Giáo án Chiều Lớp 4 - Tuần 13 - Năm học 2010-2011

Giáo án Chiều Lớp 4 - Tuần 13 - Năm học 2010-2011

II. Bài mới:

1.Giới thiệu bài.

2. Thực hành:

Bài tập 1: Đặt tính rồi tính

- Nhận xét chữa bài.

Bài tập 2:

- GV chữa bài, y/c HS giải thích cách điền trong từng ô trống

Baì tập 3:

- Gọi HS đọc đề bài.

- Hỏi: Muốn tính diện tích hình vuông ta làm thế nào?

- YC HS làm bài.

- Nhận xét, chữa bài.

III. Củng cố dặn dò:

doc 5 trang Người đăng dtquynh Lượt xem 1033Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Chiều Lớp 4 - Tuần 13 - Năm học 2010-2011", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần 13
ễ ễ ễ ễ ễ ễ ễ ễ ễ ễ ễ ễ ễ ễ ễ ễ ễ ễ ễ ễ ễ ễ ễ ễ ễ ễ
Thứ Hai ngày 22 tháng 11 năm 2010
Học bù chương trính sáng thứ 2
Thứ Ba ngày 23 tháng 11 năm 2010
Toán
Nhân với số có ba chữ số
A.Mục tiêu : 
- Biết cách nhân với số có 3 chữ số.
- Tính được giá trị của biểt thức
B. Các hoạt động dạy học.
Hoạt động dạy
II. Bài mới:
1.Giới thiệu bài.
2. Thực hành:
Bài tập 1: Đặt tính rồi tính
- Nhận xét chữa bài.
Bài tập 2:
- GV chữa bài, y/c HS giải thích cách điền trong từng ô trống
Baì tập 3: 
- Gọi HS đọc đề bài.
- Hỏi: Muốn tính diện tích hình vuông ta làm thế nào?
- YC HS làm bài.
- Nhận xét, chữa bài.
III. Củng cố dặn dò:
Hoạt động học
- HS đọc đề bài và tự làm bài.
- Đổi chéo vởi để kiểm tra bài làm của bạn.
- HS đọc yêu cầu của bài
- 3Hs lên bảng, lớp tự làm vào vở.
- 1 HS đọc đè bài
- HS trả lời.
- 1 HS lên bảng làm bài, lớp làm vào VBT.
Luyện từ và câu
MRVT: ý chí- nghị lực
A. Mục tiêu : - Biết thêm một số từ ngữ nói về ý chí, nghị lực của con người.
B.Đồ dùng dạy học : đề bài.
C.Các hoạt động dạy học :
2. Hướng dẫn hs làm bài tập.
 Bài 1: Xếp các từ: quýet tâm, quyết chí, bền gan, nản chí, trí tuệ, bền chí, kiên trì, kiên gan, kiên cố, gian nan, gian tà, kiên cường, khó khăn, gian khổ, gian lao, thách thức, kiên dịnh, chí công, chông gai, kiên quyết, thử thách, gian trá, sờn lòng, thoái chí, chí thú, ngã lòng vào 3 nhóm sau cho phù hợp
a) Từ nói lên ý chí, nghị lực của con người:...................................................................
b) Từ nói lên những khó khăn, thử thách dõi với ý chí, nghị lực của con người:..
c) Từ trái nghĩa với từ nói lên ý chí, nghị lực của con người
..
Bài 2: Mỗi nhóm trên chọn một từ để đặt câu.
3. Củng cố dặn dò:
Thứ Tư ngày 24 tháng 11 năm 2010
Tập đọc
Người tìm đường lên các vì sao
A.Mục tiêu : Đọc đúng tên riêng nước ngoài; biết đọc phân biệt lời nhân vật và lời dẫn câu chuyện
C. Các hoạt động dạy học:
 Hoạt động dạy
I. Bài mới:
1. Giới thiệu bài.
2. Hướng dẫn luyện đọc. 
- Bài chia mấy đoạn?
- GV hướng dẫn cách đọc
- GV kết hợp sửa lỗi phát âm ( giảng từ lượt 2 )
- GV đọc mẫu
3. Hướng dẫn đọc diễn cảm:
- GV chọn đọc đoạn “Từ nhỏ, Xi-ôn-cốp-xki ....hàng trăm lần”
- GV đọc diễn cảm đoạn văn
II. Củng cố dặn dò:
 Hoạt động học
- 1 HS khá đọc bài
- 4 đoạn
- HS đọc tiếp nối trước lớp ( 3 lượt )
- HS đọc theo nhóm 2
- 1 HS đọc trước lớp
- Chú ý
- HS luyện đọc diễn cảm đoạn văn theo cặp
- Vài HS thi đọc diễn cảm
- HS bình chọn HS đọc diễn cảm hay nhất
Kỹ thuật
Thêu móc xích
A.Mục tiêu : 
- HS biết cách thêu móc xích
- Thêu được mũi thêu móc xích, các mũi thêu tạo thành những vòng chỉ móc nối tiếp tương đối đều nhau. Thêu được ít nhất 5 vòng móc xích. đường thêu có thẻ bị dúm.
B.Đồ dùng dạy học: Tranh quy trình thêu móc xích . Mẫu thêu móc xích . Vật liệu và dụng cụ cần thiết: Một mảnh vải trắng, len và chỉ thêu, kim khâu len và kim thêu, phấn vạch, thước và kéo
C. Các hoạt động dạy học: 
Hoạt động dạy
Hoạt động học
I. Bài cũ
II. Bài mới:
1. Giới thiệu bài.
2. HĐ 1: H/ dẫn HS quan sát và nhận xét
 - GV giới thiệu mẫu và cho HS quan sát
 - Gọi học sinh nhận xét
 - GV giúp học sinh rút ra khái niệm
 - G/ thiệu một số sản phẩm thêu móc xích
3. HĐ 2: Hướng dẫn thao tác kỹ thuật
 - GV treo tranh quy trình
 - Gọi học sinh so sánh thêu móc xích với thêu lướt vặn
- GV hướng dẫn thao tác thêu
 - Cho học sinh quan sát hình 4 và trả lời
 - Hướng dẫn các thao tác kết thúc
 - Lưu ý học sinh một số điều
+ Tiến hành thêu từ phải sang trái
+ Lên kim xuống kim đúng vào các điểm trên đường vạch dấu
+ Không rút chỉ quá chặt hoặc quá lỏng
+ Kết thúc đường thêu bằng cách đưa mũi kim ra ngoài mũi thêu
 - GV hướng dẫn lần hai các thao tác
 - Gọi học sinh đọc phần ghi nhớ
III. Củng cố, dặn dò.
- GV nhận xét tiết học.
- Hướng dẫn chuẩn bị đồ dùng tiết 14: Bộ đồ dùng cắt may lớp 4
 - Học sinh quan sát
 - Học sinh quan sát
 - Vài học sinh trả lời
- Học sinh đọc SGK và quan sát hình 3a, b, c để trả lời câu hỏi SGK
- Học sinh đọc SGK và trả lời
 - Học sinh theo dõi
 - Vài học sinh trả lời
 - Học sinh lắng nghe và theo dõi
 - Học sinh quan sát và theo dõi
 - Vài học sinh đọc lại
Tập làm văn
Kết bài trong bài văn kể chuyện
A. mục tiêu : 
- Biết được hai cách kết bài: Kết bài mở rộng và kết bài không mở rộng trong văn kể chuyện.
B. Đồ dùng dạy học : đề bài.
C. Các hoạt động dạy học :
1. Giới thiệu bài:
2. Luyện tập
Bài 1: Thế nào là két bài mở rộng, kết bài không mở rộng? Cho ví dụ.
Bài 2: Kết bài truyện Vẽ trứng được mở rộng như thế nao?
a. Nêu ý nghĩa câu chuyện.
b. Đưa ra lời bình luạn về câu chuyện
3. Củng cố dặn dò:
Thứ Năm ngày 25 tháng 11 năm 2010
Toán
Luyện tập
A.Mục tiêu : 
- Ôn tập cách nhân với số có hai chữ số, có ba chữ số.
- Biết vận dụng tính chất của phép nhân trong thực hành tính
- Biết công thức tính và tính được diện tích hình chữ nhật.
C. Các hoạt động dạy học.
Hoạt động dạy
II. Bài mới:
1.Giới thiệu bài.
2. Thực hành:
Bài 1: Đặt tính rồi tính.
- Gọi HS đọc đề bài.
- Yêu cầu học sinh làm bài.
Bài 2: Tính
- YC HS làm bài.
- Nhận xét, chữa bài.
Bài 4: 
- Gọi 1 HS nêu tóm tắt
- Gọi 1 HS lên bảng làm bài.
- GV nhận xét, cho điểm.
III. Củng cố dặn dò:
Hoạt động học
- HS đọc yêu cầu.
- HS lên bảng làm bài, lớp làm vào vở.
- Đổi chéo vở để chữa bài
- HS đọc y/c đề bài.
- 2 HS làm bài trên bảng, lớp làm vào vở.
- Nhận xét - sửa sai.
- Đọc đề bài toán.
- HS lên bảng làm bài, cả lớp làm vào vở
Sinh hoạt lớp tuần 13
A. Mục tiêu:
- Giúp HS thấy được những ưu, khuyết điểm trong tuần 13, từ đó có hướng khắc phục.
- GD HS tinh thần phê bình và tự phê bình.
- Xây dựng kế hoạch tuần 14.
B. Lên lớp:
1. Lớp sinh hoạt văn nghệ.
2. Nội dung sinh hoạt: Lớp trưởng điều khiển sinh hoạt
 + Các tổ trưởng báo cáo hoạt động trong tuần của tổ.
 + Lớp phó học tập báo cáo hoạt động học tập của lớp.
3. Đánh giá các hoạt động trong tuần:
a. Lớp trưởng nhận xét tình hình của lớp và điều khiển lớp sinh hoạt.
b. GV đánh giá chung:
- Ưu điểm:
- Khuyết diểm:
4. Kế hoạch tuần tới:
HĐNGLL
bình báo tường
1. Yêu cầu giáo dục:
Giúp học sinh: 
- Có hiểu biết về tình nghĩa thầy trò, trách nhiệm của học sinh.
- Có thái độ trân trọng , yêu thích những sáng tác về thầy cô giáo.
- Rèn luyện kĩ năng cảm thụ văn học và kĩ năng sáng tác.
2. Nội dung và hình thức hoạt động
a. Nội dung
Sáng tác các bài báo tường với thể loại thơ, văn, vẽ tranh  về chủ đề "Thầy cô và mái trường", tập hợp lại thành tờ báo tường của lớp.
b. Hình thức hoạt động
- Để nguyên các bài báo do học sinh trình bài, dán lên bằng giấy dài để học sinh dễ xem, dễ nhận xét.
- Treo báo tường lên bảng. Tổ chức đọc, trao đổi, nhận xét, đánh giá về nội dung, hình thức của các bài báo.
- Bình chọn các bài báo được ưa thích nhất.
3. Chuẩn bị hoạt động
a. Về phương tiện hoạt động
- Cá nhân chuẩn bị báo tường theo các thể loại thơ, truyện, vẽ tranh và trình bày đẹp.
- Ban báo tường của lớp chuẩn bị tờ báo tường chung.
b. Về tổ chức
- Cử người dẫn chương trình
- Trang trí.
- Tờ báo tường đã được treo cho học sinh xem trong những ngày trước đó.
- Chuẩn bị một số tiết mục văn nghệ.
4. Tiến hành hoạt động
a) Khởi động
- Hát tập thể.
- Nêu mục đích buổi bình luận và chọn lựa bài báo hay.
b) Bình luận và lựa chọn báo tường
- Người dẫn chương trình xin ý kiến nhận xét của lớp để chọn khoảng 10 bài báo hay nhất.
- Khi bình chọn các bài báo, đầu tiên đọc bài báo cho cả lớp nghe. Tiếp theo mời tác giả bài báo nói về tâm tư, suy nghĩ, ý tứ của mình khi sáng tác. Sau đó là phần phân tích, đánh giá của các bạn và của thầy cô giáo.
- Bỏ phiếu bình chọn từ 3 đến 5 bài báo hay nhất.
- Văn nghệ xen kẽ.
- Ban báo tường mời cô giáo công bố kết quả bình chọn
5. Kết thúc hoạt động
- Hát tập thể.
- Ban báo tường nhận xét, rút kinh nghiệm thái độ và kết quả tham gia hoạt động viết báo tường của các bạn trong lớp.

Tài liệu đính kèm:

  • docbuoi chieu tuan 13.doc