Giáo án Đạo đức 4 - Tiết 1 đến 4 - Đinh Hữu Thìn

Giáo án Đạo đức 4 - Tiết 1 đến 4 - Đinh Hữu Thìn

TRUNG THỰC TRONG HỌC TẬP

I/ MỤC TIÊU: Giúp h/s biết:

- Cần phải trung thực trong học tập

- Trung thực trong học tập giúp ta học tập tốt hơn

- Dũng cảm khi mắc lỗi trong học tập thì biết nhận lỗi

- Nhận biết được đâu là hành vi trung thực, đâu là hành vi giả dối trong học tập

II/ ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:

- Tranh minh hoạ tình huống trong sgk

III/ CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC

 

doc 9 trang Người đăng lilyphan99 Ngày đăng 12/02/2022 Lượt xem 259Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Đạo đức 4 - Tiết 1 đến 4 - Đinh Hữu Thìn", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
 Thứ ngày tháng năm 200 
Môn: Đạo đức
Tiết: 2
Trung thực trong học tập
 ( Luyện tập)
I - mục tiêu:
1. Nhận thức : Học sinh nhận thức được:
- Cần phải trung thực trong học tập. Giá trị của trung thực nói chung, trung thực trong học tập nói riêng.
2. Thái độ: Học sinh có thái độ và hành vi trung thực trong học tập
3. Kỹ năng hành vi: Biết đồng tình, ủng hộ những hành vi trung thực và phê phán những hành vi thiếu trung thực.
II- đồ dùng dạy học:
- Giấy khổ lớn ghi kết quả thảo luận nhóm 
- Các mẩu chuyện, tấm gương về sự trung thực trong học tập.
III- Hoạt động dạy – học .
Hoạt động của thầy 
 Hoạt động của trò
A- KT bài cũ
- Gọi 2 h/s lên bảng trả lời câu hỏi:
+ Thế nào là trung thực trong học tập? Em hãy nêu một số biểu hiện của sự trung thực trong học tập đáng khen trong lớp ta.
+ Tại sao phải trung thực trong học tập?
- GVđánh giá, nhận xét 
B. Bài mới:
1/ Giới thiệu bài:
- GV nêu yêu cầu của bài
2/ Các hoạt động chủ yếu
 Hoạt động 1: Thảo luận nhóm BT3 (SGK)
- GV chia nhóm 4
- GV giao nhiệm vụ
- GV kết luận: Cách ứng xử đúng trong mỗi tình huống
Hoạt động 2:Trình bày tư liệu đã sưu tầm được. ( BT4 – SGK) 
- GV yêu cầu một HS ( hoặc đại diện tổ, nhóm lên trình bày về các tư liệu đã sưu tầm được. 
Hoạt động 3: Tiểu phẩm về chủ đề trung thực trong học tập :
Hướng 1: Những tấm gương tốt thể hiện tính trung thực trong học tập để mọi người noi theo .
Hướng 2 : Những gương xấu , chưa thể hiện tính trung thực trong học tập để các bạn phê phán 
Hoạt động 4: Làm việc cả lớp
- GV tổ chức cho h/s tham gia trò chơi Phóng viên nhỏ với các câu hỏi:
+ Bạn có suy nghĩ gì về tiểu phẩm vừa xem?
+ Nếu bạn ở vào tình huống đó, bạn sẽ có hành đông như vậy không?
+ Bạn có nghĩ gì về các mẩu chuyện và tấm gương đó?
+ Nếu bạn là nhân vật trong tiểu phẩm đó thì bạn sẽ có cách ứng xử như thế nào ?
GV kết luận:
Xung quanh chúng ta có rất nhiều tấm gương sáng tính trung thực trong học tập. Chúng ta cần học hỏi, noi theo các tấm gương đó.
C. Củng cố- Dặn dò :
- HS tiếp tục sưu tầm các câu ca dao, tục ngữ, truyện , tấm gương về trung thực trong học tập.
- HS tự liên hệ ( BT 6- SGK )
- 2 HS lần lượt lên bảng trả lời câu hỏi.
- HS nhận xét
- Các nhóm thảo luận
- Đại diện các nhóm trình bày. Cả lớp trao đổi, chất vấn, nhận xét và bổ sung.
- Lắng nghe
- HS lên trình bày .
- GV nhận xét.
HS thảo luận nhóm và đóng kịch :
- 1 hoặc 2 nhóm HS trình bày tiểu phẩm đã chuẩn bị về chủ đề bài học.
- Cả lớp tranh luận và nêu nhận xét 
- HS đóng vai phóng viên để phỏng vấn các bạn về cảm nghĩ của mình sau khi xem tiểu phẩm hoặc nghe kể những mẩu chuyện về trung thực trong học tập.
- HS nêu ý kiến của mình.
- lắng nghe
- HS đọc lại ghi nhớ SGK
 Thứ ngày tháng năm 200
Môn : Đạo đức
Tiết: 1
Trung thực trong học tập
I/ Mục tiêu: Giúp h/s biết:
- Cần phải trung thực trong học tập
- Trung thực trong học tập giúp ta học tập tốt hơn
- Dũng cảm khi mắc lỗi trong học tập thì biết nhận lỗi
- Nhận biết được đâu là hành vi trung thực, đâu là hành vi giả dối trong học tập
II/ Đồ dùng dạy học:
- Tranh minh hoạ tình huống trong sgk
III/ Các hoạt động dạy học
Hoạt động của thầy 
Hoạt động của trò
A/ Giới thiệu chương trình học
- GV giới thiệu chương trình và SGK, ghi bảng đầu bài
Lắng nghe, ghi vở
B/ Bài mới.
 Hoạt động 1: Tổ chức thảo luận nhóm:
- Giáo viên nêu tình huống.
- Các nhóm thảo luận, trả lời câu hỏi:
+ Nếu em là bạn Long em sẽ làm gì? Vì sao?
- Học sinh trình bày ý kiến của nhóm.
+ Theo em hành động nào là hành động trung thực?
+ Trong học tập, chúng ta có cần trung thực không?
- GV kết luận: Khi mắc lỗi gì trong học tập, ta nên thẳng thắn nhận lỗi
 Hoạt động 2:
- Trong học tập, vì sao phải trung thực?
- Khi đi học, bản thân chúng ta được tiến bộ hay người khác tiến bộ?
- GV chốt ý: Học tập giúp chúng ta tiến bộ, nếu chúng ta gian trá, giả dối, kết quả học tập là khôngthực chất.
 Hoạt động 3: Trò chơi
- Giáo viên tổ chức cho học sinh làm việc theo nhóm
Học sinh thảo luận.
Lắng nghe, chia nhóm 4 thảo luận
Đại diện các nhóm trình bày ý kiến, nhóm khác bổ sung 
Lắng nghe
Học sinh làm việc theo nhóm
Các nhóm nhận bảng câu hỏi và giấy màu ( đỏ xanh ) cho thành viên mỗi nhóm.
Cách chơi:
- Nhóm trưởng đọc từng câu hỏi tình huống cho cả nhóm nghe.
- Các thành viên trong nhóm giơ thẻ lựa chọn đúng sai ( thẻ xanh, đỏ )
- Giáo viên kết luận:
- Chúng ta cần làm gì để trung thực trong học tập?
- Trung thực trong học tập nghĩa là chúng ta không được làm gì?
Các nhóm chơi trò chơi:
- Chúng ta cần thành thật trong học tập, dũng cảm nhận lỗi 
- Ta không nói dối, không quay cóp, chép bài của bạn, không nhắc bài cho bạn trong giờ kiểm tra .
Hoạt động 4: Liên hệ bản thân
- Hãy nêu những hành vi của bản thân mà em cho là trung thực?
- Nêu những hành vi không trung thực trong học tập mà em biết?
- Tại sao cần trung thực trong học tập, việc không trung thực trong học tập sẽ dẫn đến hậu quả gì ?
- Giáo viên KL : Trung thực trong học tập giúp các em mau tiến bộ và được mọi người yêu quý
Lắng nghe
C. Củng cố- Dặn dò:
- Yêu cầu h/s đọc Ghi nhớ: ( SGK )
- Hướng dẫn thực hành:
- Học sinh về nhà tìm 3 hành vi trung thực, 3 hành vi không trung thực trong học tập.
Lắng nghe
Thứ ngày .thángnăm200
Môn : Đạo đức
Tiết : 3 
Vượt khó trong học tập
I/ Mục tiêu:
- Học sinh nhận thức được :
- Mỗi người đều có thể gặp khó khăn trong học tập. Cần phải quyết tâm và tìm cách vượt qua. 
- Biết xác định khó khăn trong học tập và cách khắc phục 
- Biết quan tâm chia sẻ, giúp đỡ những bạn gặp khó khăn
- Quý trọng và học tập những tấm gương vượt khó trong cuộc sống và trong học tập
II/ Đồ dùng:
- Bảng phụ, thẻ Đ - S , phiếu học tập
III/ Các hoạt động dạy học chủ yếu
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
A/ Kiểm tra bài cũ
- Gọi 2 học sinh lên bảng:
 + Thế nào là trung thực trong học tập?
 + Nêu 3 hành động có thái độ trung thực trong học tập, 3 hành động không trung thực trong học tập?
- GV nhận xét cho điểm 
B/ Bài mới
1/Giới thiệu bài
- Gv nêu yêu cầu tiết học , ghi bảng đầu bài
2/Các hoạt động chủ yếu
Hoạt động 1:
- Hoạt động cả lớp. Tìm hiểu truyện: “Một học sinh nghèo vượt khó”
- Gọi HS đọc câu chuyện
- Yêu cầu kể tóm tắt lại truyện
- GV tóm tắt lại truyện
Hoạt động 2:
- Yêu cầu thảo luận nhóm 4 câu hỏi 1-2 SGK
- Gọi đại diện các nhóm lên trình bày ý 
kiến
- Gọi nhóm khác nhận xét bổ sung
- Gv ghi tóm tắt lên bảng
 Kết luận: Thảo gặp nhiều khó khăn trong học tập và cuộc sống nhưng bạn vẫn khắc phục khó khăn để học tập tốt
Hoạt động 3: Em sẽ làm gì?
- Tổ chức học sinh làm việc nhóm2
- Gọi HS đọc to câu hỏi 3 SGK và yêu cầu các nhóm thảo luận
- Gọi các nhóm lên trình bày, 
- Gv kết luận cách giải quyết tốt nhất
- Khi gặp khó khăn em sẽ làm gì?
Hoạt động 4:
- Gọi 1 HS đọc yêu cầu
- Làm việc cá nhân bài tập 1 trong SGK
- GV hướng dẫn học sinh yếu
- Yêu cầu HS nêu cách chọn và giải thích lý do
- VD : Tại sao lại không chọn cách chép bài của bạnmà nhờ bạn giảng về nhà tự làm
- GV kết luận : a, b, d là những đáp án đúng
C/ Củng cố:
- Qua bài học chúng ta rút ra được bài học gì?
- Vượt khó trong học tập và trong cuộc sống có tác dụng gì?
D/ Dặn dò:
- Về nhà thực hành các hoạt động ở mục thực hành
- Nhận xét tiết học 
- Chuẩn bị bài sau: Vượt khó trong học tập ( tiết2)
- 2 học sinh lên bảng
- HS nhận xét
- HS lắng nghe, ghi vở
- 1-2 HS đọc, cả lớp đọc thầm
- 1-2 HS kể
- HS thảo luận , mỗi câu 2 nhóm
- 2-3 nhóm
- Hoạt động nhóm2
- Đọc câu hỏi và thảo luận nhóm
- 3- 4 nhóm trình bày, các nhóm khác nhận xét, bổ sung
- lắng nghe
(- Em sẽ tìm cách khắc phục hoặc nhờ sự giúp đỡ của người khác nhưng không dựa dẫm vào người khác)
- 1 học sinh
- HS tự suy nghĩ và làm bài
- HS có thể lựa chọn và đưa ra cách khác ngoài SGK
- Phải biết vượt khó trong học tập
- 2-3 HS trả lời dựa vào ghi nhớ
- Lắng nghe và thực hiện
	Thứ ngày .thángnăm200
Môn : Đạo đức
Tiết : 4 
Vượt khó trong học tập ( tiết 2)
I/ Mục tiêu:
- Học sinh nhận thức được :
- Mỗi người đều có thể gặp khó khăn trong học tập. Cần phải quyết tâm và tìm cách vượt qua. 
- Biết xác định khó khăn trong học tập và cách khắc phục 
- Biết quan tâm chia sẻ, giúp đỡ những bạn gặp khó khăn
- Quý trọng và học tập những tấm gương vượt khó trong cuộc sống và trong học tập
II.Đồ dùng:
- Bảng phụ, thẻ Đ - S , phiếu học tập
III.Các hoạt động dạy học chủ yếu
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
A/ Kiểm tra bài cũ
- Gọi 2 học sinh lên bảng:
- Tai sao phải vượt khó trong học tập
 - Vượt khó trong học tập và trong cuộc sống có tác dụng gì?
- GV nhận xét cho điểm 
B/ Bài mới
1.Giới thiệu bài
- Gv nêu yêu cầu tiết học , ghi bảng đầu bài
2.Các hoạt động chủ yếu
Hoạt động 1: Gương sáng vượt khó
- Hoạt động cả lớp. Hãy kể gương sáng vượt khó trong học tập mà em biết?
- GV đưa câu hỏi:
 + Khi gặp khó khăn trong học tập các bạn đó đã làm gì?
 + Thế nào là vượt khó trong học tập?
 + Vượt khó trong học tập giúp ta điều gì?
- GV chốt ý:
Hoạt động 2: Xử lý tình huống
- Yêu cầu thảo luận nhóm 4 xử lý tình huống SGK( tình huống ghi sẵn lên bảng phụ)
- Gọi đại diện các nhóm lên trình bày ý 
kiến
- Gọi nhóm khác nhận xét bổ sung
- GV Kết luận: Với mỗi khó khăn có cách khắc phục khác nhaunhưng tất cả đều cố gắng học tập tốt..- rất đáng hoan nghênh
Hoạt động 3: Trò chơi Đ - S
- Tổ chức học sinh làm việc theo lớp. Phát cho HS mỗi em 2 thẻ Xanh - Đỏ
- GV treo bảng phụ có tình huống ghi sẵn
- Gọi h/s báo cáo kết quả
- Vì sao câu 1, 2, 3, 4, 6 lại sai?
- Gv giúp HS phân tích thêm
- Các em đã bao giờ gặp phải tình huống đó chưa?
- Em đã xử lý như thế nào?
- GV chốt ý: Vượt khó trong học tập là nột đức tính quý
Hoạt động 4: Thực hành
- GV nêu tình huống một bạn gặp khó khăn trong lớp, trường. Yêu cầu học sinhlập kế hoạch tới thăn và giúp đỡ( những việc có thể làm, thời gian, người nào làm việc gì..)
- GV chốt ý 
C/ Củng cố:
- Khi gặp khó khăn chúng ta nên làm gì?
Và không nên làm gì?
- Khi gặp khó khăn chúng ta nên làm gì?
D/ Dặn dò:
- Về nhà thực hành vận dụng bài học vào cuộc sống
- Nhận xét tiết học 
- Chuẩn bị bài sau: Biết bày tỏ ý kiến
- 2 học sinh lên bảng
- HS nhận xét
- HS lắng nghe, ghi vở
- Cả lớp suy nghĩ
- 3- 4 HS kể
(- Đã khắc phục và vươn lên
- Biết khắc phục khó khăn học tập tốt
- Giúp tự tin, được mọi người yêu quý)
- lắng nghe
- HS làm việc nhóm 4
- 2-3 nhóm
- Nhóm khác nhận xét bổ sung
- Lắng nghe
- HS hoạt động 
 + Nếu Đ: thẻ đỏ
 + Nếu S : thẻ xanh
- Kết quả: 
 + Đúng: 5,7
 + Sai : 1, 2, 3, 4, 6
- 3- 4 HS trả lời
- Lắng nghe
- Vài h/s trả lời
- Lắng nghe
- Lắng nghe
- Chia nhóm 4 cùng nhau vạch kế hoạch chi tiết
- Lắng nghe
- 2-3 HS trả lời 
- Lắng nghe và thực hiện

Tài liệu đính kèm:

  • docgiao_an_dao_duc_4_tiet_1_den_4_dinh_huu_thin.doc