Từ là đơn vị trung tâm, đơn vị cơ bản của Tiếng Việt. Từ có vai trò vô cùng quan trọng trong hệ thống Tiếng Việt. Các nhà phương pháp dạy hoc Tiếng Việt đã khẳng định “Vai trò của từ trong hệ thống ngôn ngữ quy định tầm quan trọng của việc dạy từ ngữ ở tiểu học. Không có vốn từ đầy đủ thì học sinh không thể nắm ngôn ngữ như một phương tiện giao tiếp. Việc dạy từ ở tiểu học sẽ tạo cho học sinh năng lực từ ngữ để học tập và phát triển toàn diện”.
Trong quá trình dạy học từ ngữ cho học sinh ở Trường Tiểu học Thèn Sin tôi thấy vốn từ của các em là một trong những điều kiện quan trọng và cần thiết cho chất lượng của việc học tập Tiếng Việt, cũng như các bộ môn học khác. Vốn từ của các em càng giàu bao nhiêu thì năng lực lựa chọn từ càng chính xác. Số lượng từ, tính đa dạng, năng động của từ được xem là điều kiện hàng đầu để phát triển ngôn ngữ.
Đối tượng học sinh ở trường Tiểu học Thèn Sin có những đặc điểm riêng. Những học sinh là người Kinh chiếm số lượng hạn chế và thường chỉ tập trung ở trung tâm xã. Phần đa còn lại là học sinh dân tộc thiểu số. Môi trường sinh sống của các em là những vùng núi cao,vùng sâu xa. Vì thế trình độ văn hoá và khả năng Tiếng Việt của các em vô cùng nghèo nàn, thậm chí còn yếu kém. Để giúp các em học sinh nơi đây có thể sử dụng Tiếng Việt làm công cụ để học tập và giao tiếp thì nhất thiết chúng ta phải tăng cường các hoạt động dạy Tiếng Việt cho các em, đặc biệt dạy học về từ ngữ theo chủ đề cho học sinh lớp 3.
Từ nhận thức về tầm quan trọng của việc tổ chức Dạy học về từ ngữ theo chủ đề cho học sinh lớp 3 cho học sinh ở tiểu học và cũng để giúp giáo viên, học sinh tiểu học thực hiên tốt nội dung chương trình Tiếng Việt mới tôi đã lựa chọn sáng kiến : “Dạy học về từ ngữ theo chủ đề cho học sinh lớp 3 trong phân môn Luyện từ và câu” để nghiên cứu. Với hy vọng, sáng kiến được hoàn thành sẽ là những đóng góp thiết thực, đem lại hiệu quả cao trong dạy học Tiếng Việt.
A. PHẦN MỞ ĐẦU I. Lý do chọn sáng kiến Từ là đơn vị trung tâm, đơn vị cơ bản của Tiếng Việt. Từ có vai trò vô cùng quan trọng trong hệ thống Tiếng Việt. Các nhà phương pháp dạy hoc Tiếng Việt đã khẳng định “Vai trò của từ trong hệ thống ngôn ngữ quy định tầm quan trọng của việc dạy từ ngữ ở tiểu học. Không có vốn từ đầy đủ thì học sinh không thể nắm ngôn ngữ như một phương tiện giao tiếp. Việc dạy từ ở tiểu học sẽ tạo cho học sinh năng lực từ ngữ để học tập và phát triển toàn diện”. Trong quá trình dạy học từ ngữ cho học sinh ở Trường Tiểu học Thèn Sin tôi thấy vốn từ của các em là một trong những điều kiện quan trọng và cần thiết cho chất lượng của việc học tập Tiếng Việt, cũng như các bộ môn học khác. Vốn từ của các em càng giàu bao nhiêu thì năng lực lựa chọn từ càng chính xác. Số lượng từ, tính đa dạng, năng động của từ được xem là điều kiện hàng đầu để phát triển ngôn ngữ. Đối tượng học sinh ở trường Tiểu học Thèn Sin có những đặc điểm riêng. Những học sinh là người Kinh chiếm số lượng hạn chế và thường chỉ tập trung ở trung tâm xã. Phần đa còn lại là học sinh dân tộc thiểu số. Môi trường sinh sống của các em là những vùng núi cao,vùng sâu xa. Vì thế trình độ văn hoá và khả năng Tiếng Việt của các em vô cùng nghèo nàn, thậm chí còn yếu kém. Để giúp các em học sinh nơi đây có thể sử dụng Tiếng Việt làm công cụ để học tập và giao tiếp thì nhất thiết chúng ta phải tăng cường các hoạt động dạy Tiếng Việt cho các em, đặc biệt dạy học về từ ngữ theo chủ đề cho học sinh lớp 3. Từ nhận thức về tầm quan trọng của việc tổ chức Dạy học về từ ngữ theo chủ đề cho học sinh lớp 3 cho học sinh ở tiểu học và cũng để giúp giáo viên, học sinh tiểu học thực hiên tốt nội dung chương trình Tiếng Việt mới tôi đã lựa chọn sáng kiến : “Dạy học về từ ngữ theo chủ đề cho học sinh lớp 3 trong phân môn Luyện từ và câu” để nghiên cứu. Với hy vọng, sáng kiến được hoàn thành sẽ là những đóng góp thiết thực, đem lại hiệu quả cao trong dạy học Tiếng Việt. II. Phạm vi, đối tượng nghiên cứu 1. Phạm vi Nghiên cứu: 17 học sinh lớp 3 Trường Tiểu học Thèn Sin. 2. Đối tượng nghiên cứu. Dạy học về từ ngữ theo chủ đề cho học sinh lớp 3 trong phân môn Luyện từ và câu Trường tiểu học Thèn Sin. III. Mục đích nghiên cứu Việc dạy học phân môn Luyện từ và câu nói chung, dạy học từ ngữ nói riêng trong các trường tiểu học hiện nay đã và đang còn nhiều bất cập. Sáng kiến nghiên cứu, đề xuất một số phương án để nâng cao hiệu quả của việc dạy học : Dạy học về từ ngữ theo chủ đề cho học sinh lớp 3 trong phân môn Luyện từ và câu ở Trường Tiểu học Thèn Sin, theo hướng tích cực, tích hợp và hướng vào giao tiếp. Tăng cường vốn từ cho học sinh dân tộc thiểu số để các em có khả năng tiếp thu bài và giao tiếp tốt nhất. IV. Điểm mới trong kết quả nghiên cứu Học sinh giải được nghĩa của từ, hiểu được từ ngữ và vận dụng vốn từ để nói viết thành câu hoàn chỉnh. Nghiên cứu những cơ sở lý luận và cơ sở thực tiễn của việc tổ chức thực hành dạy từ ngữ cho học sinh ở tiểu học Trên cơ sở nghiên cứu đó, đề xuất một số giải pháp giúp cho việc Dạy học về từ ngữ theo chủ đề cho học sinh lớp 3 trong phân môn Luyện từ và câu ở Trường Tiểu học Thèn Sin huyện Tam Đường đạt hiệu quả cao. Rút kinh nghiệm từ việc dạy thực nghiệm để bổ sung hoàn thiện những đề xuất nhằm nâng cao chất lượng Dạy học về từ ngữ theo chủ đề cho học sinh lớp 3 trong phân môn Luyện từ và câu ở Trường Tiểu học Thèn Sin. B. PHẦN NỘI DUNG I. Cơ sở lý luận 1. Khái niệm về từ tiếng việt Khái niệm về từ Tiếng Việt là một khái niệm quan trọng trong ngôn ngữ học, cho đến nay, đã có rất nhiều khái niệm về từ. Trong sáng kiến này, tôi lấy định nghĩa về từ tiếng việt của Đỗ Hữu Châu làm cơ sở lý thuyết, để triển khai các vấn đề từ trong sáng kiến của mình. Đỗ Hữu Châu cho rằng. “Từ của Tiếng Việt là một hoặc một số âm tiết cố định, bất biến, mang nhưng đặc điểm ngữ pháp nhất định, nằm trong những kiểu cấu tạo nhất định, tất cả ứng với một kiểu ý nghĩa nhất định lớn nhất trong Tiếng Việt và nhỏ nhất để tạo câu”. 2. Chương trình, sách giáo khoa phân môn luyện từ và câu ở tiểu học a. Chương trình - Lớp 3 đã bắt đầu có bài Luyện từ và câu, ở mỗi lớp có 33 bài, trong đó 25 bài có tên gọi “từ ngữ theo chủ đề” và 8 bài ôn tập. Nội dung của những bài Luyện từ và câu ở lớp 3 đều nhằm ôn tập củng cố các từ đã học trong tuần, giúp học sinh hệ thống hoá và rèn kĩ năng sử dụng từ bằng các bài tập. b. Sách giáo khoa - Trong sách giáo khoa lớp 2 đến lớp 5 các bài Luyên từ và câu được viết xen lẫn vơi các môn theo trình tự thời gian từng tuần học. Các bài từ ngữ thường đựơc đưa ra sau các bài tập đọc, chính tả trước các bài tập làm văn. - Các bài theo chủ đề từ lớp 2 đến lớp 5 đều được trình bày dưới dạng các bài tập nhằm cung cấp các từ, giúp học sinh hệ thống hoá, dạy giải nghĩa từ, tích cực hoá vốn từ. - Ngoài sách giáo khoa Tiếng Việt, Mở rộng vốn từ còn có trong vở bài tập Tiếng Việt, vở này được dùng kèm theo sách giáo khoa và được xem như mục điều chỉnh phương pháp dạy học Tiếng Việt để nâng cao hiệu quả giờ dạy. c. Nội dung dạy học từ ngữ theo chủ đề ở lớp 3 Nội dung và yêu cầu của môn Tiếng Việt nói chung của chương trình đổi mới các nhà phương pháp đã xác định những nội dung và yêu cầu cụ thể choviệc dạy từ ngữ theo chủ đề ở tiểu học như sau: - Nội dung: Cung cấp những vốn từ thông dụng về thế giới xung quanh, những công việc của học sinh ở trường, ở nhà, tình cảm gia đình và vẻ đẹp thiên nhiên, đất nước, con người, môi trường Những từ ngữ này thường gắn liền với việc giáo dục học sinh tình yêu gia đình, nhà trường, yêu tổ quốc, yêu nhân dân, yêu lao động Giúp học sinh làm giàu nhận thức mở rộng tầm mắt để cảm nhận vẻ đẹp của quê hương, đất nước, con người Việt Nam. II. Thực trạng của vấn đề a) Đối với việc dạy học Dạy học về từ ngữ theo chủ đề cho học sinh lớp 3 của giáo viên - Đại đa phần giáo viên đều ý thức được việc dạy học về từ ngữ không đơn thuần là truyền thụ tri thức. - Trong các giờ dạy, giáo viên đã biết hướng dẫn các em vận dụng lý thuyết về từ và làm các bài tập và hoạt động giao tiếp, giáo viên đều nhận thấy ý nghĩa, tác dụng to lớn, quan trọng của việc dạy Dạy học về từ ngữ theo chủ đề cho những học sinh này, bởi nếu không được chuẩn bị được tích luỹ và rèn luyện kĩ năng sử dụng từ tốt các em sẽ không thể học tập và giao tiếp tốt được ở môi trường học tập mới (lớp 4, 5). - Bên cạnh những ưu điểm đã nêu trên, giáo viên tiểu học khi dạy học về từ ngữ theo chủ đề cho học sinh lớp 3 còn bộc lộ một số tồn tại đáng tiếc: + Về phương pháp: Một số giáo viên chưa biết áp dụng một cách hiệu quả các phương pháp dạy học tích cực. Trong quá trình dạy học, họ chỉ chú ý đến việc cung cấp tri thức cho học sinh chứ chưa thực sự chú ý đến phương pháp. Họ thường chỉ thể hiện bố cục của bài dạy theo sách giáo khoa và sách giáo viên mà ít có sáng tạo, khi thực hiện các bài dạy giáo viên thường dành chủ yếu thời gian cho phần lý thuyết còn phần luyện tập thường được xem là phần phụ mà chưa quan tâm thoả đáng. Yêu cầu học tập của họ đối với học sinh cũng rất dập khuôn máy móc họ thường chỉ chấp nhận và yêu cầu học sinh nói và viết theo sách theo bài giảng của giáo viên mà chưa có sự khuyến khích, động viên những kiến giải mới của học sinh. Vì thế họ chưa phát huy được tính tích cực, chủ động, sáng tạo của các em trong giờ học. c. Đối với học sinh Qua tìm hiểu Tôi thấy học sinh tiểu học ở Thèn Sin có về từ nhưng khi làm bài tập thì rất yếu. Bởi những kiến thức về từ mà các em có được là chỉ do học thuộc chứ các em chưa hiểu về nó, chưa được vận dụng nó nhiều lần trong các hoạt động học tập và tư duy. Học sinh ở trường Tiểu học Thèn Sin nói chung vẫn còn rụt rè nhút nhát, nhất là những học sinh dân tộc. Khi giao tiếp các em thường ngại ngần, thiếu tự tin, nên phong cách giao tiếp cũng như vốn từ Tiếng Việt của các em còn hạn chế, nghèo từ dùng từ chưa chuẩn xác. Qua đó tôi tiến hành ra một đề và cho hs làm kết quả như sau: TSHS Điểm 17 9-10 % 7-8 % 5-6 % 3-4 % 1-2 % 0 0 2 11,8 6 35,1 7 41,2 2 11,8 III. Các biện pháp đã tiến hành để giải quyết vấn đề 1. Phương pháp trực quan Thành phần học sinh tiểu học ở xã Thèn Sin chủ yếu là học sinh dân tộc, khi dạy Tiếng Việt cho các em là chung ta đang dạy ngôn ngữ thứ hai cho các em (chứ không phải là dạy tiếng mẹ đẻ như đối với các học sinh người kinh).Vì thế bên cạnh những phương pháp dạy học Tiếng Việt cho học sinh bình thường (học sinh người Việt), giáo viên cần áp dụng thêm những phương pháp dạy học Tiếng Việt cho học sinh dân tộc, đặc biệt khi dạy tổ chức Dạy học về từ ngữ theo chủ đề cho học sinh lớp 3. Chẳng hạn, trong khi giải nghĩa từ, khi cho học sinh làm các bài tập mở rộng vốn từ, Tôi lựa chọn những biện pháp phù hợp: phương pháp giải nghĩa bằng trực quan: sử dụng trong ảnh, vật thật, mô hình, biểu bảng ( Ở các bài mở rộng vốn từ về thiếu nhi, gia đình, cộng đồng, thành thị, nông thôn) hoặc giải nghĩa trong ngữ cảnh cụ thể : Đưa từ vào trong các nhóm từ, các câu, các đoạn văn để giải nghĩa (Với các dạng bài từ chỉ hoạt động, trạng thái, đặc điểm); Ngoài ra, tôi sử dụng ngay tiếng mẹ đẻ của các em để giải nghĩa từ cho các em. (Ví dụ : từ thiếu nhi trong tiếng thái gọi là : đính nọi; trong tiếng HMông từ bể bơi gọi là bằng khang,). 2. Tạo tình huống giao tiếp Chương trình Tiếng Việt tiểu học hiện nay đã được soạn thảo theo quan điểm giao tiếp, hướng vào hoạt động giao tiếp, chương trình nhằm mục đích. Học sinh có thể sử dụng tốt Tiếng Việt trong giao tiếp, trong tư duy. Để có thể đạt được mục tiêu đó, ngoài việc tuân thủ các phương pháp, biện pháp dạy học hướng vào giao tiếp, tôi luôn tạo ra các hoàn cảnh, hứng thú giao tiếp cho các em, tăng cường mở rộng vốn từ Tiếng Việt qua các môn học khác, qua các hoạt động ngoại khoá trong và ngoài nhà trường (thi đọc thơ, sổ tay từ ngữ, làm báo tường, thăm quan dã ngoại). Để tăng cường Tiếng việt cho học sinh và khả năng giao tiếp bằng tiếng Việt cho học sinh tôi đã yêu cầu phụ huynh học sinh giao tiếp với học sinh bằng tiếng Việt ngay ở trong gia đình và cộng đồng nơi học sinh đang ở. 3. Áp dụng phương pháp dạy học tích cực Từ trước tới nay, đại đa số giáo viên Tiểu học thường quen với kiểu dạy học truyền thống : thầy giảng- trò nghe và học thuộc lòng những điều thầy nói. Cách học này vô hình chung đã biến các em thành những con vẹt, không ph ... quy mô. Sử dụng phương pháp trong tổ chức Dạy học về từ ngữ theo chủ đề cho học sinh lớp 3 ta có thể phát huy một cách có hiệu quả năng lực của học sinh, đồng thời kích thích khả năng, tư duy sáng tạo của học sinh. d. Phương pháp đặt và giải quyết vấn đề Khi sử dụng phương pháp đặt và giải quyết vấn đề trong tổ chức Dạy học về từ ngữ theo chủ đề cho học sinh 3, Tôi sử dụng những kỹ thuật sau : - Tạo tình huống có vấn đề cho các em bằng các thao tác. Nêu mục đích hình thành kiến thức kỹ năng mới, nêu mục đích cần nhận thức kỹ năng mới của bản thân, nên dự báo nắm được kiến thức của học sinh. - Đưa ra trình tự các việc làm giải quyết vấn đề và hoàn thiện nhiệm vụ bài học. - Khi áp dụng phương pháp này với các bài dạy về các chủ đề quen thuộc gần gũi với các em ( Từ ngữ về các dân tộc ) tôi hướng dẫn học sinh cả hai việc : nêu vấn đề và giải quyết vấn đề. Còn đối với những bài dạy về các chủ đề xa lạ với cuộc sống của các em ( Thành thị, sáng tạo) giáo viên nêu vấn đề và yêu cầu các em phối hợp giải quyết theo nhóm IV. Hiệu quả của sáng kiến Sáng kiến kinh nghiệm của tôi được áp dụng trong trong năm học 2012 - 2013 đã đem lại kết quả đáng mừng đó là: Học sinh nắm trắc từ, hiểu nghĩa của từ; viết câu văn đúng; học sinh nhớ lâu. Chất lượng phân môn Luyện từ và câu có chuyển biến tích cực, góp phần nâng cao chất lượng nôn Tiếng Việt. Sáng kiến này không những chỉ áp dụng trong lớp tôi mà tôi còn thử nghiệm trên lớp 3A6 tại trường. Qua giảng dạy thực nghiệm bước đầu tôi đã thu được kết quả rất đáng mừng. Với các phương pháp dạy học tích cực giờ học đã sôi động hẳn lên, học sinh hào hứng tham gia các hoạt động học tập, giờ học đạt kết quả cao. Qua việc thực hành soạn giáo án và dạy học thực nghiệm bài: Từ ngữ về Gia đình cho học sinh lớp 3 tiểu học, tôi có thể khẳng định phương pháp dạy học tích cực là phương pháp đem lại hiểu quả cao trong việc dạy học về từ ngữ theo chủ đề cho học sinh Trường Tiểu học Thèn Sin. Kết quả cụ thể như sau: TSHS Điểm 17 9-10 % 7-8 % 5-6 % 3-4 % 1-2 % 2 11,8 8 47,1 6 35,3 1 5,9 C. PHẦN KẾT LUẬN I. Bài học kinh nghiệm Từ việc nghiên cứu các cơ sở lý luận, cơ sở thực tiễn trong dạy học mở rộng vốn từ cho học sinh tiểu học, tôi đã nhận thấy “Tổ chức Dạy học về từ ngữ theo chủ đề cho học sinh lớp 3 trong phân môn Luyện từ và câu” là một việc làm cần thiết và đặc biệt có ý nghĩa, bởi nó không những bổ sung vốn từ mới cho các em mà còn giúp các em củng cố hoàn thiện dần dần những vốn từ cơ bản trong chương trình Tiếng Việt Tiểu học. Từ những kết quả nghiên cứu của sáng kiến, tôi xin đề xuất một số vấn đề có liên quan đến dạy học Dạy học về từ ngữ theo chủ đề cho học sinh lớp 3 trong phân môn Luyện từ và câu. Bằng mọi biện pháp, phải vận dụng các phương pháp dạy học tích cực vào dạy Dạy học về từ ngữ theo chủ đề trong phân môn Luyện từ và câu cho học sinh tiểu học ở xã Thèn Sin huyện Tam Đường, đặc biệt là với học sinh lớp 3. Thực hiện sáng kiến này, tôi mong muốn được góp phần công sức nhỏ bé của mình vào việc nâng cao chất lượng, hiệu quả dạy Dạy học về từ ngữ theo chủ đề cho học sinh lớp cho học sinh lớp 3 nói riêng, dạy Tiếng Việt cho học sinh Trường Tiểu học Thèn Sin nói chung. II. Ý nghĩa của sáng kiến Những đề xuất giúp cho việc tổ chức Dạy học về từ ngữ theo chủ đề cho học sinh lớp 3 trong phân môn Luyện từ và câu mà tôi vừa trình bày ở trên là những biện pháp, phương pháp phù hợp với mọi điều kiện dạy học Tiểu học ở xã Thèn Sin. Điều quan trọng là những người giáo viên tiểu học cần phải vận dụng sáng tạo, linh hoạt trong những điều kiện dạy học: Tổ chức Dạy học về từ ngữ theo chủ đề cho học sinh lớp 3 trong phân môn Luyện từ và câu ở từng bài cụ thể, thì mới có thể có được hiệu quả mong muốn trong việc dạy học. Như vậy để có thể xác định được mục tiêu, nội dung cách thức để tổ chức thực hành dạy học về từ ngữ theo chủ đề học sinh tiểu học lớp 3 trong phân môn Luyện từ và câu một cách thích hợp và đáp ứng được yêu cầu của giáo dục hiện đại, chúng ta phải căn cứ vào tất cả các yếu tố trên và nhất thiết người giáo viên phải biết vận dụng linh hoạt và sáng tạo những yếu tố này trong từng nội dung, từng bài học, từng đối tượng học sinh. Có như vậy chúng ta mới đưa ra được những phương pháp dạy học tốt nhất để mở rộng vốn từ cho học sinh tiểu học. III. Khả năng ứng dụng và triển khai Sáng kiến có khả năng ứng dụng và triển khai tới tất cả các lớp 3 tại Trường Tiểu học Thèn Sin ( Dạy học theo chương trình hiện hành). IV. Những kiến nghị đề xuất Để dạy tốt phân môn Luyện từ và câu trong nhà trường tôi có một số kiến nghị sau: Đối với gia đình học sinh: Cần quan tâm tới việc học tập của con em mình. Thường xuyên trao đổi, giao tiếp với học sinh bằng tiếng Việt. Đối với giáo viên: Tăng cường bồi dưỡng chuyên môn nghiệp vụ và vận dụng phương pháp dạy học tích cực trong giảng dạy nói chung và trong phân môn Luyện từ và câu nói riêng. Đối với nhà trường: + Tổ chức tốt các chuyên đề về Luyện từ và câu. + Cung cấp thêm tài liệu tham khảo. Trên đây là nội dung chuyên đề Dạy học về từ ngữ theo chủ đề cho học sinh lớp 3 trong phân môn Luyện từ và câu của tôi trong năm học 2012 - 2013 rất mong được sự đóng góp ý kiến của đồng nghiệp và hội đồng khoa học nhà trường và hội đồng thi đua các cấp để sáng kiến được hoàn thiện hơn. Tôi xin trân thành cảm ơn! Thèn Sin, tháng 03 năm 2013 Người viết sáng kiến Nguyễn Thị Hương Giáo án thực nghiệm LUYỆN TỪ VÀ CÂU TỪ NGỮ VỀ GIA ĐÌNH. ÔN TẬP CÂU AI LÀ GÌ? I. Mục tiêu - HS tìm được một số từ ngữ chỉ gộp những người trong gia đình (BT1). - Xếp được các thành ngữ , tục ngữ vào nhóm thích hợp (BT2). - Đặt được câu theo mẫu câu: Ai là gì ? (BT3a, b, c). II. Chuẩn bị - Bảng lớp viết sẵn bài tập 2 * Dự kiến HDDH: nhóm, lớp, cá nhân. * Phương pháp : Thảo luận nhóm, thực hành giao tiếp, đặt và giải quyết vấn đề, trod chơi học tập, luyện tập thực hành,.... III : Các hoạt động dạy học 1 Ôn định tổ chức : 2 Kiểm tra: - Gọi 1 HS lên bảng làm lại bài tập 1 của tiết LTVC tuàn 3. - Thu và kiểm tra vở của 3 HS viết BT3 tiết LTVC tuần 3. GV nhận xét ghi điểm 3. Dạy bài mới : 1. Giới thiệu bài - GV nêu mục tiêu giờ học. 2. Hướng dẫn làm bài tập : a) Bài 1 * Tìm hiểu yêu cầu của bài: - Gọi 1 HS đọc đề bài ? Em hiểu thế nào là ông bà ? Em hiểu thế nào là chú cháu - GV : Mỗi từ được gọi là từ ngữ chỉ gộp những người trong gia đình đều chỉ từ hai người trong gia đình chở lên. * Làm bài tập - Cho HS thảo luận theo nhóm đôi - Yêu cầu các nhóm trình bày kết quả thảo luận. - GV nhận xét, tuyên dương. - Yêu cầu HS cả lớp đọc lại các từ tìm được, sau đó viết vào VBT. b) Bài 2 * Tìm hiểu yêu cầu của bài: - Gọi HS đọc đề bài - Goi HS đọc đề bài. ? Con hiền cháu thảo nghĩa là gì ? Vậy ta nên xếp câu này vào cột nào - GV: Vậy để xếp đúng các câu thành ngữ, tục ngữ này vào đúng cột thì trước hết phải suy nghĩ để tìm nội dung, ý nghĩa cảu từng câu tục ngữ, thành ngữ, sau đó xếp chúng vào đúng cột trong bảng * Làm bài tập - Cho HS làm việc theo nhóm 4 - GV theo dõi giúp đỡ HS. - Gọi các nhóm trình bày. GV nhận xét chữa bài và cho điểm HS. c) Bài 3 * Tìm hiểu yêu cầu của bài: - Gọi 1 HS đọc đề bài ? Gọi 2-3 HS khá giỏi đặt câu theo mẫu câu Ai là gì? nói về Tuấn trong truyện Chiếc áo len - GV nhận xét câu của HS. * Làm bài tập - GV yêu cầu HS tự làm bài. - GV chữa bài và cho điểm HS tuyên dương HS * Lưu ý : Gặp trường hợp HS đọc câu có dạng Ai làm gì? Ai thế nào? GV cần giải thích để HS phân biệt với mẫu câu đang thực hành. - Tìm từ ngữ chỉ gộp những người trong gia đình. M: ông bà, chú cháu,.... - Là chỉ cả ông và bà. - Là chỉ cả chú và cháu. - HS thảo luận theo nhóm và trình bày kết quả Lời giải ông bà, bố mẹ, cô dì, chú bác, ông cha, cậu mợ,dì cháu, mẹ con,....... - HS nhìn bảng đọc đồng thanh các từ này. - 2 HS đọc bài thành tiếng, HS cả lớp đọc thầm. - Con cháu ngaon ngoãn, hiếu thảo với ông bà, cha mẹ. Vào cột 2, con cháu đối với ông bà, cha mẹ. - HS nghe hướng dẫn. - HS thảo luận nhóm về ý nghĩa của từng câu. - Đại diện các nhóm lên trình bày Lời giải + Cha mẹ đối với con cái : c, d. + con cháu đối với ông bà, cha mẹ : a, b. + Anh chị em đối với nhau : e, g. - HS đọc đề bài trước lớp, cả lớp theo dõi SGK. - HS đặt câu trước lớp, cả lớp theo dõi và nhận xét xem câu đó đã đúng mẫu chưa, đúng với nội dung trong truyện không? VD: Tuấn là anh trai của Lan. - HS làm bài cá nhân. Lời giải a) Tuấn là người anh rất yêu thương em. Tuấn là người con ngoan......... b) Bạ nhỏ là cô bé rất hiếu thảo với bà. Bạn nhỏ là người rất yêu thương bà..... c) Bà mẹ là người rất yêu thương con. Bà mẹ là người rất dũng cảm..... 3. Củng cố dặn dò - Hệ thống lại nội dung bài học - Nhận xét giờ học, tuyên dương HS tích cực tham gia xây dựng bài. - Dặn dò HS về nhà ôn lại các nội dung của tiết học. Tài liệu tham khảo 1. Lê A, Đinh Trọng lạc... “Tiếng Việt, ( Tập I, II, III, )- Giáo trình đào tạo đại học từ xa, tại chức – NXB Đại học sư phạm.2005 3.Phạm Thị Thu Hà “Sách giáo viên 3- Tập I” –NXB Giáo Dục, Năm 2007. 4.Bộ Giáo dục và Đào tạo “Tiếng Việt3 –Tập I”. NXB Giáo dục 5.Phạm Văn Đồng: “Phương pháp dạy học phát huy tính tích cực – Một phương pháp vô cùng quý báu.Tạp chí NCGD.Số 12\1994 6.Phạm Hữu Hạc (Chủ biên) “Tâm lý học” NXB Giáo dục năm 1997. 7.Phạm Thiều, Nguyễn Quốc Tuý, Nguyễn Thanh Tùng “Dạy từ ngữ ở trường phổ thông” NXB Giáo dục.1983 8.Nguyễn Kỳ “Phương pháp giáo dục tích cực, lấy người học làm trung tâm”.NXB Giáo dục 1979 Mục lục STT Phần Số trang 1 2 3 4 5 Phần mở đầu Lý do chọn sáng kiến Phạm vi và đối tượng nghiên cứu Mục đích nghiên cứu Điểm mới trong nghiên cứu 1 1 1 2 2 6 7 8 9 10 Phần nội dung Cơ sở lý luận Thực trạng của vấn đề Các biện pháp đã tiến hành để giải quyết vấn đề Hiệu quả của sáng kiến 3 3 4 5 8 11 12 13 14 15 Phần kết luận Bài học kinh nghiệm Ý nghĩa của sáng kiến Khả năng ứng dụng và triển khai Những kiến nghị đề xuất 10 10 10 11 11 16 17 18 Giáo án thực nghiệm Tài liệu tham khảo Mục lục 12 15 16 Xác nhận của HĐKH nhà trường Tổng điểm: ..... xếp loại: Chủ tịch HĐ Xác nhận của cụm thi đua số II Tổng điểm: ..... xếp loại: Xác nhận của HĐKH cấp ngành Tổng điểm: ..... xếp loại: Chủ tịch HĐ Xác nhận của HĐKH cấp trên Tổng điểm: ..... xếp loại: Chủ tịch HĐ
Tài liệu đính kèm: