12
Môn: Tập đọc
BÀI: “VUA TÀU THỦY” BẠCH THÁI BƯỞI
I.MỤC ĐÍCH - YÊU CẦU:
1.Kiến thức:
- Hiểu các từ ngữ trong bài
- Hiểu ND câu chuyện: Ca ngợi Bạch Thái Bưởi, từ một cậu bé mồ côi cha, nhờ giàu nghị lực & ý chí vươn lên đã trở thành một nhà kinh doanh nổi tiếng .
- Trả lời các câu hỏi trong SGK
2.Kĩ năng:
- HS bước đầu biết đọc diễn cảm đoạn văn .
- Biết đọc bài văn vớigiọng kể chậmrãi,thể hiện lòng khâm phục Bạch Thái Bưởi .
3. Thái độ:
- Luôn có ý chí vươn lên trong học tập cũng như trong cuộc sống.
4.Kĩ năng sống :
- Xác định giá trị ( Nhận biết được ý chí vươn lên và nghị lực cần thiết như thế nào đối với cuộc sống của mỗi người).
- Tự nhận thức bản thân ( Biết đánh giá đúng ý chí , nghị lực của bản thân để có hành động đúng)
- Đặt mục tiêu ( hiểu ý nghĩa của việc đặt mục tiêu phấn đấu vươn lên của bản thân )
II.CHUẨN BỊ:
- Tranh minh hoạ
- Bảng phụ viết sẵn câu, đoạn văn cần hướng dẫn HS luyện đọc
Ngày: Tuần: 12 Môn: Tập đọc BÀI: “VUA TÀU THỦY” BẠCH THÁI BƯỞI I.MỤC ĐÍCH - YÊU CẦU: 1.Kiến thức: Hiểu các từ ngữ trong bài Hiểu ND câu chuyện: Ca ngợi Bạch Thái Bưởi, từ một cậu bé mồ côi cha, nhờ giàu nghị lực & ý chí vươn lên đã trở thành một nhà kinh doanh nổi tiếng . Trả lời các câu hỏi trong SGK 2.Kĩ năng: HS bước đầu biết đọc diễn cảm đoạn văn . Biết đọc bài văn vớigiọng kể chậmrãi,thể hiện lòng khâm phục Bạch Thái Bưởi . 3. Thái độ: Luôn có ý chí vươn lên trong học tập cũng như trong cuộc sống. 4.Kĩ năng sống : - Xác định giá trị ( Nhận biết được ý chí vươn lên và nghị lực cần thiết như thế nào đối với cuộc sống của mỗi người). - Tự nhận thức bản thân ( Biết đánh giá đúng ý chí , nghị lực của bản thân để có hành động đúng) - Đặt mục tiêu ( hiểu ý nghĩa của việc đặt mục tiêu phấn đấu vươn lên của bản thân ) II.CHUẨN BỊ: Tranh minh hoạ Bảng phụ viết sẵn câu, đoạn văn cần hướng dẫn HS luyện đọc III.CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU THỜI GIAN HOẠT ĐỘNG CỦA GV HOẠT ĐỘNG CỦA HS ĐDDH 1 phút 5 phút 2 phút 8 phút 8 phút 8 phút 2 phút 1 phút Khởi động: Bài cũ: Có chí thì nên GV yêu cầu 2 HS đọc thuộc lòng bài tập đọc & trả lời câu hỏi GV nhận xét & chấm điểm Bài mới: Khám phá Hôm nay, cô sẽ giới thiệu với các em về tấm gương sáng trong lĩnh vực kinh doanh. Đó là ông Bạch Thái Bưởi . Làm thế nào đề trở thành một nhà kinh doanh nổi tiếng trong lịch sử Việt Nam?Nguồn gốc xuất thân của ông như thế nào ? bài tập đọc hôm nay sẽ giúp các em hiểu điếu đó. Ø Kết nối Hoạt động1: Hướng dẫn luyện đọc Bước 1: GV giúp HS chia đoạn bài tập đọc Bước 2: GV yêu cầu HS luyện đọc theo trình tự các đoạn trong bài (đọc 2, 3 lượt) Lượt đọc thứ 1 : GV chú ý khen HS đọc đúng kết hợp sửa lỗi phát âm sai , ngắt nghỉ hơi chưa đúng hoặc giọng đọc không phù hợp Lượt đọc thứ 2: GV yêu cầu HS đọc thầm phần chú thích các từ mới ở cuối bài đọc. GV giải nghĩa thêm: + người cùng thời: sống cùng thời đại Bước 3: Yêu cầu 1 HS đọc lại toàn bài Bước 4: GV đọc diễn cảm cả bài GV đọc giọng chậm rãi ở đoạn 1, 2; nhanh hơn ở đoạn 3. Câu kết bài đọc với giọng sảng khoái. Nhấn giọng những từ ngữ nói về nghị lực, tài trí của Bạch Thái Bưởi: mồ côi, khôi ngô, đủ mọi nghề, trắng tay, không nản chí, độc chiếm, thịnh vượng, ba mươi, bậc anh hùng Hoạt động 2: Hướng dẫn tìm hiểu bài Bước 1: GV yêu cầu HS đọc thầm đoạn 1, 2 Bạch Thái Bưởi xuất thân như thế nào? Trước khi mở công ti vận tải đường thuỷ, Bạch Thái Bưởi đã làm những công việc gì? Những chi tiết nào chứng tỏ anh là một người rất có chí? GV nhận xét & chốt ý Bước 2: GV yêu cầu HS đọc thầm đoạn còn lại Bạch Thái Bưởi mở công ti vận tải đường thuỷ vào thời điểm nào? Bạch Thái Bưởi đã thắng trong cuộc cạnh tranh không ngang sức với chủ tàu người nước ngoài như thế nào? Em hiểu thế nào là “một bậc anh hùng kinh tế”? GV nhận xét & chốt ý Hoạt động 3: Hướng dẫn đọc diễn cảm Bước 1: Hướng dẫn HS đọc từng đoạn văn GV mời HS đọc tiếp nối nhau từng đoạn trong bài GV hướng dẫn, nhắc nhở HS để các em tìm đúng giọng đọc bài văn & thể hiện diễn cảm Bước 2: Hướng dẫn kĩ cách đọc 1 đoạn văn GV treo bảng phụ có ghi đoạn văn cần đọc diễn cảm (Bưởi mồ côi cha anh vẫn không nản chí) GV cùng trao đổi, thảo luận với HS cách đọc diễn cảm (ngắt, nghỉ, nhấn giọng) GV sửa lỗi cho các em Ø Vận dụng Theo em, nhờ đâu mà Bạch Thái Bưởi thành công? - GV liên hệ giáo dục HS. Dặn dò: Dặn HS về kể lại câu chuyện cho người thân nghe. GV nhận xét tinh thần, thái độ học tập của HS trong giờ học Yêu cầu HS về nhà tiếp tục luyện đọc bài văn, chuẩn bị bài: Vẽ trứng HS nối tiếp nhau đọc bài HS trả lời câu hỏi HS nhận xét HS xem tranh minh hoạ HS nêu: Mỗi lần xuống dòng là 1 đoạn Lượt đọc thứ 1: + Mỗi HS đọc 1 đoạn theo trình tự các đoạn trong bài tập đọc + HS nhận xét cách đọc của bạn - Lượt đọc thứ 2: + HS đọc thầm phần chú giải 1, 2 HS đọc lại toàn bài HS nghe HS đọc thầm đoạn 1, 2 mồ côi cha mẹ từ nhỏ, phải theo mẹ quẩy gánh hàng rong. Sau được nhà họ Bạch nhận làm con nuôi, đổi họ Bạch, được ăn học. Đầu tiên, anh làm thư kí cho 1 hãng buôn. Sau buôn gỗ, buôn ngô, mở hiệu cầm đồ, lập nhà in, khai thác mỏ Có lúc mất trắng tay, không còn gì nhưng Bưởi không nản chí HS đọc thầm đoạn còn lại Vào lúc những con tàu của người Hoa đã độc chiếm các đường sông miền Bắc. Ông đã khơi dậy niềm tự hào dân tộc nơi người Việt: cho người đến các bến tàu diễn thuyết, kêu gọi hành khách với khẩu hiệu “Người ta phải đi tàu ta”. Khách đi tàu của ông ngày 1 đông. Nhiều chủ tàu người Hoa, người Pháp phải bán lại tàu cho ông. Ông mua xưởng sửa chữa tàu, thuê kĩ sư trông nom. Dự kiến: Là anh hùng nhưng không phải trên chiến trường mà trên thương trường / Là người lập nên những thành tích phi thường trong kinh doanh Mỗi HS đọc 1 đoạn theo trình tự các đoạn trong bài HS nhận xét, điều chỉnh lại cách đọc cho phù hợp Thảo luận thầy – trò để tìm ra cách đọc phù hợp HS luyện đọc diễn cảm đoạn văn theo cặp HS đọc trước lớp Đại diện nhóm thi đọc diễn cảm (đoạn, bài) trước lớp - Nhờ ý chí vươn lên thất bại không nản lòng, biết khơi dậy lòng tự hào dân tộc HS nêu: nhờ ý chí vươn lên, thất bại không nản lòng; biết khơi dậy niềm tự hào dân tộc của hành khách người Việt; biết tổ chức công việc kinh doanh. Tranh minh hoạ SGK Bảng phụ Ngày: Tuần: 12 Môn: Đạo đức BÀI: HIẾU THẢO VỚI ÔNG BÀ, CHA MẸ (Tiết 1) I.MỤC ĐÍCH - YÊU CẦU: Học xong bài này, HS có khả năng: 1.Kiến thức: - HS biết được : Con cháu phải hiếu thảo với ông bà, cha mẹ để đền đáp công lao ông bà , cha mẹ sinh thành , nuôi dạy mình . - HS khá giỏi hiểu được : Con cháu có bổn phận hiếu thảo với ông bà, cha mẹ để đền đáp công lao ông bà , cha mẹ sinh thành , nuôi dạy mình . 2.Kĩ năng: Biết thực hiện những hành vi, những việc làm thể hiện lòng hiếu thảo với ông bà, cha mẹ trong cuộc sống hằng ngày ở gia đình . 3. Thái độ: Kính yêu ông bà, cha mẹ. Biết quan tâm tới sức khỏe, niềm vui , công việc của ông bà cha mẹ . 4. Kĩ năng sống : - Kĩ năng xác định giá trị tình cảm của ông bà , cha mẹ dành cho con cháu. - Kĩ năng lắng nghe lời dạy bảo của ông bà cha mẹ. - Kĩ năng thể hiện tình cảm yêu thương của mình đối với ông bà cha mẹ. II.CHUẨN BỊ: SGK Đồ dùng hoá trang để diễn tiểu phẩm Phần thưởng Bài hát Cho con – Nhạc và lời: Phạm Trọng Cầu. III.CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU THỜI GIAN HOẠT ĐỘNG CỦA GV HOẠT ĐỘNG CỦA HS ĐDDH 4phút 8 phút 8 phút 8 phút 3 phút 1 phút Bài mới: Khám phá Cho HS hát tập thể bài Cho con– Nhạc và lời: Phạm Trọng Cầu. Bài hát nói về điều gì? Em có cảm nghĩ gì về tình thương yêu, che chở của cha mẹ đối với mình? Là người con trong gia đình, em có thể làm gì để cha mẹ vui lòng? Để xem các em đã làm gì thể hiện sự hiếu thảo với ông bà cha mẹ, tiết đạo đức hôm nay các em cùng học bài Hiếu thảo với ông bà , cha mẹ. Ø Kết nối Hoạt động1: Thảo luận tiểu phẩm Phần thưởng Mục tiêu :HS xác định được giá trị , tình cảm của ông bà , cha mẹ dành cho con cháu.. - GV phỏng vấn các HS vừa đóng tiểu phẩm: + Đối với HS đóng vai Hưng: Vì sao em lại mời “bà” ăn những chiếc bánh mà em vừa được thưởng? + Đối với HS đóng vai bà của Hưng: “Bà” cảm thấy thế nào trước việc làm của đứa cháu đối với mình? GV yêu cầu lớp thảo luận trả lời câu hỏi : 1/ Em có nhận xét gì về việc làm của bạn Hưng trong câu chuyện . 2/ Theo em , bà bạn Hưng sẽ cảm thấy thế nào trước việc làm của bạn Hưng ? 3/ Chúng ta phải đối xử với ông bà , cha mẹ như thế nào ? Vì sao ? GV kết luận: Hưng kính yêu bà, chăm sóc bà. Hưng là một đứa cháu hiếu thảo. - Chúng ta phải hiếu thảo với ông bà cha mẹ vì : Ông bà cha mẹ là những người đã có công sinh thành , nuôi dưỡng chúng ta nên người . Vì vậy , các em phải hiếu thảo với ông bà cha mẹ. Ø Thực hành Hoạt động 2: Thế nào là hiếu thảo với ông bà cha mẹ?(bài tập 1) Mục tiêu :HS biết thể hiện tình cảm yêu thương quan tâm của mình đối với ông bà, cha mẹ. - GV nêu yêu cầu của bài tập GV kết luận: Việc làm của bạn Loan (tình huống b), Hoài (tình huống d), Nhâm (tình huống đ) thể hiện lòng hiếu thảo với ông bà, cha mẹ; việc làm của bạn Sinh (tình huống a) & bạn Hoàng (tình huống c) là chưa quan tâm đến ông bà, cha mẹ. Hỏi : Theo em , việc làm thế nào là hiếu thảo với ông bà cha mẹ ? + Chúng ta không nên làm gì đối với ông bà cha mẹ ? Kết luận : Hiếu thảo với ông bà cha mẹ là quan tâm tới sức khỏe , niềm vui, công việc của ông bà , cha mẹ. Làm việc giúp đỡông bà cha mẹ , chăm sóc ông bà cha mẹ. Hoạt động 3:Thảo luận nhóm (bài tập 2) Mục tiêu : Giúp HS biết thể hiện tình cảm yêu thương quan tâm chăm sóc ông bà, cha mẹ. - GV chia nhóm & giao nhiệm vụ cho các nhóm GV kết luận về nội dung các bức tranh & khen các nhóm HS đã đặt tên tranh phù hợp GV mời vài HS đọc phần ghi nhớ. Ø. Vận dụng Em đã làm được gì để thể hiện lòng hiếu thảo với ông bà, cha mẹ? Dặn dò: Sưu tầm truyện, thơ, bài hát, ca dao, tục ngữ nói về lòng hiếu thảo với ông bà, cha mẹ (bài tập 5) Em hãy viết, vẽ, kể chuyện về chủ đề hiếu thảo với ông bà, cha mẹ (bài tập 6) HS hát HS trả lời HS xem tiểu phẩm do một số bạn trong lớp đóng HS trả lời Lớp thảo luận, nhận xét về cách ứng xử - Vài HS trình bày. - Vài HS nhắc lại HS trao đổi trong nhóm đôi Đại diện nhóm trình bày. Các nhóm khác nhận xét, bổ sung. Các nhóm thảo luận Đại diện nhóm trình bày. Các nhóm khác nhận xét, bổ sung. HS đọc ghi nhớ HS nêu Đồ dùng hoá trang SGK
Tài liệu đính kèm: