Tiết 1:
TẬP ĐỌC
ÔN TẬP (T1 )
I. Mục tiêu:
1. Kiến thức: - Kiểm tra kỹ năng đọc thành tiếng của học sinh .
2. Kĩ năng: - Biết lập bảng thống kê liên quan đến nội dung các bài tập đọc thuộc chủ điểm. Giữ lấy màu xanh.
3. Thái độ: - Biết nhận xét nhân vật trong bài tập đọc.
- Dẫn chứng về nhân vật đó.
II. Chuẩn bị:
+ GV: Giấy khổ to,SGK + SGV,phiếu ghi tên các bài tập đọc tuần 11,12.
+ HS: VBT, đồ dùng học tập.
TUẦN 18 Thứ hai ngày .... tháng .... năm 201.... Tiết 1: TẬP ĐỌC ÔN TẬP (T1 ) I. Mục tiêu: 1. Kiến thức: - Kiểm tra kỹ năng đọc thành tiếng của học sinh . 2. Kĩ năng: - Biết lập bảng thống kê liên quan đến nội dung các bài tập đọc thuộc chủ điểm. Giữ lấy màu xanh. 3. Thái độ: - Biết nhận xét nhân vật trong bài tập đọc. - Dẫn chứng về nhân vật đó. II. Chuẩn bị: + GV: Giấy khổ to,SGK + SGV,phiếu ghi tên các bài tập đọc tuần 11,12. + HS: VBT, đồ dùng học tập. III. Các hoạt động dạy học: HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH 1. Khởi động: 2. Bài cũ: Ca dao về lao động sản xuất Giáo viên nhận xét. 3. Giới thiệu bài mới: Ôn tập tiết 1 4. Phát triển các hoạt động: v Hoạt động 1: Kiểm tra tập đọc. Giáo viên cho học sinh bốc thăm chọn bài sau đó xem lại bài trong khoảng 2 phút Giáo viên nhận xét cho điểm. v Hoạt động 2: Hướng dẫn học sinh lập bảng thống kê các bài tập đọc thuộc chủ điểm “Giữ lấy màu xanh”. Yêu cầu học sinh đọc bài. Giáo viên nhắc học sinh chú ý yêu cầu lập bảng thống kê. Giáo viên chia nhóm, cho học sinh thảo luận nhóm. Giáo viên nhận xét. v Hoạt động 3: Hướng dẫn học sinh nêu nhận xét về nhân vật bạn nhỏ (truyện “Người gác rừng tí hon”. Giáo viên hướng dẫn học sinh nhận xét về nhân vật bạn nhỏ. Giáo viên nhận xét. Hoạt động 4: Củng cố. Giáo viên tổ chức cho học sinh thi đua đọc diễn cảm. Giáo viên nhận xét – Tuyên dương. 5. Tổng kết - dặn dò: Về nhà rèn đọc diễn cảm. Chuẩn bị: “Ôn tập”. Nhận xét tiết học Hát Học sinh đọc TL các câu ca dao. Học sinh lần lượt đọc trước lớp những đoạn văn, đoạn thơ theo phiếu bốc thăm và trả lời câu hỏi do gv nêu liên quan đến nội dung bài đọc. 1 học sinh đọc yêu cầu. ® Cả lớp đọc thầm. Học sinh làm việc theo nhóm – Nhóm nào xong dán kết quả lên bảng. Đại diện nhóm lên trình bày. Cả lớp nhận xét. Học sinh đọc yêu cầu đề bài. Học sinh làm bài. Học sinh trình bày. ® Cả lớp nhận xét. Học sinh đọc diễn cảm. Học sinh nhận xét. ******************************************* Tiết 2: TOÁN DIỆN TÍCH HÌNH TAM GIÁC I. Mục tiêu: 1. Kiến thức: Học sinh nắm được cách tính diện tích hình tam giác và biết vận dụng cách tính diện tích hình tam giác. 2. Kĩ năng: Rèn học sinh nắm công thức và tính diện tích tam giác nhanh, chính xác. 3. Thái độ: Giáo dục học sinh yêu thích môn học, vận dụng điều đã học vào cuộc sống. II. Chuẩn bị: + GV: 2 hình tam giác bằng nhau,SGK + HS: 2 hình tam giác, kéo. III. Các hoạt động day học: HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH 1. Khởi động: 2. Bài cũ: Hình tam giác. Gọi học sinh nêu các đặc điểm của hình tam giác, chỉ ra đáy và đường cao tương ứng . Giáo viên nhận xét và cho điểm. 3. Giới thiệu bài mới: Diện tích hình tam giác. 4. Phát triển các hoạt động: v Hoạt động 1: Hướng dẫn học sinh cách tính diện tích hình tam giác. Giáo viên hướng dẫn học sinh cách tính diện tích hình tam giác. Giáo viên hướng dẫn học sinh cắt hình. Giáo viên hướng dẫn học sinh ghép hình. Giáo viên so sánh đối chiếu các yếu tố hình học. Yêu cầu học sinh nhận xét. Giáo viên chốt lại: ( S là diện tích,a là độ dài đáy,h là chiều cao ) v Hoạt động 2: Hướng dẫn học sinh biết vận dụng cách tính diện tích hình tam giác. * Bài 1 Giáo viên yêu cầu học sinh nhắc lại quy tắc, công thức tính diện tích tam giác. GV nhận xét, chốt lại . * Bài 2 Giáo viên lưu ý học sinh bài a) + Đổi đơn vị đo để độ dài đáy và chiều cao có cùng một đơn vị đo + Sau đó tính diện tích hình tam giác GV nhận xét, chốt lại . v Hoạt động 3: Củng cố. Học sinh nhắc lại quy tắc, công thức tính diện tích hình tam giác. 5. Tổng kết - dặn dò: Làm lạibài ở nhà 1,2/88 SGK Chuẩn bị: “Luyện tập” Nhận xét tiết học Học sinh nêu. Lớp nhận xét. Học sinh thực hành cắt hình tam giác – cắt theo đường cao ® tam giác 1 và 2. Học sinh ghép hình 1 và 2 vào hình tam giác còn lại ® ABCD Vẽ đường cao EH. Đáy DC bằng chiều dài hình chữ nhật ABCD Chiều cao EH bằng chiều rộng hình chữ nhật ABCD. ® diện tích hình chữ nhật như thế nào so với diện tích hình tam giác (gấp đôi) hoặc diện tích hình chữ nhật bằng tổng diện tích ba hình tam giác. Vậy ShcnABCD = DC ´ EH Vậy vì Shcn gấp đôi Stg Hoặc DC là đáy; EH la đườngø cao Nêu quy tắc tính Stg – Nêu công thức. * Quy tắc : Muốn tính diện tích hình tam giác ta lấy độ dài đáy nhân với chiều cao ( cùng một đơn vị đo ) rồi chia cho 2. Học sinh đọc đề. Học sinh lần lượt đọc. Cả lớp nhận xét. Học sinh đọc đề. Học sinh tính. Học sinh sửa bài a, b Cả lớp nhận xét. 3 học sinh nhắc lại. ************************************* Tiết 3: KHOA HỌC SỰ CHUYỂN THỂ CỦA CHẤT I. Mục tiêu : 1. Kiến thức : - Kể tên một số chất ở thể rắn, thể lỏng, thể khí . - Kể tên một số chất có thể chuyển từ thể này sang thể khác 2. Kĩ năng : - Phân biệt ba thể của chất. Nêu điều kiện để một số chất có thể chuyển từ thể này sang thể khác. 3. Thái độ: - Giáo dục học sinh ham thích tìm hiểu khoa học. II. Chuẩn bị : - Hình trang 73 SGK - Bộ phiếu ghi tên một số chất, mỗi phiếu ghi tên một số chất III. Các hoạt động dạy học : HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH 1. Khởi động: 2. Bài cũ : 3. Giới thiệu bài mới : Sự chuyển thể của chất 4. Phát tiển các hoạt động : * Hoạt động 1 : Trò chơi tiếp sức :” Phân biệt 3 thể của chất “ - Bước 1 : Tổ chức và hướng dẫn GV tổ chức và hướng dẫn học sinh chơi trò chơi . - Bước 2 : Tiến hành chơi Học sinh chơi theo hướng dẫn - Bước 3 : Cùng kiểm tra GV cùng học sinh kiểm tra, tuyên dương nhóm thắng cuộc . * Hoạt động 2 : Trò chơi : “ Ai nhanh, ai đúng . - Bước 1: GV phổ biến cách chơi và luật chơi . - Bước 2 : Tổ chức cho học sinh chơi - Tổng kết , tuyên dương nhóm thắng cuộc * Hoạt động 3 : Quan sát và thảo luận - Bước 1 : GV yêu cầu hs quan sát các hình trang 73 SGK và nói về sự chuyển thể của nước . - Bước 2 : Dựa vào hình vẽ ở SGK , gọi học sinh tìm thêm các ví dụ khác . Gọi hs đọc ví dụ ở mục bạn cần biết Kết luận : Qua những ví dụ trên cho thấy, khi thay đổi nhiệt độ các chất có thể chuyển từ thể này sang thể khác, sự chuyển thể này là một dạng biến đổi lí học . * Hoạt động 4 : Trò chơi : “ Ai nhanh, ai đúng “ - Bước 1 : Tổ chức và hướng dẫn GV chia nhóm và phát cho các nhóm phiếu trắng bằng nhau .Trong cùng một thời gian nhóm nào viết được nhiều tên các chất ở 3 thể khác nhau hoặc các chất có thể chuyển từ thể này sang thể khác là thắng . - Bước 2 : Tổ chức cho các nhóm chơi - Bước 3 : GV cùng học sinh xem nhóm nào có nhiều sản phẩm và đúng là thắng cuộc v Hoạt động 4: Củng cố. Đọc lại nội dung bài học. Giáo viên nhận xét. 5. Tổng kết - dặn dò: Xem lại bài + học ghi nhớ. Chuẩn bị: “Hỗn hợp”. - Nhận xét tiết học. - Học sinh chơi . Bảng ba thể của chất Thể rắn Thể lỏng Thể khí Cát trắng Cồn Hơi nước Đường Dầu ăn Oâxi Nhôm Nước Ni tơ Nước đá Xăng Muối - Học sinh thảo luận và ghi đáp án vào bảng . 1 – b 2 – c 3 – a - Hình 1 : Nước ở thể lỏng . - Hình 2 : Nước đá chuyển từ thể rắn sang thể lỏng trong điều kiện nhiệt độ bình thường . - Hình 3 : Nước bốc hơi chuyển từ thể lỏng sang thể khí ở nhiệt độ cao . - Mỡ ở thể rắn có thể nóng chảy thành thể lỏng hoặc ngược lại. - Các nhóm chơi như hướng dẫn - Các nhóm dán phiếu của mình lên bảng ********************************************* Tiết 4: Thể dục (tiết 35) (Gv chuyên trách dạy) *************************************************** Tiết 5: ĐẠO ĐỨC THỰC HÀNH CUỐI HỌC KÌ I I Mục tiêu : - Kiến thức :Củng cố kiến thức đã học trong 3 bài :Kính già, yêu trẻ;Tôn trọng phụ nữ;Hợp tác với những người xung quanh. - Thái độ : Có thái độ tôn trọng, yêu quý người già, em nhỏ, yêu quý phụ nữ, hợp tác với những người xung quanh. - Hành vi : Giúp đỡ người già em nhỏ,quan tâm, chăm sóc giúp đỡ phụ nữ trong cuộc sống hàng ngày. Biết cách chia sẻ,phối hợp,hợp tác với những người xung quanh trong công việc. II Chuẩn bị: GV : Hệ thống các câu hỏi HS : Sưu tầm mẩu chuyện, bài hát. ca dao tục ngữ liên quan chủ đề ôn tập. III Các hoạt động dạy học : HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH 1 . Ôn định tổ chức 2 . Kiểm tra bài cũ 3. Bài mới : a. Giới thiệu bài b. Ôn tập * Hoạt động 1 : Ôn lại kiến thức đã học * Mục tiêu : Giúp HS củng cố lại những kiến thức đã học. - Cách tiến hành : GV đưa hệ thống các câu hỏi, yêu cầu học sinh thảo luận theo cặp: - Vì sao chúng ta cần phải giúp đỡ người già en nhở, việc giúp đỡ người già em nhỏ có ý nghĩa gì ? - Tại sao phụ nữ là những người đáng được tôn trọng? - Vì sao chúng ta cần phải hợp tác với những người xung quanh? -GV gọi đại diện nhóm lên bảng trả lời câu hỏi. Các nhóm khác nhận xét,bổ sung.GV chốt lại bài. * Hoạt động 2 : HS xử lí một số tình huống. * Mục tiêu : Rèn kỹ năng xử lí một số tình huống. - Cách tiến hành : GV chia chia lớp thành 3 nhóm và phân cho mỗi nhóm một tình huống. - Nhóm 1 : Đang ngồi trên xe ô tô, thấy một cụ già mới lên xe không có chỗ ngồi. - Nhóm 2 : Khi bỏ phiếu bầu lớp trưởng các bạn nam bàn nhau chỉ bỏ phiếu cho Giang vì bạn ấy là con trai. Em sẽ ứng xử như thế nào nếu là một thành viên của nhóm ? - Nhóm 3 : Tuần sau lớp tổ chức lao động, tổ 2 có nhiệm vụ là trang trí lớp học. Nêu là thành viên tổ 2 các em sẽ dự kiến thực hiện nhiệm vụ trên như thế nào GV gọi các nhóm lên bảng trình bày. Các nhóm khác bổ sung . GV nhận xét chốt ý và tuyên dương những nhóm làm tốt. * Hoạt động 3 : HS kể chuyện, đọc thơ, hát, đọc câu ca dao, tục ngữ có liên quan đến nội dung ôn tập. * Mục tiêu : Củng cố bài học - Cách tiến hành : - Từng học sinh có thể kể một câu chuyện, đọc một bài thơ,hát một bài hát, đọc câu ca dao, tục ngữ nói về việc làm thể hiện sự tôn trọng người già, em nhỏ, phụ nữ, hợp tác với những người xưng quanh. GV nhận xét. 4. Củng cố – dặn dò : - GV củng cố lại bài. - Dặn học sinh về nhà học bài và chuẩn bị bài sau. - Nhận xét tiết học. - Hát - HS thảo luạn theo cặp và lần lượt trả lời các câu hỏi GV đưa ra -Chúng ta cần phải tôn trọng,giúp đỡ người già vì người già có nhiều kinh nghiẹm sống, đã đóng góp nhiều cho xã hội. Nhường nhịn và giúp đỡ em nhỏ vì trẻ em có quyền được gia đình và xã hội quan tâm, chăm sóc. Tôn trọng giúp đỡ người già, em nhỏ là biểu hiện của tình cảm tốt đẹp giữa con người với con người, là biểu hiện của người văn minh , lịch sự . -Người phụ nữ ... Í HÌNH CHỮ NHẬT (Gv chuyên trách dạy) ********************************** Tiết 2: KIỂM TRA CUỐI HỌC KÌ I (BÀI ĐỌC ) *********************************** Tiết 3: TOÁN KIỂM TRA HKI ************************************** Tiết 4: KHOA HỌC HỖN HỢP I. Mục tiêu: 1. Kiến thức: - Tạo ra hỗn hợp. - Khái niệm về hỗn hợp. Kể tên một số hỗn hợp. 2. Kĩ năng: - Thực hành tách các chất trong hỗn hợp. 3. Thái độ: - Giáo dục học sinh ham thích tìm hiểu khoa học. II. Chuẩn bị: - Giáo viên: - Chuẩn bị: Muối tinh, mì chính, hạt tiêu bột, bát nhỏ, thìa nhỏ. Hỗn hợp chứa chất rắn không bị hoà tan trong nước, phễu, giấy lọc, bông thấm nước đủ dùng cho các nhóm. Hỗn hợp chứa chất lỏng không hoà tan vào nhau (dầu ăn, nước), li (cốc) đựng nước, thìa đủ dùng cho các nhóm. Muối hoặc đường có lẫn đất, sạn. - Học sinh : - SGK. III. Các hoạt động dạy học : HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH 1. Khởi động: 2. Bài cũ: Sự chuyển thể của chất - Kể tên các chất ở thể rắn , thể lỏng , thể khí ? - Kể tên các chất có thể chuyển từ thể răn sang thể lỏng ? - Kể tên các chất có thể chuyển từ thể lỏng sang lỏng sang thể khí ? ® Giáo viên nhận xét, ghi điểm. 3. Giới thiệu bài mới: Hỗn hợp. 4. Phát triển các hoạt động: v Hoạt động 1: Thực hành”Trộn gia vị”. * Bước 1: Làm việc theo nhóm. Giáo viên cho học sinh làm việc theo nhóm. * Bước 2: Làm việc cả lớp. Đại diện các nhóm nêu công thức trộn gia vị. Các nhóm nhận xét, so sánh hỗn hợp gia vị ngon. Hỗn hợp là gì? Tạo hỗn hợp ít nhất có hai chất trở lên trộn lẫn với nhau. Nhiều chất trộn lẫn vào nhau tạo thành hỗn hợp. v Hoạt động 2: Thảo luận. Kể tên các thành phần của không khí. Không khí là một chất hay là một hỗn hợp? Kể tên một số hỗn hợp mà bạn biết. Trong thực tế ta thường gặp một số hỗn hợp như: gạo lẫn trấu, cám lẫn gạo. Đường lẫn cát, muối lẫn cát, không khí, nước và các chất rắn không tan, v Hoạt động 3: Thực hành tách các chất trong hỗn hợp. Nhóm trưởng điều khiển các bạn thực hành trang 75 SGK. (1 trong 3 bài). * Bài 1: Thực hành: Tách cát trắng ra khỏi hỗn hợp nước và cát trắng . Chuẩn bị: Cách tiến hành: * Bài 2: Thực hành: Tách dầu ăn ra khỏi hỗn hợp dầu ăn và nước Chuẩn bị: Hỗn hợp chứa chất lỏng không hoà tan vào nhau (dầu ăn, nước), li (cốc) đựng nước, thìa đủ dùng cho các nhóm. Cách tiến hành: * Bài 3: Thực hành: Tách gạo ra khỏi hỗn hợp gạo lẫn với sạn . Chuẩn bị: - Cách tiến hành: v Hoạt động 4: Củng cố. Đọc lại nội dung bài học. Giáo viên nhận xét. 5. Tổng kết - dặn dò: Xem lại bài + học ghi nhớ. Chuẩn bị: “Dung dịch”. Nhận xét tiết học. Học sinh trả lời Nhóm trưởng điều khiển các bạn làm các nhiệm vụ sau: a) Tạo ra một hỗn hợp gia vị gồm muối tinh, mì chính và hạt tiêu bột. b) Thảo luận các câu hỏi: Để tạo ra hỗn hợp gia vị cần co những chất nào? Nhiều chất trộn lẫn vào nhau. - Học sinh thảo luận nhóm Không khí là hỗn hợp. (đường lẫn cát, muối lẫn cát, gạo lẫn trấu) - Đổ hỗn hợp chứa chất rắn không bị hoà tan trong nước qua phễu lọc. - Đổ hỗn hợp dầu ăn và nước vào trong cốc rồi để yên một lúc lâu. Nước lắng xuống, dầu ăn nổi lên thành một lớp ở trên nước. Dùng thìa hớt lớp dầu ăn nổi trên mặt nước - Đổ hỗn hợp gạo lẫn sạn vào rá. Đãi gạo trong chậu nước sao cho các hạt sạn lắng dưới đáy rá, bốc gạo ở phía trên ra, còn lại sạn ở dưới . ********************************************* Tiết 5: Hát nhạc Tiết 17 : TẬP BIỂU DIỄN 2 BÀI HÁT : NHỮNG BÔNG HOA NHỮNG BÀI CA, ƯỚC MƠ. (Gv chuyên trách dạy) *************************************** Thứ 6 ngày ...... tháng ... năm 201... Tiết 1: Anh Văn (Gv chuyên trách dạy) Tiết 2: KIỂM TRA CUỐI HỌC KÌ I BÀI VIẾT) ****************************************** Tiết 3: TOÁN HÌNH THANG I. Mục tiêu: 1. Kiến thức: - Hình thành biểu tượng về hình thang – Nhận biết một số đặc điểm về hình thang. Phân biệt hình thang với một số hình đã học. 2. Kĩ năng: - Rèn kỹ năng nhận dạng hình thang và thể hiện một số đặc điểm của hình thang. 3. Thái độ: - Giáo dục học sinh yêu thích, say mê môn học. II. Chuẩn bị: + GV: Bảng phụ ve õhcn, hình vuông, hình bình hành, hình thoi.SGK + HS: SGK, đồ dùng học tập. III. Các hoạt động dạy học: HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH 1. Khởi động: 2. Bài cũ: Giáo viên nhận xét bài kiểm tra. Học sinh làm lại một vài bài dễ làm sai. 3. Giới thiệu bài mới: Hình thang. 4. Phát triển các hoạt động: v Hoạt động 1: Hướng dẫn học sinh hình thành biểu tượng về hình thang. Giáo viên vẽ hình thang ABCD. Giáo viên hướng dẫn học sinh nhận biết một số đặc điểm của hình thang. Giáo viên đặt câu hỏi. + Hình thang có những cạnh nào? + Hai cạnh nào song song? Giáo viên øgiới thiệu đường cao, chiều cao của hình thang. - GV chốt lại v Hoạt động 2: Hướng dẫn học sinh phân biệt hình thang với một số hình đã học, rèn kỹ năng nhận dạng hình thang và thể hiện một số đặc điểm của hình thang. * Bài 1: Giáo viên chữa bài – kết luận. *Bài 2: Giáo viên chốt: Hình thang có 2 cạnh đối diện song song. *Bài 3: Giáo viên theo dõi thao tác vẽ hình chú ý chỉnh sửa sai sót. * Bài 4: Giới thiệu hình thang. v Hoạt động 3: Củng cố. Nêu lại đặc điểm của hình thang. 5. Tổng kết - dặn dò: Làm bài tập: 2, 4/ 92. Chuẩn bị: “Diện tích hình thang”. Dặn học sinh xem trước bài ở nhà. Nhận xét tiết học Học sinh quan sát hình vẽ trong SGK sau đó dùng kéo cắt hình tam giác. Học sinh quan sát cách vẽ. Học sinh lắp ghép với mô hình hình thang. Vẽ biểu diễn hình thang. Lần lượt từng nhóm lên vẽ và nêu đặc điểm hình thang. Các nhóm khác nhận xét. Lần lượt học sinh lên bảng chỉ vào hình và trình bày. Đáy bé Đáy lớn Học sinh đọc đề. Học sinh đổi vở để kiểm tra chéo. Học sinh làm bài, cả lớp nhận xét. Học sinh nêu kết quả. Học sinh vẽ hình thang. Học sinh nhận xét đặc điểm của hình thang vuông. 1 cạnh bên vuông góc với hai cạnh đáy. Có 2 góc vuông, Chiều cao hình thang vuông là cạnh bên vuông góc với hai đáy. Đọc ghi nhớ. Học sinh nhắc lại đặc điểm của hình thang. Thi đua vẽ hình thang trong 4 phút. (học sinh nào vẽ nhiều nhất. Vẽ hình thang theo nhiều hướng khác nhau). *************************************** Tiết 4: ĐỊA LÝ KIỂM TRA HKI ******************************** Tiết 5: Kĩ thuật THỨC ĂN NUÔI GÀ (T2) I. MỤC TIÊU : - Biết những thức ăn cần thiết để nuôi gà . - Liệt kê được tên một số thức ăn thường dùng để nuôi gà ; nêu được tác dụng và sử dụng một số thức ăn thường dùng để nuôi gà . - Có nhận thức ban đầu về vai trò của thức ăn trong chăn nuôi gà . - Học sinh có ý thức bảo vệ động vật . II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC : - Tranh ảnh minh họa một số loại thức ăn chủ yếu để nuôi gà . - Một số mẫu thức ăn nuôi gà . - Phiếu học tập . - Phiếu đánh giá kết quả học tập . III. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC : 1. Khởi động : 2. Bài cũ : Thức ăn nuôi gà . - Nêu lại ghi nhớ bài học trước . 3. Bài mới : Thức ăn nuôi gà (tt) . a) Giới thiệu bài : Nêu mục đích , yêu cầu cần đạt của tiết học . b) Các hoạt động : Hoạt động 1 : Trình bày tác dụng và sử dụng thức ăn cung cấp chất đạm , chất khoáng , , vi-ta-min , thức ăn tổng hợp . - Nêu tóm tắt tác dụng , cách sử dụng từng loại thức ăn theo SGK ; chú ý liên hệ thực tiễn , yêu cầu HS trả lời các câu hỏi SGK . - Nêu khái niệm và tác dụng của thức ăn hỗn hợp , nhấn mạnh : Thức ăn hỗn hợp gồm nhiều loại thức ăn có đầy đủ các chất dinh dưỡng cần thiết , phù hợp với nhu cầu dinh dưỡng của từng lứa tuổi gà . Vì vậy , nuôi gà bằng thức ăn này giúp gà lớn nhanh , đẻ nhiều . - Kết luận : Khi nuôi gà cần sử dụng nhiều loại thức ăn nhằm cung cấp đầy đủ các chất dinh dưỡng cho gà . Có những loại thức ăn gà cần nhiều nhưng cũng có loại chỉ cần ít . Nguồn thức ăn cho gà rất phong phú , có thể cho ăn thức ăn tự nhiên , cũng có thể cho ăn thức ăn chế biến tùy từng loại thức ăn và điều kiện nuôi . . - Nhắc lại những nội dung đã học ở tiết 1 . - Đại diện các nhóm còn lại lần lượt lên trình bày kết quả thảo luận của nhóm mình . - Các nhóm khác nhận xét . Hoạt động 2 : Đánh giá kết quả học tập . - Dựa vào câu hỏi cuối bài , kết hợp dùng một số câu hỏi trắc nghiệm để đánh giá kết quả học tập của HS . - Nêu đáp án để HS đối chiếu , đánh giá kết quả làm bài của mình . - Nhận xét , đánh giá kết quả học tập của HS . - Làm bài tập . - Báo cáo kết quả tự đánh giá . Hoạt động 3 : Hoạt động ngoài giờ lên lớp ( bài : Bảo vệ động vật ) - GV nêu một số câu hỏi và gọi học sinh trả lời : + Ở gia đình em có nuôi những loại động vật nào và em đã chăm sóc chúng như thế nào ? + Kể tên một số loại động vật mà em biết ? + Trong đời sống và hoạt động sản xuất động vật có tác dụng gì ? + Hiện nay động vật của nước ta như thế nào ? + Nhà nước có biện pháp gì để bảo vệ cacù loài động vật khan hiếm ? + Em đã làm gì để bảo vệ các loài động vật ? - GV gọi học sinh nêu ,nhận xét từ đó giáo dục học sinh ý thức bảo vệ động vật . - Học sinh trả lời 4. Củng cố : - Nêu lại ghi nhớ SGK . - Giáo dục HS có nhận thức ban đầu về vai trò của thức ăn trong chăn nuôi gà 5. Dặn dò : - Nhận xét tiết học . - Dặn HS chuẩn bị các loại thức ăn nuôi gà để thực hành trong bài sau . ************************************ SINH HOẠT LỚP . 1 – Nhận xét, đánh giá công việc tuần qua . - Thực hiện tốt ăn mặc đúng quy định khi đi học . - Một số nhóm thực hiện khá tốt việc giúp bạn học yếu . - Các nhóm thi đua việc học tập đẻ đạt thành tích cao trong tuần . - Ngoài ra vẫn còn một số bạn chưa thực hiện tốt nề nếp học tập . - Một vài bạn đi học hơi muộn không sinh hoạt được 15 phút đầu giờ . - Một số bạn còn hay bỏ quên đồ dùng học tập ở nhà . - Một vài bạn học bài chưa thuộc kĩ nên điểm đạt chưa được cao . 2 – Hoạt động tuần tơí . - Duy trì hát khi vào lớp và xếp hàng trước khi vào lớp . - Tiếp tục duy trì và ổn định nề nếp lớp sau tuần học . - Các em cần phát huy hơn nữa những gì đã đạt được trong tuần vừa qua . - Thực hiện tốt các quy định về nếp nếp học tập . - Các em về nhà ôn tập các bài đã học để chuẩ bị cho kiểm tra định kỳ cuối học kỳ I đạt kết quả cao . - Tăng cường vệ sinh cá nhân và vệ sinh trường lớp . - Tiếp tục đẩy mạnh công việc chăm sóc và bảo vệ cây xanh ở trường . - Hạn chế học sinh thường bỏ quên dụng cụ học tập ở nhà . Duyệt của chuyên môn Tổ trưởng Người soạn Tô Ngọc Thụy
Tài liệu đính kèm: