Giáo án chuẩn kiến thức kỹ năng - Lớp 4 - Tuần 13 (soạn ngang)

Giáo án chuẩn kiến thức kỹ năng - Lớp 4 - Tuần 13 (soạn ngang)

TẬP ĐỌC:

NGƯỜI TÌM ĐƯỜNG LÊN CÁC VÌ SAO

I. MỤC TIÊU:

- Đọc đúng tên riêng nước ngoài (Xi-ôn-cốp-xki), biết đọc phân biệt lời nhân với lời dẫn truyện.

- Hiểu ND : Ca ngợi nhà khoa học vĩ đại Xi-ôn-cốp-xki nhờ kiên trì, bền bỉ nghiên cứu suốt 40 năm, đã thực hiện thành công mơ ước tìm đường lên các vì sao. (Trả lời được các câu hỏi SGK)

II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:

- Tranh ảnh về kinh khí cầu, tên lửa, con tàu vũ trụ.

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:

A. Kiểm tra bài cũ: (3 phút)

- 2 HS đọc bài Vẽ trứng và nêu ý nghĩa của bài.

- GV cùng lớp nhận xét, ghi điểm.

B. Bài mới:

1. Giới thiệu bài: (1 phút) Thông qua tranh SGK.

2. Hướng dẫn luyện đọc và tìm hiểu bài: (28 phút)

a- Luyện đọc: (10 phút)

- 1 HS khá đọc cả bài.

- Hướng dẫn chia đoạn : 4 đoạn:

Đ1: 4 dòng đầu ; Đ2: 7 dòng tiếp ; Đ3: 6 dòng tiếp ; Đ4: phần còn lại.

- 4 HS đọc nối tiếp (2lần), kết hợp sửa phát âm, giải nghĩa từ (chú giải), chú ý đọc đúng tên riêng, các câu hỏi.

- 1 HSđọc cả bài.

- Nhận xét về đúng từ, ngữ, ngắt nghỉ hơi, đọc đúng các câu hỏi trong bài.

- GV đọc toàn bài.

 

doc 23 trang Người đăng haiphuong68 Lượt xem 421Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án chuẩn kiến thức kỹ năng - Lớp 4 - Tuần 13 (soạn ngang)", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần 13: 	 Thứ hai, ngày 09 tháng 11 năm 2009 
Tập đọc:
Người tìm đường lên các vì sao
I. Mục tiêu:
- Đọc đúng tên riêng nước ngoài (Xi-ôn-cốp-xki), biết đọc phân biệt lời nhân với lời dẫn truyện.
- Hiểu ND : Ca ngợi nhà khoa học vĩ đại Xi-ôn-cốp-xki nhờ kiên trì, bền bỉ nghiên cứu suốt 40 năm, đã thực hiện thành công mơ ước tìm đường lên các vì sao. (Trả lời được các câu hỏi SGK)
II. Đồ dùng dạy học:
- Tranh ảnh về kinh khí cầu, tên lửa, con tàu vũ trụ.
III. Các hoạt động dạy học:
A. Kiểm tra bài cũ: (3 phút)
- 2 HS đọc bài Vẽ trứng và nêu ý nghĩa của bài.
- GV cùng lớp nhận xét, ghi điểm. 
B. Bài mới: 
1. Giới thiệu bài: (1 phút) Thông qua tranh SGK. 
2. Hướng dẫn luyện đọc và tìm hiểu bài: (28 phút)
a- Luyện đọc: (10 phút)
- 1 HS khá đọc cả bài.
- Hướng dẫn chia đoạn : 4 đoạn:
Đ1: 4 dòng đầu ; Đ2: 7 dòng tiếp ; Đ3: 6 dòng tiếp ; Đ4: phần còn lại.
- 4 HS đọc nối tiếp (2lần), kết hợp sửa phát âm, giải nghĩa từ (chú giải), chú ý đọc đúng tên riêng, các câu hỏi.
- 1 HSđọc cả bài.
- Nhận xét về đúng từ, ngữ, ngắt nghỉ hơi, đọc đúng các câu hỏi trong bài.
- GV đọc toàn bài. 
b- Tìm hiểu bài: (10 phút)
- Thảo luận theo nhóm 2,3: trao đổi, trả lời 4 câu hỏi sgk.
- GV điều khiển cho HS trả lời, trao đổi lần lượt từng câu hỏi trước lớp; 
+ Xi-ôn-cốp-xki mơ ước điều gì ? (Mơ ước được bay lên bầu trời).
+ Ông kiên trì thực hiện mơ ước của mình như thế nào? 
(Ông sống kham khổ để dành dụm tiền mua sách vở và dụng cụ thí nghiệm...)
+ Nguyên nhân chính giúp ông thành công? 
(Ông có ước mơ chinh phục các vì sao, có nghị lực, quyết tâm thực hiện mơ ước)
- GV giới thiệu về Xi-ôn-cốp-xki:... 
+Em hãy đặt tên khác cho truyện ? 
(Lần lượt nhiều HS đặt : VD : Người chinh phục các và sao; Từ mơ ước bay lên bầu trời; Ông tổ của nghành vũ trụ...)
- Hướng dẫn rút ra nội dung chính của bài : (như mục tiêu)
c- Đọc diễn cảm: (8 phút)
- 4 HS đọc nối tiếp.
+ Nêu cách đọc: Toàn bài giọng trang trọng, cảm hứng ca ngợi khâm phục. Nhấn giọng những từ ngữ nói về ý chí, nghị lực, khao khát hiểu biết của Xi-ôn-cốp-xki: nhảy qua, gãy chân, vì sao, không biết bao nhiêu, hì hục, hàng trăm.
- Luyện đọc diễn cảm đoạn : từ đầu đến “...trăm lần.”
- GV đọc. HS theo dõi và nêu cách đọc đoạn.
- Luyện đọc theo cặp.
- Thi đọc cá nhân, đọc theo cặp.
- GV cùng HS nhận xét, khen HS đọc tốt. 
3. Củng cố, dặn dò:
- 2 HS nêu lại nội dung và ý nhĩa câu chuyện?
 (Kiên trì, bền bỉ, quyết tâm thực hiện ước mơ)
- Nhận xét tiết học. Dặn HS về nhà học bài, chuẩn bị bài sau.
.
Toán:
Giới thiệu nhân nhẩm số có hai chữ số với 11
I. Mục tiêu:
- Biết cách nhân nhẩm số có hai chữ số với 11.
II. Các hoạt động dạy học:
1. Hoạt động 1: (3 phút) Củng cố về nhân với số có hai chữ số.
- 2 HS nêu cách nhân với số có 2 chữ số và lấy ví dụ minh hoạ? 	
- GV cùng HS nhận xét, ghi điểm.
2. Hoạt động 2 : (12 phút) Giới thiệu nhân nhẩm với 11.
a) Nhân nhẩm trường hợp tổng hai hai chữ số bé hơn 10.
- GV giới thiệu : Đặt tính và tính: 27 x 11
- 1 HS lên bảng tính, cả lớp làm nháp. (kết quả: 297)
- Hướng dẫn nhận xét 297 và 27 : (Số xen giữa hai chữ số của 27 là tổng của 2 và 7).
- Yêu cầu HS vận dụng tính: 23 x 11 ; 36 x 11 ; 42 x 11 ; 
b) Trường hợp tổng hai chữ số lớn hơn hoặc bằng 10. 
- GV giới thiệu : Nhân nhẩm: 48 x 11 
- Hướng dẫn HS nhận thấy tổng 4 + 8 = 12 là số có 2 chữ số.
- Yêu cầu cả lớp đặt tính và tính? (kết quả : 528)
- GV giới thiệu cách nhân nhẩm : 4 + 8 = 12. Viết 2 xen giữa 2 chữ số của 48, được 428. Thêm 1 vào 4 của 428, được 528.
* Chú ý : Trường hợp tổng hai chữ số bằng 10 làm giống hệt như trên. 
- Yêu cầu HS vận dụng tính: 83 x 11 ; 46 x 11 ; 49 x 11 ; 
3. Hoạt động 3 : (17 phút) Luyện tập, thực hành .
* Bài 1: 
- HS tự tính nhẩm và viết bảng con.
- Hướng dẫn HS chốt bài làm đúng:
43 x 11 = 473 ; 86 x 11 = 946 ; 73 x 11 = 803
- Gọi 2 HS nêu lại cách nhân nhẩm với 11.
* Bài 2: 
- HS tự làm bài vào vở, 2 HS lên bảng.
- Khi tìm x nên tính nhẩm
- GV cùng lớp nhận xét, chữa bài:	 x : 11 = 35 x : 11 = 87
 	 x = 35 x 11 x = 87 x 11
 	 x = 385 x = 958
* Bài 3: 
- Yêu cầu HS đọc đề bài.
- Hướng dẫn HS tóm tắt, phân tích đề bài.
- Cả lớp làm bài vào vở, 1 HS lên chữa bài:
 Cách 1 	 Cách 2
Số học sinh của khối lớp Ba là:
11 x 16 = 176 ( học sinh )
Số học sinh của khối lớp Bốn là:
11 x 14 = 154 ( học sinh )
Số học sinh của cả hai khối lớp là:
176 + 154 = 330 ( học sinh )
Đáp số: 330 học sinh.
Tổng số hàng của cả hai khối lớp là:
16 + 14 = 30 (hàng)
Tổng số HS của cả hai khối lớp là:
11 x 30 = 330 (học sinh)
 Đáp số: 330 học sinh.
Cách 3 (Dành cho HS KG) Tổng số HS của cả hai khối lớp là:
 11 x (16 + 14) = 330 (học sinh)
 Đáp số: 330 học sinh.
- GV cùng lớp nhận xét, chữa bài. 
*Bài 4 : 
- Yêu cầu HS đọc yêu cầu, trao đổi nhóm 4, rút ra kết luận đúng : - Câu b.
3. Hoạt động nối tiếp : (3 phút)
- 2 HS nêu cách nhân nhẩm số có 2 chữ số với 11.
- Nhận xét tiết học. Về nhà làm các bài tập trong SGK và chuẩn bị bài sau.
.
Lịch sử :
Cuộc kháng chiến chống quân tống xâm lược lần 2 (1075 – 1077)
I. Mục tiêu: Sau bài học, HS biết:
- Biết những nét chính về trận chiến tại phòng tuyến sông Như Nguyệt ( có thể sử dụng lược đồ trận chiến tại phòng tuyến sông Như Nguyệt và bài thơ tương truyền của Lý Thường Kiệt). 
- Lý Thường Kiệt chủ động xây dựng phòng tuyến trên bờ Nam sông Như Nguyệt. 
- Quân địch do Quách Quỳ chỉ huy từ bờ Bắc tổ chức tiến công. 
- Lý Thường Kiệt chỉ huy quân ta bất ngờ đánh thẳng vào doanh trại giặc. 
- Quân địch không chống cự nổi, tìm đường tháo chạy. 
- Vài nét về Lý Thường Kiệt: người chỉ huy cuộc kháng chiến chống quân Tống lần thứ hai thắng lợi. 
II. Đồ dùng dạy học :
- Lược đồ trận chiến tại phòng tuyến sông Như Nguyệt.
- Phiếu học tập.
- Tư liệu liên quan đế trận chiến trên phòng tuyến sông Như Nguyệt.
III. Các hoạt động dạy học chủ yếu :
* Hoạt động khởi động: (3 phút)
- 1 HS nêu sự phát triển của chùa thời Lý?
- GV nhận xét ghi điểm.
- Giới thiệu bài mới : Dẫn dắt từ nội dung bài thơ thần của Lý Thường Kiệt.
1. Hoạt động 1:(10 phút) Lý Thường Kiệt chủ động tấn công quân xâm lược Tống
- Gọi 2 HS đọc SGK từ đầu đến “...rút về nước.” Lớp theo dõi.
- Yêu cầu HS thảo luận nhóm đôi và trả lời các câu hỏi :
+ Khi biết quân Tống đang xúc tiến việc xâm lược nước ta lần thứ 2, Lý Thường Kiệt có chủ trương gì ? 
(Ngồi yên đợi giặc không bằng đem quân đánh trước để chặn mũi nhọn của giặc).
+ Ông dã thực hiện chủ trương đó như thế nào? 
( Cuối năm 1075, Lý Thường Kiệt chia thành 2 cánh quân bất ngờ đánh vào nơi tập trung quân Lương của nhà Tống ở Ung Châu, Khâm Châu, Liêm Châu rồi rút về nước).
+ Việc đó có tác dụng gì ?
(...Không phải để xâm lược mà để phá tan âm mưu của nhà Tống).
- Chốt kiến thức: Cuối năm 1075, quân Tống chuẩn bị sang xâm lược nước ta. Lý Thường Kiệt đã chủ động cất quân bất ngờ tiến đánh quân Tống ngay trên đất Tống nhằm phá tan âm mưu xâm lược của giặc.
2 Hoạt động 2: (14 phút) Trận chiến trên sông Như Nguyệt. 
- Gọi 2 HS đọc SGK từ đoạn còn lại. Lớp theo dõi.
- Yc HS thảo luận nhóm 4 và trả lời các câu hỏi :
+ LTK đã làm gì để chuẩn bị chiến đấu với giặc? (XD phòng tuyến sông Như Nguyệt).
+ Thời gian nào? 	(Cuối năm 1076).
+ Lực lượng quân Tống như thế nào? Do ai chỉ huy ? 
(10 vạn bộ binh, 1 vạn ngựa, 20 vạn dân phu, do Quách Quỳ chỉ huy).
+ Trận chiến diễn ra ở đâu? Vị trí quân giặc, quân ta? 
(Diễn ra trên phòng tuyến s. Như Nguyệt, quân giặc ở phía bắc của sông, quân ta ở phía nam).
+ Kể lại trận quyết chiến trên phòng tuyến sông Như Nguyệt? 
(1 Đại diện nhóm HS kể kết hợp chỉ trên lược đồ).
- Chốt kiến thức: Lý Thường Kiệt chủ động xõy dựng phũng tuyến trờn bờ Nam sụng Như Nguyệt. Quõn địch do Quỏch Quỳ chỉ huy từ bờ Bắc tổ chức tiến cụng. Lý Thường Kiệt chỉ huy quõn ta bất ngờ đỏnh thẳng vào doanh trại giặc. Quõn địch khụng chống cự nổi, tỡm đường thỏo chạy. 
3. Hoạt động 3: (5 phút) Kết quả và nguyên nhân. 
- Yêu cầu HS suy nghĩ và trả lời câu hỏi :
+ Trình bày kết quả của cuộc KC chống quân Tống xâm lược lần thứ 2 ? 
(Quân Tống chết quá nửa, phải rút về nước. Nền độc lập của nước Đại Việt được giữ vững).
+ Vì sao nhân dân ta giành được chiến thắng vẻ vang đó? 
(Nhân dân ta có lòng nồng nàn yêu nước, đoàn kết chống giặc ngoại xâm ).
* Hoạt động nối tiếp : (3 phút)
- Chốt kiến thức bài học: Như mục tiêu.	
- Nhận xét tiết học.
- Dăn HS học thuộc bài, làm BT trong VBT LS và chuẩn bị bài sau.
.
Kể chuyện:
Kể chuyện được chứng kiến hoặc tham gia
I. Mục tiêu :
Dựa vào SGK, chọn được câu chuyện (được chững kiến hoặc tham gia) thể hiện đúng tinh thần kiên trì, vượt khó.
- Biết sắp xếp các sự việc thành một câu chuyện.
II. Các hoạt động dạy học:
A. Kiểm tra bài cũ: (3 phút)
- 1 HS kể lại câu chuyện mà em đã nghe đã đọc về người có nghị lực? 
- Lớp trao đổi, nhận xét.
- GV nhận xét, ghi điểm. 
B. Bài mới:
1. Giới thiệu bài: (1 phút) Trực tiếp.
- GV kiểm tra sự chuẩn bị truyện của HS. 
2. Hướng dẫn tìm hiểu yêu cầu của đề bài: (14 phút)
* Đề bài: Kể một câu chuyện em được chứng kiến hoặc trực tiếp tham gia thể hiện tinh thần kiên trì vượt khó.	
- GV hỏi HS để gạch chân được những từ ngữ quan trọng. 
- HS xác định từ ngữ quan trọng.
- 3 HS nối tiếp đọc các gợi ý 1,2,3. Lớp theo dõi.
- HS nối tiếp nhau nói tên câu chuyện mình chọn kể.
VD: Tôi kể về quyết tâm của một bạn giải bằng được bài toán khó...
* GV nhắc HS : + Lập nhanh dàn ý câu chuyện trước khi kể.
 + Dùng từ xưng hô - tôi. 
- HS chuẩn bị dàn ý vào nháp.
- GV khen HS chuẩn bị dàn ý tốt. 
3. Thực hành kể chuyện và trao đổi về ý nghĩa câu chuyện. (14 phút)
- Kể chuyện trong nhóm : Từng cặp HS kể cho nhau nghe.
- Thi kể trước lớp: HS nối tiếp nhau kể.
- Cùng các bạn trao đổi về nội dung, ý nghĩa câu chuyện.
- Cả lớp bình chọn câu chuyện hay nhất. 
4. Củng cố dặn dò: (3 phút)
- Nhận xét tiết học.
- HS về nhà xem trước nội dung bài kể chuyện Búp bê của ai ?
.
Thứ ba, ngày 10 tháng 11 năm 2009 
Khoa học :
Nước bị ô nhiễm
I. Mục tiêu: Sau bài học HS biết:
- Nờu đặc chớnh của nước sạch và nước bị ụ nhiễm: 
+ Nước sạch: trong suốt, khụng màu, khụng mựi, khụng vị, khụng chứa cỏc vi sinh vật hoặc cỏc chất hào tan cú hại cho sức khỏe con người. 
+ Nước bị ụ nhiễm: cú màu, cú chất bẩn, cú mựi hụi, chứa vi sinh vật nhiều quỏ mức cho phộp, chứa cỏc chất hũa tan cú hại cho sức khỏe. 
II. Đồ dùng dạy học.
-  ...  Cách tiến hành:
- Cả lớp đọc thầm SGK, quan sát tranh ảnh trả lời các câu hỏi: 
+ ĐBBB là nơi đông dân hay thưa dân? 
(Là vùng có dân cư tập trung đông đúc nhất cả nước).
+ Người dân sống ở ĐBBB chủ yếu là dân tộc nào? (Dân tộc Kinh).
+ Làng của người Kinh ở ĐBBB có đặc điểm gì?
(Làng của người Kinh có nhiều ngôi nhà quây quần bên nhau).
+ Nêu các đặc điểm về nhà ở của người Kinh? - Nhà có cửa chính quay về hướng (Nam được xây dựng kiên cố, chắc chắn, xung quanh có sân, vườn, ao...)
+ Làng Việt cổ có đặc điểm gì? 
(...thường có luỹ tre xanh bao bọc. Mỗi làng có 1 ngôi đình thờ Thành Hoàng...)
+ Ngày nay, nhà ở và làng xóm của người Kinh có thay đổi ntn? 
( ...có nhiều thay đổi, làng có nhiều nhà hơn trước, nhiều nhà xây có mái bằng hoặc cao tầng, nền lát gạch hoa. Các đồ dùng trong nhà tiện nghi hơn: có tủ lạnh, tivi, quạt điện,...)
* Kết luận: Người dân sống ở ĐBBB chủ yếu là người Kinh. Đây là vùng có dân cư tập trung đông đúc nhất nước ta. Làng ở ĐBBB có nhiều ngôi nhà quây quần bên nhau.
2. Hoạt động 2: (11 phút) Lễ hội.
* Mục tiêu: Kể tên một số hoạt động trong lễ hội.
* Cách tiến hành: Thảo luận nhóm.
- Thảo luận nhóm 4: Dựa vào nội dung SGK, tranh, ảnh sưu tầm, và vốn hiểu biết thảo luận và trả lời các câu hỏi: 
+ Người dân thường tổ chức lễ hội vào mùa nào? Nhằm mục đích gì? 
( mùa xuân và mùa thu để cầu cho một năm mới mạnh khoẻ, mùa màng bội thu,...)
+ Trong lễ hội có những hoạt động gì? Kể tên một số hoạt động mà em biết? 
(Tổ chức tế lễ và các hoạt động vui chơi, giải trí).
+ Kể tên một số lễ hội nổi tiếng của người dân ĐBBB ? 
(Hội Lim, hội chùa Hương, Hội Gióng, ...)
- Trình bày: Lần lượt từng nhóm trao đổi nội dung.
- Nhóm khác nhận xét, bổ sung, chốt câu trả lời đúng.
- GV kết luận chung. 
* Kết luận: Người dân ở ĐBBB thường mặc các trang phục truyền thống trong lễ hội. Hội Chùa Hương, Hội Lim, Hội Gióng ,... là những lễ hội nổi tiếng ở ĐBBB.
- Hướng dẫn rút ra ghi nhớ của bài : (SGK)
3. Củng cố, dặn dò:
- Đọc phần ghi nhớ SGK trang 102.
- Về nhà học thuộc bài, làm BT trong VBT và xem bài Hoạt động sản xuất của người dân ở ĐBBB.
.
Thứ sáu , ngày 13 tháng 11 năm 2009 
Đạo đức :
Hiếu thảo với ông bà cha mẹ ( tiết 2)
I. Mục tiêu: Giúp HS hiểu:
- Biết được con chỏu phải hiếu thảo với ụng bà, cha mẹ để đền đỏp cụng lao ụng bà, cha mẹ đó sinh thành, nuụi dạy mỡnh. 
- Biết thể hiện lũng hiếu thảo với ụng bà, cha mẹ bằng một số việc làm cụ thể trong cuộc sống hằng ngày ở gia đỡnh
II. Các hoạt động dạy học chủ yếu:
* Hoạt động khởi động : (3 phút)
- 1 HS đọc thuộc phần ghi nhớ của bài đã học ở tíêt trước.
- GV cùng HS nhận xét, bổ sung, ghi điểm.
- Giới thiệu bài mới : Nêu mục tiêu tiết học.
1. Hoạt động 1: (5 phút) Đánh giá việc làm đúng sai.
- HS làm việc theo nhóm đôi quan sát tranh SGK và đặt tên cho tranh.
+ Tranh 1: Cậu bé chưa ngoan ; 
(Hành động của cậu bé chưa ngoan vì cậu bé chưa hiếu thảo và quan tâm tới ông bà cha mẹ).
+ Tranh 2. Một tấm gương tốt ; 
(Cô bé biết chăm sóc bà khi bà ốm, động viên bà. Việc làm của cô bé chúng ta học tập).
+ Em hiểu thế nào là hiếu thảo với ông bà cha mẹ ? 
( ... luôn quan tâm chăm sóc giúp đỡ ông bà cha mẹ).
2. Hoạt động 2: (8 phút) Kể chuyện tấm gương hiếu thảo. 
- HS làm việc theo nhóm.
- VD : + Về công lao của cha mẹ: Chim trời ai dễ nhổ lông; Nuôi con ai dễ kể công tháng ngày.
+ Về lòng hiếu thảo: Chỗ ướt mẹ nằm chỗ ráo để con.
- Lần lượt HS kể.
3. Hoạt động 3: (8 phút) Em sẽ làm gì? 
- HS ghi những điều dự định sẽ làm để quan tâm chăm sóc ông bà cha mẹ.
- HS dán bài lên lần lượt nêu.
- Lớp nhận xét, trao đổi, bổ sung.
- GV kết luận: Các em làm đúng các điều dự định. 
4. Hoạt động 4: (8 phút) Đóng vai xử lý tình huống.
- GV ra tình huống. 
- HS đóng tình huống chia theo nhóm.
- GV cùng HS nhận xét, trao đổi theo các tình huống. 
5. Củng cố, dặn dò:
- Đọc phần ghi nhớ.
- Nhận xét tiết học.
.
Luyện từ và câu:
câu hỏi và dấu chấm hỏi
I. Mục tiêu:
- Hiểu tác dụng của câu hỏi và dấu hiệu chớnh để nhận biết chỳng (ND ghi nhớ). 
- Xỏc định được cõu hỏi trong một văn bản ( BT 1, mục II ), bước đầu biết đặc cõu hỏi để trao đổi theo nội dung, yờu cầu cho trước ( BT 2, BT 3 ). 
II. Đồ dùng dạy học:
- Bảng phụ kẻ các cột : Bài tập1, 2, 3 phần Nhận xét.
Câu hỏi
Của ai
Hỏi ai
Dấu hiệu
- Bút dạ và phiếu kẻ sẵn nội dung bài tập 1 Phần luyện tập.
III. Các hoạt động dạy học.
A. Kiểm tra bài cũ: (3 phút)
- 1 HS lên bảng nêu miệng bài tập 1 (127).
- 2 HS đọc đoạn văn viết về người có ý chí nghị lực. ( BT 3 ) 
- Lớp nhận xét, trao đổi.
- GV nhận xét chung, ghi điểm. 
B. Bài mới:
1. Giới thiệu bài: (1 phút) Nêu mục tiêu bài học.
2. Phần nhận xét: (9 phút)
- 3 HS đọc nối tiếp đọc bài 1, 2, 3 Phần nhận xét. 
- GV treo bảng đã chuẩn bị. HS đọc thầm các cột ở trên bảng.
- Cả lớp đọc thầm bài : Người tìm đường lên các vì sao. 
- Từng nhóm trao đổi, làm vào nháp theo nội dung phiếu trên bảng. 
- HS làm bài theo nhóm 2.
- Trình bày: HS lần lượt từng nhóm nêu miệng nội dung từng yêu cầu1, 2, 3 phần nhận xét.
- Nhóm khác nhận xét, trao đổi, bổ sung.
- GV chốt từng câu đúng ghi vào bảng. 
- Gọi HS đọc toàn bảng sau khi đã hoàn thành.
Câu hỏi
Của ai
Hỏi ai
Dấu hiệu
1. Vì sao quả bóng không có cánh mà vẫn bay được ?
Xi-ô-cốp-xki
Tự hỏi mình
- Từ vì sao
- Dấu chấm hỏi
2. Cậu làm thế nào mà mua được nhiều sách và dụng cụ thí nghiệm như thế?
Một người bạn
Xi-ôn-cốp-xki
- Từ thế nào
-Dấu chấm hỏi.
3. Phần ghi nhớ. (3 phút) 3,4 HS đọc.
4. Phần luyện tập. (16 phút)
* Bài 1. 
- 2 HS đọc yêu cầu. 
- Lớp đọc thầm bài: Thưa chuyện với mẹ, Hai bàn tay. 
- Yêu cầu HS tự làm bài, GV phát phiếu cho 3HS. Lớp tự làm bài tập vào VBT, 3 HS làm phiếu. 
- Trình bày: 3 HS dán phiếu và trình bày, lớp trình bày miệng. 
- Lớp trao đổi, nhận xét bài của bạn.
- GV nhận xét, chốt lại lời giải đúng: 
Câu hỏi
Câu hỏi của ai?
Để hỏi ai?
Từ nghi vấn.
1. Bài: Thưa chuyện với mẹ:
Con vừa bảo gì?
Ai xui con thế?
Câu hỏi của mẹ
Câu hỏi của mẹ
 hỏi Cương
 hỏi Cương
gì
thế
2. Bài: Hai bàn tay:
Anh có yêu nước không?
Anh có thể giữ bí mật không?
Anh có muốn đi với tôi không?
Nhưngchúng ta lấy đâu ra tiền?
Anh sẽ đi với tôi chứ?
Câu hỏi của Bác Hồ
Câu hỏi của Bác Hồ
Câu hỏi của Bác Hồ
Câu hỏi của Bác Lê
Câu hỏi của Bác Hồ
Hỏi Bác Lê
Hỏi Bác Lê
Hỏi Bác Lê
Hỏi Bác Hồ
Hỏi Bác Lê
Có ; không
Có ; không
Có ; không
đâu
chứ
* Bài 2. 
- 2 HS đọc yêu cầu, mẫu.
- GV làm rõ yêu cầu, chép lên bảng một câu văn. 
- HS nghe và làm ví dụ trên bảng theo bàn.
- 1 cặp HS thực hành hỏi đáp trước lớp:
- Về nhà bà cụ làm gì? (Về nhà bà cụ kể lại câu chuyện xảy ra cho Cao Bá Quát nghe).
- Bà cụ kể lại chuyện gì? (Bà cụ kể lại chuyện bị quan cho lính đuổi bà ra khỏi huyện đường).
- Vì sao Cao Bá Quát ân hận? (CBQ ân hận vì mình viết chữ xấu mà bà cụ bị đuổi khỏi cửa quan, không giải được nỗi oan ức).
- HS đọc thầm bài Văn hay chữ tốt, thực hành theo cặp: hỏi- đáp.
- Từng cặp HS thực hành hỏi đáp.
- GV cùng HS nhận xét, bình chọn nhóm hỏi đáp tốt.
* Bài 3. 
- Gọi 1 HS đọc yêu cầu 
- Mỗi HS tự đặt 1 câu hỏi để tự hỏi mình.
- Lần lượt HS đặt câu hỏi.
VD: Bạn này nhìn quen, hình như mình đã gặp ở đâu rồi ?...
- GV cùng HS nhận xét, bình chọn HS đặt câu hỏi tốt.
5. Củng cố, dặn dò.
- Đọc ghi nhớ.
- Nhận xét tiết học, BTVN: Viết lại vào vở BT 2,3 
.
Toán:
luyện tập chung
I. Mục tiêu: Giúp HS ôn tập, củng cố
- Chuyển đổi được đơn vị đo khối lượng, diện tớch ( cm2, dm2, m2). 
- Thực hiện được phộp nhõn số cú hai, ba chữ số. 
- Biết vận dụng tớnh chất của phộp hõn trong thực hành tớnh, tớnh nhanh. 
II. Các hoạt động dạy học chủ yếu:
1. Hoạt động 1 : (4 phút) Củng cố về nhân với số có hai, ba chữ số.
- Gọi 3 HS lên bảng đặt tính rồi tính :
x
345
200
x
237
 24
x
403
346
 69000
 948
 474
 2418
 1612
 5688
 1209
 139438
- GV cùng hS nhận xét, bổ sung, chốt bài làm đúng, ghi điểm.
- Giới thiệu bài mới : Luyện tập chung.
2. Hoạt động 2 : (28 phút) Luyện tập, thực hành .
* Bài 1 : VBT trang 75.
- 2 HS đọc yêu cầu.
- Cả lớp tự làm bài2 dòng đầu mỗi câu vào nháp, 3 HS lên bảng chữa bài.
a) 	10 kg = 1 yến 100 kg = 1 tạ
20 kg = 2 yến 200 kg = 2 tạ
b) 	1000 kg = 1 tấn 10 tạ = 1 tấn
7000 kg = 7 tấn 20 tạ = 2 tấn
c) 	100 cm2 = 1 dm2 100 dm2 = 1 m2
	700 cm2 = 7 dm2 400 dm2 = 4 m2
- GV cùng HS nhận xét, chữa bài. 
* Bài 2 : VBT trang 75.
- GV yêu cầu 3 HS lêm bảng tính.
- HS tự làm bài vào vở BT, 3 HS lên bảng chữa bài. Lớp đổi chéo vở kiểm tra.
- Hướng dẫn HS nhận xét, bổ sung, chốt bài làm đúng :
x
327
245
x
412
230
x
638
204
 1635
 1308
 654
 12360
 824
 94760
 2552
 12760
 130152
 80115
- Chốt kiến thức : Khi ở thừa số thứ hai có chữ số không, ta viết 0 ở tích riêng tương ứng rồi nhân tiếp luôn tích riêng tiếp theo.
* Bài 3: VBT trang 75.
- Hướng dẫn trính bằng cách thuận tiện nhất:
a) Đổi vị trí của các thừa số để tạo ra tích là số tròn chục. 
b) Chuyển về dạng nhân một số với một tổng.
- 2 HS lê bảng làm, lớp làm vào VBT.
- Hướng dẫn nhận xét, bổ sung, chốt bài làm đúng :
a) 5 x 99 x 2 = 5 x 2 x 99	b) 208 x 97 + 208 x 3 = 208 x (97 + 3)
	 = 10 x 99	 = 208 x 100
	 = 990	 = 20800
* Bài 4: VBT trang 76.
- HS đọc đề bài. lớp theo dõi.
- Hướng dẫn HS tìm hiểu nội dung bài toán, tóm tắt bài toán và cách giải.
 (700m mỗi phút)	 (800m mỗi phút)	 
 I
 A ? km ? km 	 B 	 
 ? km
- Cả lớp làm bài, 1 HS lên bảng chữa bài. HS có thể chọn 1 trong 2 cách giải:
 Cách 1: 	 Cách 2:
1 giờ 22 phút = 82 phút
Quãng đường ô tô thứ nhất đi được là:
700 x 82 = 57400 (m)
Quãng đường ô tô thứ hai đi được là:
800 x 82 =65600 (m)
Quãng đường đó dài là:
57400 + 65600 = 123000 (m) = 123 (km)
Đáp số : 123 km
1 giờ 22 phút = 82 phút
Mỗi phút cả hai ô tô đi được quãng đường là:
700 + 800 = 1500 (m)
Quãng đường đó dài là:
1500 x 82 = 123000 (m) = 123 (km)
Đáp số : 123 km
- GV chấm 1 số bài. 
3. Hoạt động nối tiếp:(3 phút)
- Chốt kiến thức bài học.
- Nhận xét tiết học.
- BTVN : Các bài 1, 2, 3, 4 – SGK trang 75.
.
Sinh hoạt lớp tuần 13
I. Nhận xét, đánh giá hoạt động trong tuần 10, 11.
1. Lớp trưởng điều hành các tổ trưởng tự nhận xét đánh giá về tổ mình.
2. Lớp trưởng nhận xét đánh giá chung.
3. ý kiến.
4. Bình xét thi đua trong tuần.
II. Lớp trưởng triển khai kế hoạch hoạt động trong tuần 12, 13.
III. ý kiến của GVCN.

Tài liệu đính kèm:

  • docKHBHCKTKN Lop 4Tuan 13.doc