Giáo án dạy học Lớp 4 - Tuần 04

Giáo án dạy học Lớp 4 - Tuần 04

Tiết 2: Tập đọc:

$ 7: MỘT NGƯỜI CHÍNH TRỰC

I. Mục tiêu:

 - Đọc lưu loát, trôi chảy toàn bài. Tốc độ đọc :75tiếng/ 1 phút. Biết đọc truyện với giọng kể thong thả, rõ ràng. Đọc phân biệt lời các nhân vật, thể hiện rõ sự chính trực, ngay thẳng của Tô Hiến Thành.

 - Hiểu nội dung ý nghĩa truyện : Ca ngợi Tô Hiến Thành là người chính trực thanh liêm, vì dân vì nước của; vị quan nổi tiếng cương trực thời xưa.

II. Đồ dùng dạy học :

Bảng phụ ghi ND.

III. Các hoạt động dạy học:

A. Bài cũ:

 - Gọi h/s đọc bài cũ.

 - Hình ảnh ông lão ăn xin đáng thương như thế nào?

B. Bài mới:

1. Giới thiệu chủ điểm mới và bài học:

2. Luyện đọc:

+ Cho h/s luyện đọc đoạn lần 1+ luyện phát âm.

+ Cho h/s đọc đoạn lần 2 + giảng từ.

+ Cho h/s đọc theo cặp.

+ Cho h/s đọc toàn bài.

+ GV đọc mẫu.

3. Tìm hiểu bài :

- Đoạn này kể chuyện gì?

 

doc 20 trang Người đăng haiphuong68 Lượt xem 558Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án dạy học Lớp 4 - Tuần 04", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TUẦN 4:
 Thứ hai ngày 30 tháng 8 năm 2010
BUỔI 1:
Tiết 1: Chào cờ:
TẬP TRUNG TOÀN TRƯỜNG
__________________________________
Tiết 2: 	 Tập đọc: 
$ 7: MỘT NGƯỜI CHÍNH TRỰC
I. Mục tiêu:
 - Đọc lưu loát, trôi chảy toàn bài. Tốc độ đọc :75tiếng/ 1 phút. Biết đọc truyện với giọng kể thong thả, rõ ràng. Đọc phân biệt lời các nhân vật, thể hiện rõ sự chính trực, ngay thẳng của Tô Hiến Thành.
 - Hiểu nội dung ý nghĩa truyện : Ca ngợi Tô Hiến Thành là người chính trực thanh liêm, vì dân vì nước của; vị quan nổi tiếng cương trực thời xưa.
II. Đồ dùng dạy học :
Bảng phụ ghi ND.
III. Các hoạt động dạy học:
A. Bài cũ:
 - Gọi h/s đọc bài cũ.
 - Hình ảnh ông lão ăn xin đáng thương như thế nào?
B. Bài mới:
1. Giới thiệu chủ điểm mới và bài học:
2. Luyện đọc:
- Đọc 1 đoạn truyện: “Người ăn xin”
+ Cho h/s luyện đọc đoạn lần 1+ luyện phát âm.
+ Cho h/s đọc đoạn lần 2 + giảng từ.
+ Cho h/s đọc theo cặp.
+ Cho h/s đọc toàn bài.
+ GV đọc mẫu.
- 3 h/s đọc nối tiếp.
- 3 h/s đọc.
- 1 ®2 h/s
3. Tìm hiểu bài :
- Đoạn này kể chuyện gì?
+ HS đọc thầm và trả lời câu hỏi.
- Thái độ chính trực của Tô Hiến Thành đối với chuyện lập ngôi vua.
- Trong việc lập ngôi vua, sự chính trực của Tô Hiến Thành thể hiện thế nào?
- Tô Hiến Thành không nhận vàng bạc đút lót để làm sai di chiếu của vua đã mất. Ông cứ theo di chiếu mà lập Thái tử Long Càn lên làm vua.
+ Nêu ý 1?
Ý 1: Tô Hiến Thành một vị quan thanh liêm chính trực kiên quyết.
- Khi Tô Hiến Thành ốm nặng ai thường xuyên chăm sóc ông?
- Quan tham tri chính sự: Vũ Tán Đường ngày đêm hầu hạ ông.
+ Nêu ý 2?
Ý2: Thái độ kiên định của quan Tô Hiến Thành.
- Tô Hiến Thành tiến cử ai thay ông đứng đầu triều đình?
- Quan giám nghị đại phu: Trần Trung Tá.
- Vì sao Thái hậu ngạc nhiên khi Tô Hiến Thành tiến cử Trần Trung Tá?
- Vì Vũ Tán Đường lúc nào cũng tận tình chăm sóc Tô Hiến Thành còn Trần Trung Tá thì ngược lại.
- Trong việc tìm người giúp nước sự chính trực của ông Tô Hiến Thành thể hiện như thế nào?
- Cử người tài ba ra giúp nước chứ không cử người ngày đêm hầu hạ.
+ Nêu ý 3?
+ Tô Hiến Thành là người cương trực thẳng thắn.
+ HS nêu nội dung.
4. Đọc diễn cảm:
+ Cho h/s đọc bài.
+ Gọi h/s nhận xét về cách đọc.
- 3 h/s đọc nối tiếp.
+ GV đọc mẫu hướng dẫn đọc diễn cảm đoạn 3.
- 3 h/s đọc nối tiếp.
+ Gọi h/s đọc diễn cảm đoạn 3.
- Cho h/s thi đọc diễn cảm.
C. Củng cố dặn dò:
 -** Em nhận xét gì ở nhân vật Tô Hiến Thành? 
 - Nhận xét giờ học, dặn h/s về xem lại bài, học tập tinh thần cương trực ở nhân vật Tô Hiến Thành.
- 3® 4 h/s.
- Lớp nghe, bình chọn bạn đọc hay.
___________________________________
Tiết 3: 	 Toán:
$ 16: SO SÁNH VÀ SẮP XẾP THỨ TỰ CÁC SỐ TỰ NHIÊN 
I. Mục tiêu:
 Giúp học sinh hệ thống hoá 1 số hiểu biết ban đầu về:
 - Cách so sánh 2 số tự nhiên.
 - Đặc điểm về thứ tự của các số tự nhiên.
 -* Biết so sánh 2 số tự nhiên đơn giản.
III. Các hoạt động dạy học:
A. Bài cũ:
 - Trong hệ thập phân người ta dùng bao nhiêu chữ số để viết số ?
 - Khi viết số người ta căn cứ vào đâu?
B. Bài mới:
1. So sánh hai số tự nhiên:
- HS nêu ý kiến.
- Cho hai số a và b.
- Khi so sánh 2 số a và b có thể xảy ra những trường hợp nào?
- Xảy ra 3 trường hợp :
a > b ; a < b ; a = b
- Để so sánh 2 số tự nhiên người ta căn cứ vào đâu?
- Căn cứ vào vị trí của số trong dãy số tự nhiên.
- GV viết lên bảng dãy số: 0, 1, 2, 3, 4, 5, 6, 7, 8, 9...
- Hãy so sánh 6 và 7 ; 7 và 8
- Số đứng trước bé hơn số đứng sau 6 6
- Làm thế nào để biết số lớn hơn, số bé hơn?
- Căn cứ vào vị trí của số đó trên trục số.
0 1 2 3 4 5 6 7 8 9 
- Trên tia số các số đứng ở vị trí nào là số lớn? Các số đứng ở vị trí nào là số nhỏ?
- Số càng xa điểm gốc 0 là số lớn, sổ ở gần điểm gốc 0 là số nhỏ.
- Nếu 2 số cùng được biểu thị cùng 1 điểm trên trục số thì 2 số đó thế nào?
- 2 số đó bằng nhau.
- Với những số lớn có nhiều chữ số ta làm như thế nào để so sánh được?
- Căn cứ vào các chữ số viết lên số.
- So sánh 2 số 100 và 99 số nào lớn hơn, số nào bé hơn? Vì sao? 
- 100 > 99 vì 100 có nhiều chữ số hơn.
- So sánh 999 với 1000
- 999 < 1000 vì 999 có ít chữ số hơn.
- Nếu 2 số có các chữ số bằng nhau ta làm như thế nào?
- So sánh từng cặp chữ số ở cùng 1 hàng theo thứ tự từ trái sang phải.
- Nếu 2 số có tất cả các cặp chữ số bằng nhau thì 2 số đó như thế nào?
 2 số đó bằng nhau.
2. Xếp thứ tự số tự nhiên:
- VD: với các số: 7698 ; 7968 ; 7896; 7869. Hãy xếp theo thứ tự.
- HS thực hiện.
+ Từ bé đến lớn?
 7698 ; 7869; 7896 ; 7968
+ Từ lớn đến bé?
 7968; 7896; 7869; 7698
- Khi xếp các số tự nhiên ta có thể sắp xếp như thế nào?
- Ta có thể sắp xếp theo thứ tự từ bé đến lớn hoặc ngược lại.
3. Luyện tập:
 Bài 1:
- HS làm SGK - nêu miệng.
- Cho h/s đọc yêu cầu bài tập.
1234 > 999
- Nêu cách so sánh 2 số tự nhiên?
GV đưa ra so sánh 2 số đơn gian cho h/s T.
8754 < 87540
 Bài 2:
- HS làm vào vở.
- HS đọc yêu cầu.
- Viết các số sau theo thứ tự từ bé->lớn
 8316; 8136; 8361
® 8136; 8316; 8361
- Viết xếp các số theo thứ tự từ lớn
® bé và ngược lại ta làm thế nào?
- Yêu cầu h/s T xếp 13; 32; 45 từ bé đến lớn, (ngược lại.)
 Bài 3: 
- Gọi h/s đọc yêu cầu.
- Viết các số sau theo thứ tự từ lớn ->bé
- 1942; 1978; 1952; 1984
- GV đánh giá chung.
C. Củng cố dặn dò:
 - Muốn so sánh 2 số tự nhiên ta so sánh thế nào?
 - Nhận xét giờ học, dặn h/s về tập so sánh 2 hay nhiều số tự nhiên.
1984; 1978; 1952; 1942
- HS chữa bài.
___________________________________
 Tiết 4: Đạo đức:
$ 4 : VƯỢT KHÓ TRONG HỌC TẬP
I. Mục tiêu:
+ Giúp h/s hiểu:
 -	Cần phải biết khắc phục khó khăn, cố gắng học tốt.
 -	Khi gặp khó khăn và biết khắc phục, việc học tập sẽ tốt hơn.
 -	Trước khó khăn phải biết sắp xếp công việc, tìm cách giải quyết.
+ Biết được vượt khó trong học tập giúp em mau tiến bộ.
+ Luôn có ý thức vượt khó vươn lên trong việc học tập của bản thân và giúp đỡ người khác khắc phục khó khăn. Noi theo tấm gương vượt khó.
II. Đồ dùng dạy học:
- Giấy màu xanh, đỏ.
III. Các hoạt động dạy - học.
A. Bài cũ:
- Vì sao cần trung thực trong học tập.
B. Bài mới:
1. Hoạt động1: Gương sáng vượt khó.
- Kể 1 số tấm gương vượt khó học tập ở xung quanh hoặc kể những câu chuyện về gương sáng học tập mà em biết?
- HS kể những gương vượt khó mà em biết(3- 4 h/s)
- Lớp nghe nhận xét bổ sung.
- Khi gặp khó khăn trong học tập các bạn đã làm gì?
- Các bạn đã khắc phục khó khăn tiếp tục học tập.
- Thế nào là vượt khó trong học tập?
- Là biết khắc phục khó khăn tiếp tục học tập và phấn đấu đạt kết quả tốt.
- Vượt khó trong học tập giúp ta điều gì?
- Giúp ta tự tin hơn trong học tập, tiếp tục học tập, được mọi người yêu quý.
- GV kể tên cho h/s nghe câu chuyện vượt khó của bạn Lan.
2. Hoạt động 2: Xử lí tình huống. 
- GV phát phiếu ghi 5 câu hỏi .
- HS thảo luận nhóm 2.
- Đại diện nhóm trình bày kết quả.
- GV chốt: Với mỗi khó khăn em có những cách khắc phục khác nhau nhưng tất cả đều cố gắng để học tập được duy trì và đạt kết quả tốt, điều đó rất đáng hoan nghênh.
- Lớp nhận xét - bổ sung.
3. Hoạt động 3: Trò chơi “Đúng- sai”
- GV yêu cầu h/s mỗi em cầm 2 tấm giấy xanh, đỏ.
- HS hoạt động theo yêu cầu.
- GV cho h/s giải thích vì sao?
- Đúng thì giơ miếng đỏ.
- Sai thì giơ tấm xanh.
+ KL: Vượt khó trong học tập là đức tính rất quý. Mong các em sẽ khắc phục được mọi khó khăn để học tập tốt hơn.
4. Hoạt động 4: Thực hành.
- 1 bạn h/s đang gặp nhiều khó khăn trong học tập.
- Lớp lên kế hoạch để giúp đỡ.
- GV nhận xét.
- HS nêu các kế hoạch. Lớp nhận xét.
+ KL: Trước khó khăn của bạn Nam, bạn có thể phải nghỉ học, chúng ta cần giúp bạn bằng nhiều cách khác nhau.
5. Hoạt động nối tiếp:
- Gọi 1 h/s nhắc lại ghi nhớ.
- Nhận xét giờ học dặn h/s chuẩn bị bài sau. Nọi gương những bạn vượt khó trong học tập.
________________________________________________
BUỔI 2: 
Tiết 1: 	 Thể dục:
$ 7: ĐI ĐỀU, VÒNG PHẢI, VÒNG TRÁI, ĐỨNG LẠI.
 TRÒ CHƠI: CHẠY ĐỔI CHỖ VỖ TAY NHAU 
I. Mục tiêu: 
- Ôn tập hàng dọc, dóng hàng, điểm số, đứng nghiêm, đứng nghỉ, quay phải, quay trái, đi đều vòng phải, vòng trái, đứng lại, trò chơi “chạy đổi chỗ, vỗ tay vào nhau”.
- Biết cách đi đều vòng phải, vòng trái, đúng đúng hướng. Biết cách chơi trò chơi.
II. Địa điểm phương tiện:
- Địa điểm : Sân trường đảm bảo an toàn tập luyện.
- Phương tiện: 1 còi.
III. Nội dung và phương pháp lên lớp:
Nội dung
Định lượng
Phương pháp tổ chức
1. Phần mở đầu:
- GV nhận lớp, phổ biến nội dung y/c tiết học.
- Cho h/s khởi động.
5-6’
 x x x x x x x x x x
x x x x x x x x x 
x x x x x x x x x x
GV+CSL
- Chơi trò “Làm theo hiệu lệnh”
2. Phần cơ bản:
a. Đội hình đội ngũ:
+ Ôn đi đều vòng phải, vòng trái, đứng lại. 
- GV điều khiển lớp ôn tập .
- Cán sự lớp điều khiển. 
- GV theo dõi nhắc nhở sửa sai.
20- 22’ 
1-2 lượt
xxxxxxxxxx--- 
xxxxxxxxxx--- Ð
xxxxxxxxxx----
GV
b. Chơi trò chơi vận động:
- Trò chơi “Chạy đổi chỗ, vỗ tay nhau”. 
 - GV phổ biến cách chơi, luật chơi. Cho h/s chơi thử.
- Tổ chức cho h/s chơi.
- Theo dõi nhắc nhở h/s chơi.
3. Phần kết thúc:
 - HS thả lỏng hít thở sâu.
- GV cùng lớp hệ thống nội dung tiết học.
- Nhận xét đánh giá tiết học.
6-7’
x x x x x x x x x x
x x x x x x x x x x
x x x x x x x x x x
GV
_____________________________________
 Tiết 2:	 Kĩ thuật:
$ 4: KHÂU THƯỜNG
I. Mục tiêu:
- HS biết cách cầm vải, cầm kim, lên kim, xuống kim khi khâu. 
- Biết cách khâu thường và khâu được các mũi khâu thường theo đường vạch dấu. Các mũi khâu có thể chưa đều, dúm.
- Rèn luyện tính kiên trì, sự khéo léo của đôi tay.
II. Đồ dùng dạy học:
GV:- Mẫu khâu thường tranh quy trình khâu thường. 
HS: - Vật liệu và vật dụng cần thiết. 
III. Các hoạt động dạy học:
 A. Bài cũ:
- Nêu cách cắt vải theo đường vạch dấu?
 B. Bài mới:
1. Hoạt động 1: Quan sát và nhận xét mẫu.
- Cho h/s quan sát vật mẫu.
- HS quan sát mặt phải và mặt trái mẫu.
- Nêu những đặc điểm của mũi khâu thường.
- Đường khâu ở mặt phải và mặt trái giống nhau.
- Mũi khâu ở mặt phải và mặt trái giống nhau, dài bằng nhau và cách đều nhau.
- Thế nào là khâu thường? 
- Cho h/s nhắc lại.
- Là cách khâu để tạo thành các mũi khâu cách đều nhau ở 2 mặt vải, khi khâu mũi thường có thể khâu liền nhiều mũi mới rút chỉ 1 lần.
2. Hoạt động2: Hướng dẫn thao tác kỹ thuật.
+ Hướng dẫn một số thao tác khâu cơ bản.
- GV cho h/s q ... dân miền núi còn khai thác những gì?
-** Khai thác lâm sản có tác hại gì tới môi trường?
- Lâm sản.
- Tài nguyên rừng bị cạn kiệt,..
+ Kết luận: Các khoáng sản Hoàng Liên Sơn tập trung nhiều ở đâu? Có vai trò gì?
- 3® 4 h/s nhắc lại.
4. Củng cố dặn dò:
 - Người dân ở Hoàng Liên Sơn làm những nghề gì?
 - Tính trạng khai thác khoáng sản, lâm sản bừa bãi có hai gì?
 - Nhận xét giờ học, dặn h/s xem trước bài sau, tham gia góp ý gia đình tích cực trồng và bảo vệ rừng ở địa phương.
___________________________________________
BUỔI 2: 
Tiết 1: 	Toán:
$ 8: KIỂM TRA
I. Mục tiêu:
- Kiểm tra đọc, viết , so sánh và xếp thứ tự các số tự nhiên.
- Thự hiện các phép tính cộng trừ nhân chia số tự nhiên đã học.
- Tính giá trị biểu thức, biểu thức chứa chữ và giải toán.
II. Kiểm tra:
A. Đề bài:
Bài 1:( 1 điểm)
Viết số
Đọc số
25734
.
Sáu mươi ba nghìn hai trăm bốn mươi mốt
853201
Bốn trăm nghìn ba trăm linh một
756632125
.
.
Mười chín triệu không trăm linh lăm nghìn một trăm ba mươi
Bài 2: ( 2 điểm)
 Cho các số: 265 879; 265 897; 362 597; 569 789. Xếp các số theo thứ tự:
a. Từ bé đến lớn:..
b. Từ lớn đến bé:..
Bài 3: ( 2 điểm) Đặt tính rồi tính:
a. 34365 + 280725 b. 79423 - 5286
c. 5327 3 d. 41272 : 4
Bài 4: (2 điểm)
<
>
=
 687653..98978 
 70000069999 
493701..654702
857000..856999
687653...687599
857432..857432
Bài 5: ( 1 điểm) Tính giá trị biểu thức.
a. 370+a với a=20 b. 600-x với x= 300
Bài 6: ( 1điểm)
 Các bạn học sinh xếp thành 7 hàng như nhau. Biết 4 hàng có 64 bạn. Hỏi 7 hàng có bao nhiêu bạn?
 Toàn bài trình bày sạch đẹp cho 1 điểm.
B. Hướng dẫn chấm:
Câu 1: Viết đúng 3 số cho 0,5 điểm. Đọc đúng 3 số cho 0,5 điểm.
Câu 2: 
Viết đúng theo thứ tự Từ bé đến lớn(1 điểm)
Viết đúng theo thứ tự Từ lớn đến bé ( 1 điểm)
Câu 3: Đặt tính và tính đúng mỗi phép tính cho 0,5điểm
KQ: a. 315090; b. 74137 ; c. 15981 ; d. 10318
Câu 4: Điền đúng 3 dấu cho 1 điểm.
Câu 5: Tính đúng giá trị mỗi biểu thức cho 0,5 điểm.
Câu 6: Làm đúng cả bài cho 1 điểm.
KQ: 64 : 4=16(HS)
 16 7=112(HS)
_____________________________________
Tiết 2: Tiếng Việt:
$4: KIỂM TRA
I. Mục tiêu:
Kiểm tra những kiến thức đã học:
- Cấu tạo tiếng, từ ngữ về nhân hậu đoàn kết, từ đơn từ phức.
- Viết một bức thư thăm hỏi người thân hoặc bạn bè.
II. Hoạt động dạy học:
1. Đề bài:
 Câu 1: Phân tích cấu tạo tiếng của câu sau: Cái bút chữ a.
 Câu 2: Tìm các từ có tiếng hiền.
 Câu 3: Nêu ví dụ về các từ đơn, từ ghép, từ láy. Đặt một câu có từ ghép hoặc từ láy.
 Câu 4: Viết một bức thư thăm hỏi bạn hoặc người thân ở xa.
2. Cách cho điểm:
Câu 1: phân tích đúng các tiếng cho 1 điểm.
Câu 2: Tìm được 4 tiếng có tiếng hiền cho 1 điểm.
Câu 3: Nêu được mỗi loại 2 từ được 1 điểm. Đặt được câu có từ ghép(hoặc từ láy) cho 1 điểm.
Câu 4: Viết được một bức thư có đầy đủ 3 phần, nội dung phù hợp cho 5 điểm.
( Tuỳ mức độ bài làm có thể cho 1-5 điểm)
Toàn bài viết chữ và trình bày sạch đẹp cho 1 điểm.
______________________________________
Tiết 3: Hoạt động ngoài giờ lên lớp:
$ 4: TẬP CÁC NỘI DUNG CHUẨN BỊ KHAI GIẢNG
I. Mục tiêu:
- Thực hiện một số nội dung cho buổi khai giảng.
- Có ý thức tốt trong các buổi hoạt động tập thể.
II. Hoạt động dạy học:
1. Tập nội dung chuẩn bị khai giảng:
- GV điểu khiển lớp tập hợp hàng dọc, đóng hàng, điểm số, quay phải, trái, quay đằng sau. 
- Điều khiển lớp di chuyển đội hình đón học sinh lớp 1( một số h/s đội nghi thức). Kết hợp cầm cờ khi di chuyển.
- Lớp trưởng thực hiện điều khiển lớp tập theo chỉ dẫn của giáo viên.
- Tập một số bài hát tập thể.
- Tập hợp lớp nhận xét nhắc nhở một số yêu cầu nội quy trong buổi khai giảng: ăn mặc, đi đứng nói năng, giữ gìn trật tự và vệ sinh trong buổi hạot động chung.
2. Củng cố dặn dò:
- Nhận xét chung giờ học.
- Dặn h/s thực hiện tốt các nội dung vừa tập trong buổi khai giảng.
_________________________________________________________________ 
Thứ sáu ngày 3 tháng 9 năm 2010
BUỔI 1:
Tiết 1: 	Toán:
$ 20: GIÂY - THẾ KỶ
I. Mục tiêu:
 Giúp học sinh: 
- Làm quen với đơn vị đo thời gian: Giây, thế kỷ.
- Biết mối quan hệ giữa giây và phút, thế kỷ và năm.
- Xá địng được một năm cho trước thuộc thế kỉ nào.
II. Đồ dùng dạy học:
 GV: Đồng hồ có 3 loại kim.
 HS : Đồ dùng học tập.
III. Các hoạt động dạy và học:
A. Bài cũ:
- Kể tên các đơn vị đo khối lượng? Nêu mối quan hệ giữa các đơn vị đo KL?
- Nhận xét đánh giá.
B. Bài mới:
1. Giới thiệu về giây:
- HS nêu ý kiến.
- Cho h/s quan sát đông hồ.
- Khi kim giờ chuyển động được 1 vòng từ số nào đó đến số tiếp liền thì được thời gian là bao nhiêu?
- HS quan sát: Kim giờ, phút, giây.
- Được 1 giờ.
- Kim phút đi từ 1 vạch đến 1 vạch tiếp liền được thời gian?
- Được 1 phút.
- Kim phút đi bao nhiêu vạch thì được một giờ?
- Đi 60 vạch (60 phút)
- Vậy 1 giờ = ? phút
1 giờ = 60 phút
- Kim giây đi từ 1 vạch đến 1 vạch tiếp liền được khoảng thời gian là bao nhiêu?
1 giây
- Khoảng thời gian kim giây đi hết 1 vòng trên mặt đồng hồ thì được bao nhiêu?
60 giây
- 1 phút = ? giây
1 phút = 60 giây
2. Giới thiệu về thế kỷ:
- Đơn vị đo thời gian lớn hơn năm là thế kỷ: 1 thế kỷ = 100 năm
- HS nhắc lại.
- Bắt đầu từ năm thứ 1®100 là thé kỉ I từ năm 101 ® 200 thuộc thế kỷ thứ mấy?
- Từ năm 101 ® 200 thuộc thế kỷ thứ II.
- Năm 1975 thuộc thế kỷ nào?
- Năm 2010 thuộc thế kỷ nào?
- Để ghi tên thế kỷ người ta thường dùng chữ số nào?
- Thế kỷ XX
- Thế kỷ XXI
- Chữ số La mã.
3. Luyện tập:
 Bài 1:
- Muốn tìm 1/3 phút = ? giây ta làm như thế nào?
- Yêu cầu h/s làm bài.
- Nhận xét chữa bài.
- Nêu đấu bài.
- HS làm vào SGK.
 1/3phút = 20 giây
 1 phút 8 giây = 68 giây
Bài 2:
- Bác Hồ sinh năm 1890 vào thế kỷ?
- Thế kỷ XIX
- Cách mạng tháng Tám thành công năm 1945 thuộc thế kỷ nào?
- Thế kỷ XX
 Bài 3:
- Lý Thái Tổ về Thăng Long năm 1010 năm đó thuộc thế kỷ nào? Bao nhiêu năm?
C. Củng cố dặn dò:
- Nêu mối quan hệ giữa giây-phút; thế kỷ và năm?
- Nhận xét giờ họcdặn h/s tập xem giây.
- Thế kỷ XI
- Đến nay được 1000 năm (2010)
______________________________________
Tiết 2: 	 Tập làm văn:
$ 8: LUYỆN TẬP XÂY DỰNG CỐT TRUYỆN
I. Mục tiêu:
- Thực hành tưởng tượng và tạo lập một cốt truyện đơn giản theo gợi ý cho sẵn nhân vật, chủ đề câu chuyện.
- Lập được cốt truyện phù hợp lứa tuổi và kể được chuyện đó.
II. Đồ dùng dạy học:
- Bảng phụ viết sẵn đề bài để phân tích.
III. Các hoạt động dạy học :
A. Bài cũ: 
 - Cốt truyện là gì? Gồm có mấy phần?
B. Bài mới:
1. Giới thiệu bài:
2. Hướng dẫn xây dựng cốt truyện:
- HS phát biểu.
a) Xác định yêu cầu đề bài.
- GV chép đề.
- GV gạch chân những từ quan trọng: Tưởng tượng, kể vắn tắt, ba nhân vật, bà mẹ ốm, người con, bà tiên.
- HS đọc đề bài.
b) Lựa chọn chủ để của câu chuyện:
- Cho h/s đọc gợi ý 1 và 2.
- Em lựa chọn chủ đề câu chuyện gì? 
- 2 h/s đọc nối tiếp.
- HS nêu: chủ đề hiếu thảo hoặc trung thực.
c) Thực hành xây dựng cốt truyện:
- Cho h/s đọc thầm và trả lời các câu hỏi.
- GV cùng lớp nhận xét.
- 1 h/s làm mẫu.
VD: Người mẹ ốm rất nặng, người con thương mẹ, chăm sóc mẹ tận tuỵ ngày đêm... 
- Lớp nhận xét.
- Yêu cầu h/s kể theo nhóm 2. 
- GV theo dõi hướng dẫn các nhóm còn lúng túng.
- Cho h/s thi kể trước lớp.
- HS thực hành kể trong nhóm.
- Lớp nhận xét bình chọn bạn kể hay.
- Cho h/s viết vào vở vắn tắt cốt truyện của mình. 
C. Củng cố dặn dò:
- Nêu cách xây dựng cốt truyện? 
- Nhận xét giờ học, dặn h/s về tập kể chuyện.
- HS làm bài vào vở.
______________________________________
Tiết 3: 	 Khoa học:
$ 8: TẠI SAO CẦN ĂN PHỐI HỢP ĐẠM ĐỘNG VẬT
 VÀ ĐẠM THỰC VẬT
I. Mục tiêu:
 Sau bài học h/s có thể:
- Biết được cần ăn phối hợp đạm động vật và đạm thực vật để cung cấp đầy đủ chất cho cơ thể.
- Nêu lợi ích của việc ăn cá (đạm của cá dễ tiêu hơn đạm của gia súc gia cầm)
II. Đồ dùng dạy học:
 GV: Hình 18, 19 SGK.
 HS : Đồ dùng học tập.
III. Các hoạt động dạy - học.
A. Bài cũ:
 - Tại sao cần ăn phối hợp nhiều loại thức ăn và thường xuyên thay đổi món?
 - Nêu nhóm thức ăn cần ăn đủ; ăn vừa phải; ăn có mức độ; ăn ít, ăn hạn chế?
B. Bài mới:
1. Hoạt động 1: Kể tên các món ăn chứa nhiều chất đạm.
 + Mục tiêu: Lập ra danh sách tên các món ăn chứa nhiều chất đạm.
 + Cách tiến hành:
- GV phổ biến luật chơi, cách chơi.
- GV tổ chức cho h/s chơi (5’)
- GV đánh giá.
- Chia thành 2 nhóm.
- HS thi xem tổ nào kể được nhiều món ăn chứa nhiều chất đạm.
- Lớp quan sát, theo dõi.
 2. Hoạt động2: Cần ăn phối hợp đạm động vật và đạm thực vật.
+ Mục tiêu:
 - Kể tên 1 số món ăn vừa cung cấp đạm động vật vừa cung cấp đạm thực vật.
 - Giải thích tại sao không nên chỉ ăn đạm động vật hoặc chỉ ăn đạm thực vật.
+ Cách tiến hành:
- Chỉ tên thức ăn chứa đạm động vật và đạm thực vật ?
- GV phát phiếu .
- Tại sao không nên chỉ ăn đạm động vật hoặc chỉ ăn đạm thực vật?
- Trong nhóm đạm động vật tại sao chúng ta nên ăn cá?
+ HS thảo luận
- HS nêu tên thức ăn vừa kể ở trò chơi.
- HS thảo luận nhóm 4.
- Vì mỗi loại đạm chứa những chất bổ dưỡng ở tỉ lệ khác nhau.
- Vì đạm cá vừa dễ tiêu hơn đạm thịt vừa giàu chất béo lại có tác dụng phòng chống bệnh tim mạch.
- GV cho các nhóm trình bày.
+ Kết luận: Vì sao phải ăn phối hợp đạm động vật và đạm thực vật?
+ HS nêu mục “Bạn cần biết”.
3. Hoạt động3: Hoạt động nối tiếp.
- Tại sao cần ăn phối hợp đạm động vật và đạm thực vật?
- Nhận xét giờ học, dặn h/s ôn bài, thực hiện tốt các bài học.
_____________________________________
Tiết 4: 	 Sinh hoạt:
 SƠ KẾT TUẦN 4
I. Mục tiêu:
- HS biết nhận ra những ưu điểm, tồn tại về mọi hoạt động trong tuần 4.
- Biết phát huy những ưu điểm và khắc phục những tồn tại còn mắc phải.
- Hoạt động tập thể.
II. Các hoạt động chính:
1. Sinh hoạt lớp:
- Các tổ trưởng nêu ý kiến nhận xét chung các hoạt động trong tổ.
- Lớp trưởng nhận xét chung tình hình học tập và các hoạt động của lớp. Nêu phương hướng phấn đấu của tuần học mới.
- HS trong lớp nêu ý kiến nhận xét bổ sung, nêu ý kiến các ưu và khuyết điểm còn tồn tại trong tuần 4, hứa hẹn phấn đấu.
+ GV nhận xét chung kết quả học tập của lớp trong tuần. Bổ sung cho phương hướng phấn đấu của lớp tuần 5. Tuyện dương hoặc phê bình rút kinh nghiệm.
 2. Hoạt động tập thể:
- HS tham gia múa hát tập thể- vui chơi các trò chơi dân gian.
- Tập nghi thức chuẩn bị cho khai giảng.
- GV theo dõi nhắc nhở các em tham gia nhiệt tình sôi nổi. 

Tài liệu đính kèm:

  • docTUAN 4 LOP 4(5).doc