Giáo án các môn lớp 5 - Tuần 13 năm 2005

Giáo án các môn lớp 5 - Tuần 13 năm 2005

TẬP ĐỌC

NGƯỜI TÌM ĐƯỜNG LÊN CÁC VÌ SAO

I. MỤC ĐÍCH YÊU CẦU

1. Kiến thức

 - Hiểu các từ ngữ trong bài .

- Hiểu ý nghĩa của bài : Ca ngợinhà khoa học vĩ đại Xi-ôn-cốp-xki nhờ khổ công nghiên cứu kiên trì , bền bỉ suốt 40 năm đã thực hiện thành công mơ ước tìm đường lên các vì sao.

2. Kĩ năng :

- Đọc trôi chảy, lưu loát toàn bài, đọc trơn tên riêng nước ngoài. Biết đọc diễn cảm bài văn với giọng trang trọng, cảm hứng ca ngợi, lòng khâm phục

3. Thái độ : Kính phục người tài .

II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC

- Tranh minh hoạ bài tập đọc trong SGK.

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC

A. KTBC: HS đọc bài Vẽ tứng của bài trước, trả lời câu hỏi về nội dung bài.

B. DẠY BÀI MỚI

1. Giới thiệu bài

- Nêu mục tiêu tiết học.

2. Luyện đọc và tìm hiểu bài

a. Luyện đọc

- GV chia bài thành 4 đoạn, mỗi lần xuống dòng là một đoạn

- HS nối tiếp nhau đọc từng đoạn 2-3 lượt .

- GV kết hợp giúp HS hiểu nghĩa các từ ngữ được chú thích cuối bài .

- Hướng dẫn HS nghỉ hơi đúng ở những câu văn dài .

- HS luyện đọc theo cặp .

- Một , hai HS đọc cả bài .

- GV đọc diễn cảm toàn bài .

 

doc 32 trang Người đăng minhduong20 Lượt xem 781Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án các môn lớp 5 - Tuần 13 năm 2005", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
tuần 13
Thứ hai ngày 28 tháng 11 năm 2005
tập đọc
người tìm đường lên các vì sao
i. mục đích yêu cầu 
1. Kiến thức
 - Hiểu các từ ngữ trong bài .
- Hiểu ý nghĩa của bài : Ca ngợinhà khoa học vĩ đại Xi-ôn-cốp-xki nhờ khổ công nghiên cứu kiên trì , bền bỉ suốt 40 năm đã thực hiện thành công mơ ước tìm đường lên các vì sao.
2. Kĩ năng : 
- Đọc trôi chảy, lưu loát toàn bài, đọc trơn tên riêng nước ngoài. Biết đọc diễn cảm bài văn với giọng trang trọng, cảm hứng ca ngợi, lòng khâm phục 
3. Thái độ : Kính phục người tài . 
ii. đồ dùng dạy học 
- Tranh minh hoạ bài tập đọc trong SGK.
iii. các hoạt động dạy học 
A. KTBC: HS đọc bài Vẽ tứng của bài trước, trả lời câu hỏi về nội dung bài.
b. dạy bài mới 
1. Giới thiệu bài 
- Nêu mục tiêu tiết học.
2. Luyện đọc và tìm hiểu bài 
Luyện đọc 
- GV chia bài thành 4 đoạn, mỗi lần xuống dòng là một đoạn
- HS nối tiếp nhau đọc từng đoạn 2-3 lượt .
- GV kết hợp giúp HS hiểu nghĩa các từ ngữ được chú thích cuối bài .
- Hướng dẫn HS nghỉ hơi đúng ở những câu văn dài .
- HS luyện đọc theo cặp .
- Một , hai HS đọc cả bài .
- GV đọc diễn cảm toàn bài .
b. Tìm hiểu bài 
- HS đọc thầm toàn bài trao đổi cặp đôi để trả lời câu hỏi: 
? Xi-ôn-cốp-xki mơ ước điều gì? 
? Ông kiên trì thược hiện mơ ước của mình như thế nào?
? Nguyên nhân chính giúp Xi-ôn-cốp-xki thành công là gì?
GV gọi một số cặp lên trao đổi đôi thoại trước lớp trả lời các câu hỏi trên.
GV giới thiệu thêm về Xi-ôn cốp-xki.
Cho lớp thảo luận nhóm đôi để đặt tên khác cho truyện.
GV kết luận 
c, Hướng dẫn đọc diễn cảm 
- Bốn HS nối tiếp nhau đọc 4 đoạn . GV cho các em tìm đúng giọng đọc của bài văn và thể hiện diễn cảm .
- GV hướng dẫn HS cả lớp luyện đọc và thi đọc diễn cảm 1 đoạn có thể chọn đoạn 1 .
- Gọi ba em lên thi đọc diễn cảm , cho lớp nhận xét để tìm ra bạn có giọng đọc hay nhất.
3. Củng cố , dặn dò:
- GV hỏi : Câu chuyện này giúp các em hiểu ra điều gì ?
- GV nhận xét tiết học .
chính tả ( nghe - viết )
người tìm đường lên các vì sao
phân biệt l/n, I/ iê
i. mục tiêu 
1.Kiến thức : Nghe - viết lại đúng chính tả , trình bày đúng đoạn văn “Người tìm đường lên các vì sao”
2. Kĩ năng :Làm đúng bài tập chính tả phân biệt các âm, vần dễ lẫn: l/n, i/iê.
 3. Thái độ : Rèn chữ đẹp , giữ vở sạch.
ii. đồ dùng học tập 
Giấy khổ A4 để HS làm bài tập 3a.
- Bảng nhóm viết nội dung bài tập 2a. .
iii. các hoạt động dạy học 
A. KTBC : GV gọi 2 HS lên bảng viết những tiếng có âm đầu là s/ x .
b. dạy bài mới 
1. Giới thiệu bài : Nêu mục đích yêu cầu của giờ học cần đạt.
2. Hướng dẫn HS nghe viết 
- GV đọc đoạn cần viết chính tả trong bài Người tìm đường lên các vì sao.
- HS đọc thầm lại đoạn văn.
- GV nhắc các em chú ý các từ dễ viết sai, các tên riêng nước ngoài cần viết hoa , cách viết câu hỏi, cách trình bày.
- GV đọc cho HS viết. GV đọc toàn bài cho HS soát lỗi chính tả
- GV chấm 7-10 bài . Nhận xét chung .
3. Hướng dẫn HS làm các bài tập chính tả .
Bài tập 2a:
- GV nêu yêu cầu của bài tập, chọn bài tập 2a cho HS trước lớp .
- GV chia lớp thành ba nhóm, phát bảng nhóm cho các nhóm.
- HS trao đổi thảo luận tìm các tính từ theo yêu cầu.
- GV cho các nhóm dán bảng nhóm lên bảng đại diện các nhóm trình bày trước lớp.
-GV cùng cả lớp nhận xét, kết luận nhóm thắng cuộc tìm đúng và nhiều từ nhất . 
Bài 3a:
GV lựa chọn bài 3a cho HS 
HS đọc thầm yêu cầu của bài, suy nghĩ , làm bài cá nhân vào vở, GV phát riêng giấy cho 4-5 em làm bài ( các em chỉ ghi các từ các em tìm được )
Sau thời gian 2 phút GV cho những em làm bài trên giấy dán lên bảng lớp, lần lượt từng em đọc kết quả bài làm của mình
Cả lớp nhận xét, chốt lại lời giải đúng.
4. Củng cố , dặn dò 
- GV nhận xét tiết học 
- Yêu cầu HS về nhà xem lại bài tập ghi nhớ các hiện tượng chính tả để không mắc lỗi khi viết .
Thứ tư ngày 30 tháng 11 năm 2005
luyện từ và câu
Mở rộng vốn từ: ý chí – nghị lực
I- mục đích, yêu cầu
Hệ thống hoá và hiểu sâu thêm những từ ngữ đã học trong các bài thuộc chủ
 điểm :Có chí thì nên.
2. Luyện tập mở rộng vốn từ thuộc chủ điểm trên, hiểu sâu hơn các từ ngữ thuộc chủ điểm.
3. Hiểu được ý nghĩa một số từ ngữ thuộc chủ điểm.
II. Đồ dùng dạy- học
Một số bảng nhóm ghi sẵn các cột a,b Bài tập 1, thành các cột DT/ĐT/TT theo nội dung bài tập 2.
III. Các hoạt động dạy - học.
A- Kiểm tra bài cũ: 
- Một HS nói lại nội dung cần ghi nhớ về ba cách thể hiện mức độ của đặc điểm, tính chất trong bài tập LTVC tuần trước.
B- Dạy bài mới
1. Giới thiệu bài: 
Các bài học trong 2 tuần qua đã giúp các em biết một số từ ngữ thuộc chủ điểm: ý chí - Nghị lực. Tiết LTVC hôm nay sẽ giúp các em mở rộng vốn từ thuộc chủ điểm này.
2. Hướng dẫn HS làm bài tập
 Bài tập1:
- HS đọc yêu cầu của bài.
- HS cả lớp đọc thầm bài, trao đổi theo cặp.
- GV phát bảng nhóm cho một số cặp,HS làm bài.
- Đại diện các cặp làm trên bảng nhóm dán bảng nhóm và trình bày kết quả bài làm. - Cả lớp nhận ,GV chốt lại lời giải đúng.
Bài tập 2:
 HS đọc yêu cầu của bài, suy nghĩ làm bài cá nhân ( mỗi em đặt 2 câu, một câu với từ ở nhóm a, một câu với từ ở nhóm b ).
- HS lần lượt báo cáo 2 câu mình đã đặt. Cả lớp và GV nhận xét, góp ý.
- GV cần lưu ý cho HS có một số từ vừa là DT,vừa là TT hoặc vừa là ĐT.
Bài tập 3
- HS đọc yêu cầu của bài nhắc HS chú ý viết đoạn văn đúng theo yeu cầu của đề bài, có thể viết về một người em biết nhờ đọc qua sách báo hoặc nghe ai kể, có thể mở đầu hoặc kết thúc đoạn văn bằng một thành ngữ hay tục ngữ.
-Một vài HS nhắc lại các thành ngữ, tục ngữ đã học hoặc đã biết.
- HS suy nghĩ, viết đoạn văn vào vở
- HS nối tiếp nhau đọc đoạn văn của mình trước lớp
- Cả lớp và GV nhận xét, bình chọn bạn viết văn hay nhất.
3. Củng cố, dặn dò
- GV nhận xét tiết học. 
- Yêu cầu HS nhớ các từ đồng nghĩa với từ ớc mơ, HTL các tục ngữ ở bài tập 4.
luyện từ và câu
câu hỏi và dấu chấm hỏi
i. mục đích yêu cầu 
1. Kiến thức 
- Hiểu tác dụng của câu hỏi và nhận biết hai dấu hiệu chính của câu hỏi là từ nghi vấn và dấu chấm hỏi. . 
2. Kĩ năng 
- Xác định được câu hỏi trong một văn bản, đặt được câu hỏi thông thường..
3. Thái độ : 
- ý thức sử dụng đúng thể loại câu .
ii. đồ dùng dạy học 
Bảng phụkẻ các cột: Câu hỏi – Của ai - Hỏi ai – Dấu hiệu theo nội dung bài tập 1,2,3 ( phần nhận xét ).
Ba bảng nhóm, bút dạ kẻ bảng nội dung bài tập 1 ( phần luyện tập )
 iii. các hoạt động dạy học 
KTBC :
- Gọi 1 HS lên bảng làm bài 1 tiết trước.Một em đọc lại đoạn văn bài tập 3.
 b. dạy bài mới 
1. Giới thiệu bài : GV nêu mục đích yêu cầu của tiết học .
2.Phần nhận xét: 
- GV đưa bảng phụ gồm các cột: Câu hỏi – Của ai – Hỏi ai – Dấu hiệu, lần lượt HS lên điền nội dung vào từng cột khi HS thực hiện các bài tập 1,2,3.
Bài tập 1: 
- HS nêu yêu cầu của bài .
- Cả lớp đọc thầm bài Người tìm đường lên các vì sao, suy nghĩ, phát biểu ý kiến.
- GV chép các câu hỏi trong truyện vào cột câu hỏi. 
-Cho HS đọc lại các câu hỏi đó.
Bài tập 2,3: 
- Hai HS đọc yêu cầu của bài tập 2,3 
- Cả lớp đọc thầm lại bài suy nghĩ làm bài cá nhân, phát biểu ý kiến. 
- GV ghi kết quả trả lời vào bảng. Sau đó mời một HS đọc bảng kết quả
- GV đưa ra kết luận.
3. Phần ghi nhớ:
Gọi HS đọc phần ghi nhớ trong SGK. Cả lớp theo dõi trong SGK.
4. Phần luyện tập:
Bài tập 1: 
Gọi một HS đọc nội dung của bài tập 1.
Cả lớp đọc thầm văn Thưa chuyện với mẹ,Hai bàn tay, làm bài vào vở bài tập. GV phát bảng nhóm cho 3 em. Những bài làm trên bảng nhóm trình bày kết quả,Gv và HS nhận xét, rút ra lời giải đúng.
Các em làm bài trên bảng nhóm lên dán bảng nhóm và trình bày kết quả trước lớp. Cả lớp nhận xét, chốt lại lời giải đúng.
Bài tập 2:
HS đọc yêu cầu của đề ( đọc cả ví dụ – M ).
GV mời 1 cặp HS làm mẫu. GV viết lên bảng 1 câu văn.
Hai HS suy nghĩ, sau đó thực hành hỏi đáp trước lớp
Từng cặp HS đọc thầm bài văn: Văn hay chữ tốt, chọn 3,4 câu trong bài, viết các câu hỏi liên quan đến nội dung các câu văn đó, thực hành hỏi - đáp.
Một số cặp thi hỏi - đáp . Cả lớp và GV nhận xét, bình chọn cặp hỏi - đáp thành thạo, tự nhiên đúng ngữ điệu.
Bài tập 3:
HS đọc yêu cầu của bài, suy nghĩ,tự đặt 1 câu hỏi để tự hỏi mình.
GV gợi ý các tình huống cho HS
HS lần l]][tj đọc các câu hỏi mình đã đặt. GV nhận xét.
3. Củng cố , dặn dò 
GV nhận xét tiết học 
Dặn HS soạn bài của tuần sau.
kể chuyện
kể chuyện được chứng kiến hoặc tham gia
i. mục đích yêu cầu 
1.Kiến thức : HS chọn được một câu chuyện mình đã chướng kiến hoặc tham gia thể hiện tinh thần vượt khó . Biết sắp xếp các sự việc thành câu chuyệnBiết trao đổi với các bạn về ý nghĩa của câu chuyện 
2. Kĩ năng : 
+ Rèn kĩ năng nói : HS kể lại được câu chuyện đã chứng kiến hoặc tham gia nói về người có nghị lực, có ý chí vươn lên một cách tự nhiên, bằng lời kể của mình .
+ Rèn kĩ năng nghe : Chăm chú nghe dõi các bạn kể chuyện . Nhận xét đúng lời kể của bạn kể.
3. Thái độ : Yêu thích môn học ,có nghị lực vươn lên trong học tập.
ii. đồ dùng dạy học 
Tiêu chuẩn đánh giá bài kể chuyện.
Bảng phụ ghi đề bài
iii. các hoạt động dạy học 
A.KTBC: 
Gọi 1-2 HS kể lại câu chuyện mà em đã nghe,đã đọc về người có ý chí nghị lực. Sau đó trả lời câu hỏi về nhân vật hay ý nghĩa câu chuyện mà các bản trong lớp đặt ra.
b. dạy bài mới 
1. Giới thiệu bài : Trực tiếp 
2. Hướng dẫn HS kể chuyện , trao đổi về ý nghĩa câu chuyện
a. Hướng dẫn HS hiểu yêu cầu của bài: 
HS đọc đề bài .GV dán tờ giấy đã viết đề bài.
GV gạch chân những từ quan trọng, giúp HS xác định đúng đề bài.
Bốn HS nối tiếp nhau đọcba gợi ý (1,2,3) . Cả lớp theo dõi S
Cho HS nối tiếp nhau giới thiệu với các bạn câu chuyện mình sẽ kể.
GV nhắc HS : + Lập dàn ý câu chuyện trước khi kể
 + Dùng từ xưng hô - tôi kể cho bạn ngồi bên hoặc kể trước lớp.
 - GV khen những em chuẩn bị tốt dàn bài trước khi đến lớp
- GV dán tiêu chuẩn đánh giá bài lên cho HS đọc lại.
b. HS thực hành kể chuyện, trao đổi về ý nghĩa câu chuyện: 
* Kể chuyện trong nhóm đôi, từng cặp HS kể cho nhau nghe câu chuyện của mình. Kể xong trao đổi về nội dung, ý nghĩa câu chuyện .
* Thi kể chuyện trước lớp 
 - Gọi ba HS thi kể câu chuyện của mình trước lớp .
- Mỗi HS kể xong , cho các em khác hỏi bạn, trao đổi cùng bạn về nhân vật, chi tiết,nội dung, ý nghĩa của câu chuyện.
- Cả lớp bình chọn cá nhân có câu chuyện hay nhất, bạn kể chuyện hay nhất ,bạn đặt được câu hỏi hay nhất .
3. Củng cố , dặn dò .
- GV nhận xét tiết học.
 ... ông và nước giếng ( nước máy ) để nhận biết chai nà là nước sông (hồ, ao) chai nào là nước giếng (nước máy)
- Các nhóm thảo luận để đưa ra giải thích vì sao nước giếng ( nước máy ) lại trong hơn.
- Đại diện hai bạn sẽ dùng phễu và bông lọc nước vào hai chai không đã chuẩn bị. 
- Cả nhoms cùng quan sát hai miếng bông vừa lọc. Cả nhóm rút ra kết luận nước sông đục hon nước giếng. Như vậy giả thiết ban đầu khi quan sát là đúng.
Bước 3: Đánh giá
- Khi các nhóm làm xong GV đến kiểm tra kết quả và nhận xét.
- GV khen những nhóm thực hiện đúng quy trình làm thí nghiệm 
- Yêu cầu các nhóm trả lời câu hỏi? Tại sao nước sông ,hồ, ao hoặc nước đã dùng rồi lại đục hơn nước máy?
Kết luận GV đưa ra kết luận 
3.Hoạt động 2:Xác định tiêu chuẩn đánh giá nước bị ô nhiễm và nước sạch. 
* Mục tiêu: HSnêu được nước sạch và nước bị ô nhiễm.
* Cách tiến hành:
Bước 1: Tổ chức và hướng dẫn
 - GV thảo luận và đưa ra các tiêu chuẩn về nước sạch và nước bị ô nhiễm theo chủ quan của các em.
Bước 2: Làm việc theo nhóm
- Nhóm trưởng điều khiển các bạn thảo luận theo hướng dẫn của GV. Kết quả thảo luận được thư kí ghi lại theo mẫu:
Tiêu chuẩn đánh giá
Nước bị ô nhiễm
Nước sạch
1. Màu
2. Mùi
3. Vị
4. Vi sinh vật
5. Các chất hoà tan
Bước 3: Trình bày và đánh giá
- Đại diện các nhóm lên trình bày kết quả trước lớp
- GV yêu cầu HS mở SGK trang 53 ra đối chiếu. Các nhóm tự đánh giá kết quả nhóm mình xem làm đúng hay sai.
- GV nhận xét xem nhóm nào làm đúng
Kết luận: GV đưa ra kết luận
4. Củng cố dặn dò 
- GV nhận xét tiết học .
- Chuẩn bị bài sau : Bài 26
Khoa học
 nguyên nhân làm cho nước bị ô nhiễm
i.Mục tiêu
1. Kiến thức :
Tìm ra được nguyên nhân làm cho nước ở sông, hồ, kênh, rach, biển,...bị ô nhiễm
Sưu tầm được thông tin về nguyên nhân gây ra tình trạng ô nhiễm nước ở địa phương
- Nêu được tác hại của việc sử dụng nguồn nước bị ô nhiễm đối với sức khoẻ của con người.
2. Kĩ năng :
 - Trình bày được nguyên nhân nước bị ô nhiễm và tác hại của sự ô nhiễm ấy.
3. Thái độ 
 - Có ý thức giữ gìn nguồn nước sạch không lãng phí nước..
ii.Đồ dùng dạy - học
Hình trang 54,55 SGK
Sưu tầm thông tin về nguyên nhân gây tình trạng ô nhiễm nước or địa phương và tác hại nguồn nước bị ô nhiễm gây ra
iii. các Hoạt động dạy - học
a.KTBC: ? nêu đặc điểm của nước trong tự nhiên? Nêu tiêu chuẩn đánh giá nước bị ô nhiễm và nước sạch?
b. dạy bài mới
1. Giới thiệu bài : trực tiếp 
2. Hoạt động 1: tìm hiểu nguyên nhân làm nước bị ô nhiễm:
* Mục tiêu: 
 Phân tích nguyên nhân làm nước sông, hồ, kênh, rạch, biển... bị ô nhiễm
Sưu tầm về nguyên nhân gây ra tình trạng ô nhiễm nước ỏ địa phương.
* Cách tiến hành:
Bước 1: Tổ chức và hướng dẫn.
GV yêu cầu HS quan sát hình, từ hình 1 đến hình 8 trang 54, 55 SGK tập đặt câu hỏi và trả lời cho từng hình.
GV chỉ nêu một hai ví dụ mẫu sau đó để các em tự liên hệ đến nguyên nhân làm ô nhiễm nước ở địa phương
Bước 2: Làm việc theo cặp
HS quay lại chỉ vào từng hình trang 54,55 SGK để hỏi và trả lời nhau như GV đã gợi ý. HS có thể có cách đặt câu hỏi khác.
GV đi đến các nhóm giúp đỡ.
Tiếp theo, các em liên hệ nguyên nhân làm ô nhiễm nước ở địa phương.
Bước 3: Làm việc cả lớp
- GV gọi một số HS trình bày kết quả thảo luận.
 - Mỗi nhóm chỉ nói về một nội dung.
Kết luận:Như mục bạn cần biết SGK trang 55
3. Hoạt động 2: Thảo luận về tác hại của sự ô nhiễm nước.
* Mục tiêu: Nêuđược tác hại của việc sử dụng nguồn nước bị ô nhiễm đối với sức khoẻ của con người.
* Cách tiến hành:
GV yêu cầu HS thảo luận: Điều gì sẽ xảy ra khi nguồn nước bị ô nhiễm?
HS có thể quan sát các hình và đọc mục Bạn cần biết trang 55 SGK và những thông tin sưu ttaamf được trên sách báo và trả lời câu hỏi này.
Kết luận:GV đưa ra kết luận ( Có thể sử dụng mục Bạn cần biết trang 55 để đưa ra kết luận cho hoạt động này)
4. Củng cố dặn dò 
- GV nhận xét tiết học .
- Chuẩn bị bài sau : Bài 27 
Địa lý
người dân ở đồng bằng bắc bộ
I- Mục tiêu
1. Kiến thức :
Nắm được người dân sống ở đồng bằng Bắc Bộ chủ yếu là người Kinh. Đây là nơi dân cư tập trung đông đúc nhất cả nước.
Dựa vào bản đồ, tranh, ảnh để tìm kiến thức.
Nắm được sự thích ứng của con người với thiên nhiên thông qua cách xây dựng nhà ở của người dân đoòng bằng Bắc Bộ.
2. Kĩ năng :
Trình bày được những đặc điểm tiêu biểu về nhà ở, làng xóm, trang phục và lễ hội của người Kinh ở đồng bằng Bắc Bộ.
3. Thái độ :
-Tôn trọng các thành quả LĐ của người và truyền thống văn hoá của dân tộc.
II- Đồ dùng dạy - học
Tranh, ảnh về nhà ở truyền thống và nhà ở hiện nay, cảnh làng quê, trang phục, lễ hội của người dân đồng bằng Bắc Bộ.
III- Các hoạt động dạy- học
A. KTBC: ? Trình bày những đặc điểm tiêu biểu của đồng bằng Bắc Bộ.
B. Dạy bài mới 
1. Giới thiệu bài : trực tiếp 
2. Chủ nhân của đồng bằng:
* Hoạt động 1: Làm việc cả lớp
HS dựa vào SGK, trả lời câu hỏi sau:
?Đồng bằng Bắc Bộ là nơi đông dân hay thưa dân?
? Người dân ở đồng bằng Bắc Bộ chủ yếu là đân tộc nào?
* Hoạt động 2: Thảo luận nhóm
- HS dựa vào ảnh đồng bằng Bắc Bộ, kênh chữ trong SGK, trả lời câu hỏi:
?Làng của người Kinh ở ở đồng bằng Bắc Bộ có đặc điểm gì?
? Nêu các đặc điểm về nhà ở của người Kinh ở đồng bằng Bắc Bộ ?
? Vì sao nhà ở có những đặc điểm đó? Làng Việt cổ có đặc điểm gì?
? Ngày nay nhà ở và làng xóm của người dân đồng bằng Bắc Bộ có thay đổi như thế nào?
- HS lên bảng trình bày kết quả làm việc.
- GV giúp HS hiểu và nắm được các ý chính về đặc điểm của nhà ở và làng xóm của người Kinh ở đồng bằng Bắc Bộ, vài nguyên nhân dẫn đến các đặc điểm đó.
3. Trang phục và lễ hội
* Hoạt động 3: Thảo luận nhóm
- HS dựa vào tranh, ảnh, kênh chữ trong SGK và vốn hiểu Biết của bản thân thảo luận theo gợi ý :
 + Hãy mô tả về trang phục truyền thống của người Kinh ở đồng bằng Bắc Bộ.
 + Người dân thường tổ chức lễ hội vào thời gian nào? Nhằm mục đích gì?
 + Trong lễ hội có những hoạt động gì? Kể tên một số lễ hội nổi tiếng của người dân đồng bằng Bắc Bộ.
- HS các nhóm lần lượt trình bày kết quả từng câu hỏi, các nhóm khác bổ sung . GV giúp HS chuẩn xác kiến thức.
- GV giới thiệu về một số trang phục của người dân đồng bằng Bắc Bộ mà HS chưa biết đến. GV kể thêm một số lễ hội của người dân ở đây ( Nêu rõ tên lễ hội, địa điểm, thời gian, các hoạt động trong lễ hội) 
4. Củng cố dặn dò 
- GV hoặc HS trình bày tóm tắt lại những đặc điểm tiêu biểu về nhà ở, trang phục, lễ hội của người dân ở đồng bằng Bắc Bộ
- Gv nhận xét tiết học . Dặn HS về chuẩn bị bài sau.
Thứ sáu ngày 02 tháng 12 năm 2005
tập làm văn
ôn tập văn kể chuyện
i. mục đích yêu cầu 
1. Kiến thức 
- Thông qua luyện tập, HS củng cố những hiểu biết về một số đặc điểm của bài văn kể chuyện.
2. Kĩ năng : 
- Kể được một câu chuyện theo đề tài cho trước. Trao đổi được với bạn bè về nhân vật, tính cách nhân vật, ý nghĩa câu chuyện , kiểu mở đầu và kết thúc câu chuyện.
3. Thái độ : ý thức học tập và yêu thích môn học.
ii. đồ dùng dạy học 
Bảng phụ viết tóm tắt một số kiến thức về văn kể chuyện.
iii. các hoạt động dạy học 
KTBC : GV kiểm tra sự chuẩn của HS.
 B.dạy bài mới:
1. Giới thiệu bài : trựctiếp 
2. Hướng dẫn HS ôn tập:
* Bài tập 1:
Một HS đọc yêu cầu của đề bài. Cả lớp đọc thầm lại, suy nghĩ, phát biểu ý kiến.
GV nhận xét, chốt lại lời giải đúng.
* Bài tập 2,3: 
HS đọc yêu cầu của bài tập 2,3.
Một số HS nói đề tài chuyện mình chọn kể.
HS viết nhanh dàn ý câu chuyện.
Từng cặp HS thực hành kể chuyện, trao đổi về câu chuyện vừa kể theo yêu cầu của bài tập 3
HS thi kể chuyện trước lớp. Mỗi em kể chuyện xong sẽ trao đổi, đối thoại cùng các bạn về nhân vật trong truyện/ tính cách nhân vật/ cách mở đầu, kết thúc câu chuyện. Các em có thể tự trả lời các câu hỏi, nêu câu hỏi cho các bạn cùng trả lời hoặc ngược lại – trả lời những câu hỏi mà thầy cô và các bạn đặt ra.
Cuối cùng GV treo bảng phụ viết sẵn bảng tóm tắt, gọi một HS đọc
3. Củng cố dặn dò 
 - GV nhận xét tiết học .
Dặn HS về nhà xem lại phần tóm tắt kiến thức về văn kể chuyện.
Kĩ thuật
thêu móc xích hình quả cam 
( tiết 2 )
i. Mục tiêu 
Như tiết 1
ii. đồ dùng dạy học 
- Mẫu thêu móc xích hình quả cam có kích thước đủ lớn để HS cả lớp quan sát được.
- Bộ cắt khâu thêu. 
iii. các hoạt động dạy học 
A. KTBC
Kiểm tra việc chuẩn bị của HS
B. dạy bài mới 
1. Giới thiệu bài 
Hoạt động 3: HS thực hành thêu móc xích hình quả cam(tiếp theo tiết 1 ).
- GV kiểm tra vật liệu dụng cụ thực hành của HS và những sản phẩm mà HS đã làm được ở giờ học trước.
- GV nêu những điểm cần lưu ý, rút kinh nghiệm:
 + Thêu phần quả phải theo chiều từ phải sang trái và nhẹ nhàng xoay khung thêu theo đường cong.
 + Khâu xong mỗi phần của quả cam cần xuống kim ở ngoài mũi thêu và kết thúc đường thêu. Sau đó rút phần chỉ còn lại, lấy chỉ khác màu xâu vào kim để thêu tiếp phần tiếp theo.
- HS thực hành thực hành thêu các phần trên hình quả cam.
 GV quan sát, uốn nắn, chỉ dẫn thêm cho những HS còn sai sót, chưa đúng kĩ thuật.
- Nắc nhở HS cố gắng hoàn thành sản phẩm trong tiết học này. 
HS thực hành xong GV cho các em thu gọn đồ dùng, cất sản phẩm của mình để giờ sau đánh giá kết quả.
5. Nhận xét - Dặn dò
- GV nhận xét sự chuẩn bị, tinh thần thái độ học tập và kết quả thực hành của HS.
- Nhắc HS giờ sau mang sản phẩm của mình để cô giáo đánh giá kết quả.
Kĩ thuật
thêu móc xích hình quả cam 
( tiết 3)
i. Mục tiêu 
Như tiết 1.
ii. đồ dùng dạy học 
-Sản phẩm các em đã làm ở tiết trước.
- BA tờ giấy khổ to để HS trưng bày sản phẩm. 
iii. các hoạt động dạy học 
A. KTBC
Kiểm tra việc chuẩn bị của HS
B. dạy bài mới 
1. Giới thiệu bài 
Hoạt động 4: GV đánh giá kết quả học tập của HS.
- GV phát cho mỗi tổ một tờ giấy khổ to và cho các tổ trưng bày sản phẩm của các bạn trong tổ lên tờ giấy đó.
- Các tổ dán sản phẩm của tổ mình lên bảng cho cả lớp quan sát.
- GV đưa ra tiêu chí đánh giá:
 + vẽ hoặc sang được hình quả cam cân đối trên vải.
 + Thêu được các bộ phận của hình quả cam.
 + Thêu dúng kĩ thuật.
 + Màu sắc chỉ thêu được lựa chọn và phối màu hợp lí.
 + Hoàn thành sản phẩm đúng thời gian quy định
- HS dựa vào tiêu chí đánh giá trên đánh giá sản phẩm của mình và của bạn.
- GV nhận xét kết quả học tập của HS
5. Nhận xét - Dặn dò
- GV nhận xét sự chuẩn bị, tinh thần thái độ học tập và kết quả thực hành của HS.
- Hướng dẫn HS ôn lại các bài trong SGK và dặn HS chuẩn bị vạt liệu, dụng cụ cho bài mình chọn.

Tài liệu đính kèm:

  • docTuan 13.doc