Giáo án dạy học Lớp 4 - Tuần 32

Giáo án dạy học Lớp 4 - Tuần 32

Tiết 2:Toán Tiết 153

ÔN TẬP CÁC PHÉP TÍNH VỚI SỐ TỰ NHIÊN

(trang 162)

I.Mục tiêu

1. Kiến thức: Biết đặt tính và thực hiện cộng trừ với các số tự nhiên; vận dụng các tính chất của phép cộng để tính thuận tiện; giải được bài toán có liên quan.

2. Kĩ năng : Rèn kỹ năng đặt tính và giải toán.

3. Thái độ: GDHS yêu thích môn học.

II. Đồ dùng dạy học

III. Hoạt động dạy học

1. Ổn định tổ chức (1P): Hát

2. Kiểm tra bài cũ (3P):

 Chấm VBT của 2 HS, nhận xét và đánh giá

 

doc 30 trang Người đăng haiphuong68 Lượt xem 444Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án dạy học Lớp 4 - Tuần 32", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần 32
Thứ hai ngày 3 tháng 5 năm 2010
Tiết 1: Chào cờ
Tập trung toàn trường
Tiết 2:Toán Tiết 153
ôn tập các phép tính với số tự nhiên 
(trang 162)
I.Mục tiêu
1. Kiến thức: Biết đặt tính và thực hiện cộng trừ với các số tự nhiên; vận dụng các tính chất của phép cộng để tính thuận tiện; giải được bài toán có liên quan.
2. Kĩ năng : Rèn kỹ năng đặt tính và giải toán.
3. Thái độ: GDHS yêu thích môn học.
II. Đồ dùng dạy học 
III. Hoạt động dạy học
1. ổn định tổ chức (1P): Hát 
2. Kiểm tra bài cũ (3P): 
 Chấm VBT của 2 HS, nhận xét và đánh giá 
3. Bài mới
 Hoạt động của thầy và trò
TG
Nội dung
Hoạt động 1: Giới thiệu bài
Hoạt động 2: HD làm bài tập.
Bài 1(162) Đặt tính rồi tính
HS đọc yêu cầu bài 1
1 HS làm vào bảng con
GV và HS nhận xét.
Bài 2(162) Tìm x
HS xác định yêu cầu bài, làm bài vào vở
HS 2 em lên bảng chữa bài
GV chấm chữa bài.
Bài 3(162) 
HS nêu yêu cầu của bài, thảo luận theo cặp, nêu miệng
 HS nối tiếp trình bày
GV và HS nhận xét, kết luận
Bài 4(163) 
HS nêu yêu cầu
 HS làm bài vào vở 2 em lên trình bày
GV và cả lớp nhận xét, chốt lại.
Bài 5(163) 
HS nêu yêu cầu
 HS làm bài vào vở 1 em lên trình bày
GV và cả lớp nhận xét, chốt lại.
(1P)
(28P)
4p
Bài 1 
++ - - 
Bài 2 
a) + 126 = 480
 = 480 – 126 
 = 354 
b) - 209 = 435
 = 435 + 209
 = 644
Bài 3 
a + b = b + a; (a +b) + c = a +(b + c)
a + 0 = 0 + a = a
a - 0 = a
a - a = 0 
Bài 4 
a)	1268 + 99 + 501
= 1268 + (99 + 501)
= 1268 + 600
= 1868
b)	87 + 94 + 13 + 6
= (87 + 13) + (94 + 6)
= 100 + 100
 = 200
Bài 5 
Bài giải
Trường tiểu học Thắng Lợi quyên góp được số vở là:
1475 - 184 = 1291 (quyển)
Cả hai trường quyên góp được là:
1475 + 1291 = 2766 (quyển)
Đáp số: 2766 quyển.
 4 Củng cố: (1P)
- GV hệ thống kiến thức toàn bài, nhận xét giờ học. 
 5 Dặn dò : (1P):Về nhà làm bài VBT – chuẩn bị bài sau.
Tiết 3: Tập đọc: Tiết 63
vương quốc vắng nụ cười
 ( trang 132)
I. Mục tiêu: 
1. Kiến thức: Hiểu một số từ khó trong bài. Hiểu nội dung: Cuộc sống thiếu tiếng cười vô cùng tẻ nhạt và buồn chán.
2. Kĩ năng: Biết đọc diễn cảm một đoạn trong bài với giọng phù hợp với nội dung.
3. Thái độ: GD HS có ý thức yêu cuộc sống của mình. 
II. Đồ dùng dạy – học: 
 - GV: Tranh minh hoạ, bảng phụ ghi nội dung.
III. Các hoạt động dạy- học:
1. ổn định tổ chức: (1P) 
2. Kiểm tra bài cũ: (2P) 
 - 2HS: đọc bài “Con chuồn chuồn nước”, nêu nội dung(Ca ngợi vẻ đẹp sinh động của chú chuồn chuồn nước và cảnh đẹp của quê hương).
- GV nhận xét, cho điểm.
3. Bài mới:
 Hoạt động của thầy và trò
 TG
 Nội dung
Hoạt động1: Giới thiệu bài 
Hoạt động2: Luyện đọc
HS đọc cả bài
GV HD chia đoạn và HD cách đọc 
HS đọc nối tiếp đoạn.
GV HD đọc câu văn (bảng phụ)
HS luyện đọc theo nhóm 3
HS thi đọc giữa các nhóm 
1HS đọc chú giải
GV đọc mẫu toàm bài
Hoạt động3: Tìm hiểu bài
HS đọc bài và trả lời câu hỏi
CH: Tìm những chi tiết cho thấy cuộc sống ở vương quốc nọ rất buồn?
-Vì sao cuộc sống ở vương quốc ấy buồn chán như vậy?
GV chốt ý: 
- Nhà vua đã làm gì để thay đổi tình hình?
- Kết quả việc nhà vua làm ra sao?
GV chốt ý: 
- Điều gì bất ngờ xảy ra ở phần cuối đoạn này?
- Thái độ của nhà vua thế nào khi nghe tin đó?
GV chốt ý: 
- Bài văn nói lên điều gì?
GV chốt nội dung ( bảng phụ) 
Hoạt động4: Luyện đọc diễn cảm.
HS luyện đọc diễn cảm 1 đoạn(phân vai)
HS thi đọc diễn cảm (phân vai), bình chọn.
GV nhận xét và đánh giá.
(1P)
(11P)
5p
(11P)
(7P)
- Mặt trời không muốn dậy, chim không muốn hót, hoa chưa nở đã tàn ,...mái nhà.
- Vì cư dân ở đó không ai biết cười.
- Cử 1 viên đại thần đi du học nước ngoài chuyên về môn cười cợt.
ý 1: Cuộc sống ương quốc nọ vô cùng buồn chán vì thiếu tiếng cười.
- Sau 1 năm viên đại thần trở về xin chịu tội vì cố hết sức nhưng học không vào. Các quan nghe vậy ỉu xìu còn nhà vua thì thở dài.
ý 2: Nhà vua cử người đi du học bị thất bại.
- Bắt được một kẻ đang cười sằng sặc ngoài đường.
- Vua phấn khởi ra lệnh dẫn người đó vào.
ý 2: Hi vọng mới của triều đình.
*Nội dung: Cuộc sống thiếu tiếng cười vô cùng tẻ nhạt và buồn chán.
4. Củng cố: (1P)
 HS nhắc lại nội dung bài: Cuộc sống thiếu tiếng cười vô cùng tẻ nhạt và buồn chán.
 GV GD HS có ý thức yêu cuộc sống của mình. 
5. Dặn dò: (1P)
 -Về đọc bài. Chuẩn bị bài sau: “ Ngắm trăng không đề”.
Tiết 5: Kể chuyện: Tiết 32 
khát vọng sống
(trang 136)
I. Mục tiêu: 
1. Kiến thức: Dựa theo lời kể của GV và tranh minh hoạ sgk , kể lại được từng đoạn và kể nối tiếp toàn bộ câu chuyện Khát vọng sống rõ ràng, đủ ý(BT1).
2.Kỹ năng: Bước đầu biết kể nối tiếp được toàn bộ câu chuyện(BT1). Biết trao đổi với các bạn về ý nghĩa của câu chuyện (BT3).
3. Thái độ: Giáo dục HS nên sống lạc quan và yêu đời.
II. Đồ dùng dạy – học: 
 - GV: Bảng phụ 
III. Các hoạt động dạy- học:
1. ổn định tổ chức: (1P) .
2. Kiểm tra bài cũ: (3P) 
2HS kể lại về cuộc du lịch hoặc thám hiểm mà em đã tham gia.
GV nhận xét cho điểm
3. Bài mới:
 Hoạt động của thầy và trò
 TG
 Nội dung
Hoạt động1: Giới thiệu bài 
Hoạt động2: GV kể chuyện.
GV kể lần 1
 GV kể lần 2 kết hợp tranh minh họa SGK phóng to treo bảng.
 GV kể lần 3.
HS cả lớp nghe.
HS cả lớp nghe kết hợp đọc phần lời dưới mỗi bức tranh.
CH: Vì sao sao con gấu không xông vào người, lại bỏ đi?
- Câu chuyện này muốn nói với chúng ta điều gì?
Hoạt động3: Hướng dẫn HS kể chuyện, trao đổi về ý nghĩa câu chuyện:
a. Kể chuyện theo nhóm 3:
b. Thi kể chuyện trước lớp:
Các nhóm cử đại diện lên thi kể, mỗi em kể xong trao đổi với bạn về ý nghĩa câu chuyện..
GV cùng HS nhận xét. 
Bình chọn HS có câu chuyện hay nhất.
 (1P)
(11P)
(16P)
7p
- Tranh1: Giôn bị bỏ rơi giữa lúc bị thương.
- Tranh 2: Suốt một tuần anh chỉ ăn cỏ dại và vài con cá nhỏ 
- Tranh 3: Một lần anh bị gấu tấn công.
- Tranh 4: Một con sói cũng đói như anh theo sát anh từng bước.
- Tranh 5: Cuối cùng sói cũng phải quy hàng.
-Tranh 6: Khát vọng sống của Giôn đã chiến thắng cái chết.
- Vì nó nhận ra sự cố gắng phi thường của Giôn đã làm cho nó sợ hãi và bỏ đi.
- Con người với khát vọng sống mãnh liệt đã vượt qua đói, khát, thú giữ chiến thắng cái chết. 
4. Củng cố: (2P) 
GV hệ thống toàn bài và nhận xét giờ học
5. Dặn dò: (1P)
- Về tập kể lại câu chuyện.
Chuẩn bị bài sau. “ Kể chuyện đã nghe đã đọc’’
* Tự rút kinh nghiệm sau ngày dạy:
Thứ ba ngày 4 tháng 5 năm 2010
Tiết 1:Tập đọc: Tiết 64
Ngắm trăng không đề
 ( trang 137)
I. Mục tiêu: 
1. Kiến thức: Hiểu một số từ khó trong bài. Hiểu nội dung(hai bài thơ ngắn): Tinh thần lạc quan, yêu đời, yêu cuộc sống, không nản chí trước khó khăn trong cuộc sống của Bác hồ.
2. Kĩ năng: Biết đọc diễn cảm bài thơ ngắn với giọng phù hợp với nội dung. 3. Học thuộc lòng bài thơ.
3. Thái độ: GD HS nên học tập lối sống giản dị và lạc quanyeeu đời của Bác. 
II. Đồ dùng dạy – học: 
 - GV: Tranh minh hoạ, bảng phụ ghi nội dung.
III. Các hoạt động dạy- học:
1. ổn định tổ chức: (1P) 
2. Kiểm tra bài cũ: (2P) 
 - 2HS: đọc bài “Vương quốc vắng nụ cười”, nêu nội dung(Cuộc sống thiếu tiếng cười vô cùng tẻ nhạt và buồn chán).
- GV nhận xét, cho điểm.
3. Bài mới
 Hoạt động của thầy và trò
 TG
 Nội dung
Hoạt động1: Giới thiệu bài 
Hoạt động2: Luyện đọc
*Bài 1: Ngắm trăng
HS đọc cả bài
GV HD đọc diễn cảm toàn bài (bảng phụ)
HS nối tiếp đọc cả bài thơ.
 HS luyện đọc theo nhóm 3
HS thi đọc giữa các nhóm 
1HS đọc chú giải
GV đọc mẫu toàm bài
Hoạt động3: Tìm hiểu bài
HS đọc bài và trả lời câu hỏi
CH: Bác Hồ ngắm trăng trong hoàn cảnh nào?
- Hình ảnh nào cho thấy tình cảm gắn bó giữa Bác Hồ với trăng?
- Bài thơ nói lên điều gì về Bác Hồ?
GV chốt lại
Hoạt động4: Luyện đọc diễn cảm.
HS luyện đọc diễn toàn bài thơ
HS thi đọc diễn cảm 
GV nhận xét và đánh giá.
*Bài 2: Không đề
Hoạt động1: Luyện đọc
HS đọc cả bài
GV HD đọc diễn cảm toàn bài (bảng phụ)
HS nối tiếp đọc cả bài thơ.
 HS luyện đọc theo nhóm 4
HS thi đọc giữa các nhóm 
1HS đọc chú giải
GV đọc mẫu toàn bài
Hoạt động3: Tìm hiểu bài
HS đọc bài và trả lời câu hỏi
CH: Bác sáng tác bài thơ trong hoàn cảnh nào? Những từ ngữ nào cho biết điều đó?
-Tìm những hình ảnh nói lên lòng yêu đời và phong thái ung dung của Bác?
GV chốt lại nội dung của hai bài thơ
Hoạt động4: Luyện đọc diễn cảm.
HS luyện đọc diễn toàn bài thơ
HS thi đọc diễn cảm 
GV nhận xét và đánh giá.
(1P)
(6P)
5p
(5P)
(4P)
(5P)
3p
(5P)
(4P)
- Bác ngắm trăng qua cửa sổ phòng giam trong nhà tù.
- Hình ảnh: 	Người ngắm ...
	ngắm nhà thơ.
- Em thấy Bác yêu thiên nhiên, yêu cuộc sống, lạc quan trong cả những hoàn cảnh rất khó khăn.
- Bài thơ nói lên t/ c của Bác trong hoàn cảnh rất đặc biệt. Bị giam cầm tù mà Bác vẫn say mê ngắm trăng,..
- Bác sáng tác bài này ở chiến khu Việt Bắc trong kháng chiến chống Pháp rất gian khổ. Những từ cho biết điều đó là: đường non, rừng sâu quân đến, tung bay chim ngàn.
- Hình ảnh khách đến thăm Bác trong cảnh đường non đầy hoa; quân đến rừng sâu, chim rừng tung bay. Bàn xong việc quân, việc nước, Bác xách bương, dắt trẻ ra vườn tưới rau.
* Nội dung bài : Hai bài thơ nói lên tinh thần lạc quan, yêu đời, yêu cuộc sống, không nản chí trước khó khăn trong cuộc sống của Bác Hồ.
4. Củng cố: (1P)
 HS nhắc lại nội dung bài: Cuộc sống thiếu tiếng cười vô cùng tẻ nhạt và buồn chán.
 GV GD HS có ý thức yêu cuộc sống của mình. 
5. Dặn dò: (1P)
 -Về đọc bài. Chuẩn bị bài sau: “ Ngắm trăng không đề”.
Tiết2:Toán: Tiết 154 
ôn tập về các phép tính với số tự nhiên ( tiếp)
(trang 163)
I.Mục tiêu: 
1. Kiến thức: Biết đặt tính và thực hiện nhân các số tự nhiên với các số có không quá ba chữ số; biết đặt tính và thực hiện chia số có nhiều chữ số cho số không quá hai chữ số ; biết so sánh số tự nhiên.
2. Kĩ năng : Rèn kỹ năng đặt tính nhân và chia .
3. Thái độ : Giáo dục HS yêu thích môn học.
II. Đồ dùng dạy – học: 
 - GV: bảng phụ , bảng nhóm
III. Các hoạt động dạy- học:
 1. ổn định tổ chức: (1P) 
2. Kiểm tra bài cũ : (2P) 
 - Kiểm tra vở bài tập của HS.
 3. Bài mới:
 Hoạt động của thầy và trò
 TG
 Nội dung
Hoạt động1: Giới thiệu bài 
Hoạt động2: HD làm bài tập
Bài 1(163)Đặt tính rồi tính
HS làm trên bảng con
 GV cùng quan sát sửa sai.
Bài 2(163): Tìm x
 HS đọc yêu cầu bài 2
 GV hướng dẫn làm bài
 2HS làm bài trên bảng , lớp làm vào vở.
GV kiểm tra, chấm bài
Bài 3 (163): Viết chữ hoặc số...
 HS đọc bài 3, tự làm bài và nêu miệng
GVvà HS nhận xét
 ... 
 HS làm bài vào bảng phụ trên bảng.
GV chấm chữa bài.
Bài 2(166)Viết tiếp phân số ...
 HS nêu yêu cầu bài 2
GV phát bảng nhóm cho HS làm theo nhóm 4
 HS đại diện các nhóm trưng bảng
GV và HS nhận xét, chữa bài.
Bài 3 (166) Rút gọn các phân số
 HS nêu yêu cầu bài 
HS làm bài vào vở,3 HS lên bảng làm bài.
 GV và HS nhận xét
Bài 4 (166)Quy đồng mẫu số các phân số
HS nêu yêu cầu bài làm bài vào vở
3HS lên bảng, cả lớp nhận xét .
GV chốt lại kq đúng
Bài 5: (166) Sắp xếp các phân số
HS nêu yêu cầu bài
GV gợi ý cho HS so sánh 
HS nêu các cách so sánh, làm vào nháp, ghi KQ vào bảng con giơ bảng
GV nhận xét chữa bài
(1P)
(28P)
6p
Bài 1 
Khoanh vào B. là phân số chỉ phần đã tô màu của Hình 3
Bài 2
Phân số thích hợp cần điền là 
Bài 3 
	;
	; 
Bài 4 
a) và Ta có phân số mới là
b)giữ nguyên phân số,=
c) ; ; => MSC 30
Ta có:	
Bài 5: 
; ; ; 
-so sánh các phân số có cùng mẫu số ( và ), có cùng tử số ( và ) để rút ra kết quả:
 > 	; 	> 
Vậy các phân số được sắp xếp từ bé đến lớn là: ; ; ; . 
4. Củng cố: (2P)
GV nhận xét giờ học .Giáo dục HS yêu thích môn học.
5. Dặn dò: (1P)
-Về học bài. Chuẩn bị bài sau: “ Ôn tập các phép tính với phân số ”
Tiết 2 : Khoa học: Tiết 59 
Trao đổi chất ở thực vật
(trang 122 )
1. Kiến thức: HS trình bày được sự trao đổi chất của thực vật đối với môi trường. 
2. Kĩ năng: Thể hiện sự trao đổi chất giữa thực vật đối với môi trường bằng sơ đồ.
3. Thái độ: GDHS có ý tìm hiểu và khám phá. 
II. Đồ dùng dạy – học: 
 - GV bảng nhóm.
III. Các hoạt động dạy- học:
1. ổn định tổ chức: (1P)
2. Kiểm tra bài cũ: (2P)
HS nêu ghi nhớ của bài trước: Thực vật cần không khí để quang hợp và hô hấp. Nếu thiếu ô-xi thực vật sẽ chết. Các- bô- níc trong không khí ...cây trồng sẽ chết. 
GV nhận xét đánh giá
3. Bài mới:
 Hoạt động của thầy và trò
 TG
 Nội dung
Hoạt động1: Giới thiệu bài 
Hoạt động2: Phát hiện những biểu hiện bên ngoài của trao đổi chất ở thực vật:
- GV nêu câu hỏi để HS trả lời:
HS quan sát H1 trang 122 SGK để trả lời câu hỏi.
CH: Kể tên những gì được vẽ trong hình? Kể tên những yếu tố cây thường xuyên phải lấy từ môi trường và thải ra môi trường trong quá trình sống?
- Quá trình trên được gọi là gì?
GV kết luận.
Hoạt động 2: Thực hành vẽ sơ đồ trao đổi khí và trao đổi thức ăn đổi chất) ở thực vật
GV chia nhóm, phát giấy bút vẽ cho các nhóm.
HS làm việc theo nhóm 4 .
HS cùng tham gia vẽ sơ đồ trao đổi khí và trao đổi thức ăn ở thực vật.
Nhóm trưởng điều khiển các bạn lần lượt giải thích sơ đồ trong nhóm.
+ Bước 3: Các nhóm treo sản phẩm và cử đại diện trình bày trước lớp.
 GV nhận xét và rút ra ghi nhớ: 
2-3 em đọc lại kết luận
(1P)
(16P)
(12P)
- Lấy từ môi trường các chất khoáng, khí các - bô - níc, nước, ôxi và thải ra hơi nước, khí các - bô - níc, chất khoáng khác.
- Quá trình đó được gọi là quá trình trao đổi chất giữa thực vật và môi trường.
Hấp thụ
Thải ra
Khí các- bô- níc
Khí ô-xi
Nước
Thực vật
Hơi nước
Các chất khoáng
Các chất khoángkhác
* Ghi nhớ: Cũng như con và động vật, thực vật cần ô- xi để hô hấp và duy trì sự sống của mình. Thực vật dùng năng lượng ánh sáng mặt trời để tổng hợp các chất hữu cơ,...được dùng để nuôi cây. 
4. Củng cố: (2P)
 HS nhắc lại nội dung : Cũng như con và động vật, thực vật cần ô- xi để hô hấp và duy trì sự sống của mình.,...được dùng để nuôi cây. 
 GV Nhận xét giờ học, GDHS có ýthức châm sóc cây thích tìm hiểu và khám phá. 
5. Dặn dò: (1P)
 - Về học bài. Chuẩn bị bài sau: “ Động vật cần gì để sống’’
Tiết 3:Tập làm văn Tiết 58
Luyện tập xây dựng mở bài, kết bài trong bài văn miêu tả con vật
(trang 141)
I. Mục tiêu
1. Kiến thức: Nắm vững kiến thức cơ bản về đoạn mở bài, kết bài trong bài văn miêu tả con vật.
2. Kĩ năng: Biết vận dụng thực hành viết mở bài, kết bài cho phần thân vài để hoàn chỉnh bài văn miêu tả con vật.
3. Thái độ: GDHS có ý thức chăm sóc vật nuôi , biết dùng từ đặt thành câu văn hay.
II. Đồ dùng dạy học
 - GV: Bảng phụ viết nội dung bài 1, giấy khổ to
 - HS : VBT
III. Hoạt động dạy học
1. ổn định tổ chức (1P): 
2. Kiểm tra bài cũ (2P):
 - 2HS nêu bài văn giờ trước .
 GV nhận xét cho điểm
Hoạt động của thầy và trò
TG
 Nội dung
Hoạt động 1: Giới thiệu bài.
Hoạt động 2: Hướng dẫn làm bài tập
 Bài 1: 
HS một em đọc nội dung bài, đọc thầm bài văn “Chim công múa”, làm bài cá nhân vào vở bài tập.
Từng HS phát biểu ý kiến.
GV kết luận câu trả lời đúng(bảng phụ)
Bài 2: 
HS đọc yêu cầu và viết đoạn mở bài vào vở bài tập.
Nối nhau đọc mở bài vừa viết.
GV cùng cả lớp nhận xét, cho điểm những em viết tốt.
Bài 3: 
HS đọc yêu cầu của bài, viết đoạn kết bài vào vở.
 2 em làm vào giấy, trưng bảng lớp.
nối tiếp đọc kết bài của mình.
GV cùng cả lớp nhận xét, cho điểm những bài viết hay.
2 - 3 HS đọc cả bài văn đã hoàn chỉnh cả 3 phần: mở bài - thân bài - kết bài.
 GV chấm điểm bài viết hay.
(1P)
(28P)
ý a, b: 
+ Đoạn mở bài (2 câu đầu)
đ Mở bài gián tiếp.
+ Đoạn kết bài (2 câu cuối) đ Kết bài mở rộng.
ý c: 
+ Mùa xuân là mùa công múa
đ Mở bài trực tiếp.
+ Chiếc ô màu sắc đẹp đến kỳ ảo xập xòe uốn lượn ánh nắng xuân ấm áp đ Kết bài không mở rộng.
4. Củng cố: (2P)
1 HS đọc bài viết hay, cả lớp theo dõi .
 GV GDHS có ý thức chăm sóc cây cối , biết dùng từ đặt thành câu văn hay.
5. Dặn dò: (1P)
- Về nhà làm hoàn thành VBT, chuẩn bị bài sau “ Miêu tả con vật’’ 
Tiết 4: Sinh hoạt
Nhận xét trong tuần
Nhận xét chung các mặt:
1. Đạo đức: 
- Nhìn chung các em đều ngoan, lễ phép với thầy cô, đoàn kết với bạn bè, không có hiện tượng vi phạm.
2. Học tập:
Đa số HS có ý thức học bài và làm bài ở nhà
Giờ học hăng hái phát biểu ý kiến xây dựng bài 
Tồn tại: Một số em còn chưa chịu khó học bài : ( chủ yếu ở những em Mạnh và Thuận, Trang) 
3.Các hoạt động khác :Tham gia tích cực nhiệt tình .Vệ sinh sạch sẽ, lao động hoàn thành theo phân công của nhà trường. 
II. Phương hướng tuần tới 
Phát huy các ưu điểm đã đạt được, khắc phục nhược điểm đưa lớp tiến bộ
Duy trì tốt các nề nếp , hoàn thành các khoản đóng góp 
Ôn tập tốt để chuẩn bị kiểm tra chuẩn KT- KN.
*Tự rút kinh nghiệm sau ngày dạy:
...........................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................
...............................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................
.............................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................
Tiết 5 :Đạo đức: Tiết 32 
 dành cho địa phương
I.Mục tiêu: 
1. Kiến thức: - Biết đồng tình, ủng hộ với những việc làm thể hiện sự giữ gìn môi trường xung quanh.
2.Kĩ năng: - Rèn ý thức giữ môi trường thêm sạch đẹp, biết phê phán những hành vi gây ô nhiễm môi trường xung quanh nơi mình ở.
3.Thái độ: HS biết giữ gìn môi trường xung quanh ở địa phương nơi mình đang sống.
II. Đồ dùng dạy – học: 
 HS : Dụng cụ vệ sinh 
III. Các hoạt động dạy- học:
1. ổn định tổ chức: (1P) 
2. Kiểm tra bài cũ: (2P) .
 2 HS nêu ghi nhớ của bài Bảo vệ môi trường
GV nhận xét đánh giá
 Hoạt động của thầy và trò
 TG
 Nội dung
Hoạt động1: Giới thiệu bài 
Hoạt động2: Làm việc cả lớp.
 GV yêu cầu HS nêu những việc làm ô nhiễm môi trường ở nơi mình đang sống.
HS nối tiếp phát biểu
CH: Làm thế nào để khắc phục tình trạng ô nhiễm ở địa phương nơi em đang sống?
GV kết luận bổ sung
Hoạt động3: Thực hành vệ sinh môi trường
GV chia thành các nhóm.
HS mỗi nhóm nhận một công việc và thực hiện làm vệ sinh khu vực khuôn viên của nhà trường 
Từng nhóm làm việc và báo cáo kết quả. 
GV kiểm tra và đánh giá kết quả làm việc của từng nhóm và động viên khích lệ nhóm làm tốt
 (1P)
(10P)
5p
(18P)
- Vứt rác bừa bãi 
- Vứt xác động vật chết ra đường làng ngõ xóm
- Nước đọng ở các chuồng chăn nuôi chảy ra ngõ xóm dọng ứ lâu ngày không có chỗ thoát...
- Vứt, đổ rác đúng nơi quy định.
- Không vứt xác động vật chết ra đường.
- Cần phải có chuồng trại chăn nuôi hợp lý, có cống rãnh thoát nước thải ở các chuồng chăn nuôi cũng như nước sinh hoạt hàng ngày.
- Thường xuyên vệ sinh nhà cửa, đường làng, xóm ngõ nơi mình đang sống.
- Đề cao ý thức giữ môi trường sạch đẹp.
Nhóm 1: vệ sinh khu vực sân trường
Nhóm 2: phát quang khu vực sau nhà thư viện và nhà để xe
Nhóm 3: khơi thông cống rãnh thoát nước
Nhóm 4: gom rác xà xử lí rác xung quanh trường
4. Củng cố: (2P)
 GV nhắc HS thực hiện bài học, GD HS nghiêm chỉnh chấp hành Bảo vệ môi trường xung quanh
5. Dặn dò: (1P)
Thực hiện giữ vệ sinh môi trường nơi em ở
............................................................................................................................

Tài liệu đính kèm:

  • docgiao an lop 4 tuan 32(8).doc