Giáo án Chiều Lớp 4 - Tuần 2 - Năm học 2010-2011

Giáo án Chiều Lớp 4 - Tuần 2 - Năm học 2010-2011

 HOẠT ĐỘNG DẠY

I. Bài cũ

- Vì sao chúng ta phải trung thực trong học tập?

- Nhận xét, ghi điểm.

II. Bài mới:

1. Giới thiệu bài.

2. HĐ1: Xử lí tình huống

- Gv chia nhóm giao nhiệm vụ cho từng nhóm.

- Gọi đại diện các nhóm trình bày.

- Gv kết luận cách ứng xử đúng.

3. HĐ2: Trình bày tư liệu đã sưu tầm được.

- Gv yêu cầu hs trình bày tư liệu .

- Tổ chức cho cả lớp thảo luận về những tư liệu đó.

- Gv kết luận: Có rất nhiều tấm gương về tính trung thực, chúng ta cần học tập.

4. HĐ3: Trình bày tiểu phẩm.

- Tổ chức cho các nhóm trình bày tiểu phẩm đã chuẩn bị.

- Em có suy nghĩ gì về những tiểu phẩm vừa xem?

- Nếu em ở tình huống ấy , em có xử lý như vậy không? Tại sao ?

- Gv nhận xét chung.

III .Củng cố dặn dò:

- Thực hành bài học vào thực tế.

- Nhận xét tiết học, dặn học sinh về nhà chuẩn bị bài sau.

 

doc 8 trang Người đăng dtquynh Lượt xem 1074Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Chiều Lớp 4 - Tuần 2 - Năm học 2010-2011", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần 2
ễ ễ ễ ễ ễ ễ ễ ễ ễ ễ ễ ễ ễ ễ ễ ễ ễ ễ ễ ễ ễ ễ ễ ễ ễ ễ
Thứ Hai ngày 6 tháng 9 năm 2010
đạo đức
TRUNG THựC TRONG họC tậP
(tiết 2)
A.Mục tiêu : Qua tiết học hs có khả năng:
- Nêu được một số biểu hiẹn của trung thực trong học tập.
- Biết được: trung thực trong học tập giúp em tiến bộ, được mọi người yêu mến.
- Hiểu được trung thực trong học tập là trách nhiệm của học sinh.
- Có thái đọ trung thực trong học tập.
B.Tài liệu và phương tiện: Sgk đạo đức. Tranh minh hoạ sgk
C. Các hoạt động dạy học:
 Hoạt động dạy
I. Bài cũ
- Vì sao chúng ta phải trung thực trong học tập?
- Nhận xét, ghi điểm.
II. Bài mới:
1. Giới thiệu bài.
2. HĐ1: Xử lí tình huống
- Gv chia nhóm giao nhiệm vụ cho từng nhóm.
- Gọi đại diện các nhóm trình bày.
- Gv kết luận cách ứng xử đúng.
3. HĐ2: Trình bày tư liệu đã sưu tầm được.
- Gv yêu cầu hs trình bày tư liệu .
- Tổ chức cho cả lớp thảo luận về những tư liệu đó.
- Gv kết luận: Có rất nhiều tấm gương về tính trung thực, chúng ta cần học tập.
4. HĐ3: Trình bày tiểu phẩm.
- Tổ chức cho các nhóm trình bày tiểu phẩm đã chuẩn bị.
- Em có suy nghĩ gì về những tiểu phẩm vừa xem?
- Nếu em ở tình huống ấy , em có xử lý như vậy không? Tại sao ?
- Gv nhận xét chung.
III .Củng cố dặn dò:
- Thực hành bài học vào thực tế.
- Nhận xét tiết học, dặn học sinh về nhà chuẩn bị bài sau.
 Hoạt động học
- 2 hs nêu.
- Nhóm 4 hs thảo luận.
- Đại diện nhóm trình bày trước lớp.
- 1 số hs trình bày tư liệu sưu tầm được.
- Hs thảo luận về những tấm gương đó.
- 2 nhóm trình bày tiểu phẩm
- Hs thảo luận lớp về tiểu phẩm đó.
Luyện viết
Bài 1 + 2
A. Mục tiêu: 
- Củng cố cách viết chữ thường a, ă, â , b và chữ hoa A, Ă, Â , B
- viết từ ứng dụng và câu ứng dụng bằng chữ cỡ nhỏ.
B. Đồ dùng dạy học:
- Mẫu chữ hoa A, B
C. Các hoạt đông dạy - học chủ yếu: 
Hoạt động dạy
1. GV: Nêu MĐ, yêu cầu của tiết học.
2. Hướng dẫn HS viết trên bảng con.
- YC HS tìm các chữ viết hoa trong bài.
- GV Viết mẫu kết hợp nhắc lại quy trình viết chữ.
- YC HS viết bảng con các chữ 
3. Hướng dẫn viết vào vở Luyện viết:
 - Yêu cầu HS luyện viết: Bài1+ 2
 - GC theo dõi, nhắc nhở HS viết đúng
 - Chấm bài: Nhận xét từng bài về chữ viết, cách trình bày.
 4. Củng cố, NX tiết học và dặn dò.
Hoạt động học
 - Lắng nghe.
 - HS trả lời.
 - Lắng nghe và quan sát.
 - HS viết bảng con. 
HS viết bài: 
BD HSG: Toán
Tìm số trung bình cộng
A. Mục tiêu: Giải bài toán về tìm số trung bình cộng
B. Đồ dùng dạy học: đề bài.
C. Các hoạt đông dạy - học chủ yếu: 
1. Giới thiệu bài.
2. Tóm tắt lí thuyết:
3. Bài tập:
Bài 1: Số thứ nhất bằng 42, số thứ hai lớn hơn số thứ nhất 18 đơn vị, số thứ ba bé hơn số thứ hai 6 đơn vị. Hỏi số trung bình cộng của 3 só đó bằng bao nhiêu?
Bài giải
Số thứ hai là: 42 + 18 = 60
Số thứ ba là: 60 – 6 = 54
Số trung bình cộng của 3 số đã cho là:
( 42 + 60 + 54 ) : 3 = 52
đáp số: 52
Bài 2: Tìm số trung bình cộng của các số tự nhiên từ 20 đến 26.
Bài giải:
Cách 1: số trung bình cộng của các số tự nhien liên tiếp từ 20 đến 26 là:
( 20 + 21+ 22 + 23 + 24 + 25 + 26) : 7 = 23
Cách 2: Trung bình cộng của 7 số tự nhiên liên tiếp chính là số ở giữa: số 23
đáp số: 23.
Bài 3: Tìm 7 số tự nhiên liên tiếp biết trung bình cộng của chúng bằng số lẻ bé nhất có hai chữ số.
Bài giải:
Trung bình cộng của 7 số tự nhiên liên tiếp là 11( số lẻ bé nhất có hai chữ số)
Ta biết rằng trung bình cộng của 7 số tự nhiên liên tiếp chính là số ở giữa, vạy 7 số cần tìm là: 8, 9, 10, 11, 12, 13, 14
Bài 4: Tìm số trung bình cộng của các số chẵn từ 30 đến 40
Bài giải:
Các số chẵn từ 30 đến 40 là: 30, 32, 34, 36, 38, 40
Số trung bình cộng của các số trên là: ( 30 + 32 + 34 + 36 + 38 + 40) : 6 = 35
Nhận xét: trung bình cộng của dãy 6 số chẵn liên tiếp bằng trung bình cộng của hai số cách đều hai đầu dãy số.
VD ( 30 + 40) : 2 = 35
( 32 + 38) : 2 = 35...
Bài 5: Tìm 6 số chẵn liên tiếp biết trung bình cộng của chúng bằng 47
Bài giải:
Trung bình cộng cần tìm bằng trung bình cộng của hai số ở giữa của dãy số. Hai số ở giữa của dãy số có trung bình cộng bằng 47. tổng của chúng bằng 47 x 2 = 94
Số thứ ba là: (94 – 2) : 2 = 46
Số thứ tư là: 46 + 2 = 48
Vậy 6 số chẵn liên tiếp cần tìm là: 42, 44, 46, 48, 50, 52
Đáp số: 42, 44, 46, 48, 50, 52
Thứ Ba ngày 7 tháng 9 năm 2010
Toán
Các số có sáu chữ số
A.Mục tiêu : 
- Biết mố quan hệ giữa đơn vị các hàng liền kề.
- Biết viết, đọc các số có đến sáu chữ số.
B.Đồ dùng dạy học: các tấm thẻ ghi 100 000, 10 000, 1000, 100, 10,1....
C. Các hoạt động dạy học.
Hoạt động dạy
II. Bài mới:
1.Giới thiệu bài.
2. Thực hành:
Bài 1: Viết tiếp vào chỗ chấm
- Tổ chức cho hs làm bài cá nhân.
- Chữa bài, nhận xét.
Bài 2:Viết số hoặc chữ thích hợp vào ô trống
- Tổ chức cho hs làm bài vào vở.
- Chữa bài nhận xét.
Bài 3: Nối ( theo mẫu)
- Gv viết các số lên bảng.
- Gọi hs lên bảng nối các số.
- Chữa bài, nhận xét.
Bài 4:Viết tiếp vào chỗ chấm
- Gv đọc từng số cho hs viết vào bảng con.
- Gv nhận xét.
III. Củng cố dặn dò:
Hoạt động học
- 1 hs đọc đề bài.
- Hs nêu kết quả cần viết
 312222
- Cả lớp đọc số.
- 1 hs đọc đề bài.
- 5 Hs lên bảng làm bài.
- 1 hs đọc đề bài.
- 2 hs lên bảng viết số, lớp viết vào bảng con.
Luyện từ và câu
MRVT: nhân hậu - đoàn kết
A. Mục tiêu : giúp học sinh:
- Biết thêm một số từ ngữ ( gồm cả thành ngữ, tục ngữ và Hán Việt thông dụng) về chủ điểm thương người như thể thương thân.
- Nắm được cách dùng một số từ có tiếng nhân theo 2 nghĩa khác nhau: người và lòng thương 
người.
B.Đồ dùng dạy học : đề bài.
C.Các hoạt động dạy học 
1. Giới thiệu bài:
2. Hướng dẫn hs làm bài tập.
 Bài 1: từ nào ( trong mỗi dãy từ dưới đây ) có tiếng nhân không cùng nghĩa với tiếng nhân trong các từ còn lại:
nhân loại, nhân tài, nhân đức, nhân dân.
Nhân ái, nhân vật, nhân nghĩa, nhân hậu.
Nhân quả, nhân tố, nhân chứng, nguyên nhân.
Đáp án :
nhân đức
nhân vật.
Nhân chứng.
Bài 2 : đặt câu với mỗi từ ở bài tập 1.
3. Củng cố dặn dò:
BD HSG: Tiếng Việt
Cấu tạo của tiếng
A. mục tiêu:
- Nắm được cấu tạo 3 phần của tiếng.
- Tìm bộ phận âm dầu trong các tiếng cho sẵn.
B. Đồ dùng dạy học: đề bài.
C. Các hoạt động dạy học:
1.Giới thiệu bài:
2. Hướng dẫn làm bài tập.
Bài 1: Những tiếng nào trong các câu thơ dưới đây không đủ 3 bộ phận: âm đầu, vần, thanh:
Mờ mờ ông bụt ngồi nghiêm
Nghĩ gì, ông vẫn ngồn yên lưng đền...
... Bỗng đâu vang tiếng sẫm rền
tỉnh ra em thấy trong đền đỏ hương.
( Trần Đăng Khoa)
Đáp án: ông, yên, em
Bài 2: Tìm bộ phận âm đầu trong các tiếng in đậm dưới đây: làm gì, giữu gìn, giặc giã, giết giặc, tháng giêng, giếng khơi, gia đình.
3. Củng cố dặn dò:
Thứ Tư ngày 8 tháng 9 năm 2010
Tập đọc
Dế mèn bênh vực kẻ yếu
(tiếp theo)
A.Mục tiêu : Giọng đọc phù hợp tính cách mạnh mẽ của nhân vạt Dế Mèn
B.Đồ dùng dạy học: Tranh minh hoạ sgk
C. Các hoạt động dạy học:
 Hoạt động dạy
I. Bài mới:
1. Giới thiệu bài.
2. Hướng dẫn luyện đọc. 
- Tổ chức cho hs đọc bài, luyện đọc từ khó, giải nghĩa từ.
- Gv đọc mẫu cả bài.
3. Hướng dẫn đọc diễn cảm:
- Gv HD đọc diễn cảm toàn bài.
- HD đọc diễn cảm đoạn 2.
- Gv đọc mẫu.
II. Củng cố dặn dò:
 Hoạt động học
- 1 hs đọc toàn bài.
- Hs nối tiếp đọc từng đoạn trước lớp.
Lần 1: Đọc + đọc từ khó.
Lần 2: Đọc + đọc chú giải.
- Hs luyện đọc theo cặp.
- 1 hs đọc cả bài.
-Hs nghe.
- 3 hs thực hành đọc 3 đoạn.
- Hs theo dõi.
- Hs luyện đọc diễn cảm theo cặp.
- Hs thi đọc diễn cảm.
Kỹ thuật
Vật liệu, dụng cụ cắt , khâu, thêu
( tiếp theo)
A.Mục tiêu : 
-Tìm hiểu đặc điểm , cách sử dụng các vật liệu,dụng cụ cắt ,may, khâu,thêu đơn giản.
-Thực hành được xâu chỉ vào kim vê nút chỉ .
-Giáo dục H/s ý thức yêu lao động.
B.Đồ dùng dạy học: Bộ đồ dùng cắt may khâu thêu lớp 4.
C. Các hoạt động dạy học:
Hoạt động dạy
Hoạt động học
I. Bài cũ
II. Bài mới:
1. Giới thiệu bài.
2. HĐ 1: Hướng dẫn tìm hiểu đặc điểm và cách sử dụng kim.
- Có những cỡ kim nào ?
- Có những loại kim nào?
- Nêu đặc điểm
- Để xâu được chỉ cần làm gì ?
- Vì sao phải nút chỉ ?
- GV làm mẫu xâu chỉ , vê nút chỉ.
3. HĐ2:Thực hành.
- Thực hành xâu kim, vê nút chỉ
- GV chia nhóm theo bàn
- GV chỉ dẫn ,giúp đỡ H/s chậm
- GV đánh giá kết quả thực hành
- GV nhận xét
III. Củng cố dặn dò:
- GV nhận xét tiết học
- Dặn h/s chuẩn bị đồ dùng học tiết 3: Bộ đồ dụng cắt may lớp 4.
- H/s quan sát hình 4. Mở hộp kim
- Trả lời các cỡ kim: cỡ to,cỡ vừa,cỡ nhỏ.
- Trả lời các loại kim: kim khâu, kim thêu.
- Mũi kim nhọn sắc, thân kim nhỏ,đuôi kim hơi dẹt, có lỗ để xâu chỉ.
- Quan sát hình 5a, b,c.Nêu cách xâu chỉ vào kim(SGK)
- Nêu cách xâu chỉ ,vê nút chỉ: 2 em nêu
- Khâu không bị tuột.
- H/s quan sát. Vài em tập làm trước lớp
- Các bàn kiểm tra sự chuẩn bị đồ dùng.
- H/s thực hành xâu chỉ vào kim , vê nút chỉ.
- Vài em thực hành trước lớp
- Lớp nhận xét
Tập làm văn
Thế nào là kể chuyện?
Nhân vật trong truyện
A. mục tiêu :
- biết kể lại một câu chuyện ngắn có đầu, có cuối liên quan đến 1,2 nhân vật và nói lên được một điều có ý nghĩa.
- Bước đầu kể tiếp câu chuyện theo tình huống cho trước, đúng tính cách nhân vật 
B. Đồ dùng dạy học : đề bài.
C. Các hoạt động dạy học :
1. Giới thiệu bài:
2. Luyện tập
Bài 1: Em hãy kể lại câu chuyện Dế Mèn bênh vực kẻ yếu và nêu lên ý nghĩa câu chuyện em vừa kể.
Bài 2: Trong giờ ra chơi, em thấy bạn bên cạnh vứt rác bừa bãi ra lớp học, em đã làm gì/ hãy kể lại câu chuyện ấy và cho biết trong câu chuyện em vừa kể có những nhân vật nào?
3. Củng cố dặn dò:
Thứ Năm ngày 9 tháng 9 năm 2010
Toán
so sánh các số có nhiều chữ số
A.Mục tiêu : Giúp hs:
- so sánh được các số co nhiều chữ số.
- Biết sắp xếp 4 số tự nhiên có không quá sáu chữ số theo thứ tự rừ bé đến lớn.
C.Các hoạt động dạy học:
Hoạt động dạy
1.Giới thiệu bài.
2. Thực hành
Bài 1: Điền dấu > , < , =
- Hs làm bài vào vở, 2 hs lên bảng làm bài.
- Chữa bài, nhận xét.
Bài 2: 
- Nêu cách tìm số lớn nhất? Số bé nhất ?
- Tổ chức cho hs làm bài cá nhân.
- Chữa bài, nhận xét.
Bài 3: Khoanh vào chữ đặt trước câu trả lời đúng.
Bài 4: Viết tiếp vào chỗ chấm.
- Hs làm bài vào vở, 2 hs lên bảng làm bài.
- Chữa bài, nhận xét.	
Bài 5: khoanh vào chữ đặt trước câu trả lời đúng:
- Hs làm bài vào vở, 2 hs lên bảng làm bài.
- Chữa bài, nhận xét.	
3 . Củng cố dặn dò:
Hoạt động học
- 1 hs đọc đề bài.
- Hs làm bài cá nhân, 2 hs lên bảng chữa bài.
687 653 > 98 978 493 701 > 654 702
687 653 > 687 599 700 000 > 69 999
857 432 = 857 432 857 000 > 856 999
- 1 hs đọc đề bài.
- Hs nêu cách làm.
- Hs làm bài vào vở, chữa bài.
a) số lớn nhất: 725 863
b) số bé nhất: 349 675
- 1 hs đọc đề bài.
- 1 hs lên bảng, lớp giải vào vở: khoanh vào đáp án D
- HS đọc đề bài.
- HS làm bài cá nhân vào vở.
Sinh hoạt lớp tuần 2
A. Mục tiêu:
- Giúp HS thấy được những ưu, khuyết điểm trong tuần 2, từ đó có hướng khắc phục.
- GD HS tinh thần phê bình và tự phê bình.
- Xây dựng kế hoạch tuần 3.
B. Lên lớp:
 1. Lớp sinh hoạt văn nghệ.
 2. Nội dung sinh hoạt. Lớp trưởng điều khiển sinh hoạt
 + Các tổ trưởng báo cáo hoạt động trong tuần của tổ.
 + Lớp phó học tập báo cáo hoạt động học tập của lớp.
3. Đánh giá các hoạt động trong tuần:
a. Lớp trưởng nhận xét tình hình của lớp và điều khiển lớp sinh hoạt.
b. GV đánh giá chung:
- Ưu điểm:
- Khuyết diểm:
 4. Kế hoạch tuần tới:
HĐNGLL
bầu cán sự lớp
1. Yêu cầu giáo dục: Giúp học sinh: 
- Hiểu vai trò quan trọng của đội ngũ cán bộ lớp trong quá trình học tập, rèn luyện của lớp.
- Biết lựa chọn những cán bộ có năng lực, nhiệt tình , trách nhiệm và tôn trọng, ủng hộ cán bộ lớp hoạt động.
2. Nội dung và hình thức hoạt động
a. Nội dung
- Tổng kết hoạt động của cán bộ lớp sau một năm học.
- Bầu ban cán bộ lớp mới.
b. Hình thức hoạt động
- Nghe báo cáo và thảo luận.
- Bầu bằng biểu quyết
3. Chuẩn bị hoạt động
a. Về phương tiện hoạt động
Ban cán bộ cũ chuẩn bị:
- Bảng báo cáo kết quả hoạt động năm học qua
- Mỗi tổ chuẩn bị một tiết mục văn nghệ
b. Về tổ chức
Giáo viên chủ nhiệm và cán sự lớp hội ý:
- Đánh giá kết quả hoạt động của lớp trong năm qua và thống nhất chương trình hoạt động.
- Phân công: 
+ Người viết báo cáo 
+ Người điều khiển chương trình
+ Thư ký
+ Trang trí lớp
+ Mỗi tổ một tiết mục văn nghệ
4. Tiến hành hoạt động
- Hát tập thể
- Tuyên bố lý do, giới thiệu chương trình, người điều khiển và thư kí.
- Báo cáo của ban cán bộ lớp về tổng kết hoạt động trong năm học và phương hướng hoạt động năm lớp .
+ Lớp trưởng đọc báo cáo
+Thảo luận và góp ý cho bản phương hướng
+ Người điều khiển tổng kết.
- Bầu ban cán bộ lớp mới:
+ Thảo luận thống nhất tiêu chẩn của cán sự lớp
+ứng cử và đề cử
+ Thư ký ghi tên các bạn được ứng cữ lên bảng.
+ Bầu bằng biểu quyết đối với lớp trưởng, lớp phó,...
+ Công bố kết quả
- GVCN chúc mừng và giao nhiệm vụ
- Đại diện ban cán bộ mới phát biểu ý kiến
- Hát tập thể.
5. Kết thúc hoạt động
Người điều khiển: 
- Chúc mừng ban cán bộ lớp mới 
- Chúc cả lớp đoàn kết, hợp tác trong hoạt động của lớp để đạt kết quả tốt trong năm học.

Tài liệu đính kèm:

  • docbuoi chieu tuan 2.doc