em đọc câu truyện đó ở đâu?
- Yêu cầu HS đọc kĩ phần 3.
- GV ghi nhanh các tiêu chí đánh giá:
+ Nội dung câu truyện đúng củ đề: 4 điểm.
+ Câu chuyện ngoài SGK: 1 điểm.
+ Cách kể: hay, hấp dẫn, phốo hợp cử chỉ, điệu bộ: 3 điểm.
+ Nêu đúng ý nghĩa của chuyện: 2 điểm.
+ Trả lời được câu hỏi của bạn hoặc đặt được câu hỏi cho bạn: 1 điểm.
b/. Kể chuyện trong nhóm:
- Chia nhóm 4 HS.
- GV đi giúp đỡ từng nhóm. Yêu cầu HS kể lại theo đúng trình tự ở mục 3 và HS nào cũng được tham gia kể chuyện.
- Gợi ý :
* HS kể hỏi:
? Trong câu chuyện tớ kể, bạn thích nhân vật nào? Vì sao?
? Chi tiết nào trong chuyện bạn cho là hay nhất?
? Câu chuyện tớ kể muốn nói với mọi người điều gì?
* HS nghe kể hỏi:
? Cậu thấy nhân vật chính có đức tính gì đáng quý?
? Qua câu chuyện, cậu muốn nói với mọi người điều gì?
 * Thi kể chuyện:
- Tổ chức cho HS thi kể chuyện.
Lưu ý: Khi HS kể GV ghi hoặc cử HS ghi tên chuyện, xuất xứ, ý nghĩa, giọng kể trả lời/ đặt câu hỏi của từng HS vào cột trên bảng.
- Gọi HS nhận xét bạn kể theo các tiêu chí đã nêu. -> GV Cho điểm HS.
- Bình chọn:
+ Bạn có câu chuyện hay nhất.
+ Bạn kể chuyện hấp dẫn nhất.
GDKNS:
4. Củng cố - dặn dò:
- Nhận xét tiết học.
- 3 HS kể chuyện và nêu ý nghĩa
- Lắng nghe.
+ 1 HS đọc đề bài.
+ 1 HS phân tích đề bằng cách nêu những từ ngữ quan trọng trong đề.
- 4 HS nối tiếp nhau đọc.
+ Tự trọng là tự tôn trọng bản thân mình, giữ gìn phẩm giá, không để ai coi thường mình.
Hs suy nghĩ trả lời.
- 2 HS đọc thành tiếng.
Hs lắng nghe.
- 4 HS ngồi 2 bàn trên dưới cùng kể chuyện, nhận xét, bổ sung cho nhau.
- HS thi kể, HS khác lắng nghe để hỏi lại bạn hoặc trả lời câu hỏi của bạn để tạo không khí hào hứng, sôi nổi trong lớp.
- Nhận xét bạn kể.

Tài liệu đính kèm:

  • docxgiao an lop 4 thu 2tuan 6.docx