Giáo án Đạo đức lớp 4, học kì I

Giáo án Đạo đức lớp 4, học kì I

 TIẾT : 1

Trung thực trong học tập

****************

I/ Mục tiêu :

Học xong bài này, HS có khả năng :

-Nêu được một số biểu hiện của trung thực trong học tập.

-Biết được trung thực tong học tập giúp em học tập tiến bộ, được mọi người yêu mến.

- Hiểu được trung thực trong học tập là trách nhiệm của HS.

- Có thái độ và hành vi trung thực trong học tập.

+ Kĩ năng sống

-Tự nhận thức về sự trung thực trong học tập.

-Bình luận, phê phán những hành vi không trung thực trong học tập.

-Làm chủ trong học tập.

II/ Chuẩn bị :

- Các mẫu chuyện, tấm gương và sự trung thực trong học tập.

- Thẻ đỏ, xanh.

 

doc 46 trang Người đăng minhanh10 Lượt xem 817Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án Đạo đức lớp 4, học kì I", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
 Ngày dạy : .. 
 TUẦN : 1
 TIẾT : 1
Trung thực trong học tập
****************
I/ Mục tiêu :
Học xong bài này, HS có khả năng :
-Nêu được một số biểu hiện của trung thực trong học tập.
-Biết được trung thực tong học tập giúp em học tập tiến bộ, được mọi người yêu mến.
- Hiểu được trung thực trong học tập là trách nhiệm của HS.
- Có thái độ và hành vi trung thực trong học tập.
+ Kĩ năng sống
-Tự nhận thức về sự trung thực trong học tập.
-Bình luận, phê phán những hành vi không trung thực trong học tập.
-Làm chủ trong học tập.
II/ Chuẩn bị :
- Các mẫu chuyện, tấm gương và sự trung thực trong học tập.
- Thẻ đỏ, xanh.
III/ Các hoạt động học tập :
Tiết 1
TG
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
1/
10/
10/
10/
5/
1. Bài mới :
Khám phá : Trung thực trong học tập (Tiết 1)
2. Kết nối
* Hoạt động 1 : Xử lí tình huống
+ KNS: -Tự nhận thức về sự trung thực trong học tập.
- Cho HS hoạt động nhóm bàn.
- Yêu cầu HS dựa vào tranh SGK trang 3 để thảo luận câu hỏi :
+ Theo em, bạn Long có thể có những cách giải quyết như thế nào ?
+ Nếu em là bạn Long, em sẽ làm gì ? Vì sao ?
- Cho các nhóm trình bày.
- GV ghi các ý kiến của HS lên bảng :
a. Mượn tranh ảnh của bạn để đưa cô giáo xem.
b. Nói dối cô là đã sưu tầm nhưng quyên ở nhà.
c. Nhận lỗi và hứa với cô giáo sẽ sưu tầm nộp sau.
d. Em sẽ báo cáo với cô giáo để cô giáo biết trước.
e. Em sẽ không nói gì để cô không phạt.
- Theo em hành động nào là hành động thể hiện sự trung thực.
- Trong học tập, chúng ta có cần phải thể hiện sự trung thực không ?
- Nhận xét - Chốt lại: Trung thực trong học tập chính là thực hiện theo 5 điều BH dạy.
* Hoạt động 2: Sự cần thiết phải trung thực trong học tập.
- GV đặt câu hỏi :
+ Trong học tập, vì sao phải trung thực ?
+ Khi đi học, bản thân chúng ta tiến bộ hay người khác tiến bộ, nếu chúng ta gian trá chúng ta có tiến bộ được không ?
+ Nhắc bài cho bạn trong giờ kiểm tra có thể hiện tính trung thực không ?
+ Theo em không làm bài tập mà mượn vở của bạn để chép là thể hiện đức tính gì trong học tập?
- Nhận xét - Chốt lại.
* Hoạt động 3 : Trò chơi đúng sai.
- GV đọc câu hỏi, HS lắng nghe và đưa thẻ thi, thẻ màu đỏ tán thành, thẻ màu xanh không tán thành.
- Bài tập 2 SGK.
- Nhận xét - Tuyên dương.
- Chúng ta cần làm gì để trung thực trong học tập.
- Trung thực trong học tập nghĩa là chúng ta không được làm gì ?
- Gọi HS đọc lại nội dung ghi nhớ.
* Liên hệ bản thân.
- Em hãy nêu những hành vi của bản thân em mà em cho là trung thực.
- Nêu những hành vi không trung thực trong học tập mà em đã từng biết.
- Yêu cầu HS trình bày các mẫu chuyện, tấm gương về trung thực trong học tập.
3. Vận dụng
- Nhận xét tiết học
- Chuẩn bị tiết 2
- HS thảo luận
- Đại diện trình bày
- HS trả lời.
- HS trả lời.
- HS Nhận xét
- HS trả lời
- HS trả lời
- HS trả lời.
- HS trả lời
- HS đưa thẻ
HS trả lời
HS trả lời
- HS liên hệ
- HS nêu
- HS trình bày
 Ngày dạy : .. 
 TUẦN : 2
Trung thực trong học tập
****************
Tiết 2
TG
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
5/
1/
10/
10/
10/
2/
1. Kiểm tra bài cũ :
- Trong học tập vì sao phải trung thực ?
- Khi đi học, bản thân chúng ta tiến bộ hay người khác tiến bộ ? Nếu chúng ta gian trá chúng ta có tiến bộ được không?
- Nêu nội dung bài học
- GV nhận xét
2. Bài mới :
Khám phá : Trung thực trong học tập (Tiết 2)
3. Kết nối
* Hoạt động 1 : Xử lí tình huống
+ KNS: -Bình luận, phê phán những hành vi không trung thực trong học tập.
- Cho HS hoạt động nhóm bàn.
- Giáo viên đưa 3 tình huống ở bài tập 3 SGK trang 4.
- Yêu cầu các nhóm thảo luận nêu cách xử lí mỗi tình huống và giải thích vì sao lại chọn cách giải quyết đó.
+ Em sẽ làm gì nếu :
a. Em không làm được bài trong giờ kiểm tra ?
b. Em bị điểm kém nhưng cô giáo lại ghi nhầm vào sổ là điểm giỏi ?
c. Trong giờ kiểm tra, bạn ngồi cạnh bên không làm được bài và cầu cứu em ?
- Cho HS trình bày.
- Nhận xét - Chốt lại.
* Hoạt động 2: Trình bày tư liệu đã sưu tầm.
- Yêu cầu HS trình bày, giới thiệu.
- Yêu cầu cả lớp thảo luận.
+ Em nghĩ gì về những mẫu chuyện, tấm gương đó
- Nhận xét - Chốt lại.
* Hoạt động 3 : Trình bày tiểu phẩm.
- Gọi các nhóm trình bày tiểu phẩm đã chuẩn bị.
- Cho cả lớp thảo luận.
+ Em có suy nghĩ gì về tiểu phẩm vừa xem ?
+ Nếu em ở vào tình huống đó, em có hành động như vậy không ? Vì sao ?
- Nhận xét .
4/ Vận dụng
- Thế nào là trung thực trong học tập ? Vì sao phải trung thực trong học tập ?
 - Chuẩn bị: Vượt khó trong học tập.
 3 học sinh trả lời
Đại diện trình bày.
Nhận xét - Bổ sung
- HS trình bày.
- HS trả lời
- 2 nhóm trình bày tiểu phẩm
- Nhận xét.
- HS trả lời.
- HS trả lời
HS nêu.
 Ngày dạy : .. 
 TUẦN : 3
TIẾT : 3
Vượt khó trong học tập
****************
I/ Mục tiêu :
Học xong bài này, HS biết:
- Nêu được ví dụ về sự vượt khó học tập.
- Biết vượt khó trong học tập giúp em học tập mau tiến bộ.
- Cú ý thức vượt khó vươn lên trong học tập.
- Yêu mến , noi theo những tấm gương học sinh nghèo vượt khó.
- Quý trọng và học tập những tấm gương vượt khó trong cuộc sống và trong học tập.
+ Kĩ năng sống
-Lập kế hoạch vượt khó trong học tập
-Tìm kiếm sự hỗ trợ, giúp đỡ của thầy cô, bạn bè khi gặp khó khăn trong học tập
II/ Chuẩn bị :
- Bảng phụ ghi 5 tình huống.
- Giấy.
III/ Các hoạt động dạy - học :
Tiết 1
TG
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
5/
1/
12/
12/
5/
1. Kiểm tra bài cũ :
- Thế nào là trung thực trong học tập ? Vì sao phải trung thực trong học tập .
- Nêu nội dung bài học.
2. Bài mới :
Khám phá: Vượt khó trong học tập (Tiết 1)
- Giáo viên kể chuyện một HS vượt khó.
3. Kết nối
* Hoạt động 1 : Thảo luận nhóm
+ KNS: -Lập kế hoạch vượt khó trong học tập
- Chia lớp thành các nhóm bàn.
- Yêu cầu các nhóm thảo luận các câu hỏi :
+ Thảo đã gặp những khó khăn gì trong học tập và trong cuộc sống hằng ngày ?
+ Trong hoàn cảnh khó khăn như vậy, bằng cách nào Thảo vẫn học tốt ?
+ Nếu ở trong hoàn cảnh khó khăn như bạn Thảo em sẽ làm gì ?
- Cho các nhóm trình bày.
- Nhận xét - Chốt lại.
* Hoạt động 2: Thảo luận nhóm đôi
- Gọi HS đọc yêu cầu bài tập 1
- Yêu cầu HS thảo luận câu hỏi : (bài tập 1)
- Hướng dẫn HS xác định yêu cầu bài.
- Cho HS trả lời.
- Cho HS trình bày.
- Nhận xét - Chốt lại. (đáp án : a, b, đ)
- Qua bài học hôm nay chúng ta có thể rút ra được điều gì ?
- Nhận xét.
- Cho HS đọc nội dung ghi nhớ.
4/ Vận dụng:
- Chuẩn bị bài tập 3, 4 SGK.
- Thực hành các hoạt động ở mục thực hành trong SGK.
- 2 học sinh trả lời
HS nghe.
- Các nhóm thảo luận
Đại diện trình bày.
- 1 HS đọc yêu cầu
- Thảo luận nhóm đôi
- HS trả lời.
- HS trình bày.
- HS nhận xét.
2 học sinh trả lời
- Nhận xét
- 3 HS đọc nội dung ghi nhớ.
 Ngày dạy : .. 
 TUẦN : 4
 TIẾT : 4
Vượt khó trong học tập
****************
Tiết 2
TG
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
5/
1/
10/
10/
10/
2/
1. Kiểm tra bài cũ :
- Nêu những việc đã làm để vượt khó trong học tập.
- Nêu nội dung ghi nhớ.
- Nhận xét. 
2. Bài mới :
Khám phá: Vượt khó trong học tập (Tiết 2)
3. Kết nối
* Hoạt động 1 : 
Bài 2
- Cho HS hoạt động nhóm bàn.
- Cho HS thảo luận và đóng vai tình huống ở bài tập 2.
- Cho HS trình bày.
- Nhận xét - tuyên dương.
* Hoạt động 2: 
Bài 3
+ KNS: -Tìm kiếm sự hỗ trợ, giúp đỡ của thầy cô, bạn bè khi gặp khó khăn trong học tập
- Cho HS đọc bài tập
- Bài tập yêu cầu các em làm gì ?
- Giáo viên nhắc lại yêu cầu.
- Cho HS thảo luận nhóm đôi
- Cho HS trình bày.
- Nhận xét - tuyên dương
* Hoạt động 3 : 
Bài tập 4
- Cho HS đọc bài tập
- Bài tập yêu cầu các em làm gì ?
- Giáo viên nhắc lại yêu cầu bài.
- Cho HS làm bài.
- Cho HS trình bày.
- Nhận xét - tuyên dương
Động viên HS thực hiện biện pháp khắc phục khó khăn đã đề ra để học tốt.
Trong cuộc sống mỗi con người đều có những khó khăn riêng. Để học tập tốt, các em cần cố gắng vượt qua những khó khăn.
4/ Vận dụng:
 - Nhắc nhở HS luôn cố gắng thực hiện những biện pháp đã đề ra để vượt khó trong học tập.
- Tìm hiểu động viên giúp đỡ bạn khi bạn gặp khó khăn trong học tập.
- Chuẩn bị bài sau: Biết bày tỏ ý kiến.
 2 học sinh nêu
HS thảo luận.
- 4 nhóm lên đóng vai
Nhận xét
- 1 học sinh đọc yêu cầu
- HS nêu
HS thảo luận.
HS trình bày.
 - 1 học sinh đọc
 - HS nêu.
- HS làm bài
- 5 HS trình bày
HS nhận xét 
- HS lắng nghe.
 Ngày dạy : .. 
 TUẦN : 5
 TIẾT : 5
Biết bày tỏ ý kiến
****************
I/ Mục tiêu :
 - Biết được : Trẻ em cần được bày tỏ ý kiến về những vấn đề có liên quan đến trẻ em.
 - Bước đầu biết bày tỏ ý kiến của bản thân và lắng nghe, tôn trọng ý kiến của người khác.
- Biết tôn trọng ý kiến của những người khác.
+ Kĩ năng sống
-Trình bày ý kiến ở gia đình và lớp học
-Lắng nghe người khác trình bày
-Kiềm chế cảm xúc
-Biết tôn trọng và thể hiện sự tự tin
II/ Đồ dùng dạy học :
- Bốn bức tranh vẽ phong cảnh, 4 bức tranh vẽ hoạt động của HS.
- HS : Bìa xanh, đỏ, trắng.
III/ Các hoạt động dạy - học :
Tiết 1
TG
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động  ... cô giáo.
+ KNS: Lắng nghe lời dạy của thầy cô
- Cho HS đọc bài tập.
- GV nhắc lại yêu cầu.
- Cho HS thảo luận nhóm đôi.
- Cho HS trình bày.
- Nhận xét chốt lại ý đúng.
+ Em hãy nêu những việc làm thể hiện sự biết ơn kính trọng thầy cô giáo?
+ Nếu em có mặt trong tình huống ở bức tranh 3 em sẽ nói gì với các bạn HS đó.
- Nhận xét
* Hoạt động 3 : 
- Cho HS đọc bài tập .
- Cho HS làm việc theo bàn
- Yêu cầu các nhóm chia các việc làm trong bài 2 thành 2 nhóm: Nhóm “biết ơn” hay “không biết ơn”.
- Cho HS thảo luận và ghi ra giấy.
- Cho HS trình bày.
- Nhận xét chốt lại: Có nhiều cách thể hiện lòng biết ơn đối với thầy cô giáo, việc làm mà các em đã nêu là những việc làm thể hiện lòng biết ơn thầy cô giáo.
- Gọi HS đọc nội dung ghi nhớ SGK.
4/ Vận dụng:
- Sưu tầm bài thơ, bài hát  ca ngợi công ơn thầy cô giáo.
- HS thảo luận
- Đại diện trình bày
- HS nhận xét
- HS trả lời
- Nghe
- 2 HS nhắc lại
- 1 HS
- Thảo luận
- HS trình bày
- Nhận xét
- HS trả lời
- 1 HS
- HS nghe
- Thảo luận
- Đại diện trình bày
- Nhận xét
- 2 HS
Ngày dạy : .. TUẦN : 15
 TIẾT : 15
Biết ơn thầy giáo, cô giáo
****************
Tiết 2
TG
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
4/
1/
10/
20/
4/
1. Kiểm tra bài cũ :
- Gọi HS đọc nội dung ghi nhớ bài biết ơn thầy cô giáo.
- Nhận xét. 
2. Bài mới :
Khám phá: Biết ơn thầy cô giáo (Tiết 2)
3. Kết nối
* Hoạt động 1 : Báo cáo kết quả sưu tầm.
Bài 4, 5.
- Cho HS làm việc theo nhóm bàn.
- Cho HS thảo luận và ghi ra giấy
- Cho các nhóm trình bày.
- Gọi HS đọc kết quả.
- Cho HS giải nghĩa vài câu ca dao, tục ngữ.
- Nhận xét 
Các câu ca dao, tục ngữ khuyên chúng ta điều gì ?
 * Hoạt động 2: Làm bưu thiếp chúc mừng thầy cô giáo cũ.
+ KNS: Thể hiện sự kính trọng, biết ơn với thầy cô
- Nhân kỉ niệm ngày nhà giáo Việt Nam, hay tết các em làm bưu thiếp chúc mừng thầy cô giáo cũ.
- Các em hoạt động theo nhóm bàn.
- Cho HS trình bày.
- Nhận xét và bình phẩm những bưu thiếp.
- Tuyên dương.
Kết luận: Chúng ta phải kính trọng, biết ơn các thầy cô giáo và phải chăm ngoan học tập that tốt để biểu hiện lòng biết ơn thầy cô giáo.
4/ Vận dụng:
- Gọi HS đọc lại nội dung ghi nhớ.
- Thực hiện tốt việc biết ơn thầy cô giáo.
 - 2 học sinh
- Thảo luận
- Trình bày kết quả lên bảng
- Đại diện đọc
- HS nêu
- HS nêu
- Nghe
 - HS thực hành
 - HS trình bày 
 - Nhận xét.
- HS nghe
- 2 HS
 Ngày dạy : .. TUẦN : 16
 TIẾT : 16
Yêu lao động
****************
I/ Mục tiêu :
- Nêu được ích lợi của lao động .
- Tích cực tham gia các hoạt động lao động ở lớp , ở trường , ở nhà phù hợp với khả năng của bản thân .
- Không đồng tình với những biểu hiện lười lao động 
+ Kĩ năng sống
-Xác định của giá trị của lao động
-Quản lí thời gian để tham gia làm những việc vừa sức ở nhà và ở trường
II/ Đồ dùng dạy học :
- Tìm đọc bài: Làm việc thật là vui ở lớp 2.
III/ Các hoạt động dạy - học :
Tiết 1
TG
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
1/
12/
8/
12/
3/
1. Bài mới :
Khám phá: Yêu lao động (Tiết 1)
2. Kết nối
* Hoạt động 1 : Phân tích truyện “Một ngày của Pê-chi -A”.
KNS: Xác định của giá trị của lao động
- GV đọc câu chuyện.
- Gọi HS đọc câu chuyện.
- Chia lớp thành nhóm bàn.
- Yêu cầu các nhóm thảo luận theo 3 câu hỏi SGK.
- Cho HS thảo luận.
1. Hãy so sánh một ngày của Pê-chi-a với những người khác trong câu chuyện.
2. Theo em, Pê-chi-a sẽ thay đổi như thế nào sau chuyện xãy ra ?
3. Nếu là Pê-chi-a em sẽ làm gì ? Tại sao ?
- Cho HS trình bày.
- Nhận xét chốt lại.
Kết luận: Lao động mới tạo ra được của cải đem lại cuộc sống ấm no, hạnh phúc cho bản thân và mọi người xung quanh. Bởi vậy, mỗi người chúng ta cần phải biết yêu lao động
- Cho HS đọc bài: Làm việc thật là vui.
- Trong bài em thấy mọi người làm việc như thế nào?
- Trong cuộc sống và xã hội, mỗi người ai cũng đều có công việc riêng của mình, mọi người đều phải lao động.
* Hoạt động 2: Bài 1
- Cho HS đọc bài tập.
- Bài tập yêu cầu các em làm gì?
- GV nhắc lại yêu cầu
- Cho HS thảo luận theo nhóm bàn.
- Cho HS trình bày.
- Nhận xét tuyên dương.
* Hoạt động 3 : Bài 2. (Đóng vai)
- Cho HS đọc yêu cầu bài .
- Bài tập yêu cầu các em làm gì?
- GV nhắc lại yêu cầu.
- Cho HS thảo luận và đóng vai.
- Cho HS lên đóng vai.
- Yêu cầu HS nhận xét cách ứng sử trong mỗi tình huống như vậy đã phù hợp chưa? Tại sao ?
- Nhận xét tuyện dương.
Kết luận: Cơm ăn, áo mặc, sách vở,  đều là sản phẩm lao động, lao động đem lại cho con người niềm vui và giúp cho con người sống tốt hơn.
- Gọi HS đọc nội dung ghi nhớ .
3/ Vận dụng:
Chuẩn bị trước bài tập 3, 4, 5, 6.
- Nghe
- 1 HS
- HS thảo luận
- Đại diện trình bày
- HS nhận xét
- Nghe
- 2 HS 
- Nghe
- 1 HS
- HS nêu
- Thảo luận
- Đại diện trình bày
- Nhận xét
- 1 HS
- Thảo luận
- 3 nhóm
- Nhận xét
- HS nghe
- 2 HS
Ngày dạy : .. TUẦN : 17
 TIẾT : 17
Yêu lao động
****************
Tiết 2
TG
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
4/
1/
8/
8/
8/
8/
4/
1. Kiểm tra bài cũ :
- Gọi HS đọc nội dung ghi nhớ bài yêu lao động.
- Nhận xét. 
2. Bài mới :
Khám phá: Yêu lao động (Tiết 2)
3. Kết nối
* Hoạt động 1 : Kể chuyện các tấm gương yêu lao động.
KNS: Quản lí thời gian để tham gia làm những việc vừa sức ở nhà và ở trường
- Yêu cầu HS kể về các tấm gương lao động của Bác Hồ, các anh hùng lao động, hoặc của các bạn trong lớp.
- Theo em, những nhân vật trong câu chuyện đó có yêu lao động không ?
- Vậy những biểu hiện yêu lao động là gì?
- GV ghi nhanh các ý kiến lên bảng:
 Tự làm lấy công việc
 Làm việc từ đầu đến cuối .
- Nhận xét chốt lại
Yêu lao động là tự làm lấy công việc, theo đuổi công việc từ đầu đến cuối  Đó là những biểu hiện rất tốt và đáng trân trọng.
- Yêu cầu HS nêu vấn đề về biểu hiện không yêu lao động.
- Nhận xét.
 * Hoạt động 2: Bài 4.
- Chia lớp thành 2 đội, thi đua nhau đọc những câu ca dao, tục ngữ, thành ngữ nói về ý nghĩa tác dụng của lao động.
- Cho HS thi đua.
- Nhận xét tuyên dương.
* Hoạt động 3: Bài 5.
- Cho HS đọc bài tập 5.
- Bài tập yêu cầu các em làm gì ?
- GV nhắc lại yêu cầu.
- Cho HS hoạt động nhóm đôi 
- Cho HS trình bày.
- Nhận xét chốt lại: Nhắc nhở HS cần phải cố gắng, học tập, rèn luyện để có thể thực hiện được ước mơ nghề nghiệp tương lai của mình.
* Hoạt động 4: Bài 6.
- Cho HS kể về một công việc mà em yêu thích.
- Nhận xét tuyên dương.
Kết luận:
- Lao động là vinh quang. Mọi người cần phải lao động vì bản thân, gia đình và xã hội.
- Trẻ em cũng cần tham gia các công việc ở nhà, ở trường và ngoài xã hội phù hợp với khả năng của bản thân.
4/ Vận dụng:
- Gọi HS đọc lại nội dung ghi nhớ.
 - 2 học sinh
- 4 HS
- HS trả lời
- Nghe
- HS nêu
- Nhận xét
- Nghe
- HS thi đau
- Nhận xét
- 1 HS
- HS nêu
- Thảo luận
- HS trình bày
- Nhận xét
- 4 HS.
- Nhận xét
- HS nghe
- 2 HS
Ngày dạy : .. TUẦN : 18
 TIẾT : 18
Ôn tập và thực hành kĩ năng cuối HKI
****************
I. MỤC TIÊU
- Giúp học sinh nhớ lại một số kiến thức đã học.
- Biết vận dụng các hành vi vào cuộc sống thực tế.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC
- Đồ dùng tổ chức trò chơi “Hái hoa dân chủ”
- Hệ thống câu hỏi ôn tập
III. HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC
TG
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
1’
3’
35’
1’
1. Ổn định 
2. Kiểm tra bài cũ
+Tại sao ta phải yêu lao động?
+Ta phải làm gì để chứng tỏ mỗi chúng ta đều là người yêu lao động?
-GV đánh giá
3. Dạy bài mới
a) Khám phá: GV giới thiệu
b) Kết nối
b1) Ôn tập kiến thức đã học
- Tổ chức cho HS chơi trò chơi “Hái hoa dân chủ” với các câu hỏi ôn tập:
+Em hãy nêu lại tựa bài các bài đạo đức đã học giữa kì I đến nay.
+Chúng ta phải đối xử với ông bà, cha mẹ như thế nào?
+Làm thế nào để thể hiện việc làm chăm sóc ông bà cha mẹ?
+Đối với thầy, cô giáo ta phải có thái độ thế nào?
+Tại sao ta phải biết ơn và kính trọng thầy, cô giáo?
+Cô bé Pê-chi-a trong truyện là người như thế nào?
+Mọi người trong câu truyện Cô bé Pê-chi-a có gì khác với cô bé?
+Tại sao phải yêu lao động?
+Hãy tìm các câu ca dao thể hiện việc yêu lao động.
* Liên hệ thực tế
GV nhận xét tuyên dương
b2. Vận dụng
-Nhắc HS ôn bài và chuẩn bị bài: “Kính trọng biết ơn người lao động”.
Hát
-3 HS trình bày
-Lớp nhận xét.
- Lớp tham gia trò chơi, 1 bạn lên hái hoa và trả lời câu hỏi đính kèm, lớp nhận xét, bổ sung, tuyên dương bạn trả lời đúng
+Hiếu thảo với ông bà, cha mẹ, Biết ơn thầy giáo, cô giáo, Yêu lao động.
+Chúng ta phải kính trọng, quan tâm chăm sóc ông bà, cha mẹ. 
+Phải chăm sóc ông bà, cha mẹ khi ốm , khi bị mệt. Làm giúp ông bà, cha mẹ những công việc phù hợp.
+Phải tôn trọng và biết ơn.
+Vì thầy cô không quản khó nhọc, tận tình chỉ bảo chúng ta nên người.
+Cô bé Pê-chi-a là người chưa biết yêu lao động, còn chần chừ trong lao động.
+Mọi người làm việc không ngừng nghỉ, ai nấy đều bận rộn.
+Vì lao động giúp con người phát triển lành mạnh và đem lại cuộc sống ấm no, hạnh phúc. 
+Bàn tay ta làm nên tất cả 
Có sức người sỏi đá cũng thành cơm.
-8 HS tự nêu việc làm của mình hằng ngày ở nhà.

Tài liệu đính kèm:

  • docDao duc ki 1.doc