Giáo án Chiều Lớp 4 - Tuần 7 - Năm học 2010-2011

Giáo án Chiều Lớp 4 - Tuần 7 - Năm học 2010-2011

I. Bài cũ:

II. Bài mới:

1. Giới thiệu bài.

2. HĐ1: Tìm hiểu thông tin

+ Em nghĩ gì khi đọc các thông tin đó?

+ Họ tiết kiệm để làm gì?

+ Tiền của do đâu mà có?

- GV: tiết kiệm là một thói quen tốt, là biểu hiện của con người văn minh, xã hội văn minh.

3. HĐ2: Bày tỏ thái độ

- GV lần lượt nêu các ý kiến trong bài tập 1, YC HS bày tỏ thái độ đánh giá theo các phiếu màu GV đã quy ước. Và giải thích lí do lựa chọn của mình.

- Thế nào là tiêt kiệm tiền của?

 

doc 8 trang Người đăng dtquynh Lượt xem 948Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Chiều Lớp 4 - Tuần 7 - Năm học 2010-2011", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần 7 
ễ ễ ễ ễ ễ ễ ễ ễ ễ ễ ễ ễ ễ ễ ễ ễ ễ ễ ễ ễ ễ ễ ễ ễ ễ ễ
Thứ Hai ngày 11tháng 10 năm 2010
Đạo đức
Tiết kiệm tiền của ( tiết 1)
A. Mục tiêu: Học xong bài này HS có khả năng:
 - Nhận thức được cần phải tiết kiệm tiền của ntn? Vì sao phải tiết kiệm tiền của?
 - Biết đồng tình những hành vi, việc làm tiết kiệm tiền cảu.
B. Đồ dùng dạy học.
 - Hỡnh và cỏc tỡnh huống sgk
C. Các hoạt động dạy học.
 Hoạt động dạy
I. Bài cũ:
II. Bài mới:
1. Giới thiệu bài.
2. HĐ1: Tìm hiểu thông tin
+ Em nghĩ gì khi đọc các thông tin đó?
+ Họ tiết kiệm để làm gì?
+ Tiền của do đâu mà có?
- GV: tiết kiệm là một thói quen tốt, là biểu hiện của con người văn minh, xã hội văn minh.
3. HĐ2: Bày tỏ thái độ
- GV lần lượt nêu các ý kiến trong bài tập 1, YC HS bày tỏ thái độ đánh giá theo các phiếu màu GV đã quy ước. Và giải thích lí do lựa chọn của mình.
- Thế nào là tiêt kiệm tiền của?
4. HĐ3: Làm gì để tiết kiệm tiền của.
- YC HS thảo luận theo nhóm. Ghi lại những việc nên làm và không nên làm để tiết kiệm tiền của.
+ Trong ăn uống cần tiết kiệm ntn?
+ Có nhiều tiền thì tiêu ntn cho tiết kiệm?
+ Sử dụng đồ đạc ntn? Mới tiết kiệm?
+ Sử dụng điện, nước thế nào là tiết kiệm?
- Ghi nhớ.
III.Củng cố dặn dò
-Nhận xét tiết học
-Học bài và làm bài - c/b bài sau
Hoạt động học
- Thảo luận cặp đôi. Đọc các thông tin và xem tranh trả lời các câu hỏi.
+ Thấy người Nhật và người Đức rất tiết kiệm còn ở VN chúng ta đang thực hiện, thực hành tiết kiệm, chống lãng phí.
+ Tiết kiệm là thói quen của họ. Có tiết kiệm mới có thể có nhiều vốn để làm giàu
+ Tiền của là do sức lđ của con người mới có
- HS bày tỏ thái độ của mình.
+ Các ý kiến c,d là đúng
+ Các ý kiến a,b là sai
-Tiết kiệm là sử dụng đúng mục đích hợp lý. có ích, không sử dụng thừa thãi, tiết kiệm tiền của không phải là bủn xỉn, dè xẻn
- ghi vào vở những việc nên làm và không nên làm để tiết kiệm tiền của.
+ Nên làm: Tiêu tiền một cách hợp lý không mua sắm lung tung.
+ Không nên làm: Mua quà ăn vặt, thích dùng đồ mới, bỏ đồ cũ.
+ Ăn uống vừa đủ, không thừa thãi. Chỉ mua những thứ cần dùng.
+ Chỉ giữ đủ dùng, phần còn lại thì cất đi hoặc giữ tiết kiệm
+ Giữ gìn đồ đạc, đò dùng cũ cho hỏng mới dùng đồ mới.
+ Lấy nước đủ dùng. Khi không cần dùng điện, nước thì tắt.Tắt bớt những bóng đèn, điện không cần thiết.
- Đọc phần ghi nhớ.
Luyện viết
Bài 7
A. Mục tiêu: 
- Củng cố cách viết chữ hoa A, Ă, Â, B, C, D, Đ, E, Ê ( chữ nghiêng)
- viết từ ứng dụng và câu ứng dụng bằng chữ cỡ nhỏ.
B. Đồ dùng dạy học: Mẫu chữ hoa 
C. Các hoạt đông dạy - học chủ yếu: 
Hoạt động dạy
1. GV: Nêu MĐ, yêu cầu của tiết học.
2. Hướng dẫn HS viết trên bảng con.
- YC HS tìm các chữ viết hoa trong bài.
- GV Viết mẫu kết hợp nhắc lại quy trình viết chữ.
- YC HS viết bảng con các chữ 
3. Hướng dẫn viết vào vở Luyện viết:
 - Yêu cầu HS luyện viết: Bài 7
 - GC theo dõi, nhắc nhở HS viết đúng
 - Chấm bài: Nhận xét từng bài về chữ viết, cách trình bày.
 4. Củng cố, NX tiết học và dặn dò.
Hoạt động học
 - Lắng nghe.
 - HS trả lời.
 - Lắng nghe và quan sát.
 - HS viết bảng con. 
HS viết bài: 
BD HSG: Toán
Số tự nhiên và các phép tính với số tự nhiên
( tiếp theo)
A. Mục tiêu: Giải các bài toán về số tự nhiên và phép tính với số tự nhiên
B. Đồ dùng dạy học: đề bài.
C. Các hoạt đông dạy - học chủ yếu: 
1. Giới thiệu bài.
2. HD HS giải một số bài tập sau: 
Bài 1: Tìm hai số biết hiệu hai số đó là 82 và nếu viét thêm một chữ số nào đó vào bên phải số bé, ta được số lớn.
Bài 2: Tìm 3 số tự nhiên biết tổng của số thứ nhất với số thứ hai là 32, số thứ hai với số thứ ba là 39, số thứ ba với số thứ nhất là 37.
Bài 3: Có thể dùng các chữ số 1, 3, 5, 7, 9 để tạo nên 5 số mà tổng của chúng bằng 1000 không?
Bài 4: Tổng của hai số là 69, nêú gấp 3 lần số thứ hai và giữ nguyên số thứ nhất thì tổng mới là 87. tìm hai số đó.
3. Củng cố dặn dò:
Thứ Ba ngày 12 tháng 10 năm 2010
Toán
Biểu thức có chứa hai chữ
A.Mục tiêu : 
- Nhận biết một số biểu thức đơn giản có chứa hai chữ
- Biết tính giá trị một số biểu thức đơn giản có chứa hai chữ.
B. Các hoạt động dạy học.
Hoạt động dạy
II. Bài mới:
1.Giới thiệu bài.
2. Thực hành:
Bài tập 1: Viết vào chỗ chấm ( theo mẫu)
- Bài tập Y/c chúng ta làm gì?
- YC HS làm bài vào VBT.
- GV nhận xét, cho điểm.
Bài tập 2: Viết vào ô trống ( theo mẫu)
- YC HS đọc các biểu thức có trong bài.
- YC HS làm bài.
- Mỗi lần thay các chữ a và b bằng các số chúng ta tính được gì?
Bài tập 3
- Y/c HS làm bài vào VBT sau đó nêu kết quả trước lớp.
- GV nhận xét, cho điểm.
III. Củng cố dặn dò:
Hoạt động học
- HS trả lời.
- 3 HS lên bảng làm bài, lớp làm vào VBT.
a) Nếu a = 2 và b = 1 thì a - b = 2 - 1 = 1.
b) Nếu m = 6 và n = 3 thì
m + n = 6 + 3 = 9.
m - n = 6 - 3 = 3
m x n = 6 x 3 = 18
m : n = 6 : 3 = 2.
- 1 HS đoch các biểu thức.
- Đọc đề bài, tự làm vào vở; 2 HS lên bảng.
- Tính được một giá trị của các biểu thức có trong bài.
- Học sinh đọc đề bài, làm bài và nêu kết quả trước lớp.
- Nhận xét, sửa sai.
Luyện từ và câu
Cách viết tên người, tên địa lí việt nam
A. Mục tiêu : Biết vận dụng quy tắc đã học để viết đúng một số tên riêng Việt Nam, tìm và viết đúng một vài tên riêng Việt Nam.
B.Đồ dùng dạy học : đề bài.
C.Các hoạt động dạy học :
2. Hướng dẫn hs làm bài tập.
Bài 1: 
Hãy viết tên 5 bạn trong lớp em.
Hãy viết tên em và địa chỉ gia đình em.
Bài 2: Viết tên 5 tỉnh, thành phố mà em biết
Bài 3: Hãy viết tên các di tích lịch sử và danh lam thắng cảnh nổi tiếng ở tỉnh em.
3. Củng cố dặn dò:
BD HSG: Tiếng Việt
Cảm thụ văn học
A. Mục tiêu: Giúp HS nêu được cảm nghĩ của mình về hình ảnh chị Nhà Trò trong tác phẩm Dế Mèn bênh vực kẻ yếu
B. Đồ dùng dạy học: đề bài.
C. Các hoạt đông dạy - học chủ yếu: 
1. Giới thiệu bài.
2. HD HS làm bài tập: 
Đề bài: Hình ảnh chị Nhà Trò trong tác phẩm Dế Mèn bênh vực kẻ yếu đã để lại trong lòng người đọc bao thương cảm. em hãy nêu cảm nghĩ của em.
Gợi ý: 
a) Giới thiệu hình ảnh chị Nhà trò và tác phẩm Dế Mèn bênh vực kẻ yếu
b) Ngoại hình nhân vật có gì đặc biệt:
c) Thân phận nhân vật như thế nào?
d) Cảnh ngộ của nhân vật hiện tại như thé nào?
đ) Hình ảnh nhân vật là địa diện cho ai trong xã hội?
e) Hình ảnh chị Nhà Trò gợi cho em những suy nghĩ gì?
3. Củng cố dặn dò:
Thứ Tư ngày 13 tháng 10 năm 2010
Tập đọc
Trung thu độc lập
A.Mục tiêu : Bước đầu biết đọc diễn cảm đoan văn phù hợp với nội dung 
B. Các hoạt động dạy học:
 Hoạt động dạy
I. Bài mới:
1. Giới thiệu bài.
2. Hướng dẫn luyện đọc. 
- Gọi 1 HS khá đọc bài.
- GV chia đoạn: Bài chia làm 3 đoạn
- Gọi HS đọc nối tiếp đoạn - GV kết hợp sửa cách phát âm cho HS.
- Đọc mẫu toàn bài.
3. Hướng dẫn đọc diễn cảm:
- Gọi 3 HS đọc nối tiếp cả bài.
- GV hd HS luyện đọc một đoạn .
- Thi đọc diễn cảm
- GV nhận xét chung 
II. Củng cố dặn dò:
 Hoạt động học
- HS đọc bài, cả lớp đọc thầm
- HS đọc nối tiếp đoạn
- HS đọc nối tiếp đoạn và nêu chú giải SGK.
- HS luyện đọc theo cặp.
 - Đọc nối tiếp toàn bài,cả lớp theo dõi cách đọc
- HS theo dõi .
- HS cả lớp bình chọn bạn đọc hay nhất
- Lắng nghe
Kỹ thuật
Khâu ghép hai mép vải bằng mũi Khâu thường 
( tiếp theo)
A.Mục tiêu : 
- Biết cách khâu ghép hai mép vải bằng mũi khâu thường
- khâu ghép được hai mép vải bằng mũi khâu thường. Các mũi khâu có thể chưa đều nhau, mũi khâu có thể bị dúm
B.Đồ dùng dạy học: Mẫu đường khâu ghép 2 mép vải bằng mũi khâu thường. Bộ đồ dùng kĩ thuật 4
C. Các hoạt động dạy học: 
Hoạt động dạy
Hoạt động học
I. Bài cũ
II. Bài mới:
1. Giới thiệu bài.
2. HĐ 1: Thực hành
- Nêu quy trình khâu ghép 2 mép vải bằng mũi khâu thường ?
- Nêu các bước thao tác kĩ thuật ?
- GV kiểm tra sự chuẩn bị của h/s
- GV quan sát , uốn nắn , giúp đỡ những em có khó khăn
3. HĐ 2: Đánh giá kết quả
- Tổ chức trưng bày sản phẩm .
- Nêu tiêu chuẩn đánh giá :
+ Đường khâu cách đều mép vải, phẳng.
+ Mũi khâu đều nhau
+ Hoàn thành sản phẩm đúng thời gian
- GV nhận xét biểu dương h/s có bài tốt .
III. Củng cố, dặn dò.
- GV nhận xét tiết học.
- Dặn h/s đọc trước bài: Khâu đột thưa , chuẩn bị đồ dùng tiết 8.(Bộ đồ dùng cắt may lớp 4)
- Nghe giới thiệu
- 2-3 em nêu. Lớp nhận xét
- 2 em nêu : 
+ Bước 1 vạch dấu
+ Bước 2 khâu lược
+ Bước 3 khâu ghép 2 mép vải
- Mở đồ dùng , chọn vải. Thực hành cá nhân .
- Đổi sản phẩm tự kiểm tra theo bàn. Chọn sản phẩm đẹp
- Trưng bày sản phẩm theo bàn
- Nghe
- H/s tự đánh giá theo tiêu chuẩn
- Nghe, bình chọn bài thực hành tốt nhất.
Tập làm văn
Luyện tập xây dựng đoạn văn kể chuyện
A. mục tiêu : Dựa vào 6 tranh minh hoạ truyện: “Ba lưỡi rìu” và cốt truyện đã xây dựng để tạo thành 2-3 đoạn văn kể chuyện.
B. Đồ dùng dạy học : đề bài, Sáu tranh minh hoạ truyện trong SGK.
C. Các hoạt động dạy học :
1. Giới thiệu bài:
2. Luyện tập
Đề bài: Dựa vào 6 tranh minh hoạ truyện: “Ba lưỡi rìu” và cốt truyện đã xây dựng để tạo thành 2-3 đoạn văn kể chuyện.
Gợi ý:
+ Truyện có những nhân vật nào?
+ Câu chuyện kể lại chuyện gì?
+ Truỵên có ý nghĩa gì?
3. Củng cố dặn dò:
Thứ Năm ngày 14 tháng 10 năm 2010
Toán
Biểu thức có chứa ba chữ
A.Mục tiêu : 
- Nhận biết một số biểu thức đơn giản có chứa hai chữ
- Biết tính giá trị một số biểu thức đơn giản có chứa hai chữ.
C. Các hoạt động dạy học.
Hoạt động dạy
II. Bài mới:
1.Giới thiệu bài.
2. Thực hành:
Bài tập 1: 
- Bài tập Y/c chúng ta làm gì?
- Đọc biểu thức trong bài.
- GV nhận xét, cho điểm.
Bài tập 2: Viét vào ô trống.
- Mỗi lần thay các chữ a và b bằng các số chúng ta tính được gì?
Bài tập 3: HS làm tương tự bài tập 1.
- Gv vẽ bảng số lên bảng.
- Y/c HS nêu ND các dòng trong bảng.
- GV nhận xét, cho điểm.
III. Củng cố dặn dò:
Hoạt động học
a) Biểu thức a + b + c
b) a + b + c
 a - b - c
 a x b x c
- HS tự làm bài,4 HS lên bảng làm bài.
- Đọc đề bài, tự làm vào vở; 3 HS lên bảng.
- Tính được một giá trị của biểu thức a - b.
- Học sinh đọc đề bài và tự làm bài. sau đó nêu kết quả.
- Nhận xét, sửa sai.
Sinh hoạt lớp tuần 7
A. Mục tiêu:
- Giúp HS thấy được những ưu, khuyết điểm trong tuần 7 từ đó có hướng khắc phục.
- GD HS tinh thần phê bình và tự phê bình.
- Xây dựng kế hoạch tuần 8.
B. Lên lớp:
1. Lớp sinh hoạt văn nghệ.
2. Nội dung sinh hoạt: Lớp trưởng điều khiển sinh hoạt
 + Các tổ trưởng báo cáo hoạt động trong tuần của tổ.
 + Lớp phó học tập báo cáo hoạt động học tập của lớp.
3. Đánh giá các hoạt động trong tuần:
a. Lớp trưởng nhận xét tình hình của lớp và điều khiển lớp sinh hoạt.
b. GV đánh giá chung:
- Ưu điểm:
+ HS đi học đầy đủ, đúng giờ
+ Có ý thức cao trong học tập.
+ Việc tự quản trong giờ 15’ đã đi vào nền nếp.
+ HS trong lớp đoàn kết, giúp đỡ nhau cùng tiến bộ.
- Khuyết diểm:
+ Một số em còn chưa chịu khó học bài cũ và đọc bài trước khi đến lớp.
+ Một số HS còn quên sách vở.
4. Kế hoạch tuần tới:
HĐNGLL
Lễ giao ước thi đua tiết học tốt
1. Yêu cầu giáo dục: Giúp học sinh: 
- Hiểu được được thế nào là một tiết học tốt và những yêu cầu mà các em cần thực hiện trong tiết học đó.
- Xác định thái độ học tập đúng đăn, rèn luyện ý thức tổ chức kỉ luật, tính chăm chỉ, sáng tạo trong học tập. Biết đấu tranh, phê phán những biểu hiện sai trái trong học tập.
- Rèn luyện kĩ năng học bài, làm bài, ghi chép, phát biểu ý kiến trong giờ học.
2. Nội dung và hình thức hoạt động
a. Nội dung
- Tiết học tốt và ý nghĩa tác dụng của nó.
- Bạn cần làm gì và làm như thế nào để góp phần thực hiện tiết dạy tốt?
- Đăng kí thi đua giữa các tổ với tiêu đề "Tiết học tốt theo lời Bác dạy"
b. Hình thức hoạt động
- Trao đổi về yêu cầu và cách thực hiện tiết học tốt, tiến hành đăng kí thi đua giữa các tổ và có các tiết mục văn nghệ xen kẽ.
3. Chuẩn bị hoạt động
a. Về phương tiện hoạt động
- Các tổ họp thống nhất nội dung đăng kí thi đua thực hiện tiết học tốt theo 4 chỉ tiêu chính:
	+ Chuẩn bị tốt bài học, bài làm ở nhà.
	+ Giữ kỉ luật trong giờ học.
	+ Phát biểu ý kiến trong giờ học.
- Chuẩn bị câu hỏi để cả lớp trao đổi và đáp án trả lời.
b. Về tổ chức
- Phân công trang trí: lọ hoa, khăn bàn.
- Chuẩn bị các tiết mục văn nghệ.
4. Tiến hành hoạt động
a) Mở dầu
- Hát tập thể
- Người điều khiển tuyên bố lý do lễ phát động thi đua "Tiết học tốt".
- Công bố chương trình làm việc.
b) Thảo luận
	Cả lớp trao đổi về một số câu hỏi sau:
	- Thế nào là một tiết học tốt?
	- Tác dụng của những tiết học tốt là gì?
	- Để có một tiết học tốt học sinh cần phải làm gì?
	Sau khi lớp trao đổi, cán bộ lớp tổng kết ý kiến, rút ra những yêu cầu chính mà mỗi học sinh cần phải thực hiện trong tiết học.
c) Đang kí thi đua
- Đại diện các tổ lên đọc bản đăng kí thi đua của tổ mình. Cán bộ lớp ghi các chỉ tiêu đăng kí thi đua của các tổ lên bảng theo từng cột cho cả lớp theo dõi.
- Khi các tổ đăng kí thi đua xong, cả lớp trao đổi thêm về chỉ tiêu thi đua và biện pháp thực hiện.
- Hát tập thể hoặc cá nhân, kể chuyện về gương học tập xen kẽ trong phần thảo luận.
5. Kết thúc hoạt động
- Đại diện cán bộ lớp nhận xét về kết quả chuẩn bị các việc được phân công của cá nhân, nhóm, tổ.
- Giáo viên nhận xét về tinh thần và chất lượng tham gia các hoạt động trong lễ phát động thi đua.

Tài liệu đính kèm:

  • docbuoi chieu tuan 7.doc