Giáo án dạy học Khối 4 - Tuần 2

Giáo án dạy học Khối 4 - Tuần 2

Tiết 1; chào cờ

Tiết 2: Tập đọc

Đ 3: DẾ MÈN BÊNH VỰC KẺ YẾU

(PHẦN2)

I,MỤC TIÊU:

* Đọc lưu loát toàn bài, đọc đúng các tiếng có âm, vần dễ lẫn như: Sừng sững, mặc nó, co rúm lại, béo múp béo míp

* Đọc diễn cảm toàn bài, biết ngắt nghỉ đúng các câu văn dài, giữa cac cụm từ, nhấn giọng ở các từ gợi tả , gợi cảm

Hiểu các từ ngữ trong bài: Sừng sững, lủng củng, chóp bu,nặc nô , kéo bè kéo cánh, cuống cuồng.

* Hiểu được ý nghĩa câu chuyện: Ca ngợi Dế Mèn có tấm lòng nghĩa hiệp ,xoá bỏ áp bức bất công, bênh vực chị Nhà trò yếu đuối, bất hạnh.

II) ĐỒ DÙNG DẠY - HỌC:

- GV: Tranh minh hoạ trong SGK, bảng phụ viết đoạn cần luyện đọc

- HS: Sách vở môn học

III)PHƯƠNG PHÁP:

 Quan sát. giảng giải, đàm thoại, thảo luận, thực hành, luyện tập

IV) CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC CHỦ YẾU:

 

doc 49 trang Người đăng haiphuong68 Lượt xem 334Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án dạy học Khối 4 - Tuần 2", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TUầN 2:
 Ngày soạn:28/8/2009	 Ngày giảng :Thứ hai ngày 31 tháng 8 năm 2009
Tiết 1; chào cờ
Tiết 2: Tập đọc
Đ 3: Dế Mèn bênh vực kẻ yếu
(Phần2)
I,Mục tiêu: 
* Đọc lưu loát toàn bài, đọc đúng các tiếng có âm, vần dễ lẫn như: Sừng sững, mặc nó, co rúm lại, béo múp béo míp
* Đọc diễn cảm toàn bài, biết ngắt nghỉ đúng các câu văn dài, giữa cac cụm từ, nhấn giọng ở các từ gợi tả , gợi cảm
Hiểu các từ ngữ trong bài: Sừng sững, lủng củng, chóp bu,nặc nô , kéo bè kéo cánh, cuống cuồng.
* Hiểu được ý nghĩa câu chuyện: Ca ngợi Dế Mèn có tấm lòng nghĩa hiệp ,xoá bỏ áp bức bất công, bênh vực chị Nhà trò yếu đuối, bất hạnh.
II) Đồ dùng dạy - học :
GV : Tranh minh hoạ trong SGK, bảng phụ viết đoạn cần luyện đọc
HS : Sách vở môn học
III)Phương pháp: 
	Quan sát. giảng giải, đàm thoại, thảo luận, thực hành, luyện tập
IV) Các hoạt động dạy – học chủ yếu:
Nd –tg
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
1.ổn định tổ chức :
2.Kiểm tra bài cũ :
3.Dạy bài mới:
* Giới thiệu bài – Ghi bảng.
* Luyện đọc:
*Tìm hiểu bài:
*Luyện đọc diễn cảm:
4.Củng cố– dặn dò:
 Cho hát , nhắc nhở HS
- Gọi 3 em đọc thuộc lòng bài thơ: “ Mẹ ốm”+ Trả lời câu hỏi trong SGK
- GV nhận xét , ghi điển cho HS
 - Gọi 1 HS khá đọc bài
 - GV chia đoạn: bài chia làm 3 đoạn,
 - Gọi 3 HS đọc nối tiếp đoạn – GV kết hợp sửa cách phát âm cho HS.
 - Yêu cầu 3 HS đọc nối tiếp đoạn lần 2 + nêu chú giải
 - Yêu cầu HS luyện đọc theo cặp.
 - GV hướng dẫn cách đọc bài - đọc mẫu toàn bài.
- Yêu cầu HS trả lời câu hỏi: 
 + Truyện xuất hiện những nhân vật nào ? 
 + Dế Mèn gặp bọn Nhện để làm gì ?
- Yêu cầu HS đọc thầm đoạn 1 và trả lời câu hỏi:
+ Trận địa mai phục của bọn Nhện đáng sợ như thế nào?
+Bọn Nhện mai phục để làm gì ?
+ Em hiểu : Sừng sững, lủng củng nghĩa là gì ?
+ Đoạn 1 cho em hình dung ra cảnh gì?
- Gọi 1 HS đọc đoạn 2 - Yêu cầu HS thảo luận và trả lời câu hỏi:
+ Dế Mèn đã làm cách gì để bọn Nhện phải sợ ?
+ Thái độ của bọn Nhện ra sao khi gặp Dế Mèn?
+ Dế Mèn đã thể hiện tình cảm gì khi nhìn thấy Nhà Trò?
+ Đoạn 2 nói lên điều gì?
-Yêu cầu HS đọc thầm đoạn 3 và trả lời câu hỏi:
+ Dế Mèn đã nói như thế nào để bọn Nhện nhận ra lẽ phải?
+ Sau lời lẽ đanh thép của Dế Mèn bọn Nhện đã hành động như thế nào?
Cuống cuồng: Rất vội vàng, rối rít và quá lo lắng.
+ Đoạn 3 nói lên điều gì?
- Vì sao các em chọn cái danh hiệu đó.
+ Đoạn trích này ca ngợi điều gì?
GV ghi ý nghĩa lên bảng
- Gọi 3 HS đọc nối tiếp cả bài.
GV hướng dẫn HS luyện đọc một đoạn trong bài.
-Yêu cầu HS luyện đọc theo cặp
- Tổ chức cho HS thi đọc diễn cảm
-GV nhận xét chung.
+ Nhận xét giờ học
+ Dặn HS về đọc bài và chuẩn bị bài sau: “ Truyện cổ nước mình”
3 HS thực hiện yêu cầu
HS ghi đầu bài vào vở
- 1 HS đọc bài, cả lớp đọc thầm
- HS đánh dấu đoạn.
- 3 HS đọc nối tiếp đoạn lần 1.
- 3 HS đọc nối tiếp đoạn lần 2 + nêu chú giải SGK.
- HS luyện đọc theo cặp.
- HS lắng nghe GV đọc mẫu.
HS trả lời câu hỏi.
- Truyện xuất hiện thêm bọn Nhện
- Dế Mèn gặp bọn Nhện để đòi công bằng, bênh vực Nhà Trò yếu , không để kẻ khoẻ ăn hiếp kẻ yếu.
- HS đọc thầm đoạn 1 và trả lời câu hỏi.
- Bon Nhện chăng tơ kín ngang đường, bố trí Nhện gộc canh gác, tất cả nhà Nhện núp kín trong các hangđá với dáng vẻ hung dữ.
- Chúng mai phục để Nhà Trò phải trả nợ.
+ Sừng sững: dáng một vật to lớn đứng chắn ngang tầm nhìn
+ Lủng củng: lộn xộn, nhiều không có trật tự ngăn nắp dễ đụng chạm
1.Cảnh mai phục của bọn Nhện thật đáng sợ
+ HS đọc theo yêu cầu
+ Đầu tiên Dế Mèn chủ động hỏi, lời lẽ rất oai, giọng thách thức của một kẻ mạnh: “ Ai đứng chóp bu bọn này, ra đây ta nói chuyện?”
+ Dế Mèn quay phắt lưng, phóng càng đạp phanh phách.
+ Lúc đầu mụ Nhện cái nhảy ra cũng ngang tàng , đanh đá , nặc nô sau đó co rúm lại rồi cứ rập đầu xuống đất như cái chày giã gạo.
+Dế Mèn thương cảm với chị Nhà Trò và giúp đỡ chị.
2. Dế Mèn ra oai với bọn Nhện..
-1 HS đọc – cả lớp thảo luận + trả lời câu hỏi.
+ Dế Mèn thét lên, so sánh bọn Nhện giàu có, béo múp béo míp mà cứ đòi món nợ bé tí tẹo, kéo bè kéo cánh đánh đập Nhà Trò yếu ớt, thật đáng sấu hổ và còn đe doạ chúng
+ Chúng sợ hãi cùng dạ ran, cuống cuồng chạy dọc chạy ngang phá hết các dây tơ chăng lối.
3. Dế Mèn giảng giải để bọn Nhện nhận ra lẽ phải. 
* HS khá, giỏi:
- .....hiệp sĩ
 Ca ngợi Dế Mèn có tấm lòng nghĩa hiệp, ghét áp bức bất công, bênh vực chị Nhà Trò yếu đuối bất hạnh.
HS ghi vào vở – nhắc lại 
- 3 HS đọc nối tiếp, cả lớp theo dõi cách đọc.
- HS theo dõi tìm cách đọc hay
- HS luyện đọc theo cặp
- 3,4 HS thi đọc diễn cảm, cả lớp bình chọn bạn đọc hay nhất
 - Lắng nghe
Ghi nhớ
Tiết 3:Thể dục
Tiết 4:Toán
Đ 6: Các số có sáu chữ số
I) Mục tiêu:
	- Biết mối quan hệ giữa đơn vị các hàng liền kề. 
 -Biết viết, đọc các số có đến 6 chữ số.
 -Giáo dục HS yêu môn học; kĩ năng đọc ,viết ,phân tích cấu tạo của số có 6 chữ số
II)Đồ dùng dạy – học :
- GV : Giáo án, SGk, các hình biểu diễn đơn vị, chục, trăm, nghìn, chục nghìn, trăm nghìn, các thẻ ghi số, bảng các hàng của số có sáu chữ số.
- HS : Sách vở, đồ dùng môn học.
III)Phương pháp:
Giảng giải, nêu vấn đề, luyên tập, thảo luận, nhóm, thực hành
IV)các hoạt động dạy – học chủ yếu:
ND TG
Hoạt động dạy học
Hoạt động của trò
1.ổn định tổ chức 
2. Kiểm tra bàicũ
3. Dạy bài mới:
a. Giới thiệu bài – Ghi bảng.
b. Số có sáu chữ số:
c. Giới thiệu các số có sáu chữ số:
d. Thực hành:
Bài 1:
Bài 2:
Bài 3: 
Bài 4: 
4. Củng cố – dặn dò:
Cho hát, nhắc nhở học sinh.
Gọi 3 HS lên bảng làm bài.
Tìm a để giá trị của biểu thức 45 x a là:
255 ; 540 ; 90
GV nhận xét, chữa bài và ghi điểm cho HS
* Ôn về các hàng đơn vị, chục , trăm, nghìn, chục nghìn:
Cho HS nêu quan hệ giữa đơn vị các hàng liền kề
* Hàng trăm nghìn:
+ 10 nghìn bằng 1 chục nghìn, vậy mấy chục nghìn bằng 1 trăm nghìn?
- Cho HS quan sát bảng có viết các hàng từ đơn vị đến trăm nghìn, sau đó gắn các thẻ 100 000 ; 10 000 ; 1000 ; 100 ; 10lên các cột tương ứng trên bảng.
+ Ta có số đó là số nào? Số đó có mấy mấy trăm nghìn, mấy chục nghìn, mấy nghìn, mấy trăm, mấy chục, mấy đơn vị ?
+ Ai có thể đọc được số này ?
-GV yêu cầu cả lớp đọc số, vài HS đọc cá nhân.
- GV hướng dẫn HS cách đọc từng số.
- GV cho HS đọc các số : 12 357 ; 312 357 ; 81 759 
- GV nhận xét, sửa cho từng HS.
a.GV cho HS phân tích mẫu
b. GV đưa hình vẽ như bảng trong SGK cho HS nêu kết quả cần viết vào ô trống.
GV nhận xét, chữa bài.
- Yêu cầu HS đọc đề bài sau đó tự làm bài , cả lớp làm bài vào vở.
- GV cùng HS nhận xét và chữa bài.
- GV cho HS đọc số nối tiếp nhau:
96 315 ; 796 315 ; 106 315 ; 106 827
- GV yêu cầu HS nhận xét và chữa bài 
( nếu sai)
- GV tổ chức cho học sinh thi viết chính tả toán, Gv đọc và yêu cầu HS nghe và viết vào vở
- GV nhận xét, chữa bài và cho điểm từng HS
 - GV nhận xét giờ học.
 - Dặn HS về làm bài tập (VBT) và chuẩn bị bài sau: “ Luyện tập”
Chuẩn bị đồ dùng, sách vở
3 HS lên bảng làm bài theo yêu cầu.
45 x a = 255 45 x a = 450
 a = 255 : 45 a = 450 : 
 a = 5 a = 10
 45 x a = 90
 a = 90 : 45 
 a = 2 
- HS ghi đầu bài vào vở
- HS làm theo lệnh của GV.
 10 đơn vị = 1 chục
 10 chục = 1 trăm
 10 trăm = 1 nghìn
 10 nghìn = 1 chục nghìn
- 10 chục nghìn bằng 1 trăm nghìn , 1 trăm nghìn bằng 10 chục nghìn.
- HS quan sát bảng và gắn cá thẻ theo yêu cầu của giáo viên.
Trăm nghìn
Chục nghìn
Nghìn
Trăm
Chục
Đơn vị
100 000
100 000
100 000
100 000
10 000
10 000
10 000
1 000
1 000
100
100
100
100
100
10
1
1
1
1
1
1
4
3
2
5
1
6
- Số đó là số 432 516, số này có 4 trăm nghìn, 3 chục nghìn, 2 nghìn, 5 trăm, 1 chục và 6 đơn vị.
- Bốn trăm ba mươi hai nghìn, năm trăm mười sáu.
- HS đọc theo yêu cầu
- HS theo dõi cách đọc.
- HS đọc các số như GV hướng dẫn
- 1 HS lên bảng đọc và viết số, cả lớp viết vào vở.
313 241 : ba trăm mười ba nghìn, hai trăm bôn mươi mốt.
- HS lên gắn các thẻ số tương ứng với từng cột
523 453 : Năm trăn hai mươi ba nghìn,bốn trăm năm mươi ba.
- HS tự làm bài vào vở, sau đó đổi vở cho nhau để kiểm tra.
+ 369 815 : Ba trăm sáu mươi chín nghìn, tám trăm mười lăm
+ Bảy trăm tám mươi sáu nghìn, sáu trăm mười hai : 786 612
- HS nối tiếp nhau đọc từng số theo yêu cầu của GV
+ Chín mươi sáu nghìn, ba trăm mười lăm.
- HS nghe GV đọc từng số và viết vào vở:
 63 115 ; 723 936 ; 
* HS khá, giỏi làm thêm câu c,d:
c, 943 103
d, 863 720
- Lắng nghe
- Ghi nhớ
Tiết 5: Đạo đức
Đ1Trung thực trong học tập
I Mục tiêu :
- Nêu được một số biểu hiện của trung thực trong học tập.
- Biết được: Trung thực trong học tập giúp em học tập tiến bộ,được mọi người yêu mến.
- Hiểu được trung thực trong học tập là trách nhiệm của học sinh.
- Có thais độ và hành vi trung thực trong học tập.
II. Đồ dùng dạy - học :
-Tranh vẽ tình huống trong SGK ( HĐ 1 – tiết 1 )
- Giấy bút cho các nhóm ( HĐ 1 – tiết 2 )
- Bảng phụ , bài tập .
- Giấy màu xanh , đỏ cho mỗi HS .
III.Phương pháp
Quan sát,hỏi đáp,giảng giảI,luyện tập
Iv. Các hoạt động dạy- học chủ yếu 
ND – TG
 Hoạt động dạy 
 Hoạt động học 
A. Kiểm tra ( 5' )
B. Bài mới ( 25 ' )
1. Giới thiệu bài : 
2. Nội dung bài 
Hoạt động 1 : Kể tên việc làm đúng sai 
Hoạt động 2 : Xử lí tình huống 
Hoạt động 3: Đóng vai thể hiện tình huống .
Hoạt động 4: Tấm gương trung thực 
3.Củng cố dặn dò
- Em hày kể một số gương thể hiện sự trung thực trong học tập mà em biết ?
Hôm trước các em đã có 1 tiết để tìm hiểu về sự trung thưc và không trung thưch trong HT . Hôm nay chúng ta sẽ xử lí 1 số tình huống của bài tập
- Tổ chức cho HS làm việc theo nhóm 
- Yêu cầu các nhóm trình bầy kết quả thảo luận trên bảng .
+ GV chốt lại ý đúng: Trong học tập chúng ta phải luôn trung thực . Khi mắc lỗi gì ta phải thẳng thắn nhận lỗi và sửa lỗi .
- Tổ chức cho HS làm việc theo nhóm 
Tình huống 1 : Em sẽ chấp nhận bị điểm kém nhưng lần sau em sẽ làm bài tốt , em 
 Không chép bài của bạn .
 Tình huống 2 : Em sẽ báo cáo lại cho cô giáo điểm của em để cô ghi lại. 
Tình huống 3 : Em sẽ động viên bạn cố gắng làm bài và nhắc bạn trong giờ em không được phép cho bạn chép bài .
-Yêu cầu các bạn ở các nhóm khác bổ xung 
? Cách xử lý của nhóm .... thể hiện sự trung thực hay không ?
- Tổ chức cho HS làm việc theo nhóm 
- GV tới các nhóm hỗ trợ các em .
- Chọn 5 HS làm giám khảo 
- Mời từng nhóm lên thể hiện 
- Nhận xét 
* Kết luận :Viếc học tập sẽ giúp các em tiến bộ nếu các em trung ... u, 10 triệu
+ 10 triệu, 20 triệu, 30 triệu, 40 triệu, 50 triệu, 60triệu, 70 triệu, 80 triệu, 90 triệu, 100 triêụ.
- HS chữa bài vào vở.
- HS làm bài vào vở. 
 3 chục triệu 4 chục triệu 5 chục triệu
 30 000 000 40 000 000 50 000 000
6 chục triệu 7 chục triệu 8 chục triệu
60 000 000 70 000 000 80 000 000
9 chục triệu 1 trăm triệu 2 trăm triệu
90 000 000 100 000 000 200 000 000
- HS chữa bài vào vở
- HS đọc số và tự làm bài vào vở + trả lời câu hỏi.
+ Mười lăm nghìn : 15 000
+ Ba trăm năm mươi : 350
+ Sáu trăm : 600
+ Một nghìn ba trăm : 1300
+ Năm mươi nghìn : 50 000
+ Bảy triệu : 7 000 000
+ Ba mươi sáu triệu : 36000000
+ Chín trăm : 900
- HS nhận xét, chữa bài.
*HS khá, giỏi làm thêm BT4
- Đọc đề,quan sát mẫu
-Vài hs bảng –lớp phiếu
-Nh.xét,bổ sung
-Th.dõi,b.dương
- HS chữa bài vào vở
- Lắng nghe
- Ghi nhớ
Tiết 2: Mĩ thuật
Tiết 3:Tập làm văn
Đ 4: Tả ngoại hình của nhân vật trong 
bài văn kể chuyện
I - Mục tiêu:
:- HS hiểu trong bài văn kể chuyện, việc tả ngoại hình của nhân vật là cần thiết để thể hiện tính cách nhân vật.( Nội dung ghi nhớ ). 
- Biết dựa vào đặc điểm ngoại hình để xác định tính cách nhân vật (BT1,mục III ); kể lại được một đoạn c/chuyện Nàng tiên ốc có kết hợp tả ngoại hình bà lão hoặc nàng tiên (BT2 )
-Giáo dục hs yêu môn học,biết quan sát và tả ngoại hình nhân vật.
II - Đồ dùng dạy - học:
- Giáo viên: 3 - 4 khổ giấy to viết y/c của bài tập 1 (để chỗ trống) để hs điền đặc điểm ngoại hình của nhân vật.
 1 tờ phiếu cắt viết đoạn văn của Vũ Cao (phần luyện tập)
- Học sinh: Vở bài tập (tập 1).
III - Phương pháp:
Giảng giải, phân tích,vấn đáp, thảo luận, luyện tập, thực hành...
IV - Các hoạt động dạy - học - chủ yếu:
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
A - Kiểm tra bài cũ:
B - Dạy bài mới:
1) Giới thiệu bài:
2) Tìm hiểu bài:
a) Phần nhận xét:
b) Phần ghi nhớ:
3) Luyện tập:
Bài tập 1:
Bài tập 2:
4) Củng cố - dặn dò:
- Khi kể lại hành động của nhân vật cần chú ý điểm gì?
- Gọi 2 hs kể lại câu chuyện đã giao?
GV nxét và cho điểm hs.
GV ghi đầu bài lên bảng.
Gọi 3 hs nối tiếp nhau đọc các bài tập 1, 2, 3.
- Y/c cả lớp đọc thầm đoạn văn và trả lời câu hỏi.
HS thảo luận nhóm: ghi vắn tắt vào vở đặc điểm ngoại hình của chị Nhà Trò. Trao đổi và trả lời câu hỏi:
+ Ngoại hình của chị Nhà Trò nói lên điều gì về tính cách và thân phận của nhân vật này.
- Gọi các nhóm lên dán phiếu và trình bày.
- Gọi các nhóm khác nxét, bổ sung.
- GV nxét, chốt lại lời giải đúng.
GV kết luận: Những đặc điểm ngoại hình tiêu biểu có thể góp phần nói lên tính cách hoặc thân phận của nhân vật và làm cho câu chuyện thêm sinh động, hấp dẫn.
- Gọi hs đọc phần ghi nhớ.
- GV có thể nêu thêm ví dụ để hs hiểu rõ hơn nội dung phần ghi nhớ.
Gọi 1 hs đọc nội dung bài tập.
- Y/c hs đọc thầm và trả lời câu hỏi:
+ Chi tiết nào miêu tả đặc điểm ngoại hình của chú bé liên lạc? các chi tiết đó nói lên điều gì về chú bé?
- Gọi 1 hs lên bảng dùng phấn màu gạch chân những chi tiết miêu tả đặc điểm ngoại hình.
- Gọi hs nxét, bổ sung.
- GV kết luận: Tác giả đã chú ý miêu tả những chi tiết về ngoại hình của chú bé liên lạc: Người gầy, tóc hớt ngắn, hai túi áo trễ xuống tận đùi, quầ ngắn đến gần đầu gối, đôi bắp chân nhỏ luôn luôn động đậy, đôi mắt sáng và xếch.
- Các chi tiết ấy nói lên điều gì?
GV nêu y/c của bài, nhắc hs.
- Cho hs quan sát tranh minh hoạ truyện thơ: Nàng tiên ốc.
Nhắc hs: Có thể kể 1 đoạn, kết hợp tả ngoại hình bà lão hoặc nàng tiên.
- Y/c hs tự làm bài.
- Y/c hs kể.
- Nxét, tuyên dương những hs kể tốt.
+ Khi tả ngoại hình nhân vật cần chú ý tả những gì?
+ Tại sao khi tả ngoại hình chỉ nên tả những đặc điểm tiêu biểu.
- Nhận xét tiết học.
- Dặn hs về nhà học thuộc phần ghi nhớ, viết lại bài tập 2 vào vở và chuẩn bị bài sau: “Kể lại lời nói, ý nghĩa của nhân vật”.
- 2 Hs thực hiện y/c.
- 2 Hs kể lại câu chuyện của mình.
- Hs ghi đầu bài vào vở.
- 3 hs nối tiếp nhau đọc.
Cả lớp đọc thầm theo y/c.
Hoạt động trong nhóm.
- 2 nhóm cử đại diện trình bày.
- Nxét, bổ sung.
- Hs chữa bài theo lời giải đúng.
- 2, 3 hs đọc, cả lớp theo dõi.
- 1 hs đọc, cả lớp đọc thầm bài và đoạn văn.
- Hs đọc thầm và dùng bút chì gạch chân dưới những chi tiết miêu tả đặc điểm ngoại hình.
- Hs nxét, bổ sung bài làm của bạn.
- Các chi tiết nói lên: Thân hình gầy gò, bộ áo cánh nâu, chiếc quần chỉ dài đến đầu gội cho thấy chú bé là con của một gia đình nông dân nghèo, quen chịu đựng vất vả.
- Hai túi áo trễ xuống như đã từng phải đựng nhiều thứ quá nặng có thể cho thấy chú bé rất hiếu động, đã từng đựng rất nhiều đồ chơi hoặc đựng cả lựu đạn khi đi liên lạc.
- Bắp chân luôn động đậy, đôi mắt sáng và xếch cho biết chú rất nhanh nhẹn, hiếu động, thông minh, gan dạ.
- 1 hs đọc y/c trong sgk.
- HS quan sát tranh.
- HS lắng nghe.
- Hs làm bài.
- 3 - 5 hs thi kể.
Hs trả lời
HS ghi nhớ.
Tiết 4:Địa lí
Đ2 Dãy núi Hoàng Liên Sơn
I- Mục tiêu: 
- Nêu được một số đặc điểm tiêu biểu về địa hình,khí hậu của dãy Hoàng Liên Sơn : 
 + Dãy núi cao và độ sộ nhất Việt Nam : có nhiều đỉnh nhọn,sườn núi rất dốc,thung lũng thường hẹp và sâu.
 + Khí hậu ở những nơi cao thường lạnh quanh năm.
- Chỉ được dãy Hoàng Liên Sơn trên bản đồ( lược đồ ) tự nhiên Việt Nam.
- Sử dụng bảng số liệu để nêu đặc điểm khí hậu ở mức độ đơn giản: dựa vào bảng số liệu cho sẵn để nhận xét về nhiệt độ của Sa Pa vào tháng 1 và tháng 7.
- Tự hào về cảnh đẹp thiên nhiên đất nước Việt Nam.	
II- đồ dùng dạy học: 
- Bản đồ Địa lí tự nhiên Việt Nam
- Tranh ảnh về dãy Hoàng Liên Sơn và đỉnh núi Phan - xi - păng.
III-Phương pháp:
Giảng giải, phân tích,vấn đáp, thảo luận, luyện tập, thực hành...
iv- Các hoạt động dạy - học chủ yếu:
ND - TG
Hoạt động dạy
Hoạt động học
I.Kiểm tra bài cũ.
II.Bài mới
1. Giới thiệu bài:3ph
* Hoạt động 1: 
8’
* Hoạt động 2:
8’
* Hoạt động 3: 
8’
 *Hoạt động 4: 
8’
3.Củng cố dăn dò.2’
- Hôm nay chúng ta học bài đầu tiên của phần Địa lí. Đây là bài : Dãy núi Hoàng Liên Sơn.
- Dãy Hoàng Liên Sơn có đặc điểm gì? Thầy và các em sẽ cùng tìm hiểu bài học hôm nay.
*Hoàng Liên Sơn-dãy núi cao và đồ sộ nhất Việt Nam:
+ Kể tên và chỉ trên bản đồ những dãy núi chính ở phía Bắc của nước ta?
+Dãy Hoàng Liên Sơn nằm ở phía nào của sông Hông và sông Đà? 
- GV kết luận: Dãy HoàngLiên Sơn là một trong những dãy núi chính ở phía bắc nước ta và nó nằm ở giữa sông Hồng và sông Đà.
*Làm việc theo nhóm
- GV yêu cầu một HS lên bảng xác định và chỉ: đỉnh, sườn và thung lủng.
- GV chỉ thung lủng và giải thích: thung lủng là nơi thấp nhất nằm giữa các sườn núi.
- GV yêu cầu HS làm việc theo phiếu nhóm
- GV gọi đại diện các nhóm báo cáo kết quả làm việc của nhóm.
- GV gọi hs lên bảng chỉ +mô tả dãy Hoàng Liên Sơn.
- GV nhận xét, sửa chữa và giúp HS hoàn chỉnh phần trình bày.
- GV kết luận: Dãy Hoàng Liên Sơn nằm giữa sông Hồng và sông Đà,chạy dài khoảng 180km và trải rộng gần 30km.đây là dãy núi cao và đồ sộ ,có nhiều đỉnh nhọn sườn núi rất dốc, thung lủng thường hẹp và sâu.
*Thảo luận theo cặp
- HS làm việc theo gợi ý sau:
+ Chỉ đỉnh núi Phan-xi-păng trên hình 1 và cho biết độ cao của nó?
+ Tại sao đỉnh núi Phan-xi-păng đươc gọi là”nóc nhà” của Tổ quốc?
+ Quan sát hình 2 hoặc tranh, ảnh đỉnh núi Phan-xi-păng, mô tả đỉnh núi Phan-xi-păng.
- GV theo dõi và giúp đỡ HS.
- Gọi đại diện các nhóm trình bày kết quả làm việc.
- GV giúp HS hoàn thiện phần trình bày.
- GV kết luận: Đỉnh núi Phan-xi-păng cao 3143m, là đỉnh núi cao nhất nước ta. Đỉnh núi Phan-xi-păng nhọn, xung quang có mây mù che phủ. Khí hậu ở những nơi cao lạnh quang năm
*Làm việc cả lớp
- GV yêu cầu HS :Đọc thầm mục 2 trong SGK và cho biết khí hậu ở những nơi cao của Hoàng Liên Sơn như thế nào?
-Chỉ vị trí của Sa Pa trên bản đồ Địa lí tự nhiên Việt Nam treo tường.
Dựa vào bảng số liệu trong SGK, cho biết nhiệt độ trung bình của Sa Pa vào tháng 1 và thàng 7 là bao nhiêu?
- Y/cầu + H.dẫn nh.xét,bổ sung 
-Nh.xét+chốt lại
* Y/cầu HS khá, giỏi : Giải thích vì sao Sa Pa trở thành nơi du lịch,nghỉ mát nổi tiếng của vùng núi phía Bắc
-Dặn dò :Về nhà xem lại bài+bài ch.bị:Một số dân tộcở Hoàng Liên Sơn
-Nh.xét tiết học +b.dương.
- Lắng nghe
 -Làm việc theo cặp
-HS dựa vào lược đồ H1 +trả lời các câu hỏi:
-Dãy Hoàng Liên Sơn nằm giữa sông Hồng và sông Đà
* HS khá, giỏi :Chỉ và đọc tên 5 dãy núi chính ở Bắc bộ: dãy Đông Triều, dãy Bắc Sơn, dãy Ngân Sơn, dãy Sông Gâm, dãy Hoàng Liên Sơn.
-Th.dõi
- HS làm việc N 4-quan sát+th.luận
- Một số học sinh trình bày kết quả làm việc.
 -Lớp nh.xét,bổ sung
-HS chỉ năm dãy núi trên bản đồ địa lí tự nhiên Việt Nam treo bảng và trả lời
- Một số HS lên bảng chỉ+mô tả 
-Lớp nh.xét,bổ sung
-Theo dõi
-HS làm việc nhóm 2 để hoàn thành phiếu.
-Đại diện các nhóm báo cáo –lớp bổ sung
-Hai HS mô tả dãy Hoàng Liên Sơn kết hợp chỉ trên bản đồ địa lí tự nhiên Việt Nam treo tường và tranh ảnh.
- Độ cao 3 143m
(Phan-xi-păng – là đỉnh núi cao nhất của nước ta nên được gọi là “ nóc nhà” của Tổ quốc)
(Đỉnh núi Phan-xi-păng nhọn, xung quang có mây mù che phủ)
- Đại diện các nhóm chỉ đỉnh núi Phan-xi-păng trên bản đồ Địa lí tự nhiên Việt Nam treo tường và trình bày kết quả làm việc trước lớp.
- Đọc thầm sgk
- Một, hai HS chỉ bản đồ+trình bày 
-Khí hậu ở những nơi cao của Hoàng Liên Sơn lạnh quanh năm,....
-Nhiệt độ trung bình của Sa Pa tháng 1 : 90C; tháng 7 : 200C )
- Vài HS giới thiệu về Sa Pa
 -Theo dõi,nh.xét,bổ sung
- Th.dõi,biểu dương
- Vài hs khá, giỏi giải thích-lớp nh.xét,b/dương
-Th.dõi,thực hiện
-Th.dõi, biểu dương
Tiết 5: Hoạt động tập thể.
Nhận định chung tuần 2
A. Nhận định chung các mặt giáo dục trong tuần:
I. Ưu điểm:
Nhìn chung các em đều ngoan ngoãn, lễ phép với thầy cô giáo và người lớn tuổi, có tinh thần đoàn kếtgiúp đỡ bạn bè.
ổn dịnh được nề nếp học tập, đa số các em đi học đều đặn đúng giờ, có ý thức học tập tốt, trong lớp chú ý nghe giảng, hăng hái phát biểu ý kiến xây dựng bài: Hạ,Huy
Tham gia vệ sinh trường lớp tương đối sạch sẽ, vscn gọn gàng.
II. Nhược điểm: 
Một số chưa chuẩn bị tốt cho việc học tập đầu năm, một số đi học muộn, vệ sinh xung quanh sân trường chưa được tốt.
B. Phương hướng tuần tới:
Phát huy ưu điểm đã đạt được, khắc phục những diểm chưa đạt được ở tuần trước.
Cho hs vệ sinh xung quanh sân trường sạch, gọn
Tiếp tục phụ đạo những hs còn đọc, viết yếu:Lò Huy,Nhàn
ổn định cho các tuần học sau.	

Tài liệu đính kèm:

  • docGiao an L4 T2 chinh sua.doc