Giáo án dạy Lớp 4 - Tuần 10 - Chuẩn kiến thức kỹ năng

Giáo án dạy Lớp 4 - Tuần 10 - Chuẩn kiến thức kỹ năng

Tp đọc

ÔN TẬP TIẾT 1

I/ MỤC TIÊU :

1. Kiểm tra lấy điểm tập đọc và học thuộc lòng, kết hợp kiểm tra kĩ năng đọc- hiểu ( HS trả lời được 1- 2 câu hỏi về nội dung bài đọc)

- Yêu cầu về kĩ năng đọc thành tiếng: HS đọc trôi chảy các bài tập đọc đã học từ đầu HKI của lớp 4 ( phát âm rõ, tốc độ đọc tối thiểu 75 chữ/ phút ; biết ngừng nghỉ sau các dấu câu, giữa các cụm từ, biết đọc diễn cảm thể hiện đúng nội dung văn bản nghệ thuật ).

2. Hệ thống được một số điều cần ghi nhớ về nội dung, nhân vật của các bài tập đọc là truyện kể thuộc chủ điểm Thương người như thể thương thân.

3. Tìm đúng những đọan văn cần được thể hiện bằng giọng đọc đã nêu trong SGK. Đọc diễn cảm những đoạn văn đó đúng yêu cầu về giọng đọc.

II/ ĐỒ DÙNG DẠY- HỌC

- Phiếu viết tên từng bài tập đọc và HTL trong 9 tuần đầu sách Tiếng Việt 4, tập một ( gồm cả văn bản thông thường ).

 

doc 16 trang Người đăng haiphuong68 Lượt xem 510Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án dạy Lớp 4 - Tuần 10 - Chuẩn kiến thức kỹ năng", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TUẦN 10
 Thứ hai ngày 25 tháng 10 năm 2010
Tâp đọc
ÔN TẬP TIẾT 1 
I/ MỤC TIÊU :
Kiểm tra lấy điểm tập đọc và học thuộc lòng, kết hợp kiểm tra kĩ năng đọc- hiểu ( HS trả lời được 1- 2 câu hỏi về nội dung bài đọc)
Yêu cầu về kĩ năng đọc thành tiếng: HS đọc trôi chảy các bài tập đọc đã học từ đầu HKI của lớp 4 ( phát âm rõ, tốc độ đọc tối thiểu 75 chữ/ phút ; biết ngừng nghỉ sau các dấu câu, giữa các cụm từ, biết đọc diễn cảm thể hiện đúng nội dung văn bản nghệ thuật ).
Hệ thống được một số điều cần ghi nhớ về nội dung, nhân vật của các bài tập đọc là truyện kể thuộc chủ điểm Thương người như thể thương thân.
Tìm đúng những đọan văn cần được thể hiện bằng giọng đọc đã nêu trong SGK. Đọc diễn cảm những đoạn văn đó đúng yêu cầu về giọng đọc.
II/ ĐỒ DÙNG DẠY- HỌC
Phiếu viết tên từng bài tập đọc và HTL trong 9 tuần đầu sách Tiếng Việt 4, tập một ( gồm cả văn bản thông thường ).
III/ CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY- HỌC
Hoạt động của thầy 
1/ Ổn định lớp 
2/ Bài mới: 
a/ Giới thiệu bài : 
- Hôm nay chúng ta ôn tập , củng cố kiến thức và kiểm tra kết quả học tập môn Tiếng Việt trong 9 tuần qua
b/ Kiểm tra tập đọc và HTL 
- GV đặt câu hỏi về đoạn vừa đọc.
c/ Hd làm bt.
*Bt2.
- GV nêu câu hỏi: 
+ Những bài tập đọc như thế nào là truyện kể? 
+ Hãy kể tên những bài tập đọc là truyện kể thuộc chủ điểm “ Thương người như thể thương thân” ( tuần 1, 2, 3 ) . 
- GV ghi bảng 
- GV phát phiếu riêng cho 1 vài em.
* Bài tập 3 
- GV nhận xét, kết luận 
3/ Củng cố, dặn dò 
- GV nhận xét tiết học. Yêu cầu những em chưa có điểm kiểm tra đọc hoặc kiểm tra chưa đạt yêu cầu về nhà tiếp tục luyện đọc.
Hoạt động của trò
- HS lắng nghe 
- Từng HS lên bốc thăm chọn bài ( sau khi bốc thăm ,được xem lại bài khoảng 1- 2 phút ).
- HS đọc trong SGK 1 đoạn 
hoặc cả bài theo chỉ định trong phiếu 
- HS trả lời 
- HS đọc yêu cầu của bài 
+ Đó là những bài kể một chuỗi sự việc có đầu có đuôi có cuối, liên quan đến một hay một số nhân vật để nói lên một điều có ý nghĩa.
+ HS phát biểu, 
- HS đọc thầm các truyện Dế Mèn bênh vực kẻ yếu, Người ăn xin, suy nghĩ , làm bài cá nhân. 
- NHững HS làm bài trên phiếu dán nhanh kết quả làm bài lên bảng lớp, trình bày . 
- Cả lớp nhận xét theo các yêu cầu 
- HS sửa bài theo lời giải đúng.
- HS đọc yêu cầu của bài 
- HS tìm nhanh trong hai bài tập đọc nêu trên ( Dế Mèn bênh vực kẻ yếu, Người ăn xin ) đoạn văn tương ứng với các giọng đọc, phát biểu. 
- HS thi đọc diễn cảm , thể hiện rõ sự khác biệt về giọng đọc ở mỗi đoạn 
 . .
Môn: Toán
Bài: Luyện tập
I.MỤC TIÊU
-Nhận biết góc nhọn ,góc tù , góc vuông, góc bẹt .
-Nhận biết đường cao của hình tam giác 
-Vẽ hình vuông , hình chữ nhật có độ dài cho trước 
-Xác định trung điểm của đoạn thẳng cho trước . 
II.ĐỒ DÙNG DẠY – HỌC 
Thước thẳng có vạch chia xăng – ti – mét , ê – ke ( dùng cho GV và HS ) 
Bảng con, phấn, giẻ lau, bút chì, thước kẻ.
III.CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC CHỦ YẾU
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
1/Ổn định tổ chức:
2/Kiểm tra bài cũ:
 -GV gọi 2HS lên bảng yêu cầu HS 1 vẽ hình chữ vuông ABCD có độ dài cạnh là 7 dm ; Tính chu vi , diện tích của hình vuông . 
-GV chữa bài , nhận xét và cho điểm HS. 
3/Dạy – học bài mới
a)Giới thiệu bài:
-Ghi tên bài dạy lên bảng lớp.
b) Hd luyện tập.
Bài 1: 
-GV vẽ lên bảng hai hìnha , b trong bài tập , yêu cầu HS ghi tên các góc vuông , góc nhọn , góc tù , góc bẹt có trong mỗi hình 
Bài 2 : 
-GV yêu cầu HS quan sát hình vẽ và nêu tên đường cao của hình tam giác ABC 
+Vì sao AB được gọi là đường cao của hình tam giác ABC ? 
-Hỏi tương tự với đường cao CB 
-GV kết luận : Trong hình tam giác có một góc vuông thì hai cạnh của góc vuông chính là đường cao của hình tam giác 
-GV hỏi : Vì sao AH không phải là đường cao của hình tam giác ABC ? 
Bài 3 : 
-GV yêu cầu HS tự vẽ hình chữ vuông ABCD có độ dài các cạnh là 3 cm , sau đó gọi gọi 1 HS nêu từng bước vẽ của mình trước lớp 
-GV nhận xét và cho điểm HS 
Bài 4
-GV yêu cầu HS tự vẽ hình chữ nhật ABCD có chiều dài AB = 6 cm , chiều rộng AD = 4 cm 
-GV yêu cầu HS nêu từng bước vẽ của mình trước lớp
-GV yêu cầu HS nêu cách chính xác định trung điểm M của cạnh AD 
-GV yêu cầu HS tự xác định trung điểm N của cạnh BC , nối M với N 
-Hãy nêu tên các hìnhchữ nhật có trong hình vẽ .
-Nêu tên các cạnh song song với AB 
4/Củng cố - Dặn dò
-GV nhận xét tiết học.
-Dặn HS về nhà làm các bài tập hướng dẫn luyện tập thêm 
-Chuẩn bị bài : Luyện tập chung 
-2HS lên bảng làm . HS cả lớp quan sát nhận xét . 
-Lắng nghe.
-Mộät vài HS nhắc lại tên bài dạy.
-2 HS lên bảng làm bài . HS cả lớp viết vào BT 
a/Góc vuông BAC : góc nhọn ABC , ABM , MBC ,ACB ,AMB ; góv tù BMC ; góc bẹt AMC 
b/Góc vuông DAB, DBC , ADC ; góc nhọn ABD , ADB . BDC , BCD ; góc tù ABC 
+ So với góc vuông thì góc nhọn bé hơn góc vuông , góc tù lớn hơn góc vuông 
+1 góc bẹt bằng 2 góc vuông
-Đường cao của hình tam giác ABC là AB và BC 
-Vì đường thẳng AB là đường thẳng hạ từ điểm A của tam giác và vuông góc với cạnh BC của tam giác 
-HS trả lời tương tự như trên . 
-Vì đường thẳng AH là đường thẳng hạ từ điểm A nhưng không vuông góc với cạnh BC của tam giác ABC 
-HS vẽ vào VBT , 1 HS lên bảng vẽ và nêu từng bước vẽ
-1 HS lên bảng vẽ ( theo kích thước đã cho ) , HS cả lớp vẽ hình vào VBT 
-HS vừa vẽ lên bảng nêu 
-1 HS nêu trước lớp , cả lớp theo dõi và nhận xét 
+Dùng thước thẳng có vạch chia xăng – ti – mét . Đặt vạch số 0 của thước trùng với điểm A , thước trùng với cạnh AD , Vì AD = 4 cm nên AM = 2 c . Tìm vạch số 2 trưốc thước và chấm 1 điểm . Điểm đó chính là trung điểm M của cạnh AD 
-HS thực hiện theo yêu cầu . 
-Các hình chữ nhật ABCD , ABNM , MNCD 
-Các cạnh song song với AB là MN , DC
. .
Đạo đức
TIẾT KIỆM THỜI GIỜ
TIẾT 2
I.MỤC TIÊU : 
1.Hiểu được: 
	-Thời giờ là cái quý nhất, cần phải tiết kiệm.
	-Cách tiết kiệm thời giờ.
	2.Biết quý trọng và sử dụng thời giờ một cách tiết kiệm.
II.ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:
-Các truyện, tấm gương về tiết kiệm thời giờ.
-Mỗi HS có 3 tấm bìa màu: xanh, đỏ, trắng.
-Vở bài tập Đạo đức 4.
III.CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC CHỦ YẾU : 
Hoạt động giáo viên
1.Ổn định lớp : 
2.Kiểm tra bài cũ:
-GV gọi 1 – 2 HS trả lời các câu hỏi sau: 
+Vì sao chúng ta cần tiết kiệm thời giờ? +Hãy kể lại một vài việc làm mà em đã tiết kiệm thời giờ? 
-Nhận xét – cho điểm. 
3/Dạy – học bài mới:
a)Giới thiệu bài: 
-Để giúp các em khắc sâu kiến thức bài học của tiết học trước, hôm nay chúng ta sẽ cùng thực hành tiết 2 bài: Tiết kiệm thời giờ.
-GV ghi tựa bài dạy lên bảng lớp.
b)Các hoạt động dạy - Học bài mới: 
*Hoạt động 1: HS làm việc cá nhân ( bài tập 4, SGK )
-GV mời một số HS chữa bài tập và giải thích. 
*GV kết luận: 
+Các việc làm (a), (c), (d) là tiết kiệm thời giờ.
+Các việc làm (b), (đ), (e) là không phải tiết kiệm thời giờ.
*Hoạt động 2 : Thảo luận nhóm và đóng vai ( bài tập 4, SGK ) 
-GV mời một vài HS trình bày trước lớp.
-GV nhận xét, khen ngợi những HS đã biết sử dụng tiết kiệm thời giờ và nhắc nhở các HS còn sử dụng lạng phí thời giờ
*Hoạt động 3 : Trình bày, giới thiệu các tranh , các tư liệu đã sưu tầm.
-GV cho HS trình bày những các tranh vẽ, bài viết hoặc các tư liệu các em sưu tầm được về chủ đề tiết kiệm thời giờ.
-GV khen các em chuẩn bị tốt và giới thiệu hay.
*Kết luận chung: 
+Thời giờ là thứ quý nhất, cần phải sử dụng tiết kiệm.
+Tiết kiệm thời giờ là sử dụng thời giờ vào các việc có ích một cách hợp lí, có hiệu qủa.
Hoạt động nối tiếp: 
-Thực hiện tiết kiệm thời giờ trong sinh hoạt hằng ngày. 
-Nhận xét tiết học. 
-Về nhà học bài. Chuẩn bị bài 6 “ Hiếu thảo với Ông bà, cha mẹ”.
Hoạt động học sinh
-1-2 HS trả lớp .HS cả lớp lắng nghe. 
-Lắng nghe.
-HS làm bài tập. 
-Đại diện HS trình bày Cả lớp trao đổi, nhận xét.
-HS thảo luận theo nhóm đôi về việc bản thân đã sử dụng thời giờ như thế nào? Và dự kiến thời gian biểu của mình trong thời gian tới
-Thực hiện yêu cầu. Cả lớp trao đổi chất vấn, nhận xét. 
-HS trình bày , giới thiệu các tranh vẽ, bài viết hoặc các tư liệu các em sưu tầm được về chủ đề tiết kiệm thời giờ. 
-HS cả lớp trao đổi, thảo luận về ý nghĩa của các tranh vẽ, ca dao , tục ngữ, truyện, tấm gương. Vừa trình bày. 
. .
Thứ ba ngày 26 tháng 10 năm 2010
Tiếng Việt
ÔN TẬP TIẾT 2
I/ MỤC ĐÍCH, YÊU CẦU
-Nghe –viết đúng chính tả(tốc độ khoản 75 chữ \ 15 phút),khơng mắc quá 5 lỗi trong bài,trình bay đúng bài văn cĩ lời đối thoại . Nắm đượ tác dụng của dấu ngoặc kép trong bài CT.
-Nắm được quy tắc viết hoa tên riêng (Việt Nam và nước ngồi);bước đầu biết sửa lỗi chính tả trong bài viết
II/ ĐỒ DÙNG DẠY- HỌC
-VBT của hs.
III/ CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY- HỌC
Hoạt động của thầy 
1/ Ổn định lớp 
2/ Dạy bài mới 
a/ Giới thiệu bài 
b/ Hướng dẫn HS nghe - viết 
- GV đọc bài Lời hứa, giải nghĩa từ trung sĩ. 
- GV đọc cho HS viết chính tả 
- GV đọc lại toàn bài 
- GV chấm chữa bài. Nêu nhận 
xét.
c/ Dựa vào bài chính tả “ Lời hứa”, trả lời câu hỏi 
d/ Hướng dẫn HS lập bảng tổng kết quy tắc viết tên riêng 
- GV phát phiếu ...  cầu của bài 2
- HS làm bài vào vở
- HS đọc yêu cầu
- HS làm bài cá nhân vào vở
- từ gồm 1 tiếng có nghĩa
- từ được tạo ra bằng phương thức phối hợp những tiếng có âm hay vần giống nhau
- từ được tạo ra bằng cách ghép các tiếng có nghĩa lại với nhau
- HS nêu yêu cầu
- HS làm bài cá nhân
- là từ chỉ sự vật
- là những từ chỉ hoạt động, trạng thái.
- HS nêu bài làm
. .
Môn: Toán 
Nhân với số có một chữ số
I-Mục tiêu:
	- Biết cách thực hiện phép nhân số có nhiều chữ số với số có một chữ số (tích không quá sáu chữ số)
- Bài tập cần làm: Bài 1, bài 3 (a). 
II- Đồ dùng dạy học:
III-Hoạt động dạy học:
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
1.Oån định:
2.Kiểm tra bài cũ: 
- Yêu cầu hs thực hiện tính
124070 + 124070 49780 + 49780
- Yêu cầu hs nêu cách làm
- Gv nhận xét, cho điểm
3. Bài mới:
a. Giới thiệu bài: 
- Bạn nào nhận xét về hai số hạng của hai phép tính trên?
- Có cách ghi phép tính nào khác?
=> Gv giới thiệu
b. HĐ1: Hình thành kiến thức mới.
* Nhân số có 6 c/ số với số có 1 c/ số không nhớ
- Yêu cầu hs nêu cách đặt tính
Gv ghi bảng 124070
 x 2
- Gv hướng dẫn tương tự như nhân các số có 1, 2, 3 chữ số với số có 1 chữ số
- Yêu cầu hs thực hiện tính
* Nhân số có 6 c/số với số có 1 c/số có nhớ
- Yêu cầu tương tự với 49780 x 2
- Yêu cầu hs nêu cách đặt tính và tính 
c. HĐ2: Thực hành
Bài 1: - Chữa bài:
+ Yêu cầu hs nêu cách tính ở phép tính phần a
+ Những ptính nào có nhớ, không nhớ?
+ Khi thực hiện phép tính có nhớ cần lưu ý gì?
Bài 3: (a) - Yêu cầu hs nêu cách thử lại phép tính
4. Củng cố, dặn dò:
 - Nhận xét tiết học
- 2 HS lên bảng
- Lớp làm bài vào nháp
- ở mỗi phép tính hai số hạng bằng nhau
124070 49780
x 2 x 2
- HS nêu 
- HS quan sát
- HS lắng nghe
- 2 HS lên bảng thực hiện 
- HS quan sát và lắng nghe
- HS lên bảng làm
- HS nêu yêu cầu
- HS làm bài - 2 HS lên bảng
- nhớ thì thêm số nhớ vào lượt nhân tiếp theo
- HS nêu yêu cầu
- HS làm bài 
- 1 HS lên bảng
. .
Khoa học
NƯỚC CÓ NHỮNG TÍNH CHẤT GÌ?
I-Mục tiêu:
- Nêu được một số t/ chất của nước: nước là chất lỏng , trong suốt,không màu, không mùi, không vị, không có hình dạng nhất định; nước chẩy từ cao xuống thấp, chảy lan ra khắp mọi phía, thấm qua một số vật và hoà tan một số chất.
- Quan sát và làm thi nghiệm để phát hiện ra một số tính chất của nước. 
- Nêu đươc ví dụ về ứng dụng một số tính chất của nước trong đời sống: làm mái nhà dốc cho nước mưa chảy xuống, làm áo mưađể mặckhông bị ướt,
II- Đồ dùng dạy học:
- Giáo viên: Cốc thuỷ tinh, muối, nước lọc, chai 1 số vật khác, 1 tấm kính
	- Học sinh: cát đường, sỏi, thìa
III. Hoạt động dạy học:
Hoạt động giáo viên 
1.Ổn định:
2.Kiểm tra bài cũ:
-GV nhận xét đánh giá bài kiểm tra tuần trước . 
3.Dạy và học bài mới 
a.Giới thiệu bài: 
-Ghi tên bài dạy lên bảng lớp.
b.Hoạt động dạy – học 
*Hoạt động 1: Màu , mùi và vị của nước . 
-GV tiến hành hoạt động trong nhóm theo định hướng . (6 nhóm)
-Yêu cầu HS các nhóm quan sát 2 chiếc cốc thủy tinh mà GV vừa đổ nước lọc và sữa vào . Trao đổi và trả lời các câu hỏi : 
1.Cốc nào đựng nước , cốc nào đựng sữa ? 
2.Làm thế nào , em biết được điều đó ? 
3.Em có nhận xét gì về màu , mùi vị của nước ? 
-GV gọi nhóm khác nhận xét bổ sung 
-Nhận xét , tuyên dương những hóm độc lập suy nghĩ và kết luận đúng : Nước trong suốt , không màu , không mùi không vị
*Hoạt động 2 : Nước không có hình dạng nhất định , chảy lan ra mọi phía . 
-GV tổ chức cho HS làm thí nghiệm và tự phát hiện ra tính chất của nước . 
-Yêu cầu HS chuẩn bị : chai , lọ, hộp bằng thủy tinh , nước , tấm kính và khay đựng nước . 
-Yêu cầu các nhóm cử 1 HS đọc phần thí nghiệm 1 , 2 trang 43 SGK , 1 HS thực hiện , các HS khác quan sát và trả lời các câu hỏi : 
*Hoạt động 3: Nước thấm qua một số vật và hoà tan một số chất 
-GV tiến hành hoạt động cả lớp . 
Hỏi : 
1.Khi vô ý làm đổ mực , nước ra bàn em thường làm thế nào ? 
+Tại sao người ta thường dùng vải để lọc nước mà không lo nước thấm hết vào vải ? 
+Làm thế nào để biết một chất có hoà tan hay không trong nước ? 
-GV tổ chức HS làm thí nghiệm 3 , 4 trang 43 SGK 
4.Củng cố - Dặn dò
-GV có thể kiểm tra HS học thuộc tính chất của nước ngay trước lớp . 
Hoạt động học sinh 
-HS cả lớp lắng nghe. 
+Vật chất và năng lượng 
-Lắng nghe.
-Tiến hành hoạt động nhóm 
+Quan sát va øthảo luận về tính chất của nước , sau đó 1 nhóm thảo luận nhanh nhất sẽ lên rình bày trước lớp với 2 chiếc cốc trên bàn GV . 
-Chỉ trực tiếp 
-Vì : Khi nhìn vào cốc nước thì trong suốt , nhìn thấy rõ cái thìa còn cốc sữa có màu trắng đục nên không nhìn rõ cái thìa trong cốc 
Khi nếm từng cốc : cốc không có mùi là cốc nước , cốc có mùi thơm và béo là cốc sữa . 
-Không màu , không mùi , không có vị . 
-Nhóm khác nhận xét bổ sung 
-Tiến hành thí nghiệm 
-Làm thí nghiệm , quan sát và thảo luận 
-Làm thí nghiệm . 
-Thực hiện yêu cầu 
-3 HS lên bảng làm thí nghiệm 
-HS trả lời 
 .
Tiếng Việt 
 (TIẾT 7- KIỂM TRA ĐỌC-HIỂU)
I-Mục tiêu:
Kiểm tra (đọc) theo mức độ cần đạt về kiến thức kĩ năng giữa HKI (nêu ở tiết 1, ôn tập)
II- Đề bài (phát cho từng hs)
 .
Thứ sáu ngày 29 tháng 10 năm 2010
Tiếng Việt
 (TIẾT 8- KIỂM TRA VIẾT)
I-Mục tiêu:
Kiểm tra (viết) theo mức độ cần đạt về kiến thức kĩ năng giữa HKI:
Nghe – viết đúng bài chính tả ( tốc độ viết khoảng 75chữ/ 15 phút), không mắc quá 5lỗi trong bài ; trình bày đúng hình thức bài thơ (văn xuôi).
Viết được bức thư ngắn đúng nội dung, thể thức một lá thư.
II- Đề bài (phát cho hs)
 .
Toán 
TÍNH CHẤT GIAO HOÁN CỦA PHÉP NHÂN
I-Mục tiêu:
- Nhận biết được tính chất giao hoán của phép nhân.
- Bước đầu vận dụng tính chất giao hoán của phép nhân để tính toán.
- Bài tập cần làm: Bài 1, bài 2 (a, b).
II- Đồ dùng dạy học:
III. Hoạt động dạy học:
Hoạt động giáo viên 
1.Ổn định:
2.Kiểm tra bài cũ: 
459123 x 3 219861 x 3
- Yêu cầu hs nêu cách tính
- Gv nhận xét, cho điểm
3. Bài mới:
a. Giới thiệu bài: 
b. Giới thiệu tính chất giao hoán của phép nhân
* So sánh giá trị của hai biểu thức
 2 x 4 và 4 x 2
 9 x 7 và 7 x 9
* Giới thiệu tính chất giao hoán của phép nhân - yêu cầu hs làm vào phiếu
- Chữa bài: 
+ Hãy so sánh giá trị của biểu thức a x b với giá trị của biểu thức b x a kh a = 4, b = 8 
(Tương tự hỏi với các trường hợp khác )
- Yêu cầu hs so sánh a x b và b x a
=> Yêu cầu hs nêu tính chất giao hoán của phép nhân
c. Luyện tập
Bài 1: - Vì sao em làm như vậy?
Bài 2 phần a, b
- Chữa bài : 1326 x 5
+ Yêu cầu hs dựa vào tính chất giao hoán đặt tính+ Nêu cách đặt tính
4 .củng cố, dặn dò: 
- Nhận xét giờ học
Hoạt động học sinh 
- 2 HS lên bảng
- Lớp làm bài vào nháp
- HS tính và so sánh 
- HS làm việc trên phiếu HT
- giá trị số bằng nhau và đều bằng 32
- HS nêu ý kiến
- HS nêu yêu cầu
- dựa vào t/ c giao hoán 
- HS nêu yêu cầu
- HS làm bài
 - 1 HS lên bảng
 .
Lịch sử 
CUỘC KHÁNG CHIẾN CHỐNG QUÂN XÂM LƯỢC TỐNG 
LẦN THỨ NHẤT (981)
I-Mục tiêu:
Học xong bài này học sinh biết: 
- Lê Hoàn lên ngôi vua là phù hợp với yêu cầu của đất nước và hợp với lòng dân
 - Kể lại được d/biến cuộc kh/chiến chống quân Tống xâm lược
- ý nghĩa thắng lợi của cuộc kháng chiến
II- Đồ dùng dạy học:
-Lược đồ, VBT của hs.
III-Hoạt động dạy học:
Hoạt động của GV và HS
Nội dung
1. Oån định:
2. Bài cũ:
3. Bài mới:
*Giới thiệu bài:
* Hoạt động 1: HS đọc thầm SGK ( năm 979 ... Tiền Lê) : HS làm BT1- VBT và thảo luận nhóm đôi theo câu hỏi gợi ý sau:
+ Lê Hoàn lên ngôi vua trong hoàn cảnh nào ? Ông lên ngôi có được nhân dân ủng hộ không ? vì sao ?
+ Vì sao thái hậu họ Dương mời Lê Hoàn lên ngôi vua.
- HS trình bày ý kiến ® nhận xét.
? Dựa vào phần thảo luận , hãy tóm tắt tình hình đất nước ta trước khi quân Tống xâm lược.
? Bằng chứng nào cho thấy khi Lê Hoàn lên ngôi vua rất được nhân dân ủng hộ.
? Khi lên ngôi, Lê Hoàn xưng là gì? triều đại của ông được gọi là triều gì?
? Nhiệm vụ đầu tiên của nhà Tiền Lê là gì.
*HĐ2: .HS làm theo nhóm theo dựa vào lược đồ, ND SGK trả lời câu hỏi sau.
+ Quân Tống xâm lựơc nước ta vào năm nào?
+ Chúng tiến vào nước ta bằng những con đường nào? Lê Hoàn chia quân thành mấy cánh và đóng quân những đâu để đón giặc.
? Kể lại trận đánh lớn giữa quân ta và quân Tống.
? Kết quả của cuộc kháng chiến như thế nào.
+ HS trình bày, GV nêu nhận xét.
? Cuộc kháng chiến chốn quân Tống thấng lợi có ý nghĩa như thế nào đối với lịch sử dân tộc ta
4. Củng cố, dặn dò:
-Nx chung tiết học.
1. Tình hình đất nước ta khi quân Tống xâm lược.
- Đinh Bộ Lĩnh và con trai cả là Đinh Liễn bị giết. Con thứ hai là Đinh Toàn lên ngôi vua nhưng còn nhỏ không lo nổi việc nước.
- Quân Tống lợi dụng thời cơ xâm lược nước ta.
2. Cuộc kháng chiến chống quâ Tống xâm lược lần thứ nhất.
- Năm 981 quân Tống xâm lược nước ta.
- Chúng tiến vào bằng 2 đường: Đường thuỷ và đường bộ.
- Lê Hoàn chia quân thành 2 cánh chặn đánh ở cửa sông Bạch Đằng và ải Chi Lăng.
- Quân giặc chết quá nửa, tướng giặc bị giết. Cuộc kháng chiến hoàn toàn thắng lợi.
 .

Tài liệu đính kèm:

  • docGIAO AN 4T10cktknmoi.doc