ĐẠO ĐỨC
ÔN TẬP VÀ THỰC HÀNH KĨ NĂNG GIỮA KÌ I
I.MỤC TIÊU:
- Củng cố một số kiến thức đã học về trung thực trong học tập , vượt khó trong học tập, biết bày tỏ ý kiến , tiết kiệm tiền của, tiết kiệm thời gian
- Biết trung thực trong học tập,biết vượt khó trong học tập, biết bày tỏ ý kiến ,biết tiết kiệm tiền của, tiết kiệm thời gian
- Có ý thức trung thực , vượt khó, tiết kiệm trong cuộc sống
II.ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:
- SGK , Phiếu học tập
III.CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU:
LỊCH BÁO GIẢNG TUẦN 11 Thứ Môn Bài dạy 2 Tin học Đạo đức THKT Thực hành kĩ năng Toán: Nhân với 10, 100, 1000, và chia số tròn chục, tròn trăm, tròn nghìn, cho 10, 100, 1000, 3 BDNK THKT BD + PĐ Hát: Ôn: Khăn quàng thắm mãi vai em LTVC: Ôn tập Toán: TC kết hợp của phép nhân. 4 Địa lí BD + PĐ HĐNG Ôn tập. Toán: Nhân với số có tận cùng là chữ số 0 Tổ chức trò chơi. 5 Tin học BDNK BD + PĐ Mĩ thuật: Xem tranh của hoạ sĩ TLV: Luyện tập trao đổi ý kiến với người thân 6 THKT BD + PĐ HĐNG TLV: Mở bài trong bài văn kể chuyện. LTVC: Tính từ Trò chơi: Múa hát Từ ngày: 2 / 11 – 6/ 11/2009 Thứ hai ngày 2 tháng 11 năm 2009 ĐẠO ĐỨC ÔN TẬP VÀ THỰC HÀNH KĨ NĂNG GIỮA KÌ I I.MỤC TIÊU: - Củng cố một số kiến thức đã học về trung thực trong học tập , vượt khó trong học tập, biết bày tỏ ý kiến , tiết kiệm tiền của, tiết kiệm thời gian - Biết trung thực trong học tập,biết vượt khó trong học tập, biết bày tỏ ý kiến ,biết tiết kiệm tiền của, tiết kiệm thời gian - Có ý thức trung thực , vượt khó, tiết kiệm trong cuộc sống II.ĐỒ DÙNG DẠY HỌC: SGK , Phiếu học tập III.CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU: Tg Hoạt động của GV Hoạt động của HS 1’ 1’ 6’ 7’ 6’ 6’ 6’ 2’ 1.Khởi động: 2.Bài mới: *Giới thiệu bài *Hoạt động 1:Trung thực trong học tập Mục tiêu: HS trình bày được những việc đã làm thể hiện tính trung thực trong học tập Cách tiến hành: - GV yêu cầu HS báo cáo trước lớp những việc làm của bản thân thể hiện sự trung thực trong học tập. - GV nhận xét, tuyên dương. *Hoạt động 2:Vượt khó trong học tập Mục tiêu: HS trình bày kết quả thực hiện các biện pháp đã đề ra để khắc phục khó khăn trong học tập. Cách tiến hành: Yêu cầu HS nêu những kết quả đã đạt được khi thực hiện các biện pháp đã đề ra. GV nhận xét, tuyên dương những HS có tiến bộ trong học tập. *Hoạt động 3:Biết bày tỏ ý kiến Mục tiêu: HS đánh giá đúng về bản thân và bạn trong lớp về việc biết lắng nghe , tôn trọng ý kiến của những người xung quanh. Cách tiến hành: GV yêu cầu các tổ lập bảng đánh giá về các thành viên trong tổ GV nhận xét, tuyên dương. *Hoạt động 4:Tiết kiệm tiền của Mục tiêu: HS trình bày những việc đã làm để tiết kiệm tiền của Cách tiến hành: GV yêu cầu HS hỏi đáp trong nhóm đôi: Bạn đã biết tiết kiệm tiền của chưa? Bạn đã làm gì để tiết kiệm tiền của? GV nhận xét, tuyên dương *Hoạt động 5:Tiết kiệm thời giờ Mục tiêu: HS trình bày việc thực hiện đúng thời gian biểu của mình Cách tiến hành: - Yêu cầu HS nói cho bạn trong bàn của mình biết cách thực hiện thời gian biểu của mình. 3.Củng cố – Dặn dò: GV nhận xét tiết học Dặn HS chuẩn bị bài sau HS nối tiếp nhau báo cáo trước lớp HS tiếp nối nhau trình bày Nhận xét HS đánh giá trong tổ và trình bày trước lớp Nhận xét HS thực hành hỏi đáp trong nhóm Một số cặp trình bày trước lớp HS nhận xét - HS hoạt động theo nhóm bàn - Báo cáo. THKT: TOÁN NHÂN VỚI 10,100,1000 ..... Chia cho 10; 100; 1000...... I Mục tiêu: - Biết cách thực hiện phép nhân một số tự nhiên với 10, 100, 1000 và chia số tròn chục, tròn trăm, tròn nghìn cho 10, 100, 1000 - Luyện tập làm tính và giải toán. II Các hoạt động dạy học: TG Giáo viên Học sinh 1’ 32’ 2’ 1. Ổn định 2. Bài mới: *GV ra đề, HD HS làm bài và chữa bài: Bài 1: Tính a) 63 x 1000 : 10 b) 960 x 1000 : 100 c) 79 x 100 : 10 d) 90 000 : 1000 x 10 Bài 2: Tìm 2 số khi biết tổng và hiệu của hai số là: 80 và 10 Bài 3: Tìm x a) 50 x 4 : x = 100 b)x : (125 x 8 ) = 97 Bài 4: Cho hai số biết số lớn là 1 516 và số lớn hơn trung bình cộng của 2 số là 173. Tìm số bé? * GV chấm bài nhận xét. 3. Củng cố – Dặn dò: Nhận xét tiết học và dặn dò. Bài 1: Làm nháp, 1 em lên bảng chữa bài. = 63 x 10 = 630 = 960 x10 = 9 600 = 79 x 10 = 970 = 90 x 10 = 900 Bài 2: Làm vở, 1 em lên bảng. Giải Số lớn là: (80 + 10) : 2 = 45 Số bé là: 45-10 = 35 Đáp số: Số lớn: 45 Số bé : 35 Bài 3: Làm vở, 2 em lên bảng. a) 200 : x = 100 x = 200 : 100 x = 2 b) x : 1000 = 97 x = 97 x 1000 x = 97 000 Bài 4: Thảo luận nhóm 4, làm nháp và chữa bài. Giải Trung bình cộng của hai số là: 1 516-173 = 1 343 Tổng của hai số là: 1 343 x 2 = 2 686 Vậy số bé là: 2 686 -1 516 = 1 170 Đáp số: 1 170 Thứ ba ngày 3 tháng 11 năm 2009 BDNK: ÂM NHẠC ÔN: KHĂN QUÀNG THẮM MÃI VAI EM I Mục tiêu: Biết vừa hát vừa gõ đệm theo tiết tấu, phách nhịp và biểu diễn. Phát huy năng khiếu âm nhạc cho HS. II Các hoạt động dạy học: TG Giáo viên Học sinh 1’ 15’ 17’ 2’ 1. Ổn định: 2.Bài mới: GT – Ghi đề *HĐ 1: Ôn tập bài hát. - GV trình bày bài hát hoặc cho các em nghe băng nhạc - GV hướng dẫn HS hát kết hợp vận động một số động tác đơn giản * Tổ chức biểu diễn: - Nhóm - Cá nhân. 3. Củng cố – Dặn dò: - Nhận xét tiết học - Dặn về tập hát lại bài hát. - HS nhắc lại. - HS lắng nghe. - Cả lớp hát lại bài hai lần. - Hát kết hợp gõ đệm theo phách, theo nhịp. - HS tự tập động tác cho bài hát theo nhóm 6. - Biểu diễn theo nhóm. - Biểu diễn cá nhân. THKT: LUYỆN TỪ VÀ CÂU ÔN TẬP I. MỤC TIÊU - Củng cố các kiến thức đã học về từ loại, cấu tạo tiếng, phân loại từ theo cấu tạo. - Luyện tập nhận biết từ ghép, từ láy, danh từ, động từ. II. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC: TG HOẠT ĐỘNG CỦA GV HOẠT ĐỘNG CỦA HS 1’ 12’ 10’ 10’ 2’ 1.Ổ n định 2.Thực hành: Bài 1: Phân tích cấu tạo từng tiếng trong câu thơ sau. Ai ơi chớ bỏ ruộng hoang Bao nhiêu tấc đất tấc vàng bấy nhiêu Bài 2: Tìm từ láy, từ ghép có trong đoạn thơ sau. Buồn trông cửa bể chiều hôm Thuyền ai thấp thoáng cánh buồm xa xa Buồn trông ngọn nước mới sa Hoa trôi man mác biết là về đâu Buồn trông nội cỏ rầu rầu Chân mây, mặt đất một màu xanh xanh Bài 3: Tìm DT, ĐT có trong các câu thơ sau. a) Đàn chim hót líu lo b) Đàn bò gặm cỏ. c) Mặt trời toả ánh nắng rực rỡ. 3. Tổng kết: Chấm bài, nhận xét, dặn dò. - Làm vở, 1 em làm bảng phụ - Đổi vở kiểm tra. - Nhận xét - Xác định yêu cầu, thảo luận cặp. - Trình bày: + Từ ghép: chiều hôm, nội cỏ, chân mây. + Từ láy: thấp thoáng, xa xa, man mác, rầu rầu, xanh xanh. - Làm cá nhân vào vở. - Trình bày: + DT: đàn chim, bò, cỏ, mặt trời, ánh, nắng. + ĐT: hót, gặm, toả. BD + PĐ : TOÁN TÌM HAI SỐ KHI BIẾT TỔNG VÀ HIỆU CỦA HAI SỐ ĐÓ. I. MỤC TIÊU - Củng cố, nắm chắc tính chất kết hợp của phép nhân. - Biết vận dụng để tính bằng cách thuận tiện nhất. - Bồi dưỡng năng lực học toán. II. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC: TG HOẠT ĐỘNG CỦA GV HOẠT ĐỘNG CỦA HS 1’ 32’ 2’ 1.Ổ n định 2.Bồi dưỡng và phụ đạo: * Giao BT cho N1 ( Giỏi + khá) Bài 1: Tính nhanh. 123 x 5 x2 2 x 34 x 5 2 x 3 x 4 x 5 20 x 6 x 5 x 7 Bài 2: Một cửa hàng có 5 kiện hàng, mỗi kiện hàng có 10 gói hàng, mỗi gói hàng có 8 sản phẩm. Hỏi cửa hàng có tất cả bao nhiêu sản phẩm?( Giải bằng 2 cách) * Giao BT và hướng dẫn N2 làm bài (HSTB) Bài 1: Tính nhanh. 8 x 5 x 9 6 x 7 x 5 6 x 4 x 25 Bài 2: Một cửa hàng có 5 kiện hàng, mỗi kiện hàng có 10 gói hàng, mỗi gói hàng có 8 sản phẩm. Hỏi cửa hàng có tất cả bao nhiêu sản phẩm?( Giải bằng 1 cách) * Theo dõi, HD nhóm 2 làm bài, sau đó làm việc với nhóm 1. * Chấm điểm 1 số vở N2, nhận xét. * Chấm điểm 1 số vở của N1, nhận xét. 3. Tổng kết: Nhận xét tiết học, dặn dò. *N1 nhận đề bài, thảo luận làm bài và chữa bài. Bài 1: 1230 340 120 4200 Bài 2: Cách 1: Giải: Mỗi kiện hàng có số sản phẩm là: 8 x 10 = 80 (SP) Tất cả có số SP là: 80 x 5 = 400 (SP) Đáp số: 400 SP Cách 2: Có tất cả số gói hàng là: 10 x 5 = 50 (gói) Có tất cả số SP là: 8 x 50 = 400 (SP) Đáp số: 400 SP *N2 làm bài theo HD của GV: Bài 1 360 210 600 Bài 2: Giải theo 1 cách. Thứ tư, ngày 4 tháng năm 2009 Địa lí Ôn tập I.Mục tiêu : - Hệ thống được những đặc điểm tiêu biểu về thiên nhiên,địa hình, khí hậu, sông ngòi; dân tộc, trang phục và hoạt động sản xuất chính của Hoàng Liên Sơn , trung du Bắc Bộ và Tây Nguyên - Chỉ được dãy núi Hoàng Liên Sơn , đỉnh Phan-xi-păng, các cao nguyên ở Tây Nguyên và thành phố Đà Lạt trên bản đồ Địa lí tự nhiên Việt Nam. II.Đồ dùng dạy học: -Bản đồ địa lí tự nhiên Việt Nam. -Phiếu học tập . III.Các hoạt động dạy – học chủ yếu : Tg Hoạt động Giáo viên Hoạt động học sinh 1‘ 3‘ 1’ 9’ 10’ 8’ 2’ 1’ 1.Ổn định lớp : 2.Kiểm tra bài cũ: - Kiểm tra 3 HS -GV nhận xét – đánh giá. 3.Dạy – học bài mới: * Giới thiệu bài *Hoạt động 1: Mục tiêu: Chỉ được dãy núi Hoàng Liên Sơn, đỉnh Phan-xi-păng , các cao nguyên ở Tây Nguyên và thành phố Đà Lạt trên bản đồ Địa lí tự nhiên Việt Nam. - Treo bản đồ Địa lí tự nhiên Việt Nam lên bảng, gọi vài em lên chỉ. - Nhận xét * Hoạt động 2: Mục tiêu: Hệ thống được những đặc điểm chính về thiên nhiên, con người và hoạt động sản xuất của người dân ở Hoàng Liên Sơn và Tây Nguyên - Yêu cầu các nhóm thảo luận câu hỏi 2 trong SGK. - Nhận xét, tuyên dương. *Hoạt động 3 : Mục tiêu: Nêu được đặc điểm địa hình trung du Bắc Bộ và hoạt động của người dân ở đây. - Hãy nêu đặc điểm địa hình trung du Bắc Bộ - Người dân nơi đây đã làm gì để phủ xanh đất trồng , đồi trọc? 4.Củng cố -Nhận xét tiết học. 5. Dặn dò -Chuẩn bị bài :Đồng bằng Bắc Bộ. “ Thành phố Đà Lạt” -Mỗi em trả lời 1 câu hỏi cuối bài Làm việc cả lớp. - Vài HS lên bảng chỉ vị trí dãy núi Hoàng Liên Sơn , đỉnh Phan-xi-păng, các cao nguyên ở Tây Nguyên và thành phố Đà Lạt Làm việc theo nhóm 6 - Các nhóm thảo luận, trình bày – Lớp nhận xét, bổ sung. Làm việc cả lớp - Nằm giữa miền núi và đồng bằng Bắc Bộ . Là một vùng đồi với các đỉnh tròn sườn thoải. - Tích cực trồng rừng, cây công nghiệp lâu năm và cây ăn quả. - HS hệ thống nội dung ôn tập. BD + PĐ : TOÁN NHÂN VỚI SỐ TẬN CÙNG LÀ CHỮ SỐ 0 I Mục tiêu: Biết cách nhân với số tận cùng là chữ số 0. Củng cố kiến thức, áp dụng nhanh vào làm bài tập. Yêu thích mơn học. II Các hoạt động dạy học: TG Giáo viên Học sinh 1’ 32’ 2’ 1.Ổn định: 2. Bài mới: *GV ra đề cho HS khá giỏi: Bài tập 1: Tính a)537 x 200 b)1 734 x 400 c)1 352 x 70 Bài tập 2: Tính giá trị của biểu thức 318 -17 x 6 + 456 : 3 b)8 x (18 + 27) + (38 + 7) : 5 Bài tập 3: Bố hơn con 28 tuổi. Biết rằng ba năm nữa tổng số tuổi của hai bố con là 46 tuổi. Hỏi hiện nay bố bao nhiêu tuổi, con bao nhiêu tuổi? *GV ra đề và HD cho HS trung bình: Bài 1:Đặt tính rồi tính: 270 x 30 4 300 x 200 13 480 x400 Bài 2: Tính giá trị của biểu thức: a)78 +26 -57 + 124 b)27 x 5 + 81 : 9 Bài 3:Tuổi bố và mẹ là 42 tuổi,bố hơn mẹ 2 tuổi .Tính số tuổi của mỗi người * GV chấm điểm, nhận xét 3. Củng cố – Dặn dò: - Nhận xét tiết học và dặn dò. -HS đọc đề và tìm cách giải. -HS khá giỏi trình bày cách làm a)= 107 400 b)= 693 600 c)= 94 640 a) = 318 - 102 + 152 =216 + 152 = 368. b) = 8 x 45 + 45 : 5 = 360 + 9 = 369 Giải Tổng số tuổi của 2 bố con hiện nay là: 46 – 3 x 2 = 40 (tuổi) Tuổi bố hiện nay là: (40 + 28) : 2 = 34 (tuổi) Tuổi của con hiện nay là: 34 – 28 = 6 (tuổi) Đáp số: 34 tuổi, 6 tuổi *HS trung bình suy nghĩ làm bài theo hướng dẫn Bài 1: KQ: 8 100 860 000 5392000 Bài 2: a) = 104 -57 + 124 = 47 + 124 = 171 b) = 135 + 9 = 144 Bài 3: Tóm tắt Bố ? tuổi 42 Mẹ 2 tuổi tuổi ? tuổi Bài giải Số tuổi của mẹ là (42 – 2) : 2=20 (Tuổi) Số tuổi của bố là. -20 =22 (Tuổi) ĐS: Mẹ:20 tuổi Bố: 22tuổi HĐNG TRÒ CHƠI I. Mục tiêu: - Biết thêm một số trò chơi học tập. - Gây hứng thú hơn cho HS trong giờ học. II.Các hoạt động dạy học: TG Giáo viên Học sinh 16’ 16’ 2’ 1’ * Tổ chức một số trò chơi học tập, VD: - Giáo viên cho HS chơi trò chơi “Truyền điện” để ôn lại “Nhân với số tận cùng là chữ số 0” - GV theo dõi: Nếu phạm luật sẽ bị phạt * Tổ chức một số trò chơi tự chọn * Nhận xét tiết học. * Dặn: Về sưu tầm câu đố - HS chơi trò chơi - Một số em xung phong lên làm quản trò. Thứ năm ngày 5 tháng 11 năm 2009 BDNK: MĨ THUẬT XEM TRANH CỦA HỌA SĨ I Mục tiêu: - Học sinh làm quen với chất liệu và kĩ thuật làm tranh. - Học sinh yêu thích vẻ đẹp của bức tranh. II Các hoạt động dạy học: TG Giáo viên Học sinh 1’ 16’ 16’ 2’ 1.Ổn định lớp: 2.Bài mới: GT – Ghi đề * Hoạt động 1: Xem tranh Về nông thôn sản xuất. - GV HD hs xem tranh: +? Bức tranh vẽ về đề tài gì?-> +? Trong bức tranh có những hình ảnh nào? +? Bức tranh được vẽ bằng những màu nào? +? Sau chiến tranh các chú bộ đội về nông thôn làm gì? +? Hình ảnh chính ở giữa tranh là gì? - GV kết luận. * Hoạt động 2: Giới thiệu tranh “Gội đầu” +? Tên của bức tranh? + ?Tác giả của bức tranh? +? Hình ảnh nào là chính trong tranh? +? Màu sắc trong tranh? 3. Tổng kết. - Nhận xét – đánh giá tiết học. - Học tập theo nhóm - HS quan sát -> Về nông thôn sản xuất -> Chú bộ đội, người vợ, bê con -> Nâu, đen, vàng -sản xuất cùng gia đình -vợ chồng người nông dân đang ra đồng - Quan sát tranh + “Gội đầu” + Hoạ sĩ Trần Văn Cẩn + Thân hình của cô gái cong mềm mại, mái tóc đen, dài + Màu hồng, xanh, đen BD + PĐ : TẬP LÀM VĂN LUYỆN TẬP TRAO ĐỔI Ý KIẾN VỚI NGƯỜI THÂN. I. MỤC TIÊU - Xác định được đề tài trao đổi, nội dung, hình thức trao đổi. - Biết đóng vai trao đổi tự nhiên, đạt mục đích. II. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC: TG HOẠT ĐỘNG CỦA GV HOẠT ĐỘNG CỦA HS 1’ 32’ 2’ 1.Ổ n định 2.Bồi dưỡng và phụ đạo: - Nêu đề bài SGK. - Phân tích yêu cầu đề bài. - Nhắc nhở hs một số lưu ý khi trao đổi(SGV/ 236) - HD hs thực hiện cuộc trao đổi. 3. Tổng kết: -Nhận xét tiết học, dặn dò. - Đọc đề bài, xác định yêu cầu. - Theo dõi. - Thực hiện trao đổi theo cặp. (hs TB trao đổi đúng yêu cầu dề bài, hs K+G trao đổi tự nhiên, tự tin, đạt mục đích) - Đóng vai trao đổi trước lớp. - Nhận xét, bình chọn bạn đóng vai tốt. Thứ sáu ngày tháng 11 năm 2009 THKT: TẬP LÀM VĂN MỞ BÀI TRONG BÀI VĂN KỂ CHUYỆN I Mục tiêu: - Học sinh biết viết đoạn mở đầu theo hai cách gián tiếp và trực tiếp. - Làm bài nhanh chính xác . II Hoạt động dạy học: TG Giáo viên Học sinh 1’ 32’ 2’ 1. Ổn định: 2. Bài mới: Bài 1: Làm lại bài tập 3/ SGK - Cho HS làm lại BT. + Mở bài gián tiếp bằng lời người kể chuyện. + Mở bài gián tiếp bằng lời của Bác Lê - Chấm điểm Bài 2: Viết mở bài gián tiếp cho câu chuyện Vua tàu thuỷ Bạch Thái Bưởi. - Chấm điểm, nhận xét. - Tuyên dương những em làm bài tốt. 3. Tổng kết. - Nhận xét tiết học - Dặn dò. - Đọc lại yêu cầu của đề. - HS nối tiếp nhau đọc bài của mình, VD: Bác Hồ là vị lãnh tụ của nhân dân Việt Nam và là danh nhân của thế giới. Sự nghiệp của Bác thật là vĩ đại. Nhưng sự nghiệp vĩ đại ấy lại bắt đầu bằng suy nghĩ rất giản dị, một quyết định táo bạo từ thời thanh niên của bác. Câu chuyện là thế này: - Từ hai bàn tay, một người yêu nước và dũng cảm có thể làm nên tất cả. Điều đó tôi rất thấm thía mỗi khi nhớ lại cuộc nói chuyện giữa tôi và Bác Hồ ngày chúng tôi ở Sài Gòn năm ấy. Câu chuyện thế này: - Xác định yêu cầu. - Làm bài vào vở, 2 em làm bảng lớp. - Trình bày, nhận xét. BD + PĐ : LUYỆN TỪ VÀ CÂU TÍNH TỪ I Mục tiêu: - Bước đầu tìm được tính từ trong đoạn văn kể chuyện, biết đặt câu với tính từ. -Áp dụng tốt trong học văn. II Các hoạt động dạy học: TG Giáo viên Học sinh 1’ 32’ 2’ 1. Ổn định: 2. Bài mới: * GV ra đề cho HS khá giỏi Bài 1: Gạch chân dưới những tính từ có trong đoạn văn: Mùa xuân đã đến thật rồi với cơn gió ấm áp. Những cây sâu sau đã ra lá non. Những mầm lá mới nảy chưa có màu xanh, mang màu nâu hồng trong suốt. Những lá lớn hơn xanh mơn mởn. Đi dưới rừng cây sau sau, tưởng như đi dưới một vòm lá lợp đầy những ngôi sao xanh. Bài 2: Đặt câu với các từ dịu dàng, lười ăn, mập, yên tĩnh. *GV ra đề cho HS trung bình Bài 1/ SGK: Tìm tính từ Bài 2/ SGK: Đặt câu. 3. Củng cố – Dặn dò: - Chấm điểm. - Nhận xét tiết học và dặn dò. -HS đọc đề và suy nghĩ làm bài -HS sửa bài. Bài 1: Mùa xuân đã đến thật rồi với cơn gió ấm áp. Những cây sâu sau đã ra lá non. Những mầm lá mới nảy chưa có màu xanh, mang màu nâu hồng trong suốt. Những lá lớn hơn xanh mơn mởn. Đi dưới rừng cây sau sau, tưởng như đi dưới một vòm lá lợp đầy những ngôi sao xanh. Bài 2: Làm vở, 2 em lên bảng. -Đọc nội dung – 1 HS lên bảng, dưới lớp làm vào vở. - Các từ trong đoạn văn: a) Gầy gò, cao, sáng, thưa, cũ, cao, trắng, nhanh nhẹn, điềm đạm, đầm ấm, khúc chiết, rõ ràng. b) Quang, sạch bóng, xám trắng, xanh, dài, hồng, to tướng, ít, dài, thanh mảnh. - Làm vở, 2 em lên bảng. - Nhận xét - sửa HĐNG TỔ CHỨC MÚA HÁT THEO CHỦ ĐIỂM. I Mục tiêu: - Múa hát một cách tự nhiên. - Có thái độ: Yêu ca hát, thoải mái sau giờ học. II Các hoạt động dạy học: TG Giáo viên Học sinh 1’ 32’ 2’ 1. Ổn định: 2. Bài mới: - Cho HS ôn lại các bài hát : + Trên ngựa ta phi nhanh +Khăn quàng thắm mãi vai em - Gọi HS lên múa, hát những động tác đơn giản. - Cho HS biểu diễn theo chủ điểm: Nhớ ơn thầy cô. - Theo dõi – nhận xét 3. Củng cố – Dặn dò: - Nhận xét tiết học, dặn dò. - Hát theo tổ, nhóm, cá nhân. - HS lên biểu diễn. - Mỗi tổ chuẩn bị một tiết mục văn nghệ theo chủ điểm. - Thi đua biểu diễn trước lớp. - Nhận xét, bình chọn tổ có tiết mục hay nhất.
Tài liệu đính kèm: