Giáo án Đạo đức - Khoa học - Lịch sử & Địa lí Lớp 4 - Tuần 19

Giáo án Đạo đức - Khoa học - Lịch sử & Địa lí Lớp 4 - Tuần 19

Tiết 1 : Địa lí

THÀNH PHỐ HẢI PHÒNG (trang 113)

I. Yêu cầu cần đạt:

 - Nêu được một số đặc điểm chủ yếu của thành phố Hải phòng:

 + Vị Trí : ven biển, bên bờ sông cấm.

 + Thành phố cảng, trung tâm công nghiệp đóng tàu, trung tâm du lịch,

 - Chỉ được Hải phòng trên đồ ( lược đồ).

 - HS khá, giỏi : Kể một số điều kiện để Hải Phòng trở thành một cảng biển, một trung tâm du lịch lớn của nước ta (Hải Phòng nằm ven biển, bên bờ sông cấm, thuận tiện cho việc ra, vào neo đậu của tàu thuyền, nơi đây có nhiều cầu tàu, ; có các bãi biển Đồ Sơn, Cát Bà với nhiều cảnh đẹp, )

II. Đồ dùng dạy học.

 -Các bản đồ hành chính giao thông VN

 -Tranh ảnh về thành phố Hải Phòng.

III. Phương pháp: quan sát, đàm thoại, giảng giải, luyện tập.

 

doc 9 trang Người đăng thuthuy90 Lượt xem 698Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Đạo đức - Khoa học - Lịch sử & Địa lí Lớp 4 - Tuần 19", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
 TUẦN 19
Ngày soạn : 12/01/2013 Ngày giảng : 
Lớp 4B : Thứ 2 ngày 14/01/2013 (Tiết 4)
Lớp 4A : Thứ 2 ngày 14/01/2013 (Tiết 5)
Tiết 1 : Địa lí
THÀNH PHỐ HẢI PHÒNG (trang 113)
I. Yêu cầu cần đạt: 
	- Nêu được một số đặc điểm chủ yếu của thành phố Hải phòng:
	+ Vị Trí : ven biển, bên bờ sông cấm.
	+ Thành phố cảng, trung tâm công nghiệp đóng tàu, trung tâm du lịch,
	- Chỉ được Hải phòng trên đồ ( lược đồ).
	- HS khá, giỏi : Kể một số điều kiện để Hải Phòng trở thành một cảng biển, một trung tâm du lịch lớn của nước ta (Hải Phòng nằm ven biển, bên bờ sông cấm, thuận tiện cho việc ra, vào neo đậu của tàu thuyền, nơi đây có nhiều cầu tàu,; có các bãi biển Đồ Sơn, Cát Bà với nhiều cảnh đẹp,)
II. Đồ dùng dạy học.
 -Các bản đồ hành chính giao thông VN 
 -Tranh ảnh về thành phố Hải Phòng.
III. Phương pháp: quan sát, đàm thoại, giảng giải, luyện tập.
IV.Các hoạt động dạy học.
Hoạt động dạy
T/L
Hoạt động học
I. Ổn định tổ chức.
II. KTBC
III. Bài mới:
 - Giới thiệu - ghi đầu bài.
1. Hải Phòng - thành phố cảng.
* Hoạt động 1:làm việc theo nhóm.
a) Tìm và xác định TP HP trên bản đồ hành chính VN.
b) Thành phố Hải Phòng nằm ở đâu? 
c) Hải Phòng có những điều kiện tự nhiên thuận lợi nào để trở thành một cảng biển?
- Mô tả về hoạt động của cảng Hải Phòng?
- GV nhận xét chốt lại
-Chuyển ý.
2. Đóng tàu là ngành công nghiệp quan trọng của Hải Phòng.
* Hoạt động 2: làm việc cả lớp.
- So với các ngành CN khác CN đóng tàu của Hải Phòng có vai trò ntn?
- Kể tên các nhà máy đóng tàu của Hải Phòng?
- Kể tên các sản phẩm của ngành đóng tàu ở Hải Phòng?
-Chuyển ý.
3. Hải Phòng là trung tâm du lịch 
*Hoạt động 3:
- Hải Phòng có những điều kiện nào để phát triển ngành du lịch?
- ở Hải Phòng có những lễ hội nào thường được tổ chức.
4. Củng cố dặn dò.
-Nhận xét tiết học. Dặn HS CB bài sau.
2'
3'
10'
8'
8'
4'
- Các nhóm dựa vào sgk, các bản đồ hành chính, giao thông VN, tranh ảnh thảo luận các ý sau.
- Hải phòng nằm ở đông bắc đồng bằng bắc bộ.
- Đại diện các nhóm lên chỉ vị trí của HP trên bản đồ.
- Các nhóm khác nhận xét.
- Cảng HP nằm bên bờ sông cấm cách biển khoảng hơn 20km thuận lợi cho việc ra vào neo đậu của tàu biển có những cầu tàu lớn để tàu cập bến, những bãi rộng và nhà kho để chứa hàng cùng nhiều phương tiện phục vụ cho việc dỡ chuyên chở hàng nhanh chóng.
- Cảng HP thường xuyên có nhiều tàu trong nước và ngoài nước cập bến. Hàng năm cảng HP đã tiếp nhận và vận chuyển một khối lượng lớn hàng hoá phục vụ cho công cuộc XD đất nước
- Các nhóm khác nhận xét.
- HS đọc sgk và trả lời các câu hỏi sau:
- So với các ngành CN khác thì ngành CN đóng tàu ở HP có một vai trò rất quan trọng
- Nhà máy đóng tàu Bạch Đằng, cơ khí Hạ Long, cơ khí Hải phòng
- Sà lan, tàu đánh cá, tàu du lịch, tàu chở hàng...
- Làm việc theo nhóm.
- HS dựa vào ndg sgk, tranh ảnh vốn hiểu biết của bản thân thảo luận
- Hải Phòng có nhiều đk để phát triển ngành du lịch. Đó là bãi biển Đồ Sơn quần đảo Cát Bà với nhiều cảnh đẹp và hang động kì thú. Có những cảnh đẹp cq hệ thống ks
- Các lễ hội như lễ hội như lễ hội chọi trâu, hội đua thuyền truyền thống trên biển
- Các nhóm trả lời và nhận xét.
- HS đọc bài học sgk.
- HS chú ý lắng nghe.
------------------------------------------------o0o-------------------------------------------------
Ngày soạn : 13/01/2013 Ngày giảng : 
Lớp 4B : Thứ 3 ngày 15/01/2013 (Tiết 2)
Lớp 4A : Thứ 3 ngày 15/01/2013 (Tiết 3)
Lịch sử
NƯỚC TA CUỐI THỜI TRẦN (trang 42)
A. Yêu cầu cần đạt: 
	- Nắm được một số sự kiện về sự suy yếu của nhà Trần:
	+ Vua quan ăn chơi sa đoạ ; trong triều một số quan lại bất bình, Chu Văn An dâng sớ xin chém 7 tên quan coi thường phép nước.
	+ Nông dân và nô tì nổi dậy đấu tranh.
	+ Hoàn cảnh Hồ Quý Ly truất ngôi vua trần, lập nên nhà Hồ:
	Trước sự suy yếu của nhà Trần, Hồ Quý Ly - một đại thần của nhà Trần đã truất ngôi nhà Trần, lập nên nhà Hồ và đổi tên nước là Đại Ngu.
	- HS khá, giỏi :
	+ Nắm được nội dung một số cải cách của Hồ Quý Ly : quy định lại số ruộng cho quan lại, quý tộc ; quy định lại số nô tì phục vụ trong gia đình quý tộc
	+ Biết lí do chính dẫn tới cuộc kháng chiến chống quân Minh của Hồ Quý Ly thất bại : không đoàn kết được toàn dân để tiến hành kháng chiến mà chỉ dựa vào lực lượng quân đội.
B. Đồ dùng dạy học.
	- Giáo án, phiếu thảo luận, sgk.
	- HS : sách vở, đồ dùng môn học.
C. Phương pháp: 
	- Đàm thoại, phiếu thảo luận.
D. Hoạt động dạy - học :
Hoạt động dạy
T/L
Hoạt động học
I. ổn định tổ chức
II. KTBC.
III. Bài mới:
 - Giới thiệu - Ghi đầu bài.
1. Tình hình nước ta cuối thời trần
- Tổ chức cho HS thảo luận nhóm chia lớp thành 4 nhóm phát phiếu học tập.Y/C thảo luận 
- GV chốt lại nội dung bài 
2. Nhà Hồ thay thế nhà Trần
- Em biết gì về Hồ Quý Ly?
- Hồ Quý Ly đã tiến hành những cải cách gì để đưa nước ta thoát khỏi tình hình khó khăn?
- Theo em việc Hồ Quý Ly truất ngôi vua Trần và tự xưng làm vua là đúng hay là sai? vì sao?
- Vì sao nhà Hồ lại không chống được quân xâm lược nhà Minh?
- GV chốt rút ra bài học
IV. Củng cố, dặn dò :
 - Nhận xét giờ học - dặn HS CB bài sau
2'
3'
3'
10'
12'
5'
- HS hát
- Kiểm tra sách vở HKII.
- Nghe, nhắc lại đầu bài.
- HS đọc từ đầuàđủ điều
- Các nhóm tiến hành thảo luận nhóm trưởng điều khiển
- Đại diện nhóm trình bày.
- Giữa thế kỉ 14 nhà Trần bước vào thời kì suy yếu, các vua quan ăn chơi sa đoạ, bóc lột nhân dân tàn khốc,ND cực khổ, căm giận nổi dậy đấu tranh. Giặc ngoại xâm lăm le ngoài bờ cõi nước ta.
- 1 HS đọc : trước tình hìnhàhết
- Hồ Quý Ly là quan đại thần có tài của nhà Trần.
- Hồ Quý Ly thay thế các quan cao cấp của nhà Trần bằng những người thực sự có tài đặt lệ các quan phải thường xuyên xuống thăm dân.Quy định lại số ruộng đất nô tì của quan lại quý tộc nếu thừa phải nộp cho nhà nước. Những năm nạn đói nhà giàu phải bán thóc và phải tổ chức nơi chữa bệnh cho dân.
- Việc Hồ Quý Ly truất ngôi vua Trần và tự xưng làm vua là đúng vì lúc đó nhà Trần lao vào ăn chơi hưởng thụ, không quan tâm đến phát triển đất nước, ND đói khổ giặc ngoại xâm lăm le xâm lược. Cần có triều đại khác thay thế nhà Trần gánh vác giang sơn.
- Vì nhà Hồ chỉ dựa vào quân đội, chưa đủ thời gian thu phục lòng dân, dựa vào sức mạnh đoàn kết của các tầng lớp XH
- HS đọc bài học
- Lắng nghe, ghi nhớ.
------------------------------------------------o0o-------------------------------------------------
Ngày soạn : 13/01/2013 Ngày giảng : 
Lớp 4A : Chiều thứ 3 ngày 15/01/2013 (Tiết 1)
Lớp 4B : Chiều thứ 3 ngày 15/01/2013 (Tiết 3)
Khoa học
TẠI SAO CÓ GIÓ (trang 74)
A. Yêu cầu cần đạt:
	- Làm thí nghiệm để nhận ra không khí chuyển động tạo thành gió.
	- Giải thích được nguyên nhân gây ra gió.
 - Liên hệ với cảnh quan vùng biển.
B. Đồ dùng dạy học:
	- Hình trong SGK trang 74, 75
	- Đồ dùng thí nghiệm.
C. Phương pháp :
	- Đàm thoại, thí nghiệm, thảo luận, giảng giải.
D. Hoạt động dạy và học:
Hoạt động dạy
T/L
Hoạt động học
I. Ổn định tổ chức:
II. Kiểm tra bài cũ:
- Nêu những ví dụ chứng tỏ không khí cần cho sự sống ?
III. Bài mới:
- Giới thiệu bài – Viết đầu bài.
1. Hoạt động 1: 
* Mục tiêu: Làm thí nghiệm chứng minh : Không khí chuyển động tạo thành gió.
+ Cách tiến hành:
- Chia lớp thành 6 nhóm
- Làm việc cả lớp.
- GV nhận xét, kết luận HĐ1. 
2. Hoạt động 2: 
* Mục tiêu : HS biết giải thích tại sao lại có gió.
+ Hướng dẫnHS làm thí nghiệm
+ Kết luận: Không khí chuyển động từ nơi lạnh đến nơi nóng. Sự chuyển động đó của không khí tạo thành gió.
3. Hoạt động 3:
* Mục tiêu: Giải thích được tại sao ban ngày gió từ biển thổi vào đất liền và ban đêm gió từ đất liền lại thổi ra biển.
- Y/c HS giải thích
- GV nhận xét, chốt lại bài
IV. Củng cố - Dặn dò:
- Nhận xét tiết học.
- Về học kỹ bài và CB bài sau.
2'
5'
3'
7'
7'
7'
4'
- Lớp hát tập thể.
- HS thực hiện yêu cầu.
- Nhắc lại đầu bài.
Chơi chong chóng
- Tiến hành chơi và tìm hiểu:
+ Khi nào thì chong chóng quay ?
+ Khi nào thì chong chóng không quay?
+ Khi nào chong chóng quay nhanh ? quay chậm ?
- Đại diện nhóm báo cáo kết quả:
Khi ta chạy, không khí xung quanh ta chuyển động tạo ra gió, gió làm chong chóng quay. Gió mạnh thì chong chóng quay nhanh, và ngược lại không có gió thì chong chóng ngừng quay.
Nguyên nhân gây ra gió
- HS làm thí nghiệm
- Báo cáo kết quả
Nguyên nhân gây ra sự chuyển động của không khí trong tự nhiên
- Thảo luận theo cặp.
- Quan sát và đọc mục “Bạn cần biết”
+ Do đất hấp thụ nhiệt nhanh đồng thời toả nhiệt cũng tạo ra sự chênh lệch nhiệt giữa biển và đất liền từ đó tạo thành gió.
- Lắng nghe, ghi nhớ
------------------------------------------------o0o-------------------------------------------------
Ngày soạn : 14/01/2013 Ngày giảng : 
Lớp 4A : Thứ 4 ngày 16/01/2013 (Tiết 1)
Lớp 4B : Thứ 4 ngày 16/01/2013 (Tiết 2)
Khoa học
 GIÓ NHẸ, GIÓ MẠNH. PHÒNG CHỐNG BÃO (trang76)
A. Yêu cầu cần đạt: 
	- Nêu được một số tác hại của bão : thiệt hại về người và của.
	- Nêu cách phòng chống :
	+ Theo dõi bản tin thời tiết.
	+ cắt điện. tàu, thuyền không ra khơi.
	+ Đến nơi trú ẩn an toàn.
 * Bão biển đe dọa cuộc sống của con người, cần tích cực phòng chống bão biển và thiên tai do biển gây ra.
B. Đồ dùng dạy học :
	- Phiếu học tập, hình trang 76 - 77
C. Phương pháp :
	- Đàm thoại, thực hành, trực quan.
D. Hoạt động dạy và học:
Hoạt động dạy
T/L
Hoạt động học
I- Ổn định tổ chức :
II - Kiểm tra bài cũ: 
-Tại sao có gió ? Nêu hướng chuyển động của gió ?
- Nhận xét ghi điểm
III - Bài mới: 
 1. Giới thiệu bài – Viết đầu bài.
2. Nội dung bài
*Hoạt động 1: 
 * Mục tiêu: 
- Phân biệt được thế nào là gió nhẹ, gió khá mạnh, gió to, gió dữ.
- Y/c HS đọc SGK
- Phát phiếu học tập cho HS.
* Hoạt động 2: 
* Mục tiêu : Hiểu được những thiệt hại do dông, bão gây ra và biết cách phòng chống bão.
- Bão biển đe dọa cuộc sống của con người, cần tích cực phòng chống bão biển và thiên tai do biển gây ra.
+ Em hãy nêu dấu hiệu khi trời có dông?
+ Nêu các đặc trưng (dấu hiệu) của bão ?
- YC HS đọc mục bạn cần biết và sử dụng tranh ảnh để nói về:
+ Nêu tác hại do bão gây ra?
và một số cách phòng chống bão. Liên hệ thực tế địa phương ?
- GV nhận xét, giảng giải thêm
* Hoạt động 3:
* Mục tiêu: Củng cố kiến thức của HS về các cấp độ của gió: Gió nhẹ, gió khá mạnh, gió to, gió dữ.
- Tổ chức thi giữa các tổ.
- Nhận xét bổ sung
IV -Củng cố – Dặn dò:
- Từ cấp gió nào trở lên sẽ gây thiệt hại người và của? 
- Nhận xét tiết học.
- Về học kỹ bài và CB bài sau.
2'
5'
3'
7'
7'
7'
4'
- Lớp hát đầu giờ.
- 2 em thực hiện
- Nhắc lại đầu bài.
Tìm hiểu về một số cấp gió
- Giới thiệu người đầu tiên nghĩ ra cách phân chia gió thành 13 cấp độ (từ cấp 0 đến cấp 12)
- Quan sát và đọc thông tin hoàn thành phiếu.
- Các nhóm báo cáo kết quả.
+ Kết quả đúng: Cấp 5 (gió khá mạnh); cấp 9 (gió dữ, bão to); cấp 0 (không có gió); cấp 7 (gió to, bão); cấp 2 (gió nhẹ).
Sự thiệt hại do bão gây ra và cách phòng chống bão
- Thảo luận
- Đại diện các nhóm trình bày.
+ Khi có dự có bão chúng ta phòng chống bão gây ra.
- Khi có gió mạnh kèm theo có mưa to là dấu hiệu khi trời có dông
- Gió mạnh liên tiếp kèm theo mưa to, bầu trời đầy mây đen, đôi khi có gió xoáy
- Đọc thầm
- Làm đổ nhà cửa cây cối, hỏng các công trình công cộng, đường, điện, gây thiệt hại mùa màn, tài sản, con người.
- Theo dõi bản tin thời tiết tìm cách bảo vệ nhà cửa, sản xuất đề phòng tai nạn do bão gây ra, cần cắt đieenj vùng biển không nên ra khơi vào lúc có gió to.
- Các tổ thi trong 2 phút, gắn đúng lời giải thích vào các bức tranh cho phù hợp.
- Nhận xét, đánh giá.
- Gió từ cấp 7 trở lên
-Lắng nghe, ghi nhớ
------------------------------------------------o0o-------------------------------------------------
Ngày soạn : 16/01/2013 Ngày giảng : 
Lớp 4B : Thứ 6 ngày 18/01/2013 (Tiết 2)
Lớp 4A : Thứ 6 ngày18/01/2013 (Tiết 3)
Đạo đức.
KÍNH TRỌNG, BIẾT ƠN NGƯỜI LAO ĐỘNG (tr. 27)
(Tiết 1)
I. Yêu cầu cần đạt:
	- Biết vì sao cần phải kính trọng và biết ơn người lao động.
	- Bước đầu biết cư xử lễ phép với những người lao động và biết trân trọng, giữ gìn thành quả lao động của họ. 
II. Đồ dùng dạy học:
	- SGK, giáo án
III. Phương pháp:
	- Đàm thoại, thảo luận, giảng giải
IV.Các hoạt động dạy học
Hoạt động dạy
T/L
Hoạt động học
1) ổn định tổ chức:
Nhắc nhở học sinh
2) Kiểm tra bài cũ:
- Kiểm tra sự chuẩn bị của hs.
3) Dạy bài mới:
- Giới thiệu bài: GV ghi đầu bài lên bảng
* Hoạt động 1: HS thảo luận truyện : Buổi học đầu tiên
- Mục tiêu: để thấy được những người lao động trong xã hội dù là nghề nào cũng đáng trân trọng
- GV kể truyện
- Vì sao một số bạn trong lớp lại cười khi nghe Hà giới thiệu về nghề nghiệp của bố mẹ mình ?
- Nếu là bạn cùng lớp với Hà, em sẽ làm gì trong tình huống đó? vì sao?
- Cho HS đóng vai sử lý tình huống KL: tất cả người lao động kể cả những người lao động bình thường nhất, cũng cần được tôn trọng.
* Hoạt động 2: kể tên nghề nghiệp
- Mục tiêu: HS biết kể tên các nghề nghiệp của người lao động trong xã hội
- Y/C lớp chia thành ba nhóm 
+Trong 2 phút, mỗi nhóm phải kể được những nghề nghiệp của người lao động (không được trùng lặp)
- GV ghi nhanh các ý kiến lên bảng 
- Trò chơi tôi làm nghề gì?
- Chia lớp thành 3 dẫy mỗi dẫy cử một bạn lên diễn tả nghề của mình – y/c nhóm kia trả lời
- Trong một thời gian dãy nào đoán đúng nhiều nghề nghiệp (công việc hơn) nhóm đó thắng
- KL: trong xã hội chúng ta bắt gặp h/a những người LĐ ở khắp mọi nơi ở nhiều lĩnh vực khác nhau và nhiều ngành nghề khác nhau nhưng đều mang lại lợi ích cho bản thân và XH
=>Ghi nhớ 
4, Củng cố dặn dò :
- Nhận xét tiết học – Dặn HS CB bài sau
2'
3'
3'
12'
12'
3'
- HS chú ý chuẩn bị sách vở.
- HS lắng nghe
- 1 HS đọc lại cả lớp đọc thầm thảo luận các câu hỏi sau:
- Vì các bạn đó nghĩ rằng : bố mẹ Hà làm nghề quét rác, không đáng được kính trọng như những nghề mà bố mẹ các bạn ấy làm 
- Nếu là bạn cùng lớp với Hà, trước hết em sẽ không cười Hà vì bố mẹ bạn ấy là những nghề chân chính, cần được tôn trọng sau đó em sẽ đứng lên nói điều đó trước lớp để một số bạn đã cười Hà sẽ nhận ra lỗi sai của mình và xin lỗi Hà
- HS nhận xét và bổ sung 
- Tiến hành chia thành ba nhóm 
Giáo viên, diễn viên múa ,nhà khoa học 
- Kĩ sư, đạp xích lô, quét rác 
- Nông dân,bác sĩ,thợ điện
- HS nhận xét và loại bỏ những nghành nghề không phải là chân chính (buôn bán ma tuý, mị dâm, người ăn xin)
- 3 dãy thực hành trong 2 phút
- VD: tay cầm sách, phấn viết bảng
- Nhóm kia phải đoán
- Nghề giáo 
- HS nhận xét
HS thảo luận cặp đôi nêu ra những hành vi tôn trọng người lao động
- Các việc làm : a, c, d, đ, e, g là thể hiện sự kính trọng và biết ơn người lao động
- Các việc :b, h là thiếu kính trọng người lao động
- 1, 2 HS đọc ghi nhớ
- Lắng nghe, ghi nhớ.

Tài liệu đính kèm:

  • docgiao an khoa hoclich sudia li dao duc lop 4 tuan 19.doc