Giáo án Đạo đức Lớp 4 - Tiết 1 đến 10

Giáo án Đạo đức Lớp 4 - Tiết 1 đến 10

I. MỤC TIÊU

KT : Giúp học sinh biết:

- Chúng ta cần phải trung thực trong học tập.

- Trung thực trong học tập giúp ta học tập đạt kết quả tốt hơn được mọi người tin tưởng, yêu quý, không trung thực trong học tập khiến kết quả học tập giả dối, không thực chất, gây mất niềm tin.

- Trung thực trong học tập là thành thật, không dối trá, gian lận bài làm, bài thi, kiểm tra.

TĐ: - Đồng tình với hành vi trung thực, phản đối hành vi không trung thực.

HV: - Nhận biết được các hành vi trung thực, đâu là hành vi giả dối trong học tập.

 - Biết thực hiện các hành vi trung thực - phê phán hành vi giả dối.

II. ĐỒ DÙNG DẠY - HỌC.

 GV : Giấy tô ki, bút dạ, bài tập.

 

doc 19 trang Người đăng huybui42 Lượt xem 385Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Đạo đức Lớp 4 - Tiết 1 đến 10", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Đạo đức : T1
Trung thực trong học tập
I. Mục tiêu:
 - HS nhận thức được:
 + Cần phải trung thực trong học tập.
 + Trng thực trong học tập là thể hện lòng tự trọng và được mọi người quý mến.
 - Biết trung thực trong học tập.
 - Biết đồng tình, ủng hộ những hành vi trung thực và phê phán những hành vi thiếu trung thực trong học tập.
II. Tài liệu phương tiện:
 - Tranh minh hoạ - SGK.
III. Các HĐ dạy học chủ yếu:
HĐ1:Xử lí tình huống
 - Nêu câu hỏi 1?
 - Nêu cách giải quyết có thể có?
 - Cho h/s nhận xét tất cả các cách giải quyết .
- 1h/s nêu
- HS tự nêu.
- Nhận xét, bổ xung
- Nếu là Long em chọn cách giải quyết nào? Tại sao ?
- HS nêu ý kiến của mình.
* KL: Cách giải quyết thứ ba là phù hợp. Vì nó thể hiện tính trung thực.J
- Trung thực trong học tập mang lại lợi ích gì?
- 4 -5 h/s nêu nội dung ghi nhớ.
HĐ2: Bài tập 
 Bài 1: Nêu y/c bài tập ?
 - GV nêu tên trò chơi, cách chơi ...
- GV nêu từng việc làm; việc làm nào thể hiện tính trung thực thì giơ tay và ngược lại.
- Tại sao em chọn việc làm c?
- Tại sao không chọn các việc làm còn lại ?
Bài 1: Chơi trò chơi 
- HS lắng nghe , thực hiện.
- HS nêu lí do 
- Hs nêu lí do
* KL: Việc làm c thể hiện tính trung thực trong học tập .
Bài 2 Em hãy bày tỏ thái độ của mình về các ý kiến dưới đây (tán thành, phân vân, không tán thành)
c) Không chép bài của bạn trong giờ kiểm tra.
a) Trung thực trong học tập chỉ thiệt mình.(Không tán thành)
b) Thiếu trung thực trong học tập là giả dối.(tán thành)
c) Trung thực trong học tập là thể hiện lòng tự trọng (tán thành)
- GV y/c bày tỏ thái độ - giải thích lí do.
* Y/C 3 HS đọc ghi nhớ: 
HĐ3: HĐ tiếp nối 
- Kể những hành vi bản thân em cho là trung thực trong học tập ?
- Kể những hành vi không trung thực trong học tập mà em biết ?
- Theo em trung thực trong học tập là không được làm những việc gì?
- Nhận xét giờ học - chuẩn bị bài sau .
=========================****=========================
Đạo đức – Tiết 2
Trung thực trong học tập
I. Mục tiêu
KT : Giúp học sinh biết:
- Chúng ta cần phải trung thực trong học tập.
- Trung thực trong học tập giúp ta học tập đạt kết quả tốt hơn được mọi người tin tưởng, yêu quý, không trung thực trong học tập khiến kết quả học tập giả dối, không thực chất, gây mất niềm tin.
- Trung thực trong học tập là thành thật, không dối trá, gian lận bài làm, bài thi, kiểm tra.
TĐ: - Đồng tình với hành vi trung thực, phản đối hành vi không trung thực.
HV: - Nhận biết được các hành vi trung thực, đâu là hành vi giả dối trong học tập.
	- Biết thực hiện các hành vi trung thực - phê phán hành vi giả dối.
II. Đồ dùng dạy - học.
 GV : Giấy tô ki, bút dạ, bài tập.
III. Các hoạt động dạy học.
A- Bài cũ:
Vì sao mỗi H chúng ta lại phải trung thực trong học tập.
B- Bài mới:
1/ Giới thiệu bài.
2/ Luyện tập.
HĐ1: Kể tên những việc làm đúng - sai.
* Mục tiêu: H biết kể tên các hành động trung thực, các hành động không trung thực.
* Cách tiến hành:
- T nêu y/c BT
- Nêu ba hành động trung thực, 3 hành động không trung thực.
- T cho đại diện các nhóm trình bày.
- T đángh giá.
* KL: Trong học tập chúng ta cần có thái độ ntn?
- Cho vài H nhắc lại.
- H thảo luận N4:
+ Dán kết quả thảo luận lên bảng.
- Lớp theo dõi, nhận xét, bổ sung
* Trong học tập chúng ta cần phải trung thực, thật thà để tiến bộ và mọi người yêu quý. 
b. Hoạt động 2: Xử lí tình huống.
* Mục tiêu: H biết đông tình với hành vi trung thực- Phản đối hành vi không trung thực.
* Cách tiến hành:
+ T đưa ba tình huống lên bảng
+ Em sẽ làm gì nếu.
a) Em không làm được bài trong giờ kiểm tra? 
b) Em bị điểm kém nhưng cô giáo lại ghi nhầm vào sổ là điểm giỏi.
c) Trong giờ kiểm tra, bạn bên cạnh em không làm được bài và cầu cứu em?
- T cho các nhóm trả lời.
- Qua cách xử lí của các mhóm có thể hiện sự trung thực hay không?
*KL: Để học tập đạt kết quả tốt hơn em cần phải có thái độ hành vi nào?
- H đọc yêu cầu và thảo luận N2
VD: a) Em chấp nhận bị điểm kém nhưng lần sau em sẽ học bài tốt. Em chép bài của bạn.
b) Em sẽ báo lại cho cô giáo điểm của em để cô ghi lại.
c) Em sẽ động viên bạn cố gắng làm bài và nhắc bạn trong giờ em không được phép nhắc bài cho bạn.
- H tự nêu.
- Em cần biết thực hiện những hành vi trung thực - Phê phán những hành vi giả dối trong học tập.
c. Hoạt động 3: Đóng vai thể hiện tình huống:
* Mục tiêu: H biết dũng cảm nhận lỗi khi mắc lỗi và thành thật trong học tập.
* Cách tiến hành:
- Cho H chọn một trong ba yêu cầu của BT 2.
- Y/c H nhận xét cách thể hiện, cách xử lí
- T đánh giá
* KL: Để trung thực trong học tập ta cần phải làm gì?
H thảo luận N4 
- H tự phân vai lựa chọn tình huống và cách xử lí.
- Dũng cảm nhận lỗi khi mắc lỗi, thành thật trong học tập
d. Hoạt động 4: Tấm gương trung thực
* MT: H hiểu thế nào là trung thực trong học tập và vì sao phải trung thực. 
 * Cách tiến hành:
- Cho H kể một tấm gương trung thực mà em biết hoặc của chính em?
* KL: Thế nào là trung thực trong học tập? Vì sao phải trung thực trong học tập?
- H thảo luận N2 
- H đại diện trình bày
Lớp nx
- Là thành thật không dối trá gian dối làm bài, bài thi, kiểm tra vì không trung thực kiến cho kết quả HT giả dối không thực chất.
3/ Củng cố - dặn dò:
- Cho H nhắc lại ghi nhớ.
- VN xem lại nội dung bài và thực hiện tốt những điều đã học.
=======================*****==========================
Đạo đức – Tiết 3
Vượt khó trong học tập
I. Mục tiêu
Học xong bài này H có khả năng:
1. Nhận thức được: Mỗi người đều có thể gặp khó khăn trong cuộc sống và trong học tập. Cần phải có quyết tâm và tìm cách vượt qua khó khăn.
2. Biết cách xác định những khó khăn trong học tập của bản thân và cách khắc phục: Biết quan tâm, chia sẻ, giúp đỡ những bạn có hoàn cảnh khó khăn.
3. Quý trọng và học tập những tấm gương biết vượt khó trong cuộc sống và trong học tập.
II. Tài liệu và phương tiện
 GV : Khổ giấy to ghi sẵn bài tập.
III. Các hoạt động dạy học.
A- Bài cũ:
Thế nào là trung thực trong học tập? Vì sao phải trung thực trong học tập.
B- Bài mới:
1/ HĐ1: Tìm hiểu câu chuyện.
* Mục tiêu:
	Qua nội dung câu chuyện H biết trong cuộc sống đều có khó khăn riêng biết làm gì khi gặp khó khăn trong học tập và tác dụng của việc khắc phục khó khăn trong học tập. 
* Cách tiến hành:
- T đọc cho H nghe câu chuyện kể
- T cho H thảo luận nhóm.
- Thảo đã gặp phải những khó khăn gì?
 - H lắng nghe.
- H thảo luận N2
- Nhà nghèo, bố mẹ bạn luôn đau yếu, nhà bạn xa trường.
- Thảo đã khắc phục ntn?
- Thảo vẫn đến trường vừa học vừa làm giúp đỡ bố mẹ.
- Kết quả học tập của bạn ntn?
- Thảo vẫn học tốt, đạt kết quả cao, làm giúp bố mẹ, giúp cô giáo dạy học cho các bạn khó khăn hơn mình
- Trước những khó khăn trong học tập Thảo có chịu bó tay, bỏ học hay không?
- Không Thảo đã khắc phục và tiếp tục đi học.
- Nếu bạn Thảo không khắc phục được khó khăn chuyện gì có thể xảy ra?
 - Bạn có thể bỏ học.
* Kết luận: Vởy, trong cuộc sống chúng ta đều có những khó khăn riêng, khi gặp khó khăn trong học tập chúng ta nên làm gì?
- Chúng ta tìm cách khắc phục khó khăn để tiếp tục đi học.
- Khắc phục khó khăn trong học tập có tác dụng gì?
- Giúp ta tiếp tục học cao, đạt kết quả tốt.
ị T cho vài H nhắc lại
2. Hoạt động 2: Em sẽ làm gì?
* Mục tiêu: H hiểu khi gặp khó khăn trong học tập tự tìm cách khắc phục hoặc nhờ vào sự giúp đỡ của người khác.
* Cách tiến hành:
- T Cho H thảo luận theo nhóm.
Bài tập: - T cho H đọc y/c bài tập.
- H thảo luận N4
- Đánh dấu + vào cách giải quyết tốt
- Đánh dấu - vào cách giải quyết chưa tốt.
o Nhờ bạn giảng bài hộ em.
o Nhờ người khác giải hộ
o Chép bài giải của bạn
o Nhờ bố mẹ, thầy cô, người lớn hướng dẫn.
o Tự tìm hiểu đọc thêm sách vở tham khảo để làm.
o Xem cách giải trong sách rồi tự giải lại bài.
o Xem sách giải và chép bài giải
o Để lại chỗ chờ cô chữa.
- T cho H đại diện các nhóm trình bày
o Dành thêm thời gian để làm.
- H trình bày theo nhóm.
* KL: Khi gặp khó khăn trong học tập em sẽ làm gì?
- Em sẽ tìm cách khắc phục hoặc nhờ sự giúp đỡ của người khác nhưng không dựa dẫm vào người khác.
3/ Hoạt động 3: Liên hệ bản thân.
- T cho H làm việc theo nhóm.
* Y/c mỗi H kể ra 3 khó khăn của mình và cách giải quyết cho bạn nghe.
- H làm theo N2
- H trình bày.
- Vậy bạn đã biết khắc phục khó khăn trong học tập hay chưa? Trước khó khăn của bạn bè, chúng ta có thể làm gì?
- Trước khó khăn của bạn chúng ta có thể giúp đỡ bạn, động viên bạn.
4/ HĐ 4: Hướng dẫn thực hành:
	- VN tìm hiểu những câu chuyện, truyện kể về những tấm gượng vượt khó của các bạn H.
- Y/c H tìm hiểu xung quanh mình những gương bạn bè vượt khó trong học tập mà em biết.
=======================*****==========================
Đạo đức – Tiết 4
Vượt khó trong học tập
I. Mục tiêu
KT : Giúp H hiểu:
- Cần phải biết khắc phục khó khăn, cố gắng học tốt.
- Khi gặp khó khăn và biết khắc phục, việc học tập sẽ tốt hơn.
-Trước khó khăn phải biết sắp xếp công việc, tìm cách giải quyết.
KN: Biết cách khắc phục một số khó khăn trong học tập.
TĐ: Luôn có ý thức khắc phục khó khăn trong việc học tập của bản thân và giúp đỡ người khác khắc phục khó khăn.
II. Đồ dùng dạy học
 GV :- Ghi sẵn 5 tình huống.
 - Giấy màu xanh, đỏ.
H: Đồ dùng học tập.
III. Các hoạt động dạy - học.
A- Bài cũ:
Nêu ghi nhớ.
B- Bài mới:
1/ HĐ1: Gương sáng vượt khó:
- Kể 1 số tấm gương vượt khó học tập ở xung quanh hoặc kể những câu chuyện về gương sáng học tập mà em biết.
- H kể những gương vượt khó mà em biết.
3- 4 H
lớp nghe nx- bổ sung.
- Khi gặp khó khăn trong học tập các bạn đã làm gì?
- Các bạn đã khắc phục khó khăn tiếp tục học tập.
- Thế nào là vượt khó trong học tập?
- Là biết khắc phục khó khăn tiếp tục học tập và phấn đấu đạt kết quả tốt.
- Vượt khó trong học tập giúp ta điều gì?
- Giúp ta tự tin hơn trong học tập, tiếp tục học tập và được mọi người yêu quý.
- T kể tên cho H nghe câu chuyện vượt khó của bạn Lan.
2. Hoạt động 2: Xử lí tình huống: 
- T phát phiếu ghi 5 câu hỏi TL.
- H thảo luận N4
- Đại diện các nhóm trình bày kết quả.
- T chốt: Với mỗi k2 các em có những cách khắc phục khác nhau nhưng tất cả đều cố gắng để học tập được duy trì và đạt kết quả tốt, điều đó rất đáng hoan nghênh.
- Lớp nhận xét - bổ sung.
3/ Hoạt động 3: Trò chơi "Đúng- sai"
- T phát cho H mỗi em 2 miếng giấy xanh, đỏ.
- H hoạt động theo lớp.
- T cho H giải thích vì sao? ... thừa thức ăn.
+ ở Nhật, mọi người có thói quen chi tiêu rất tiết kiệm trong sinh hoạt hàng ngày.
- H đọc và thảo luận nhóm 2.
* Khi đọc thông tin em thấy người Nhật và người Đức rất tiết kiệm, còn ở Việt Nam chúng ta đang thực hiện, thực hành chống lãng phí.
- Theo em, có phải do dân nghèo nên dân tộc các cường quốc như Nhật, Đức phải tiết kiệm không?
- Không phải do nghèo
- Họ tiết kiệm để làm gì?
- Tiết kiệm là thói quen của học, có tiết kiệm mới có thể có nhiều vốn để giàu có.
- Tiền của do đâu mà có?
- Tiền của là do sức lao động của con người mới có.
ị T kết luận chốt ý
2/ Hoạt động 2: Thế nào là tiết kiệm tiền của.
- T nêu các ý kiến
- H giơ thẻ
đỏ: đồng ý; xanh: không đồng ý; vàng phân vân.
(1) Keo kiệt bủn xỉn là tiết kiệm.
(2) Tiết kiệm thì phải ăn tiêu dè xẻn.
(3) Giữ gìn đồ đạc cũng là tiết kiệm.
(4) Tiết kiệm tiền của là sử dụng tiền của vào đúng mục đích.
(5) Sử dụng tiền của vừa đủ, hợp lí, hiệu quả cũng là tiết kiệm.
(6) Tiết kiệm tiền của vừa ích nước, vừa lợi nhà.
(7) Ăn uống thừa thãi là chưa tiết kiệm.
(8) Tiết kiệm là quốc sách.
(9) Chỉ những nhà nghèo mới cần tiết kiệm
(10) Cất giữa tiền của không chi tiêu là tiết kiệm.
- Câu 3, 4, 5, 6, 7, 8 là đúng ị thẻ đỏ
- Câu 1, 2, 9, 10 là sai ị thẻ xanh
ị Thế nào là tiết kiệm tiền của?
- Tiết kiệm tiền của là sử dụng đúng mục đích, hợp lí, có ích, không sử dụng thừa thãi.
3/ Hoạt động 3: Em có biết tiết kiệm.
- T yêu cầu học sinh viết ra giấy 3 việc làm em cho là tiết kiệm tiền của.
- 3 việc làm chưa tiết kiệm tiền của.
- H tự nêu
Lớp nhận xét - bổ sung.
- Trong ăn uống cần tiết kiệm ntn?
- Ăn uống vừa đủ không thừa thãi.
- Trong mua sắm cần tiết kiệm ntn?
- Chỉ mua thứ cần dùng.
- Có nhiều tiền cần chi tiêu thế nào cho tiết kiệm?
- Chỉ giữ đủ dùng, phần còn lại thì cất đi hoặc gửi tiết kiệm.
- Sử dụng đồ đạc ntn là tiết kiệm?
- Giữ gìn đồ đạc, đồ cũ cho hỏng mới dùng đồ mới.
- Sử dụng điện nước như thế nào là tiết kiệm?
- Lấy nước đủ dùng, khi không cần điện thì tắt.
ị Vậy những việc nào nên làm, việc nào không nên làm?
- H tự nêu.
4/ Hoạt động 4: Hướng dẫn thực hành. 
	- Quan sát trong gia đình em và liệt kê các việc làm tiết kiệm và chưa tiết kiệm thành 2 cột.
- Nhận xét giờ học.
======================*****==========================
Đạo đức – Tiết 8
tiết kiệm tiền của 
I. Mục tiêu:
 Giúp học sinh hiểu:
- Tiết kiệm tiền của cũng chính là tiết kiệm sức lao động của con người.
- Tiết kiệm tiền của là biết sử dụng đúng lúc, đúng chỗ, sử dụng đúng mục đích tiền của, không lãng phí, thừa thãi.
- Biết tôn trọng giá trị các đồ vật do con người làm ra.
- Có ý thức tiết kiệm tiền của và nhắc nhở người khác cùng thực hiện. Phê phán những hành động lãng phí, không tiết kiệm.
II. Đồ dùng dạy học:
 H: - Bìa xanh - đỏ - vàng.
III. Các hoạt động dạy - học.
A- Bài cũ:
- Thế nào là tiết là tiết kiệm tiền của?
B- Bài mới:
1/ HĐ1: Gia đình em có tiết kiệm tiền của không?	
- Kể một số việc gia đình mình đã tiết kiệm và một số việc em thấy gia đình mình chưa tiết kiệm.
- Vài H neeeu
Lớp nhận xét - bổ sung
- Việc tiết kiệm tiền của là của những ai?
- Không phải của riêng ai
- Muốn trong gia đình tiết kiệm bản thân em sẽ làm gì?
- Bản thân em cũng phải biết tiết kiệm và nhắc nhở mọi người.
- Mọi gia đình đều thực hiện tiết kiệm sẽ mang lại điều gì?
- Mang lại lợi ích cho đất nước.
ị T kết luận chốt ý
2/ Hoạt động 2: Em đã tiết kiệm chưa?
- Cho H đọc yêu cầu bài tập
- Đánh dấu x vào trước những việc em đã làm.
- T cho H làm bài
- H nêu miệng sẽ chọn câu a, b, g, h, k.
- Trong các việc trên việc làm nào thể hiện sự tiết kiệm.
- Lớp nhận xét.
- T đánh giá.
- Trong những việc làm đó việc làm nào thể hiện sự không tiết kiệm?
- H nêu
câu c, d, đ, e,i
ị Những bạn biết tiết kiệm là những người thực hiện được cả 4 hành vi tiết kiệm.
3/ Hoạt động 3: Em xử lí như thế nào.	
- Cho H chọn 1 tình huống và bạn bạc cách xử lí và luyện tập đóng vai.
- H thảo luận nhóm 4
a. Tình huống 1: Bằng rủ Tuấn xé sách vở lấy giấy gấp đồ chơi. Tuấn sẽ giải quyết ntn?
* Tuấn không xé vở và khuyên bạn chơi trò khác.
b. Tình huống 2: Em của Tâm đòi mẹ mua cho đồ chơi mới, khi chưa chơi hết những đồ chơi đã có Tâm sẽ nói gì với em?
* Tâm dỗ em chơi các đồ chơi đã có như thế mới là bé ngoan.
c. Tình huống 3: Cường thấy Hà dùng vở mới trong khi vở đang dùng còn nhiều giấy trắng. Cường sẽ nói gì với Hà?
* Hỏi Hà xem có thể tận dụng không và Hà có thể viết tiếp vào đó sẽ tiết kiệm hơn.
ị Theo em cần phải tiết kiệm ntn?
- Sử dụng đúng lúc, đúng chỗ, hợp lí, không lãng phí và biết giữ gìn các đồ vật.
- Tiết kiệm tiền của có lợi gì?
- Giúp ta tiết kiệm công sức,tiền của dùngvào việc khác có ích hơn.
4/ HĐ4: Dự định tương lai
- Cho H ghi ra giấy những dự định sẽ sử dụng sách vở, đồ dùng học tập và vật dụng trong gia đình ntn.
- H ghi ra nháp và trao đổi cùng bạn 
- H nêu miệng 
- Lớp nhận xét và góp ý cho bạn 
5/Hoạt động nối tiếp 
	- Thế nào là tiết kiệm tiền của 
	- Thầy đọc cho H nghe truyện "Một que diêm"
- Nhận xét giờ học.
======================*****==========================
Đạo đức – Tiết 9
tiết kiệm thời giờ
I. Mục tiêu:
1. KT: Giúp học sinh hiểu:
- Cần phải tiết kiệm thời gian vì thời giờ rất quý giá cho chúngta làm việc và học tập . Thời gian đã trôi qua thì không bao giờ trở lại. Nếu biết tiết kiệm thời giờ ta có thể làm được việc có ích. Nếu không biết tiết kiệm ta không thể làm được việc có ích. Không thể lấy lại thời gian.
- Tiết kiệm thời gian là làm việc khẩn trương, nhanh chóng, không lần chần, làm việc gì xong việc nấy. Tiết kiệm thời gian là sắp xếp việc hợp lí, không phải là làm việc liên tục mà phải biết sắp xếp làm việc- học tập và nghỉ ngơi phù hợp.
2. Thái độ: Tôn trọng và quý thời gian, có ý thức làm việc khoa học, hợp lí.
3. Hành vi:
	- Thực hành làm việc khoa học, giờ nào việc nấy, làm việc nhanh chóng, dứt điểm, không vừa làm vừa chơi.
- Phê phán nhắc nhở các bạn cùng biết tiết kiệm thời gian.
II. Đồ dùng dạy học:
GV: - Tranh vẽ minh hoạ (HĐ1 - tiết 1)
	- Bảng phụ ghi các câu hỏi.
H:	- Đồ dùng học tập.
III. Các hoạt động dạy - học.
A- Bài cũ:
- Thế nào là tiết kiệm tiền của? Tiết kiệm tiền của có lợi gì?
B- Bài mới:
1/ HĐ1: Tìm hiểu truyện kể.
- T kể cho H nghe truyện "Một phút"
- H nghe kết hợp với quan sát tranh.
- Mi-chi-a có thói quen sử dụng thời gian ntn?
- Mi-chi-a thường chậm trễ hơn mọi người.
- Chuyện gì xảy ra vớ Mi-chi-a?
- Sau đó Mi-chi-a đã hiểu ra điều gì?
- Mi-chi-a đã thua cuộc trượt tuyết.
- Em đã hiểu rằng một phút cũng làm nên chuyện quan trọng.
- Em rút ra bài học gì từ câu chuyện của Mi-chi-a?
- Em phải quý trọng và tiết kiệm thời giờ.
- Cho H kể chuyện
- H kể theo nhóm 3 - phân vai
thảo luận lời thoại.
- T cho đại diện 2 nhóm lên đóng vai và kể lại câu chuyện "Một phút"
ị Kết luận: Từ câu chuyện của Mi-chi-a ta rút ra bài học gì? 
- H thực hiện
Lớp nhận xét - bổ sung
- Cần phải biết quý trọng và tiết kiệm thời giờ dù chỉ là 1 phút.
2/ Hoạt động 2: Tiết kiệm thời giờ có tác dụng gì?
- Cho H thảo luận các câu hỏi sau: 
- Chuyện gì sẽ xảy ra nếu:
a) H đến phòng thi muộn.
- H thảo luận nhóm 2.
+ H sẽ không được vào phòng thi.
b) Hành khách đến muộn giờ tàu, máy bay?
+ Khách bị nhỡ tàu, mất thời gian và công việc.
c)Đưa người bệnh đến bệnh viện cấp cứu chậm.
+ Có thể nguy hiểm đến tính mạng của người bệnh.
ị Thời giờ là rất quý giá, vậy câu thành ngữ, tục ngữ nào nói về sự quý giá của thời gian.
+ Thời gian là vàng ngọc.
- Tại sao thời giờ lại rất quý giá?
* Kết luận: T chốt ý.
- Vì thời giờ trôi đi không bao giờ trở lại.
3/ Hoạt động 3: Thế nào là tiết kiệm thời giờ
- T nêu các câu hỏi.
+ Thời giờ là cái quý nhất.
+ Thời giờ là cái ai cũng quý, không mất tiền mua nên không cần tiết kiệm.
- H bày tỏ thái độ bằng cách giơ thẻ.
- Thẻ đỏ đ tán thành.
- Thẻ xanh đ không tán thành.
+ Học suốt ngày không làm gì khác là tiết kiệm thời giờ.
- Thẻ xanh
+ Tiết kiệm thời giờ là sử dụng thời giờ 1 cách hợp lí.
- Thẻ đỏ.
+ Tranh thủ làm nhiều việc là tiết kiệm thời giờ.
- Thẻ xanh
- Giờ nào việc nấy chính là tiết kiệm thời giờ.
- Thẻ đỏ.
* Kết luận: Thế nào là tiết kiệm thời giờ. 
* H nhắc lại các ý kiến đã chọn.
4/Hoạt động nối tiếp :
	- Thế nào là tiết kiệm thời giờ? Không tiết kiệm thời giờ? - Cho H đọc ghi nhớ.
- Nhận xét giờ học.
- Về nhà học thuộc ghi nhớ.
======================*****==========================
Đạo đức – Tiết 10
tiết kiệm thời giờ (tiết 2)
I. Mục tiêu:
	Sau bài này học sinh có khả năng:
1. Hiểu được:
- Thời giờ là cái quý nhất, cần phải tiết kiệm.
- Cách tiết kiệm thời giờ.
2. Biết quý trọng và sử dụng thời giờ một cách tiết kiệm.
II. Đồ dùng dạy học:
GV: Các truyện, tấm gương về tiết kiệm thời giờ.
H:	 Đồ dùng học tập.
III. Các hoạt động dạy - học.
A- Bài cũ:
- Vì sao ta phải tiết kiệm thời giờ? Cần sử dụng thời giờ ntn?
B- Bài mới:
a. Bài số 1:
- H làm bài tập 1 SGK
- T cho H đọc yêu cầu bài tập.
- Lớp làm bài tập đ trình bày miệng
- Các việc làm tiết kiệm thời giờ là:
- ý a, c, d.
- Các việc làm không tiết kiệm thời giờ là:
- ý b, đ, e
ị Thế nào là tiết kiệm thời giờ?
b. Bài số 2: 
- H thảo luận nhóm 2.
- Bản thân em đã sử dụng thời giờ ntn?
- Dự kiến thời giờ của mình trong thời gian tới.
- T đánh giá chung.
- H tự nêu
- Lớp nhận xét - bổ sung - trao đổi - chất vấn
c. Bài số 3:
Khoanh tròn vào chữ cái đứng trước ý em cho là đúng.
Tiết kiệm thời giờ là:
a) Làm nhiều việc một lúc.
b) Học suốt ngày không làm việc gì.
- T cho H chọn
- T nhận xét
c) Sử dụng thời giờ một cách hợp lí.
d) Chỉ sử dụng thời giờ vào những việc mình thích làm.
d. Bài số 4:
Cho H giơ thẻ
a) Thẻ đỏ đ tán thành
a) Sáng nào cũng vậy, vừa nghe tiếng chuông đồng hồ báo thức là Nam vùng ngay dậy làm vệ sinh cá nhân và chuẩn bị đi học, không cần ai nhắc nhở.
b) Thẻ đỏ
b) Lâm có thời gian biểu quy định số giờ học, giờ chơi, giờ làm việc nhà... và bạn luôn thực hiện đúng.
c) Thẻ đỏ
c) Khi đi chăn trâu, thành vừa ngồi trên lưng trâu, vừa tranh thủ học bài.
d) Thẻ xanh
d) Hiền có thói quen vừa ăn cơm, vừa đọc truyện hoặc xem ti vi.
ị Vì sao phải tiết kiệm thời giờ?
ị Kết luận: T chốt ý
đ. Hoạt động nối tiếp :
- Nhận xét giờ học.
- Về nhà thực hiện tốt tiết kiệm thời giờ trong sinh hoạt hàng ngày.
======================*****==========================

Tài liệu đính kèm:

  • docgiao_an_dao_duc_lop_4_tiet_1_den_10.doc