Giáo án chuẩn kiến thức kỹ năng - Tuần 18 Lớp 4

Giáo án chuẩn kiến thức kỹ năng - Tuần 18 Lớp 4

Tập đọc

 ÔN TẬP CUỐI HỌC KÌ I(TIẾT 1)

I. MỤC TIÊU.

- Kiểm tra lấy điểm đọc và học thuộc lòng, kết hợp kĩ năng đọc hiểu.

-Yêu cầu về kĩ năng đọc thành tiếng: HS đọc trôi chảy các bài tập đọc đã học từ đầu học kì I của lớp 4

- Hệ thống được một số điều cần ghi nhớ về nội dung, về nhân vật của các bài tập đọc là chuyện kể thuộc 2 chủ điểm có chí thì nên và tiếng sáo diều.

II. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:

HĐ1:Giới thiệu bài

HĐ2:Kiểm tra tập đọc & HTL

-Gọi từng HS lên bốc thăm.

-Cho HS chuẩn bị bài.

-Cho HS trả lời.

-GV cho điểm (theo HD)

-Cho HS đọc yêu cầu.

HĐ3:Luyện tập

-GV giao việc: các em chỉ ghi vào bảng tổng kết những điều cần ghi nhớ về các bài tập đọc là chuyện kể.

 

doc 43 trang Người đăng haiphuong68 Lượt xem 539Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án chuẩn kiến thức kỹ năng - Tuần 18 Lớp 4", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
 Thứ 2 ngày 31 tháng 12 năm 2007
 Tập đọc
 ÔN TẬP CUỐI HỌC KÌ I(TIẾT 1)
I. MỤC TIÊU.
- Kiểm tra lấy điểm đọc và học thuộc lòng, kết hợp kĩ năng đọc hiểu.
-Yêu cầu về kĩ năng đọc thành tiếng: HS đọc trôi chảy các bài tập đọc đã học từ đầu học kì I của lớp 4 
- Hệ thống được một số điều cần ghi nhớ về nội dung, về nhân vật của các bài tập đọc là chuyện kể thuộc 2 chủ điểm có chí thì nên và tiếng sáo diều.
II. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:
HĐ1:Giới thiệu bài
HĐ2:Kiểm tra tập đọc & HTL
-Gọi từng HS lên bốc thăm.
-Cho HS chuẩn bị bài.
-Cho HS trả lời.
-GV cho điểm (theo HD)
-Cho HS đọc yêu cầu.
HĐ3:Luyện tập
-GV giao việc: các em chỉ ghi vào bảng tổng kết những điều cần ghi nhớ về các bài tập đọc là chuyện kể.
-Cho HS làm bài.
-Phát bút + và giấy kẻ sẵn.
-Cho HS trình bày kết quả.
-Nhận xét chốt lại ý đúng.
-Lần lượt lên bốc thăm.
-Mỗi em chuẩn bị trong 2 phút
-HS đọc bài theo yêu cầu theo phiếu thăm.
-1HS đọc – lớp đọc thầm.
-HS làm việc theo nhóm 4.
-Nhận giấy, bút và thảo luận 
-Đại diện các nhóm trình bày.
-Lớp nhận xét.
Tác giả
Nội dung chính
Nhân vật
Trinh Đường
Nguyễn Hiền nhà nghèo mà hiếu học
Nguyễn Hiền
Từ điển nhân vật LS Việt Nam
Bạch Thái Bưởi từ tay trắng, nhờ có chí đã làm nêu sự nghiệp lớp
Bạch Thái Bưởi
Xuân Yến
Lê Quang Long, Phạm Ngọc Toàn
Truyện đọc 1 (1995)
A-lếch-xây Tôn –xtôi
Phơ - bơ
-GV nhận xét tiết học.
-Dặn HS tiếp tục về nhà luyện đọc.
 Toán
DẤU HIỆU CHIA HẾT CHO 9
I/MỤC TIÊU:
	Giúp HS:
Biết dấu hiệu chia hết cho 9
Vận dụng các dấu hiệu chia hết cho 9 để làm các bài tập
II/ ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:
- Bảng phụ ghi BT 4
III/ CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:
HĐ1: Bài cũ
Kiểm tra BT số 4,5 trang 96
- Nhận xét, ghi điểm
HĐ2: Bài mới
- Nêu yêu cầu tiết học
* Ví dụ
- HD để HS nhận xét được các số chia hết cho 9 là các số có tổng các chữ số chia hết cho 9
- Các số chia hết cho 9 có đặc điểm gì?
- Các số không chia hết cho 9 có đặc điểm gì?
=> Muốn biết số đó có chia hết cho 9 hay không ta căn cứ vào tổng các chữ số của số đó
HĐ3:Luyện tập
Bài 1:Trong các số sau số nào chia hết cho 9
Nhận xét chung bài của HS
Bài 2:Trong các số sau, số nào không chia hết cho 9
- Yêu cầu một số HS nêu ý kiến, và giải thích sự lựa chọn của mình
Bài 3:Viết hai số có 3 chữ số chia hết cho 9
- Yêu cầu HS nêu cơ sở lựa chọn của mình.
- Nhận xét bài của HS
Bài 4:Nêu yêu cầu BT
-Nhận xét, chữa bài cho HS
315, 135, 225.
Nêu các dấu hiệu chia hết cho 9
HĐ4: Củng cố , dặn dò
- Hệ thống lại nội dung bài học.yêu cầu HS thực hành BT ở nhà
- 2 HS lên bảng thực hiện
- Cả lớp cùng nhận xét
- HS nhắc lại đề bài
- HS thực hiện phép tính, nêu các số chia hết cho 9 và các số không chia hết cho 9
- HS rút ra kết luận dấu hiệu chia hết cho 9.nhiều HS nhắc lại
- HS nêu yêu cầu và các số
- HS thực hiện BT theo N2.
- HS trình bày trước lớp và giải thích cách lựa chọn của mình.
- Cả lớp cùng nhận xét và rút ra lời giải đúng
+ 99, 108,5643,29385
- Nêu yêu cầu BT.
- Căn cứ vào dấu hiệu để tìm các số không chia hết cho 9.
- Trả lời miêng trước lớp.
- Cả lớp cùng nhận xét, tìm kết quả đúng
- Nêu yêu cầu.
- Làm bài vào bảng con
- Một HS lên bảng thực hiện
- HS nêu yêu cầu
- Thực hiện BT theo N4
- Các nhóm trình bày kết quả của nhóm mình và nêu cách làm bài của nhóm
-HS nêu
Aâm nhạc:
(GV chuyên trách dạy)
 Chính tả.
 ÔN TẬP CUỐI HỌC KÌ I(TIẾT 2)
I. MỤC TIÊU.
- Kiểm tra lấy điểm đọc và học thuộc lòng, kết hợp kĩ năng đọc hiểu.
-Yêu cầu về kĩ năng đọc thành tiếng: HS đọc trôi chảy các bài tập đọc đã học từ đầu 
học kì I của lớp 4 (phát âm rõ, tốc độ tối thiểu 120 chữ / phút; biết ngắt nghỉ sau các dấu câu, giữa các cụm từ, biết đọc diễn cảm thể hiện đúng nội dung văn bản nghệ thuật)
- Ôn luyện kĩ năng đặt câu, kiểm tra sự hiểu biết của HS về nhân vật (trong các bài đọc) qua bài tập đặt câu nhận xét về nhân vật.
-Ôn các thành ngữ, tục ngữ đã học quan bài thực hành, chọn thành ngữ, tục ngữ phù hợp tình huống đã cho.
II.ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:
-Phiếu thăm.
-Một số tờ giấy khổ to, kẻ sẵn bảng bài tập 3 để HS điền vào chỗ trống.
III. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:
HĐ1:Giới thiệu bài
HĐ2: Kiểm tra tập đọc & HTL
a) Kiểm tra 1/6 HS trong lớp.
b)Tổ chức kiểm tra.
-Gọi từng HS lên bốc thăm.
-Cho HS chuẩn bị bài.
-Cho HS trả lời.
-GV cho điểm (theo HD)
-Cho HS đọc yêu cầu.
-GV giao việc: 
-Cho HS làm bài.
-Cho HS trình bày bài làm.
-Nhận xét + chốt lại những câu đặt đúng, đặt hay.
-Cho HS đọc yêu cầu bài tập 3:
Giao việc: Bài t ập đưa ra 3 trường hợp a,b, c các em có nhiệm vụ phải chọn câu thành ngữ, tục ngữ để khuyến khích và khuyên nhủ bạn trong đúng từng trường hợp.
-Cho HS làm bài.
-Phát bút + và giấy kẻ sẵn.
-Cho HS trình bày kết quả.
-Nhận xét chốt lại ý đúng.
-Nhận xét tiết học.
-Nhắc HS về nhà luyện đọc.
-Lần lượt lên bốc thăm.
-Mỗi em chuẩn bị trong 2 phút
-HS đọc bài theo yêu cầu theo phiếu thăm.
-1HS đọc – lớp đọc thầm.
-Nhận việc:
-Thực hiện làm bài theo yêu cầu làm bài vào vở BT.
-Một số HS lần lượt đọc các câu văn đã đặt về các nhân vật.
-Lớp nhận xét.
VD:a)Nhờ thông minh, ham học và có chí Nguyễn Hiền đã trở thành trạng nguyên trẻ nhất nước ta.
-1HS đọc – lớp theo dõi SGK.
-Nhận việc.
-HS xem lại bài: Có chí thì nên, nhớ lại các câu thành ngữ, tục ngữ đã học, đã biết +chọn câu phù hợp cho từng trường hợp.
-Lớp nhận xét.
a) Cần khuyết khích bạn bằng các câu: Có chí thì nên
-Có công mài sắt có ngày nên kim.
- Người có chí thì nên.
Nhà có nền thì vững.
Buổi chiều dạy bài thứ 3 THỂ DỤC
ĐI NHANH CHUYỂN SANG CHẠY, 
TRÒ CHƠI “ CHẠY HÌNH TAM GIÁC”
I.MỤC TIÊU:
-Ôn tập hợp hàng ngang, dóng hàng đi nhanh chuyển sang chạy.Yêu cầu thực hiện động tác tương đối chính xác
-Học trò chơi “Chạy theo hình tam giác” yêu cầu biết cách chơi và chơi tương đối chủ động
II. ĐỊA ĐIỂM- PHƯƠNG TIỆN:
-Địa điểm:Vệ sinh sân trường.Vệ sinh nơi tập, bảo đảm an toàn tập luyện
-Phương tiện:Chuẩn bị còi dụng cụ cho trò chơi “Chạy theo hình tam giác”kẻ sẵn các vạch cho ôn tập hàng ngang,dóng hàng đi nhanh, đi nhanh chuyển sang chạy
III. NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP:
A.Phần mở đầu:
-Tập hợp lớp phổ biến nội dung bài học
-Chạy chậm theo 1 hàng dọc trên địa hình tự nhiên
-Trò chơi “Tìm người chỉ huy”
*Khởi động xoay các khớp cổ tay, cổ chân,đầu gối,vai,hông
B.Phần cơ bản.
a)Đội hình đội ngũ và bài tập RLTTCB
-Tập hợp hàng ngang, dóng hàng đi nhanh trên vạch kẻ thẳng và chuyển sang chạy
+Cả lớp cùng thực hiện dưới sự chỉ huy của GV hoặc cán sự lớp.Tập phối hợp các nội dung, mỗi nội dung tập 2-3 lần.Đội hình tập đi có thể theo đội hình 2-4 hàng dọc
+Tập luyện theo tổ tại các khu vực đã phân công,GV đến từng tổ nhắc nhở và sửa động tác chưa chính xác cho HS
+Nên tổ chức cho HS thực hiện dưới hình thức thi đua.Cán sự điều khiển cho các bạn 
*Thi biểu diễn giữa các tổ với nhau tập hợp hàng ngang và đi nhanh chuyển sang chạy
-Lần lượt tổ biểu diễn tập hợp hàng ngang, dóng hàng ngang và đi nhanh chuyển sang chạy theo hiệu lệnh còi hoặc trống
b)Trò chơi vận động
-Trò chơi “Chạy theo hình tam giác”
+Trước khi choi GV cho HS khởi động kỹ lại các khớp (Đặc biệt là khớp cổ chân),nêu tên trò chơi hướng dẫn cách chơi, cho lớp chơi thử, sau đó mới cho chơi chính thức
+GV cho HS chơi theo địa hình 2 hàng dọc, nhắc HS chơi theo luật
C)Phần kết thúc
-Đứng tại chỗ vỗ tay hát
-GV cùng HS hệ thống bài
-GV nhận xét đánh giá kết quả giờ học
-GV giao bài tập về nhà ôn luyện các bài tập RLTTCB đã học ở lớp 3
 Toán
DẤU HIỆU CHIA HẾT CHO 3
I/MỤC TIÊU:
	Giúp HS:
Biết dấu hiệu chia hết cho 3
Vận dụng dấu hiệu để nhận biết các số chia hết cgo 3 và các số không chia hết cho 3
II/ ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:
- Bảng phụ
III/ CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:
HĐ1: Bài cũ
-Nêu dấu hiệu chia hết cho 9, thực hiện BT 1,2 trang 97
- Nhận xét, ghi điểm
HĐ2: Bài mới
- Nêu các số chia hết cho 3 và các số không chia hết cho 3
- GV ghi thành 2 cốt
- Ghi bảng cách xét tổng các chữ số của một vài số
- Các số không chia hết cho 3 có đặc điểm gì? 
HĐ3: Luyện tập
Bài 1:Trong các số sau, số nào chia hết cho 3?
Yêu cầu HS vận dụng kiến thức vừa học để tìm
- Nhận xét, chốt lời giải đúng
Bài 2:Trong các số sau, số nào không chia hết cho 3?
- Nhận xét chung bài làm của các em
Bài 3:Viết 3 số có ba chữ số và chia hết cho 3
- Nhận xét bài của HS
Bài 4:Nêu yêu cầu BT
- Nhận xét, chốt lời giải đúng
=> Có thể viết 1 hoặc 4 vào ô trống
- Yêu cầu HS nêu lại dấu hiệu chia hết cho 3.
HĐ4:Nhận xét chung giờ học
- 2 HS lên bảng nêu và thực hiện bài tập.
- Cả lớp chữa bài cho bạn
- HS nêu.
- Nêu đặc điểm của các số chia hết cho 3
- HS rút ra nhận xét: Các số chia hết cho 3 đều có tổng các chữ số chia hết cho 3
-Đều có tổng các chữ số không chia hết cho 3
- HS nêu yêu cầu
- Thực hiện BT theo N2 
- HS nêu kết quả, Nêu cách làm
Các số chia hết cho 3 là: 1872,92313,231
- HS nêu các số
Vận dụng dấu hiệu chia hết cho 3 để tìm các số không chia hết cho 3
- HS làm bài cá nhân
- Một số HS nêu kết quả
- Lớp nhận xét, chữ ... ûn về nước ( Tính chất, ba thể )
II. ÔN TẬP:
Câu 1: Nước có những tính chất gì? Lấy ví dụ nước có thể thấm qua một số vật và 1 số chất nước có thể hoà tan?
Câu 2: Đánh dấu x vào ô trống trước câu trả lời đúng nhất.
a, Nước trong thiên nhiên tồn tại ở những thể nào?
 Lỏng Khí
	Rắn Cả ba thể trên
b, Nước bay hơi nhanh trong điều kiện nào ?
	Nhiệt độ cao Không khí khô
	Thoáng gió cả ba điều kiện trên
Câu 3: Em hãy vẽ sơ đồ vòng tuần hoàn của nước trong tự nhiên một cách đơn giản?
Câu 4: Viết từ 2 đến 3 ví dụ về:
a, Con người sử dụng nước trong việc vui chơi giải trí :
VD : Bể bơi , đua thuyền
b, Con người sử dụng nước trong sản xuất nông nghiệp:
VD: Tưới cây , trồng lúa.
Câu 5: Đánh dấu x vào ô trống trước câu trả lời đúng:
Các bệnh liên quan đến nước là:
 Tả , lị , thương hàn, tiêu chảy, bại liệt , viêm gan, mắt hột
 Viêm phổi, lao, cúm
	Các bệnh về tim , mạch, huyết áp cao.
 Khoa học:
ÔN TẬP : KHÔNG KHÍ
I. MỤC TIÊU:
- Củng cố các kiến thức cơ bản về không khí ( làm thế nào để biết có không khí, tính chất, thành phần )
II. ÔN TẬP:
Câu 1: Đánh dấu x vào ô trống trước câu trả lời đúng nhất
Không khí có ở đâu?
	Ở xung quanh mọi vật
 Trong những chỗ rỗng của mọi vật
 Có khắp nơi, xung quanh mọi vật và trong những chỗ rỗng của mọi vật
Câu 2: Đánh dấu x vào ô trống trước câu trả lời đúng nhất
Không khí có những tính chất gì?
 Không màu không mùi không vị
 Không có hình dạng nhất định 
 Có thể bị nén lại và có thể giãn ra
 Tất cả những tính chất trên
Câu 3: Hãy điền vào chổ chấm trong các câu sau cho phù hợp
a, Muốn làm cho không khí bị nén lại, ta phải
b, Muốn làm cho không khí giãn ra, ta phải.
Câu 4: Đánh dấu x vào ô trống trước câu trả lời đúng nhất
Không khí gồm những thành phần nào?
 Khí ni – tơ
 Hơi nước
 Khí khác như khí các –bô –níc
 Khí ô - xi
 Bụi, nhiều loại vi khuẩn,.
 Tất cả những thành phần trên
 Lịch sử:
 CHIẾN THẮNG BẠCH ĐẰNG DO NGÔ QUYỀN LÃNH ĐẠO –
 THỜI NHÀ TRẦN ( 2 tiết )
I. MỤC TIÊU:
- Củng có giúp HS nêu được nguyên nhân dẫn đến trận Bạch Đằng và hiểu được ý nghĩa của trận Bạch Đằng
- Hoàn cảnh ra đời của nhà Trần và bộ máy nhà nước lúc đó
II. ÔN TẬP:
Câu1:Điền các từ cho sẵn vào chổ trống của đoạn văn cho thích hợp:
a, theo nhịp trống đồng ; b, hoa tai c, nhà sàn
d, thờ e, nhuộm răng đen g, đua thuyền
 Người Việt cổ ở.. để tránh thú dữ và họp nhau thành các làng bản. Họ .thần Mặt Trời. Người Việt cổ có tục . , ăn trầu, xăm mình, búi tóc. Phụ nữ thích đeo ..và nhiều vòng tay. Những ngày hội làng, mọi người thường hoá trang , vui chơi nhảy múa..Các trai làng..trên sông hoặc đấu vật trên những bãi đất rộng.
Câu 2: Hãy nối các sự kiện ( cột A ) sao cho đúng với tên các nhân vật lịch sử (cột B)
 A B
a, Chiến thắng Bặch Đằng ( năm 938 ) 1. Trần Quốc Tuấn
b, Dẹp loạn 12 sứ quân thống nhất đất nước 2.Hùng Vương
c, Dời đô ra Thăng Long 3. Lý Thái Tổ
d, Xây dựng phòng tuyến sông Như Nguyệt 4. Lý Thường Kiệt
e, Chống quân xâm lược Mông – Nguyên 5. Ngô Quyền
g, Đặt kinh đo ở Phong Châu 6. Đinh Bộ Lĩnh
Câu 3: Ý chí quyết tâm tiêu diệt quân xâm lược Mông – Nguyên của quân và dân nhà Trần được thể hiện như thế nào?
Thứ 3 ngày 8 tháng 1 năm 2008
Toán:
ÔN GIẢI TOÁN CÓ LỜI VĂN( 2 tiết )
I. MỤC TIÊU:
- Củng cố giải toán có lời văn về các phép tính với số tự nhiên
II. ÔN TẬP:
Bài 1: Trong 2 ngày một cửa hàng vật liệu xây dựng đã bán được 3450 kg xi măng. Biết số xi măng ngày thứ nhất bán được ít hơn số xi măng bán được ở ngày thứ hai là 150 kg. Hỏi mỗi ngày cửa hàng đã bán được bao nhiêu kilôgam xi măng?
 Giải:
Ngày thứ nhất bán được là:
( 3450 – 150 ) : 2 = 1650 ( kg )
Ngày thứ hai bán được là:
3450 – 1650 = 1800 ( kg )
Bài 2: Một ô tô chở hai chuyến gạch. Chuyến thứ nhất chở được 4325 viên gạch. Chuyến thứ hai chở được 4675 viên. Hỏi trung bình mỗi chuyến xe chở được bao nhiêu viên gạch?
 Giải:
Trung bình mỗi chuyến ô tô chở được:
( 4325 + 4675 ) : 2 = 4500 ( viên )
 Đáp số: 4500 viên
Bài 3: Có 3 ô tô lớn, mỗi xe chở được 32 tạ gạo và 5 ô tô nhỏ mỗi xe chở được 24 tạ gạo.Hỏi trung bình mỗi ô tô chở được bao nhiêu gạo ?
Bài 4: Một ba xã có 18478 người. Xã A có 6457 người, xã B kém xã A là 1018 người. Hỏi xã C có bao nhiêu người?
Hướng dẫn HS :
 - Tính số người ở xã B 
Tính số người 2 xã A và B
Tính số người ở xã C
Bài 5: Một hình chữ nhật có chu vi là 110 m, Chiều dài hơn chiều rộng 7m .Tính diện tích hình chữ nhật đó? 	
Bài 6 :Bà tư bán gạo có 8 bao gạo, mỗi bao nặng 20 kg. Bà đã bán được 1/ 4 số gạo đó. Hỏi bà Tư đã bán được bao nhiêu gạo?
	 Tiếng Việt:
ÔN TỪ ĐƠN - TỪ GHÉP - TỪ LÁY(2 tiết )
I. MỤC TIÊU:
- Củng cố các kiến thức về từ đơn- từ ghép – từ láy
II.ÔN TẬP:
Bài 1: Xác định từ đơn , từ ghép, từ láy trong những câu sau:
a, Lại thêm sừng sững giữa lối đi một anh Nhện gộc . Nhìn vào các khe đá chung quanh, tôi thấy lủng củngnhững nhện là nhện. Chúng đứng im như đá mà coi vẻ hung dữ.
b, Dáng tre vươn mộc mạc, màu tre tươi nhũn nhặn.
Bài 2: Tìm từ ghép nói về tính trung thực của con người chứa các tiếng sau:
a, ngay VD: ngay thẳng
b, thẳng VD: thẳng thắn
c, thật VD: chân thật 
Bài 3: Đặt câu với mỗi từ vừa tìm được ở bài 2
Bài 4: Xếp các từ sau vào 2 nhóm: bãi bờ, ruộng đồng, máy bay, tàu hoả, xóm làng, xe đạp, núi non, bánh trái, hình dạng, màu sắc, cây cối, xe buýt, cô giáo
Từ ghép có nghĩa tổng hợp
Từ ghép có nghĩa phân loại
Bài 5: Xếp các từ láy sau vào nhóm thích hợp: nhút nhát, rào rào, se sẽ, xấu xí, lao xao, thầm thì, khéo léo, um tùm, thoang thoảng, nô nức, cứng cáp,luôn luôn
a, Từ láy có hai tiếng giống nhau ở âm đầu:
b, Từ láy có hai tiếng giống nhau ở vần:...
c, Từ láy có hai tiếng giống nhau ở cả âm đầu và vần: 
d, Từ láy có hai tiếng giống nhau :
Buổi chiều: Địa lý:
HOÀNG LIÊN SƠN
I. MỤC TIÊU:
- Củng cố các kiến thức cơ bản về một số dân tộc , hoạt động sản xuất của người dân ở Hoàng Liên Sơn
II. ÔN TẬP:
Câu 1: Ghi đặc điểm địa hình và khí hậu của Hoàng Liên Sơn vào bảng sau:
 Đặc điểm địa hình
 Đặc điểm khí hậu
Câu 2:Đánh dấu x vào ô trống trước ý trả lời đúng
Các hoạt động dưới đây diễn ra trong chợ phiên ở Hoàng Liên Sơn:
 Mua bán trao đổi hàng hoá
 Ném còn , đánh quay
 Giao lưu văn hoá và gặp gỡ , kết bạn của nam nữ thanh niên.
 Cúng lễ
Câu 3: Đánh dấu x vào ô trống trước ý đúng nhất
a, Ruộng bậc thangthường được làm ở:
Đỉnh núi
 Sườn núi
 Dưới thung lũng
b, Tác dụng của ruộng bậc thang
 Giữ nước
 Chống xói mòn
 Cả hai ý trên
Địa lý:
ĐỒNG BẰNG BẮC BỘ
I. MỤC TIÊU:
- Củng cố các kiến thức về người dân và hoạt động sản xuất của người dân ở đồng bằng Bắc Bộ
II. ÔN TẬP:
Câu 1: a, Đồng bằng Bắc Bộ được bồi đắp bởi phù sa của:
 Sông Hồng 
 Sông Thái Bình
 Cả hai sông trên
b, Đê ven sông ở đồng bằng Bắc Bộ chủ yếu có tác dụng:
 Làm cho địa hình đồng bằng có nơi cao, nơi thấp
 Là đường giao thông
 Tránh ngập lụt cho đồng ruộng và nhà cửa
Câu 2:Gạch dưới các từ ngữ nói về đặc điểm nhà ở của người dân đồng bằng Bắc Bộ:
Đơn sơ ; chắc chắn ; nhà sàn ; thường xây bằng gạch và lợp ngói, nhà dài ; xung quanh nhà có sân, vườn , ao.
Câu 3: Em hãy kể các hoạt động và lễ hội của người dân đồng bằng Bắc Bộ ?
Câu 4: Hãy nối các địa danh ở cột A với địa danh ở cột B sao cho đúng:
 A
 B
 Kim Sơn( Ninh Bình )
 Bát Tràng ( Hà Nội )
 Đồng Sâm ( Thái Bình )
 Vạn Phúc ( Hà Tây )
 Đồng Kị ( Bắc Ninh )
 Các đồ chạm bạc
 Các đồ gốm sứ( cốc, chén, đĩa, lọ hoa)
 Các loại vải lụa
 Các loại đồ gỗ( giường, tủ)
 Chiếu cói
Câu 5:Hãy điền vào ô trống chữ Đ trước câuđúng, chữ S trước câu sai, khi nói về chợ phiênở đồng bằng Bắc Bộ:
 Chợ phiên là nơi có hoạt động mua ,bán tấp nập
 Chợ phiên thường có rất đông người 	
 Hàng hoá ở chợ phần lớn là hàng mang từ nơi khác về.
 Chợ phiên ở các địa phương có ngày trùng nhau
 Chợ phiên ở các địa phhương gần nhau thường không trùng nhau để thu hút nhiều người đến chợ mua bán
	Tiếng Việt:
ÔN DANH TỪ – ĐỘNG TỪ – TÍNH TỪ
I. MỤC TIÊU:
- Củng cố các kiến thức cơ bản về danh từ, động từ, tính từ
II. ÔN TẬP:
Bài 1: Trong các từ dưới đây từ nào là tính từ ?( Đánh dấu x vào ô trống trước từ đó )
 Vàng anh hót
 Cao bầu trời
 Chót vót bay
Bài 2:Tìm danh từ chỉ khái niệm trong số các danh từ sau:
Nước, điểm, ruộng vườn, cách mạng, đồng bào, đạo đức, lòng,kinh nghiệm, cuộc sống, cơn mưa, sông .
Bài 3: Viết 3 danh từ chung chỉ sự vật, 3 danh từ riêng chỉ địa danh
Bài 4:Gạch dưới động từ trong đoạn thơ sau:
Nếu chúng mình có phép lạ
Ngủ dậy thành người lớn ngay
Đứa thì lặn xuống đáy biển
Đứa thì ngồi lái máy bay
Bài 5: Em hãy chọn các từ trong ngoặc đơn( đã, đang, sắp )để điền vào trước động từ trong cá câu sau:
a, Trời ấm , lại pha lành lạnh. Tết đến.
b, Rặng đào trút hết lá.
c,Chim chào mào hót ngoài vườn na.
Bài 6: hãy tìm từ ngữ miêu ta ûmức độ khác nhaucủa các đặc điểm sau:đỏ, cao, vui, tháp, xanh, trắng, đen, cứng , nhỏ
VD: nhỏ bé, nhỏ nhắn , nhỏ quá
 Thứ 4,5,6 Thi và chấm thi kiểm tra định kì cuối kì 1

Tài liệu đính kèm:

  • doctuan 18 CKTKN rat hay.doc