Giáo án chiều Tuần 11 - Năm học 2011 - 2012

Giáo án chiều Tuần 11 - Năm học 2011 - 2012

TIẾT 1: LUYỆN TOÁN

LUYỆN TẬP VỀ NHÂN VỚI SỐ CÓ MỘT CHỮ SỐ

I. MỤC TIÊU.

- Giúp học sinh củng cố nhân số có nhiều chữ số với số có một chữ số.

- Vận dụng nhân với số có một chữ số trong tính toán nhanh , đúng.

- Phát triển tư duy cho học sinh.

II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC.

 Hệ thống bài tập.

 

doc 14 trang Người đăng thuthuy90 Lượt xem 1067Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án chiều Tuần 11 - Năm học 2011 - 2012", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần 11 (từ ngày 14-18/11/2011)
Thứ hai ngày 14 tháng 11 năm 2011
Tiết 1: LUYỆN TOÁN
Luyện tập về nhân với số có một chữ số 
I. Mục tiêu.
- Giúp học sinh củng cố nhân số có nhiều chữ số với số có một chữ số.
- Vận dụng nhân với số có một chữ số trong tính toán nhanh , đúng.
- Phát triển tư duy cho học sinh.
II. Đồ dùng dạy học.
 Hệ thống bài tập.
III. Hoạt động dạy học
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
1. ổn định tổ chức.
2. Kiểm tra:
-Chữa bài về nhà.
3. Bài mới
*Tiết 1.
* Hướng dẫn luyện tập
Bài 1: Đặt tính rồi tính
a) 23541 x 2 b) 53165 x 6
c) 12604 x 7 d) 27082 x 4
Bài 2.Tính giá trrị của biểu thức.
a)35761 + 61773 x 2 b)2385 x 4 + 21205 x 5
c)15853 x5 – 62608 d) 6906 x 7 – 9885 x 3
Bài 3: Tính
a)25038 x 3 + 10872 b)25038 + 3 x 10872
c) 50726 x 4 – 39827 d) (42163 + 10872 ) x 4
e)42163 + 10872 x 4
Bài 4 :Tính bằng cách thuận tiện nhất.
a)4 x 7 x 5 b) 25 x 985 x 4
c) 15 x 9 x2 d) 2 x 3238 x 50
e) 2005 -5 + 5 + 5+ 5+ 5+.+ 5 ( 11 số 5)
Bài 5:Một mét vải xanh giá 65 000 đồng, một mét vải trắng giá 48 000 đồng. Mẹ đi chợ mua 3mét vải trắng và 3mét vải xanh. Hỏi mẹ phải trả bao nhiêu tiền
Tiết 2:
*Chép đề bài lên bảng yêu cầu học sinh làm bài trong 40 phút.
Bài 1: Tính giá trị của biểu thức.
326781 + 117250 x 6 2578396- 100407 x 5
30168 x 4 -4782 12680 x( 903- 897)
Bài 2: Tìm X.
6 x(X + 9845) = 29042 x 6
( X:3 ) x8 = 8 x 3198
Bài 3: Tính bằng cách thuận tiện nhất:
123 x 5 x 2 2 x 34 x 5 2 x 3 x4 x 5
 20 x 6 x 5 x 7
Bài 4: Một kg gạo tẻ giá 85 00 đồng, 1kg gạo nếp giá 15 000 đồng. Hỏi nếu mua 3kg gạo tẻ, 3 kg gạo nếp thì hết bao nhiêu tiền? (giải bằng hai cách)
Bài 5: Tìm số tự nhiên biết rằng nếu bỏ đi 2 chữ số cuối ta được số mới kém số đã cho 4491 đơn vị
*Giáo viên thu bài, chấm , nhận xét
-Chữa lỗi sai của học sinh.
*Yêu cầu những học sinh làm bài chưa đạt yêu cầu phải làm lại.
IV.Hoạt động nối tiếp:
-Nhận xét tiết học. Về nhà học bài và làm bài vở bài tập toán nâng cao.
-Học sinh làm bảng lớp và nháp.
-Vài học sinh nêu cách thực hiện.
-Nhận xét và chốt kết quả đúng.
a.47082 b.318990
c.88228 d.108328
-Yêu cầu học sinh đọc đề.
-Làm bài tập vào vở.
-Vài em lên bảng làm.
-Nhận xét và chốt kết quả đúng.
a.159307 b. 108410
c.16657 d.18687
*Yêu cầu học sinh làm vào vở.
-5 học sinh lên bảng làm
-Nhận xét chốt kết quả đúng
a.93186 b.57654 c.163077
d.212140 e. 85651
*Tiến hành tương tự các bài trên
**Đọc đề, phân tích đề.
-Làm bài.
-Mọt học sinh lên bảng làm bài.
-Chốt bài làm đúng.
Bài giải
C1 Số tiền mua 3mét vải trắng là
48 000 x 3= 144 000 (đồng)
Số tiền mua 3 mét vải xanh là:
65 000 x 3= 195 000(đồng)
Mẹ phải trả số tiền là:
144 000 + 195 000= 339000(đồng)
C2: Một mét vải trắng và một mét vải hoa hết số tiền là:
48 000+65000= 113000( đồng)
Mẹ phải trả số tiền là:
113000 x 3= 339 000(đồng)
Đáp số : 339 000 đồng
*Yêu cầu học sinh đọc đề
-Học sinh tự làm bài vào trong vở.
Tiết 2: Tập viết 
 Bài 10: Góc sân và khoảng trời	
I- Mục đích- yêu cầu : 
- HS viết đúng cỡ chữ, trình bầy đẹp theo chữ mẫu trong bài viết : Góc sân và khoảng trời. 
- Rèn luyện kĩ năng viết đảm bảo tốc độ cho HS.
- Rèn luyện tính cẩn thận cho HS
II- Đồ dùng dạy học : Vở thực hành luyện viết 4- tập 1
III- Các hoạt động dạy học chủ yếu
1- Hướng dẫn viết : 
- HS mở vở đọc bài viết trong vở luyện viết.
- Quan sát các chữ viết và cách trình bầy bài viết mẫu.
- Tập viết các chữ hoa trên giấy nháp.
2- HS thực hành viết bài
- HS viết bảng tay chữ Góc sân và khoảng trời.
- GV nhắc nhở và đánh giá chung cách viết của HS.
- HS mở vở viết bài, GV quan sát hướng dẫn HS ngồi chưa đúng tư thế ngồi ngay ngắn, cách cầm bút, để vở
Lưu ý : HS viết bài thơ cần chú ý kiểu thơ lục bát.
3- Chấm chữa bài 
- GV nêu tiêu chuẩn đánh giá:
+ Bài viết đúng không mắc lỗi chính tả.
+ Trình bầy đẹp, viết đúng cỡ.
+ Bài viết sạch sẽ, đẹp mắt
- Cho HS tự chấm bài theo tổ
- Mỗi tổ chọn 4 bài viết đẹp nhất để dự thi với tổ bạn.
- Bầu ban giám khảo: gồm GV và ban cán sự lớp.
- Chọn bài viết đẹp nhất, 
- Tuyên dương tổ có nhiều bạn viết đẹp và bạn viết đẹp nhất.
4- HD viết bài ở nhà 
5- Củng cố dặn dò :
- Nhận xét chung giờ học. Yêu cầu HS chưa viết xong về nhà hoàn thành bài viết.
Tiết 3: Thực hành Địa lý
BÀI 9. THÀNH PHỐ ĐÀ LẠT
1. Điền từ thớch hợp vào chỗ trống rồi vẽ mũi tờn vào sơ đồ cho đỳng.
Đà Lạt
Khớ hậu
Thiờn nhiờn
Cỏc cụng trỡnh xõy dựng
Thành phố du lịch
và nghỉ mỏt
2. Gạch bỏ những khung chữ cú nội dung khụng đỳng trong bảng sau :
THÀNH PHỐ ĐÀ LẠT
Nằm trờn cao nguyờn :
Di Linh
Lõm Viờn
Thuộc tỉnh:
Lõm Đồng
Đồng Nai
Độ cao so với mặt biển :
1000 m
1500 m
Khớ hậu:
Núng quanh năm
Quanh năm mỏt mẻ
Rừng:
Rừng thụng xanh tốt
Rừng rậm nhiệt đới
3. Kể tờn một số loại hoa, quả, rau xứ lạnh của Đà Lạt. 
 Hoa :	
Quả :...
Rau :....
4. Điền từ thớch hợp vào khung trống rồi vẽ mũi tờn vào sơ đồ để thể hiện mối quan hệ giữa thiờn nhiờn với hoạt động sản xuất của người dõn ở Đà Lạt.
Thứ tư ngày 15 tháng 11 năm 2011
Tiết 1: Luyện từ và câu
Luyện tập về động từ.
I. Mục đích yêu cầu:
- Củng cố cho học sinh nắm vững khái niệm về động từ và các từ bổ sung ý nghĩa cho động từ và ý nghĩa thời gian.
- Nhận biết được động từ và các từ bổ sung ý nghĩa cho động từ trong đoạn văn đoạn thơ.
- Biết tìm các từ bổ nghĩa cho động từ phù hợp.
- Có ý thức sử dụng từ đúng, yêu quý Tiếng Việt.
II. Đồ dùng dạy học: Hệ thống bài tập.
III. Hoạt động dạy học
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
1. ổn định tổ chức
2. Bài cũ: Kiểm tra bài tập về nhà
3. Bài mới:
a) Giới thiệu bài.
b) Hướng dẫn luyện tập.
* Ôn lại kiến thức động từ:
- Thế nào là động từ
- Giáo viên nhận xét chốt ý đúng:động từ là từ chỉ hoạt động hay trạng thái 
+ Cách nhận biết một từ có phải là động từ không?
* Vận dụng thực hành:
Bài 1: Gạch dưới động từ trong các câu thơ sau. Chọn từ chir thời gian( đã ,vẫn ,dang) thích hợp vào chỗ trống trong những câu thơ sau.
a) ôicòn đây của các em.
 Chồng thư mới mở Bác..xem
 Chắc Người thương lắm lòng con trẻ
 Nên để bâng khuâng gió động rèm.
b) Như xưa vườn dừa quê nội
Sao lòng tôi bõng thấy bâng khuâng.
Ôi thân dừa..hai lần máu chảy
Biết bao đau thương, biết mấy oán hờn
*Giáo viên chốt lại lời giải đúng:
Thứ tự cần diền là: vẫn, đang, vẫn, đã.
Bài 2: Chọn từ chỉ thời gian thích hợp điền vào chỗ trống trong đoạn văn sau:
 “Chị Nga ơi, em..đi công tác ở Việt Trì. Lần này, em..ghé thăm chị. Em..nói thì em..thực hiện.
*Chấm chữa bài.
+ Các từ cần điền là:
Sắp, sẽ đã sẽ.
Bài 3: đặt câu với từ chỉ thời gian bổ nghĩa cho động từ sau:
đã, sắp, đang, sẽ
*Chữa bài, ghi câu hay lên bảng
Bài 4: Tìm từ chỉ thơì gian dùng sai trong các câu dưới đây, rồi sửa lại cho đúng.
a) Nó đang khỏi ốm từ tuần trước.
b) Mai nó về thì tôi sẽ đi rồi.
c) Ông ấy đã bận nên không tiếp khách.
d) Năm ngoái bà con nông dân đã gặt lúa thì bị bão.
* Chốt lại bài đúng
a. đang-> đã b. sẽ->đã c.đã->đang
d. đã -> đang (sắp)
-Vài em nêu khái niệm động từ.
-Vài em nêu từ chỉ thời gian bổ nghĩa cho động từ ( đã, vẫn, đang, sắp, sẽ, mới.)
+Thêm vào trước nó một từ chỉ mệnh lệnh được không. Nếu được thì đó là động từ.( hãy đừng , chớ,)
+Có thêm vào sau nó một từ chỉ sự hoàn thành. Nếu được thì đó là động từ. (xong, rồi)
*Đọc đề.
Tìm động từ sau đó thêm từ chỉ thời gian.
*Học sinh làm vào vở.
+Báo cáo kết quả.
+Nhận xét 
*Đọc đề và làm vào vở
*Đặt câu vào vở
-Vài em đọc câu vừa đặt.
-Đọc bài chữa.
*đọc đề.
-Tìm từ chỉ thời gian dùng sai và sửa.
-Báo cáo.
-Nhận xét.
IV. Củng cố dặn dò:
Nhận xét tiết học.
Giao bài về nhà: làm bài 5/42 vở bài tập nâng cao từ và câu lớp 4.
Tiết 2: Luyện toán 
Luyện tập về nhân với số có tận cùng là chữ số 0
I. Mục tiêu: Củng cố cho HS
- Nhân với số có tận cùng là chữ số 0. Giải bài toán có liên quan đến nhân với số có tận cùng là chữ số 0.
- Rèn kỹ năng tính toán chính xác, làm tốt bài tập.
- Phát triển khả năng tư duy cho HS.
II. Đồ dùng:
- STK, hệ thống bài tập
III. Các hoạt động dạy học:
1. Tổ chức:
2. Kiểm tra: Chữa bài VN
- NX, đánh giá
3. Bài mới:
- HD làm bài tập
Bài 1: Tính
 270 4300 13480
x 30 x 200 x 400
 8100 86000 5392000
- HD HS cách làm
- NX, đánh giá
- Nêu lại cách đặt tính
30
Bài 2: Tìm các số tròn chục viết vào ô trống để có:
10
 x 5 = 210 x 5 < 210
40
20
 x 5 < 210 x 5 < 210
- HD làm bài
- Gọi HS làm bài
- Chữa bài, NX
Bài 3: Một đội xe có 7 ô tô chở gạo. Mỗi ô tô chở được 60 bao gạo. Mỗi bao cân nặng 50 kg. Hỏi đội xe đó chở được bao tấn gạo? ( HS giải bằng hai cách) 
- Gọi HS đọc đề
- HD HS phân tích đề
- Thu chấm, NX
4. Hoạt động nối tiếp:
- Hệ thống bài
- Nhận xét giờ học
- HDVN làm bài. CB bài sau.
- Hát
- HS đọc YC bài
- HS làm nháp
- 3 HS chữa bài
- HS nêu
- HS đọc YC bài
- Làm bài, chữa bài
- HS đọc đề bài
- HS phân tích đề
- Làm vở
 Bài giải:
C1: Bảy ô tô chở được số bao gạo là:
 60 x 7 = 420 ( bao)
 Đội xe ô tô đó chở được số kg gạo là:
 50 x 420 = 21000 ( kg)
 Đổi 21000 kg = 21 tấn
 Đáp số : 21 tấn
C2: Mỗi xe ô tô chở được số kg gạo là:
 50 x 60 = 3000 ( kg)
 Đội xe ô tô đó chở được số kg gạo là: 
 3000 x 7 = 21000 ( kg)
 Đổi 21000 kg = 21 tấn
 Đáp số : 21 tấn
- Chữa bài, NX
Tiết 3: Thực hành khoa học.
Ôn tập: con người và sức khỏe. Nước có những tính chất gì? 
I. Mục tiêu.
- Củng cố kiến thức bài Phòng bệnh béo phì và Phòng một số bệnh lây qua đường tiêu hóa.
- Hoàn thành các bài tập trong VBT.
II. Lên lớp.
1. Quan sỏt hỡnh 1 và 2 trang 42 SGK và hoàn thành bảng sau :
Kết quả quan sỏt
Kết luận
(Cốc 1 chứa gỡ ? Cồc 2 chứa gỡ ?)
Cốc 1
Cốc 2
Làm thớ nghiệm Tỡm hiểu xem nước cú hỡnh dạng thế nào và hoàn thành bảng sau :
Dụng cụ và cỏch tiến hành
Nhận xột hỡnh dạng của nước
Bước 1. Đổ nước vào một chai nhựa trong và đậy chặt nỳt chai. 
Bước 2. Để chai nước nằm ngang.
Làm thớ nghiệm Tỡm hiểu xem nước chảy thế nào (hỡnh 4 trang 43 SGK) và hoàn thành bảng sau :
Vật cho nước thấm qua :
1 Chai thuỷ tinh. 1 vải bụng. 1 Áo mưa. 1 Lon sữa bũ.
Chất tan trong nước :
1 Cỏt.	1 Bột gạo. 1 Đường. 1 Bột mỡ.
Đặt một chậu chứa ớt nước (đỏnh dấu vạch nước trong chậu) dưới ỏnh nắng mặt trời trong một vài ngày. Nhận xột xem mực nước trong chậu thay đổi thế nào.
Đỏnh dấu X vào 1 trước cõu trả lời đỳng nhất.
Nước trong thiờn nhiờn tồn tại ở những thể nào ? □ Lỏng.	□ Khớ.
1 Rắn.	1 Cả ba thể trờn.
Nước bay hơi nhanh trong điều kiện nào ?
1Nhiệt độ cao.	 1 Khụng khớ khụ.
1 Thoỏng giú.	1 cả ba điều kiện trờn.
Đỏnh dấu X vào 1 dưới hỡnh bạn lựa chọn. 1uần ỏo ướt muốn nhanh khụ phải phơi ở đõu ?
□
 □
Đặt khay cú nước vào ngăn đỏ của tủ lạnh, sau vài giờ lấy ra.
Hiện tượng gỡ sẽ xảy ra đối với nước trong khay ?
Hiện tượng đú gọi là gỡ ?
Hóy điền cỏc từ : bay hơi ; đụng đặc ; ngưng tụ ; núng chảy vào vị trớ của cỏc mũi tờn cho phự hợp.
Nước ở thể lỏng
Hơi nước
Nước ở thể rắn
Nước ở thể lỏng
Thứ sáu ngày 18 tháng 11 năm 2011
Tiết 1: Luyện Toán. 
Luyện tập nhân, chia với ( cho) 10, 100, 1000...
I. Mục tiêu: Củng cố cho HS 
- Nhân, chia với ( cho) 10, 100, 1000, và giải các bài toán có liên quan.
- Rèn kỹ năng nhâ, chia thành thạo.
- Giáo dục cho HS có ý thức cẩn thận trong toán học.
- Phát triển khả năng tư duy cho HS.
II. Đồ dùng:
- STK, hệ thống các bài tập
III. Các hoạt động dạy học:
1. Tổ chức: Sĩ số:
2. Kiểm tra: Chữa bài VN
- NX, đánh giá
3. Bài mới:
- HD làm bài tập
Bài 1: Tính nhẩm
a. 27 x 10 = 270 72 x 100 = 7200
 86 x 10 = 860 103 x 100 = 10300
 358 x 10 = 3580 1977 x 100 = 197700
b. 180 : 10 = 18 32 x 100 = 3200
 300 : 10 = 30 3200 : 100 = 32
 2000 : 100 = 20 95000 : 1000 = 95
- NX, chốt lại lời giải đúng
Bài 2: Tính
a. 63 x 100 : 10 = 6300 :10 
 = 630
b. 79 x 100 : 10 = 7900 :10
 = 790
c. 960 x 1000 : 100 = 960000 : 100 
 = 9600
d. 90000 : 1000 x 10 = 90 x 10
 = 900
- YC HS làm nháp
- YC đổi vở kiểm tra chéo bài của nhau- 2 HS lên bảng chữa bài
- NX, chốt lời giải đúng
- Nêu lại cách làm
Bài 3: Viết số thích hợp vào chỗ trống
a. 160 = 16 x 10 b. 70000 = 70 x 1000
 4500 = 45 x 100 70000 = 700 x 100
 9000 = 9 x 1000 70000 = 7000 x 10
 c. 8000 = 8 x 1000
 800 = 8 x 100
 80 = 8 x 10
- Chấm, chữa bài
Bài 4: Một thùng sữa có 10 vỉ, mỗi vỉ có 4 hộp sữa, mỗi hộp sữa giá 3000 đồng. Hỏi nếu mua 3 thùng sữa đó thì hết bao nhiêu tiền? ( HS khá giỏi giải bằng 2 cách) 
- Gọi HS đọc đề
- HD HS phân tích đề
- Gọi HS chữa bài
- NX, bổ sung
- Hát
- HS đọc YC bài
- HS làm miệng nối tiếp nêu KQ
- NX, bổ sung
- HS đọc YC bài
- Làm bài vào nháp
- Chữa bài
- Vài HS nêu lại
- Đọc YC bài
- HS làm vở
- Chữa bài, NX
- HS đọc đề bài
- HS phân tích đề
- Làm vở
 Bài giải:
C1: Mỗi vỉ sữa có giá tiền là:
 3000 x 4 = 12 000 ( đồng)
Mua một thùng sữa hết số tiền là:
 12 000 x 10 = 120 000 ( đồng)
Vậy mua 3 thùng sữa đó thì hết số tiền là:
 120 000 x 3 = 360 000 ( đồng)
 Đáp số: 360 000 đồng
C2: Bài giải:
 Mỗi thùng sữa có hộp sữa là:
 4 x 10 = 40 ( hộp)
 Ba thùng sữa đó thì có hộp sữa là:
 40 x 3 = 120 ( hộp)
 Vậy mua 3 thùng sữa đó hết số tiền là:
 3000 x 120 = 360 000 ( đồng)
 Đáp số: 360 000 đồng
4. Củng cố, dặn dò:
- Hệ thống ND bài
- Nhận xét giờ học
- VN ôn bài. CB bài học sau.
Tiết 2: Luyện tập Làm văn
Luyện tập mở bài trong văn kể chuyện
I. Mục đích yêu cầu: Củng cố cho HS
- Biết thế nào là mở bài trực tiếp và gián tiếp trong bài vă kể chuyện.
- Vận dụng viết được đoạn mở bài một bài văn kể chuyện theo hai cách mở bài trực tiếp và mở bài gián tiếp.
- GD HS có ý thức chăm học bộ môn.
II. Đồ dùng:
- STK, VBT.
III. Các hoạt động dạy học:
1. Tổ chức: Sí số:
2. Kiểm tra: Đọc lại bài văn giờ trước.
- NX, đánh giá
3. Bài mới:
* HD HS luyện tập
Tiết 1:
Đề 1: Sách TV nâng cao 4
a. Bài văn mở bài theo cách nào?
- HD HS nắm YC của đề.
- YC HS tìm đoạn mở bài và xác định đoạn mở bài theo cách nào?
b. Hãy kể lại câu chuyện Mình bận học theo lời kể của người bạn Vô- lô- đi- a và mở bài theo cách gián tiếp.
- GV nhận xét, chốt lại cho HS cách mở bài gián tiếp
Tiết 2: 
- GV chép đề bài lên bảng
Đề 2: Em hãy viết mở bài theo cách gián tiếp cho câu chuyện sau: Chiếc gối ( Sách TVNC 4/ 151)
- HD HS xác định yêu cầu của đề bài.
- GV, HS nhận xét, đánh giá.
4. Củng cố, dặn dò:
- Hệ thống bài. Nhận xét giờ học.
- HDVN viết lại bài.
- Hát
- 2 HS đọc
- NX, bổ sung
- HS đọc YC bài: Mình bận học ( Sách TVNC 4/ 151)
- Đọc, tự tìm cá nhân.
- Trình bày trước lớp
- Tự làm bài cá nhân phần b
- Đọc bài viết của mình
- Lớp nhận xét
- VD: Có thể mở bài như sau:
Để trở thành một người tài giỏi, người ta phải có ý chí, quyết tâm học tập ngay từ bé. Tôi đã rất thấm thía điều này mỗi khi nhớ lại câu chuyện giữa tôi và Vô- lô- đi- a ngày ấy. Chuyện là thế này: Một hôm tôi mua được một khẩu băn chim mới....
- HS nêu đoạn mở bài.
- HS viết bài vào vở
- Đọc bài viết
- VD: Mỗi người đều có những đồ vật mà mình quý trọng, xem như một kỉ vật bởi trong nó chứa bao nhiêu tình cảm, và nhiều khi chứa đựng cả một câu chuyện cảm động khó quyên. Với tôi, vật đó là chiếc gối.
Tiết 3: Sinh hoạt lớp
I. Kiểm danh:
	- Tổng số: 31 HS
	- Vắng: ...........
II. Giới thiệu đại biểu: 
 	- GV chủ nhiệm lớp.
III. Nhận xét đánh giá tuần vừa qua: 
- Lớp trưởng nhận xét các mặt hoạt động, nề nếp, việc học tập của các bạn trong tuần 11; thông báo kết quả xếp loại thi đua giữa các tổ.
	Tổ 1: Xếp thứ.......	Tổ 2: Xếp thứ......
	Tổ 3: Xếp thứ.......	Tổ 4: Xếp thứ ......
 	- Lớp trưởng triển khai công việc tuần tới.
IV. GV phát biểu ý kiến:
 1. Nhận xét, đánh giá kết quả học tập, rèn luyện của HS; tuyên dương những em thực hiện tốt, tiến bộ; nhắc nhở những em thực hiện chưa tốt.
 2. Nhắc nhở, quy định nề nếp của lớp của trường và thông báo công việc tuần 12. 
V. Văn nghệ với chủ đề “Chào mừng ngày Nhà giáo Việt Nam 20-11”.
Ngày 14 tháng 10 năm 2011
BGH Ký duyệt

Tài liệu đính kèm:

  • docTuan 11.doc