Giáo án Chính tả 4 tiết 3: Nghe – viết: Cháu nghe câu chuyện của bà

Giáo án Chính tả 4 tiết 3: Nghe – viết: Cháu nghe câu chuyện của bà

: CHÍNH TẢ

Tiết 3: Nghe – viết : CHÁU NGHE CÂU CHUYỆN CỦA BÀ

I. MỤC TIÊU:

 1. Nghe - viết và trình bày bài chính tả sạch sẽ. Biết trình bày đúng các dòng thơ lục bát, các khổ thơ.

2. Làm đúng bài tập 2a\b

II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:

 Giấy khổ lớn viết sẵn nội dung bài tập 2a.

III. HOẠT ĐỘNG TRÊN LỚP:

 

doc 3 trang Người đăng hoaithu33 Lượt xem 1083Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Chính tả 4 tiết 3: Nghe – viết: Cháu nghe câu chuyện của bà", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
: CHÍNH TẢ
Tiết 3: Nghe – viết : CHÁU NGHE CÂU CHUYỆN CỦA BÀ
I. MỤC TIÊU:
	1. Nghe - viết và trình bày bài chính tả sạch sẽ. Biết trình bày đúng các dòng thơ lục bát, các khổ thơ. 
2. Làm đúng bài tập 2a\b
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:
	Giấy khổ lớn viết sẵn nội dung bài tập 2a.
III. HOẠT ĐỘNG TRÊN LỚP:
Giáo viên
Học sinh
1. Kiểm tra bài cũ: 
- GV mời 1 HS đọc cho 2 HS viết bảng lớp, cả lớp viết vào bảng con những tiếng có âm đầu là s/x hoặc ăn/ăng trong bài tập 2 của tiết chính tả trước.
- Nhận xét bài cũ.
2. Bài mới:
 Giới thiệu bài:Trong tiết chính tả hôm nay, các em sẽ nghe cô đọc và viết đúng chính tả bài thơ Cháu nghe câu chuyện của bà. Sau đó sẽ luyện viết đúng các tiếng có âm đầu hoặc thanh dễ lẫn (tr/ch, dấu hỏi/dấu ngã )
Hướng dẫn HS nghe - viết:
- Đọc một lần bài thơ.
- Yêu cầu HS đọc bài thơ. 
+ Bài thơ viết theo thể gì?
+ Những chữ nào trong bài phải viết hoa? 
- Hướng dẫn HS viết các từ dễ viết sai : mỏi, gặp, dẫn, lạc, về, bỗng.
+ Nêu cách trình bày bài thơ.
+ Yêu cầu HS nhắc lại tư thế ngồi khi viết bài.
- Yêu cầu HS gấp sách.
- Đọc bài cho HS viết.
 - Đọc lại toàn bài chính tả 1 lượt.
- Chấm chữa 10 đến 15 bài.
- Nhận xét bài viết của HS.
Hướng dẫn HS làm bài tập chính tả:
Bài 2 : Hoạt động nhóm
- Chọn cho HS làm phần a.
- Gọi HS đọc yêu cầu của bài tập.
- Đề bài yêu cầu gì?
- Phát cho các nhóm giấy khổ lớn để làm bài.
- Yêu cầu HS các nhóm đọc bài làm của mình.
- Theo dõi, nhận xét. tuyên dương những nhóm làm bài đúng.
+ Em hiểu hình ảnh : “Trúc dẫu cháy, đốt ngay vẫn thẳng” như thế nào?
+ Nêu ý nghĩa của đoạn văn.
- 1 HS đọc cho 2 HS viết bảng lớp, cả lớp viết vào bảng con những tiếng có âm đầu là s/x hoặc ăn/ăng trong bài tập 2 của tiết chính tả trước.
- Lắng nghe
- Theo dõi.
- 1 em đọc to, cả lớp đọc thầm bài thơ.
+ Bài thơ viết theo thể lục bát.
+ Chữ đầu câu.
- 1 HS lên bảng viết, cả lớp viết vào bảng con các từ GV vừa hướng dẫn.
+ Câu 6 viết lùi vào, cách lề vở 1 ô. câu 8 viết sát lề vở. hết mỗi khổ thơ phải để trống 1 dòng, rồi viết tiếp khổ sau.
+ Ngồi ngay ngắn, lưng thẳng, đầu hơi cúi mắt cách vở khoảng 25 đến 30cm Tay trái đè và giữ nhẹ mép vở. Tay phải viết bài
- Thực hiện theo yêu cầu của GV. 
- HS viết bài vào vở..
à- HS soát lại bài.
- HS đổi chéo vở soát lỗi cho nhau, tự sửa những lỗi viết sai bên lề.
- Theo dõi để rút kinh nghiệm cho bài viết sau.
- Cả lớp chia 4 nhóm
- 1 em đọc đề bài, cảø lớp đọc thầm.
- Điền vào chỗ trống tr hay ch.
- Các nhóm nhận giấy khổ lớn thảo luận và điền kết quả. Đại diện các nhóm treo bảng và trình bày bài làm của nhóm mình. 
 Như tre mọc thẳng, con người không chịu khuất. Người xưa có câu : “Trúc dẫu cháy, đốt ngay vẫn thẳng”. Tre là thẳng thắn, bất khuất ! Ta kháng chiến, tre lại là đồng chí chiến đấu của ta. Tre vốn cùng ta làm ăn, lại vì ta mà cùng ta đánh giặc.
- Một số em đọc bài làm của nhóm mình, HS cả lớp nhận xét kết quả bài làm của nhóm bạn.
+ Thân trúc tre đều có nhiều đốt. Dù trúc, tre bị thiêu cháy thì đốt của nó vẫn giữ nguyên dáng thẳng như trước.
+ Đoạn văn ca ngợi cây tre thẳng thắn, bất khuất, là bạn của con người.
3. Củng cố, dặn dò:
- Về nhà ghi vào vở 5 từ chỉ tên các con vật bắt dầu bằng chữ tr/ch, M : trăn / châu chấu. Hoặc 5 từ chỉ đồ đạc trong nhà mang thanh hỏi hoặc thanh ngã. M : chổi / võng.
- Nhắc những HS viết sai lỗi trong bài viết về nhà viết lại mỗi lỗi hai dòng.
- GV nhận xét tiết học. Tuyên dương những HS viết chính tả đúng. 

Tài liệu đính kèm:

  • docChinh ta Chau nghe cau chuyen cua ba(1).doc