I. MỤC TIÊU
1. Kiến thức :
· Hiểu được ý nghĩa của việc thực hiện luật lệ an toàn giao thông : là trách nhiệm của mọi người dân để tự bảo vệ mình, bảo vệ mọi người và đảm bảo an toàn giao thông.
2. Thái độ :
· Tôn trọng luật lệ an toàn giao thông.
· Đồng tình, noi gương những người chấp hành tốt luật lệ an toàn giao thông; Không đồng tình với những người chưa chấp hành luật lệ an toàn giao thông.
3. Hành vi :
· Thực hiện và chấp hành các luật lệ an toàn giao thông khi tham gia giao thông.
· Tuyên truyền mọi người xung quanh cùng chấp hành tốt luật lệ an toàn giao thông.
II. ĐỒ DÙNG DẠY - HỌC
· Nội dung một số tin về an toàn giao thông thu thập từ sách báo, truyền hình
· Một số biển báo giao thông cơ bản (biển báo đường 1 chiều, biển báo có một HS đi qua, biển báo có đường sắt, cấm đỗ xe và biển báo cấm dừng).
III. CÁC HOẠT ĐỌNG DẠY – HỌC CHỦ YẾU
TÔN TRỌNG LUẬT GIAO THÔNG I. MỤC TIÊU 1. Kiến thức : Hiểu được ý nghĩa của việc thực hiện luật lệ an toàn giao thông : là trách nhiệm của mọi người dân để tự bảo vệ mình, bảo vệ mọi người và đảm bảo an toàn giao thông. 2. Thái độ : Tôn trọng luật lệ an toàn giao thông. Đồøng tình, noi gương những người chấp hành tốt luật lệ an toàn giao thông; Không đồng tình với những người chưa chấp hành luật lệ an toàn giao thông. 3. Hành vi : Thực hiện và chấp hành các luật lệ an toàn giao thông khi tham gia giao thông. Tuyên truyền mọi người xung quanh cùng chấp hành tốt luật lệ an toàn giao thông. II. ĐỒ DÙNG DẠY - HỌC Nội dung một số tin về an toàn giao thông thu thập từ sách báo, truyền hình Một số biển báo giao thông cơ bản (biển báo đường 1 chiều, biển báo có một HS đi qua, biển báo có đường sắt, cấm đỗ xe và biển báo cấm dừng). III. CÁC HOẠT ĐỌÂNG DẠY – HỌC CHỦ YẾU Hoạt động dạy Hoạt đôïng học TIẾT 1 Hoạt động 1 TRAO ĐỔI THÔNG TIN - Yêu cầu HS trình bày kết quả thu thập và ghi chép trong tuần vừa qua. - Yêu cầu HS đọc thông tin trong SGK. - Hỏi : Từ những con số thu thập được, em có nhận xét gì về tình hình an toàn giao thông của nước ta trong những năm gần đây ? - Giới thiệu : Để hiểu rõ ý nghĩa của những con số kể trên, chúng ta sẽ đi vào thảo luận những phần tiếp sau đây. - Đại diện khoảng 3-4 HS đọc bản thu thập và kết quả bài tập về nhà. - 1 – 2 HS đọc. - Trả lời Hoạt động 2 TRẢ LỜI CÂU HỎI - Yêu cầu đọc 3 câu hỏi trong SGK. - Chia lớp thành 4 nhóm - Yêu cầu thảo luận nhóm, trả lời các câu hỏi trên. Tai nạn giao thông để lại những hậu quả gì ? Tại sao lại xảy ra tai nạn giao thông ? Cần làm gì để tham gia giao thông an toàn ? - Nhận xét câu trả lời của HS - Kết luận : Để hạn chế và giảm bớt tai nạn giao thông, mọi người phải tham gia vào việcgiữ gìn trật tự an toàn giao thông, mọi nơi mọi lúc. - 1 HS đọc - Tiến hành thảo luận nhóm. - Các nhóm khác nhận xét, bổ sung. Hoạt động 3 QUAN SÁT VÀ TRẢ LỜI CÂU HỎI - Yêu cầu hảo luạn cặp đôi, quan sát các tranh trong SGK và trả lời câu hỏi sau : Hãy nêu nhận xét về việc thực hiện luật giao thông trong các tranh dưới đây, giỉa thích vì sao ? + Tranh 1 : + Tranh 2 : + Tranh 3 : + Tranh 4 : + Tranh 5 : + Tranh 6 : - Nhận xét câu trả lời của HS. - Kết luận : Để tránh các tai nạn giao thông có thể xảy ra, mọi người đều phải chấp hành nghiêm chỉnh các Luật lệ giao thông. Thực hiện luật giao thông là trách nhiệm của mỗi người dân để tự bảo vệ mình, bảo vệ mọi người và bảo đảm an toàn giao thông. - Tiến hành thảo luận cặp đôi - Đại diện các cặp đôi trả lời câu hỏi (trình bày trước lớp). + Tranh 1 : Thể hiện việc thực hiện đúng luật giao thông. Vì các bạn đạp xe đúng đường bên phải, chỉ đèo một người. + Tranh 2 :Thực hiện sai luật giao thông. Vì xe vừa chạy nhanh, lại chở quá nhiều đồ và người trên xe. + Tranh 3 : Thực hiện sai luật giao thông. Vì không được để trâu bò, động vật đi lại trên đường, ảnh hưởng đến các phương tiện giao thông đi lại. + Tranh 4 : Thực hiện sai luật giao thông. Vì đây là đường ngược chiều, xe đạp không được đi vào, sẽ gây tai nạn. + Tranh 5 :Thực hiện đúng luật giao thông. Vì mọi người đều nghiêm túc thực hiện theo tín hiệu của các biển báo giao thông và đội mũ bảo hiểm. + Tranh 6 : Thực hiện đúng luật giao thông. Vì mọi người đều đứng cách xa và an toàn khi xe lửa chạy qua. - HS dưới lớp nhận xét,bổ sung. TIẾT 2 Hoạt động 1 BÀY TỎ Ý KIẾN - Chia lớp thành 4 nhóm. - Yêu cầu các nhóm thảo luận, đưa ra ý kiến nhận xét về các ý kiến sau : Đang vội, bác Minh nhìn không thấy chú công an ở ngã tư, liền cho xe vượt qua. Mộy bác nông dân phơi rơm rạ bên cạnh đường cái. Thấy có báo hiệu đường sắt sắp đi qua, Thắng bảo anh đứng lại, không cố vượt rào chắn. Bố mẹ Nam đèo bác của Nam đi bệnh viện cấp cứu bằng xe máy. - Nhận xét câu trả lời của HS. - Kết luận : Mọi người când có ý thức tôn trọng luật lệ giao thông mọi lúc, mọi nơi. - Tiến hành thảo luận nhóm. - Đại diịen các nhóm trả lời, trình bày ý kiến. Câu trả lời đúng : Sai. Vì nếu làm vậy có thể bác Minh sẽ gây tai nạn hoặc sẽ không an toàn khi đi qua ngã tư. Sai. Vì làm như vậy, rơm rạ có thể sẽ quấn vào bánh xe của những người đi đường, có thể gây ra tai nạn giao thông. Đúng. Vì không nên cố vượt rào, sẽ gây nguy hiểm cho chính bản thân. Đúng. Vì mặc dù đèo 3 người bằng xe gắn máy nhưng vì cấp cứu là khẩn cấp nên vẫn có thể chấp nhận được trong hoàn cảnh này. - HS dưới lớp nhận xét, bổ sung. Hoạt động 2 TÌM HIỂU CÁC BIỂN BÁO GIAO THÔNG - GV chuẩn bị một số biển báo giao thông như sau : + Biển báo đường 1 chiều. + Biển báo có học sinh đi qua. + Biển báo có đường sắt. + Biển báo cấm đỗ xe. + Biển báo cấm dùng còi trong thành phố. - GV lần lượt giơ biển và đốù HS : - Nhận xét câu trả lời của HS. - Chuẩn hóa và giúp HS nhận biết về các loại biển báo giao thông. + Biển báo đường 1 chiều : các xe chỉ được đi đương đó theo 1 chiều (xuôi hoăïc ngược). + Biển báo có học sinh đi qua : Báo hiệu gần đó có trường, đông HS. Do đó các phương tiện đi lại cần chú ý, giảm tốc độ để tránh HS qua đường. + Biển báo có đường sắt : báo hiệu có đường sắt, tàu hỏa. Do đó các phương tiện qua lại cần lưu ý để tránh khi tàu hỏa đi qua. + Biển báo cấm đỗ xe : báo hiệu không được đỗ xe ở vị trí này. + Biển báo cấm dùng còi trong thành phố : báo hiệu không được dùng còi ảnh hưởng đến cuộc sống của những người dân sống ở phố đó. - GV giơ biển báo. - GV nói ý nghĩa của biển báo. - Nhận xét câu trả lời của HS. - Kết luận : Thực hiện nghiêm túc an toàn giao thông là phải tuân theo và làm đúng mọi biển báo giao thông. - HS quan sát và trả lời theo hiểu biết của mình. - HS dướùi lớp lắng nghe, nhận xét. - 1-2 HS nhắc lại ý nghĩa của biển báo. - 1-2 HS nhắc lại ý nghĩa của biển báo. - 1-2 HS nhắc lại ý nghĩa của biển báo. - 1-2 HS nhắc lại ý nghĩa của biển báo. - 1-2 HS nhắc lại ý nghĩa của biển báo. - HS nói lại ý nghĩa của biển báo đó. - HS lên chọn và giơ biển. - HS dưới lớp nhận xét, bổ sung Hoạt động 3 THI “THỰC HIỆN ĐÚNG LUẬT GIAO THÔNG?” - GV chia lớp thành 2 đội chơi, mỗi đội cử 2 HS trong một lượt chơi. - GV phổ biến luật chơi : Mỗi mọt lượt chơi, 2 HS sẽ tham gia . một bạn được cầm biển báo, phải diễn tả bằng hành động hoăvj lời nói (nhưng không được trùng vơi từ có trong biển báo). Bạn còn lại phải có nhiệm vụ là đoán được nộâi dung biển báo đó. - GV tổ chức cho HS chơi thử. - GV tổ chức cho HS chơi. - Nhận xét HS chơi. - Cử lần lượt 2 người trong một lượt chơi. - Lắng nghe luật chơi. - HS chơi thử. - HS chơi. Hoạt động 4 THI “LÁI XE GIỎI” * Lưu ý : Đây là một dạng hoạt động khác, được áp dụng cho những lớp có điều kiện thực tế ở ngoài sân trường và GV có thể chuản bị trước. - GV chuẩn bị sẵn các cột có biển báo, hệ thống đèn xanh đèn đỏ, vẽ các đươbgf đi trên nền đất. Chẳng hạn như sơ đồ sau : Trường học Khách sạn Rạp chiếu phim Bệnh viện - Gv phổ biến luật chơi cho HS : + Cả lớp chia làm 4 nhóm – là 4 đội chơi. + Mmõi lần chơi, mỗi đội sẽ được 30 giây thảo luận, sau đó cử 1 đại diện lên trình diễn cách đi đúng. Đội nào cử đại diện đi đúng luật giao thông, đội đó sẽ thắng. + Sau lượt chơi của mỗi đội, GV sẽthay đổi vị trí của các đèn giao thông. - GV tổ chức cho HS chơi thử. - GV tổ chức cho HS chơi. - GV cùng HS nhận xét cách chơi của 4 đội. - GV khen thưởng những đội chơi chiến thắng và khuyến khích, nhắc nhở những đội chơi chưa đi đúng luật. - GV yêu cầu HS đọc ghi nhớ. Hướng dẫn hoạt động GV yêu cầu mỗi HS về nhà sưu tầm các thông tin có liên quan đến môi trường Việt Nam và thế giới, sau đó ghi chép lại. RÚT KINH NGHIỆM TIẾT DẠY.
Tài liệu đính kèm: