Giáo án dạy thay - Năm học 2011 - 2012 - Tuần 4

Giáo án dạy thay - Năm học 2011 - 2012 - Tuần 4

I Mục tiêu:

 -Theo SGV

 -Biết quan tâm, chia sẻ, giúp đỡ những bạn có hoàn cảnh khó khăn.

II.Chuẩn bị:

 -SGK Đạo đức 4.

 -Các mẫu chuyện, tấm gương vượt khó trong học tập.

III.Các hoạt động dạy học:

 

doc 18 trang Người đăng hungtcl Lượt xem 1189Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án dạy thay - Năm học 2011 - 2012 - Tuần 4", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TUẦN 4
 LỚP 4A Ngày soạn :17/9/2011
 Ngày dạy: Thứ hai ngày 19/9/2011
Tiết 3: Đạo đức Vượt khó trong học tập
I Mục tiêu: 
 -Theo SGV 
 -Biết quan tâm, chia sẻ, giúp đỡ những bạn có hoàn cảnh khó khăn.
II.Chuẩn bị:
 -SGK Đạo đức 4.
 -Các mẫu chuyện, tấm gương vượt khó trong học tập.
III.Các hoạt động dạy học:
Hoạt động dạy 
Hoạt động học 
1.Bài cũ
-Thế nào là trung thực trong học tập?
-Trung thực trong học tập em có lợi gì?
2.Bài mới
a/ Giới thiệu bài- Ghi đề
b/Phát triển bài
*Hoạt động 1: Thảo luận nhóm (Bài tập 2)
-Chia nhóm và giao nhiệm vụ thảo luận: - -Yêu cầu HS đọc tình huống trong bài tập 2
 +Nêu cách giải quyết.
 -Giảng giải những ý kiến mà HS thắc mắc. 
 -GV kết luận :Như SGV 
*Hoạt động2: Làm việc nhóm đôi (Bài tập 3)
 -Giải thích yêu cầu bài tập.
 -Cho HS thảo luận và trình bày trước lớp.
 -Kết luận và khen thưởng những HS đã biết vượt qua khó khăn học tập.
*Hoạt động 3: Làm việc cá nhân ( bài tập 4)
 -Nêu và giải thích yêu cầu bài tập:
 +Nêu một số khó khăn mà em có thể gặp phải trong học tập và những biện pháp để khắc phục những khó khăn đó
 -GV ghi tóm tắt ý kiến HS lên bảng.
 -GV kết luận, khuyến khích HS thực hiện những biện pháp khắc phục những khó khăn đã đề ra để học tốt.
4.Củng cố - Dặn dò:
 -HS nêu lại ghi nhớ ở SGK trang 6
 -Thực hiện những biện pháp đã đề ra 
 -Nhận xét chung giờ học
-Các nhóm thảo luận (4 nhóm)
-HS đọc.
-Trình bày những khó khăn và biện pháp khắc phục.
-HS lắng nghe.
-Thảo luận- trình bày .
-HS lắng nghe.
-HS nêu 1 số khó khăn và những biện pháp khắc phục.
-Cả lớp trao đổi , nhận xét.
-HS cả lớp thực hành.
Tiết 4:Tập đọc MỘT NGƯỜI CHÍNH TRỰC
I. Mục tiêu:
- Biết đọc phân biệt lời các nhân vật, bước đầu đọc diễn cảm được một đoạn trong bài.
 - Hiểu nội dung: Ca ngợi sự chính trực, thanh liêm, tấm lòng vì dân vì nước của Tô Hiến Thành - vị quan nổi tiếng cương trực thời xưa (trả lời được các câu hỏi trong SGK).
*KNS: - Xác định giá trị.
	 - Tự nhận thức về bản thân.
	 - Tư duy phê phán.
II. Đồ dùng dạy – học:	
Tranh minh hoạ SGK
Bảng phụ viết đoạn văn cần luyện đọc
III. Các hoạt động dạy – học:
Hoạt động dạy
Hoạt động học
1. KTBC:
- Gọi 3 HS tiếp nối nhau đọc truyện Người ăn xin và trả lời câu hỏi.
- Nhận xét và cho điểm HS .
2. Bài mới: 
 a . Giới thiệu bài 
 * Luyện đọc 
- Gọi HS tiếp nối nhau đọc bài trang 36, SGK. 
- Gọi 2 HS khác đọc lại toàn bài . GV sửa chữa lỗi phát âm, ngắt giọng cho từng HS.
- Gọi 1 HS đọc phần Chú giải trong SGK.
- GV đọc mẫu lần 1. Chú ý giọng đọc.
 * Tìm hiểu bài 
- Gọi HS đọc đoạn 1 .
- Yêu cầu HS đọc thầm đoạn 1 và trả lời câu hỏi : 
+ Tô Hiến Thành làm quan triều nào ?
+ Mọi người đánh giá ông là người ntn?
+ Trong việc lập ngôi vua, sự chính trực của Tô Hiến Thành thể hiện như thế nào ?
+ Đoạn 1 kể chuyện gì ?
- Ghi ý chính đoạn 1 .
- Gọi HS đọc đoạn 2 .
- Yêu cầu HS đọc thầm và trả lời câu hỏi :
+ Khi Tô Hiến Thành ốm nặng, ai thường xuyên chăm sóc ông?
+ Còn gián nghị đại phu Trần Trung Tá thì 
sao?
+ Đoạn 2 ý nói đến ai?
+ Gọi 1 HS đọc đoạn 3 .
- Yêu cầu HS đọc thầm và trả lời câu hỏi :
+ Đỗ thái hậu hỏi ông điều gì ?
+ Tô Hiến Thành đã tiến cử ai thay ông đứng đầu triều đình ?
+ Vì sao thái hậu lại ngạc nhiên khi ông tiến cử Trần Trung Tá ?
+ Trong việc tìm người giúp nước, sự chính trực của ông Tô Hiến Thành thể hiện như thế nào 
+ Vì sao nhân dân ca ngợi những người chính trực như ông Tô Hiến Thành ?
+ Đoạn 3 kể chuyện gì ?
- Gọi 1 HS đọc toàn bài, cả lớp đọc thầm và tìm nội dung chính của bài .
- Ghi nội dung chính của bài.
 * Luyện đọc diễn cảm 
- Gọi HS đọc toàn bài .
- Gọi HS phát biểu .
- Giới thiệu đoạn văn cần luyện đọc, mẫu.
- Yêu cầu HS luyện đọc, tìm ra cách đọc hay.
- Yêu cầu HS đọc phân vai.
- Nhận xét, cho điểm HS
3. Củng cố, dặn dò:
- Gọi 1 HS đọc lại toàn bài và nêu đại ý .
-Vì sao nhân dân ngợi ca những người chính trực như ông Tô Hiến Thành ? 
- Nhận xét tiết học .
- Dặn HS về nhà học bài
- 3 HS TB lên bảng thực hiện yêu cầu 
- Lắng nghe.
- HS tiếp nối nhau đọc theo trình tự 
- 2 HS tiếp nối đọc toàn bài .
- 1 HS đọc thành tiếng .
- Lắng nghe .
- 1 HS đọc thành tiếng .
- Đọc thầm, tiếp nối nhau trả lời .
+ 1 Hs tb trả lời.
+ 1 HS tb trả lời.
+ HS khá trả lời.
+ 1 HS khá trả lời.
- 2 HS nhắc lại .
- 1 HS đọc bài .
+ HS đọc thầm và lần lượt trả lời.
- 1 HS đọc thành tiếng .
- HS đọc thầm lần lượt trả lời.
- Kể chuyện Tô Hiến Thành tiến cử người giỏi giúp nước .
- 1 HS đọc thầm và ghi nội dung chính của bài . 
- 3 HS tiếp nối nhau đọc 3 đoạn, cả lớp theo dõi để tìm ra giọng đọc.
- Lắng nghe.
- Luyện đọc và tìm ra cách đọc hay.
- 1 lượt 3 HS tham gia thi đọc.
- 1 HS tb nêu đại ý.
- HS trả lời.
- Lắng nghe, thực hiện ở nhà.
 Ngày soạn: 17/9/2011
Ngày dạy: Chiều thứ hai ngày 19/9/2011
Lớp 1A Tiết 1: Đạo đức: Gọn gàng sạch sẽ (T2).
I.Mục tiêu:
-Kiến thức: Biết lợi ích của việc ăn mặc sạch sẽ ,gọn gàng; Biết giữ vệ sinh cá nhân , đầu tóc ,quần áo gọn gàng sạch sẽ
-Kĩ năng: Rèn cho HS có thói quen ăn mặc sạch sẽ gọn gàng
-Thái độ:Giáo dục HS biết cách ăn mặc gọn gàng , sạch sẽ, và có ý thức giữ gìn áo quần sạch sẽ.
II.Chuẩn bị : 
Vở bài tập đạo đức.
-Bài hát “Rửa mặt như mèo”.
-Một số dụng cụ để giữ cơ thể gọn gàng, sạch sẽ: lược, bấm móng tay, cặp tóc, gương.
-Một vài bộ quần áo trẻ em sạch sẽ, gọn gàng.
III. Các hoạt động dạy học :
Hoạt động dạy
Hoạt động học 
1.KTBC: 
Yêu cầu học sinh kể về cách ăn mặc của mình.
2.Bài mới : Giới thiệu bài ghi tựa.
Hoạt động 1: Hát bài “Rửa mặt như mèo” 
GV cho cả lớp hát bài “Rửa mặt như mèo”.
GV hỏi:
Bạn mèo trong bài hát ở có sạch không? Vì sao em biết?
Rửa mặt không sạch như mèo thì có tác hại gì?
Yêu cầu cả lớp đứng dậy kiểm tra lẫn nhau xem bạn nào sạch sẽ, gọn gàng rồi , bạn nào chưa gọn gàng , sạch sẽ?
GV kết luận: Hằng ngày, các em phải ăn ở sạch sẽ để đảm bảo sức khoẻ, mọi người khỏi chê cười. 
Hoạt động 2: Học sinh kể về việc thực hiện ăn mặc gọn gàng, sạch sẽ.
Yêu cầu học sinh nói cho cả lớp biết mình đã thực hiện ăn mặc gọn gàng, sạch sẽ như thế nào?
GV kết luận: Khen những học sinh biết ăn mặc gọn gàng, sạch sẽ và đề nghị các bạn vỗ tay hoan hô.
Nhắc nhở những em chưa ăn mặc gọn gàng,sạch sẽ ...
Hoạt động 3: Thảo luận cặp đôi bài tập 3.
Yêu cầu các cặp học sinh quan sát tranh ở bài tập 3 và trả lời các câu hỏi:
Ở từng tranh, bạn đang làm gì?
Các em cần làm như bạn nào? Vì sao?
GV kết luận : Hằng ngày các em cần làm như các bạn ở các tranh 1, 3, 4, 5, 7, 8 – chải đầu, mặc quần áo ngay ngắn, cắt móng tay, thắt dây giày, rửa tay cho gọn gàng, sạch sẽ.
Hoạt động 4: Hướng dẫn học sinh đọc ghi nhớ cuối bài.
3.Củng cố,dặn dò : Hỏi tên bài.
Nhận xét, tuyên dương. 
Học bài cũ , thực hiện đúng nội dung bài học.
Cần thực hiện: Đi học cần ăn mặc gọn gàng, sạch sẽ, đúng quy định , đầu tóc gọn gàng, dép ....
xem bài mới:Giữ gìn sách vở đồ dùng học tập.
Nhận xét giờ học.
3 em kể.
Cả lớp hát.
Học sinh thảo luận theo cặp để trả lời các câu hỏi.
Từng cặp HS kiểm tra nhau
Lắng nghe.
Lần lượt, một số học trình bày
-Tắm rửa, gội đầu;
-Giữ sạch giày, dép
-Chải đầu tóc; Cắt móng tay;
-Giữ sạch quần áo, giặt giũ;
 Lắng nghe.
Từng cặp học sinh thảo luận.
Trả lời trước lớp theo từng tranh.
Lắng nghe.
Đọc theo hướng dẫn của GV.
“Đầu tóc em chải gọn gàng
Áo quần sạch sẽ, trông càng đáng 
yêu 
Nêu lại tên bài.
Lắng nghe.
Lắng nghe về nhà thực hiện.
 Lớp 4B Ngày soạn: 17/9/2011
 Ngày dạy: Thứ năm 22/9/2011 
Tiêt 1: Bảng đơn vị đo khối lượng
I Mục tiêu :
- Nhận biết được tên gọi, kí hiệu, độ lớn của đề-ca-gam, hec-tô-gam ; quan hệ giữa đề-ca-gam, hec-tô-gam và gam.
- Biết chuyển đổi đơn vị đo khối lượng.
- Biết thực hiện phép tính với số đo khối lượng.
IIChuẩn bị: 
Một bảng có kẻ sẵn các dòng, các cột như trong SGK nhưng chưa viết chữ & số.
IIICác hoạt động dạy học: 
Bài cũ: Yến, tạ, tấn
Bài mới: 
Hoạt động dạy
Hoạt động học
Giới thiệu: 
Hoạt động1: Giới thiệu đêcagam & hectôgam
Yêu cầu HS nêu lại các đơn vị đo khối lượng đã học.
a.Giới thiệu đêcagam:
Để đo khối lượng các vật nặng hàng chục gam người ta dùng đơn vị đêcagam.
Đêcagam viết tắt là dag (GV yêu cầu HS đọc)
GV viết tiếp: 1 dag = .g?
Yêu cầu HS đọc vài lần để ghi nhớ cách đọc, kí hiệu, độ lớn của đêcagam.
Độ lớn của dag với kg, với g như thế nào?
b. Giới thiệu hectôgam:
Giới thiệu tương tự như trên
GV có thể cho HS cầm một số vật cụ thể để HS có thể cảm nhận được độ lớn của các đơn vị đo như: gói chè 100g (1hg), gói cà phê nhỏ 20g (2 dag)
Hoạt động 2: Giới thiệu bảng đơn vị đo khối lượng.
GV hướng dẫn HS lập bảng đơn vị 
đo khối lượng
Yêu cầu HS nêu các đơn vị đo khối lượng đã được học (HS có thể nêu lộn xộn)
GV gắn bảng các thẻ từ
GV nêu: các đơn vị đo khối lượng tấn, tạ, yến, kg: đơn vị nào lớn nhất, tiếp đến là những đơn vị nào? (học từ bài tấn, tạ, yến)
GV gỡ thẻ từ gắn vào bảng có kẻ sẵn khung sau khi HS nêu
GV hỏi tiếp: trong những đơn vị còn lại, đơn vị nào lớn nhất? (vừa học phần hoạt động 1). Đơn vị này lớn hơn hay nhỏ hơn đơn vị kg? (sau khi HS nêu xong, GV gỡ thẻ từ gắn vào bảng)
GV chốt lại
Yêu cầu HS đọc bảng đơn vị đo khối lượng
GV hướng dẫn HS nhận biết mối 
quan hệ giữa các đơn vị:
1 tấn =  tạ?
1 tạ = .tấn?
Cứ tương tự như thế cho đến đơn vị yến. Những đơn vị nhỏ hơn kg, HS tự lên bảng điền vào mối quan hệ giữa các đơn vị để hoàn thành bảng đơn vị đo khối lượng như trong SGK
Mỗi đơn vị đo khối lượng đều gấp mấy lần đơn vị đo khối lượng nhỏ hơn liền nó?
Mỗi đơn vị đo khối lượng đều bằng 1 phần mấy đơn vị đo khối lượng lớn hơn liền nó?
Tiếp tục cho HS đọc lại bảng đơn vị đo khối lượng để HS ghi nhớ bảng này.
Hoạt động 3: Thực hành
Bài tập 1:
GV cho HS nêu yêu cầu của bài rồi tự làm theo từng cột. 
Bài tập 2:
HS làm bài rồi chữa bài. (Lưu ý học sinh nhớ ghi tên đơn vị trong kết quả tính . VD: 380g + 195g = 575g.
*Bài tập làm thêm : BT4
Củng cố - Dặn dò: - Chuẩn bị bài: Giây, thế kỉ
HS đọc: đêcagam
1 dag = 10 g
HS đọc
Dag g
HS nêu: tấn, tạ, yến
HS nêu
HS đọc
HS nêu
HS lên bảng để hoàn thành mối quan hệ giữa các đơn vị nhỏ hơn kg.
Mỗi đơn vị đo khối lượng đều gấp 10 lần đơn vị đo khối lượng nhỏ hơn liền nó?
Mỗi đơn vị đo khối lượng đều bằng 1 phần 10 đơn vị đo khối lượng lớn hơn liền nó?
HS đọc
HS làm bài
Từng cặp HS sửa & thống nhất kết quả
HS làm bài
HS sửa
BT4
Giải
Số kg ... hắc lại
1 HS đọc yêu cầu của bài. 
Cả lớp suy nghĩ, trả lời câu hỏi
Vài HS đọc nội dung ghi nhớ, cả lớp đọc thầm lại nội dung này.
1 HS đọc yêu cầu bài tập
HS làm việc theo nhóm, sắp xếp lại các sự việc chính trong truyện Cây khế cho đúng.
Đại diện nhóm trình bày kết quả thảo luận trước lớp
Tổ trọng tài cùng cả lớp nhận xét.
6 HS kể lại sự việc đã được sắp xếp ở câu 2, mỗi em chỉ kể một sự việc
1, 2 em kể lại toàn bộ câu chuyện.
Tiết 4: Địa lý: Hoạt động sản xuất của người dân ở Hoàng Liên Sơn
I. Mục tiêu: 
Học xong bài này, HS biết:
- Nêu được một số hoạt động sản xuất chủ yếu của người dân ở Hoàng Liên Sơn:
+ Trồng trọt: trồng lúa, ngô, chè, trồng rau và cây ăn quả, trên nương rẫy, ruộng bật thang.
+ Làm các nghề thủ công: dệt, thêu, đan, rèn, đúc,
+ Khai thác khoáng sản: a-pa-tít, đồng, chì, kẽm,
+ Khai thác lâm sản: gỗ, mây, nứa,
- Sử dụng tranh, ảnh để nhận biết một số hoật động sản xuất của người dân: làm ruộng bật thang, nghề thủ công truyền thống, khai thác khoáng sản.
- Nhận biết được khó khăn của giao thông miền núi: đường nhiều dốc cao, thường bị sụp, quanh co, lở vào mùa mưa.
- GDMT: Giúp học sinh thấy được tầm quan trọng của cá loại tài nguyên nói trên, từ đó giáo dục ý thức sử dụng tiết kiệm, hiệu quả các nguồn tài nguyên đó.
II. Đồ dùng dạy học:
- GV:Bản đồ Địa lí tự nhiên VN. Tranh, ảnh một số mặt hàng thủ công, khai thác khoáng sản.
- HS: sách, vở, đồ dùng 
III. Các hoạt động dạy – học
Hoạt động học
Hoạt động dạy
1. KTBC :
 - Kể tên một số dân tộc ít người ở HLS .
 - Kể tên một số lễ hội, trang phục và phiên chợ của họ.
 - Mô tả nhà sàn và giải thích taị sao người dân ở miền núi thường làm nhà sàn để ở ?
 GV nhận xét ghi điểm.
2.Bài mới :
 a.Giới thiệu bài:
 b.Phát triển bài :
 1/.Trồng trọt trên đất dốc :
Hoạt động cả lớp :
 - GV yêu cầu HS dựa vào kênh chữ ở mục 1, hãy cho biết người dân ở HLS thường trồng những cây gì ? Ở đâu ?
 - GV yêu cầu HS tìm vị trí của địa điểm ghi ở hình 1 trên bản đồ Địa lí tự nhiên VN .
 - Cho HS quan sát hình 1 và trả lời các câu hỏi sau: Ruộng bậc thang thường được làm ở đâu?
 +Tại sao phải làm ruộng bậc thang ?
 +Người dân HLS trồng gì trên ruộng bậc thang?
 - GV nhận xét, Kết luận .
 2/.Nghề thủ công truyền thống :
Hoạt động nhóm :
 - GV chia lớp thảnh 3 nhóm. Phát PHT cho HS .
 - GV cho HS dựa vào tranh ,ảnh, vốn hiểu biết để thảo luận trong nhóm theo các gợi ý sau : 
 + Kể tên một số sản phẩm thủ công nổi tiếng của một số dân tộc ở vùng núi HLS .
 + Nhận xét về màu sắc của hàng thổ cẩm . 
 + Hàng thổ cẩm thường được dùng để làm gì?
 GV nhận xét và kết luận.
 3/.Khai thác khoáng sản :
Hoạt dộng cá nhân :
 - GV cho HS quan sát hình 3 và đọc SGK mục 3 để trả lời các câu hỏi sau :
 + Kể tên một số khoáng sản có ở HLS .
 + Ở vùng núi HLS, hiện nay khoáng sản nào được khai thác nhiều nhất?
 + Mô tả quá trình sản xuất ra phân lân.
 + Tại sao chúng ta phải bảo vệ, giữ gìn và khai thác khoáng sản hợp lí ?
 +Ngoài khai thác khoáng sản, người dân miền núi còn khai thác gì ?
 GV sửa chữa và giúp HS hoàn thiện câu hỏi .
3. Củng cố - Dặn dò:
 GV cho HS đọc bài trong khung .
 - Nhận xét tiết học. Dặn HS về nhà học bài và chuẩn bị trước bài 
- 3 HS tb, yếu trả lời .
- HS khác nhận xét, bô sung .
- HS dựa vào mục 1 trả lời.
- HS tìm vị trí.
- HS quan sát và trả lời.
- HS khác nhận xét và bổ sung.
- HS dựa vào tranh, ảnh để thảo luận.
- HS đại diện nhóm trình bày kết quả trước lớp.
- HS nhóm khác nhận xét,bổ sung .
- HS cả lớp quan sát hình 3 và đọc mục 3 ở SGK rồi trả lời :
 +A-pa-tít, đồng,chì, kẽm 
 +A-pa-tít .
 +Vì khoáng sản được dùng làm nguyên liệu cho nhiều ngành công nghiệp .
 + Gỗ, mây, nứavà các lâm sản quý khác .
- HS khác nhận xét,bổ sung. 
- 3 HS đọc. 
- HS cả lớp.
Ngày soạn: 17/9/2011
 Ngày dạy: Chiều thứ sáu ngày 23/9/2011
Lớp 4B Tiết 1: Luyện Tiếng Việt: Luyện đọc TRE VIỆT NAM
I. Mục tiêu:
- Hs nêu được một số hình ảnh gợi lên những phẩm chất tốt đẹp của người Việt Nam.
- Học thuộc những câu thơ mình thích.
- Yêu quê hương đất nước.
- GDMT: Học sinh cói thái độ yêu quý bảo vệ những loài cây quanh mình trong đó có cây tre.
II.Đồ dùng học tập:
-Vở nháp.
- Sách giáo khoa
III. Các hoạt động dạy học.
Hoạt động học
Hoạt động dạy
1. KTBC:
- Gọi HS lên bảng đọc bài Cây tre Việt Nam và trả lời câu hỏi về nội dung bài .
- Nhận xét và cho điểm HS .
2. Bài mới: 
 a. Giới thiệu bài 
 b. Hướng dẫn luyện đọc và tìm hiểu bài 
 * Luyện đọc 
- Yêu cầu HS mở SGK trang 41 và luyện đọc từng đoạn (4 lượt HS đọc).
- Gọi 3 HS đọc lại toàn bài .
- GV sửa lỗi phát âm, ngắt giọng cho từng HS .
* Tìm hiểu bài
- Yêu cầu HS đọc nói tiếp toàn bài
- Yêu cầu trả lời câu hỏi: 
+ Những hình ảnh nào của tre gợi lên những phẩm chất tốt đẹp của người Việt Nam ?
+ Đoạn 1 muốn nói với chúng ta điều gì ? 
- Yêu cầu HS đọc nối tiếp tổ 2,3 và trả lời câu hỏi : em thích những hình ảnh nào về cây tre và búp măng non. Vì sao?.
- Gọi HS chọn đoạn thơ hs yêu thích, thể hiện giọng đọc của mình.
- Yêu cầu HS luyện đọc diễn cảm .
- Nhận xét, tuyên dương HS đọc hay .
- Tổ chức cho HS thi đọc thuộc lòng từng đoạn thơ và cả bài .
- Nhận xét và cho điểm HS đọc hay, nhanh thuộc 
3. Củng cố – dặn dò 
- Nhận xét tiết học. HS về nhà học thuộc lòng bài thơ.
- 3 HS tb, yếu đọc 3 đoạn của bài, 1 HS khá đọc toàn bài.
- HS lắng ghe.
- 4 HS tiếp nối nhau đọc theo trình tự.
- 3 HS đọc thành tiếng.
- HS đọc nối tiếp 2 lần
- Đọc thầm, tiếp nối nhau trả lời.
- HSTL: Hình ảnh gợi lên tính cần cù: Rể siêng không ngại đất nghèo
Tre bao nhiêu rễ bấy nhiêu ...bạc màu.
Hình ảnh gợi lên tính đoàn kết:
Vươn mình trong gió...tuyền đời cho măng.
Hình ảnh gợi tính ngay thẳng;
Nòi tre...thân tròn của tre.
- HS chọn hình ảnh ở yêu cầu 1 và giải thích lý do.
 HS khá, giỏi trả lời.
Hs thực hiện.
Em thích hình ảnh : 
- 3 HS đọc đoạn thơ và tìm ra cách đọc hay.
- 3 đến 5 HS thi đọc hay.
- HS thi đọc trong nhóm.
- Hs lắng nghe, thực hiện. 
Tiết 2: Luyện toán luyện đổi các đơn vị đo khối lượng
I. Yêu cầu: 
 -Luyện hs đổi các đơn vị đo khối lượng vừa học
-Luyện hs biết tính toán các phép tính có đơn vị đo khối lượng
-Luyện tính cẩn thận, chính xác trong làm toán
II.Các hoạt động dạy học:
 Hoạt động dạy
 Hoạt động học
1.Ổn định lớp:
2.Bài mới: a. Giới thiệu bài
b. Ôn lại kiến thức cũ:
 -GV y/c HS nhắc lại các đơn vị đo khối lượng đã học.
-GV y/c hai HS ngồi cạnh nhau nêu mối quan hệ giữa các đơn vị đo khối lượng.
c. . Hướng dẫn HS luyện tập.
Bài1: Viết số thích hợp vào chỗ chấm
1dag = g 3dag = g
3kg6000g =.g 10g =dag
7hg =..g 3kg60g =g
1hg =dag 4kg =..hg
-GV nhận xét, chốt kết quả đúng.
Bài 2:Tính:
270g + 795g 562dag x 4 
836dag - 172dag 924hg : 6
-GV giúp đỡ HS yếu làm bài.
-GV nhận xét.
Bài 3: Cô Mai có hai kg đường, cô đã dùng một phần tư số đường đó để làm bánh. Hỏi cô Mai còn lại bao nhiêu gam đường ?
-HS đọc đề bài.
-Muốn biết cô Mai còn lại bao nhiêu g đường trước hết ta phải làm gì?
Tiếp theo phải làm gì để tìm số gam đường cô Mai có?
-Gọi 1 hs lên bảng làm , cả lớp làm vào vở
-Theo dõi , giúp đỡ hs làm chậm
-Chấm một số bài, nhận xét
Bài 4: (Dành cho HS khá, giỏi) Để làm gạch bông, người ta tính rằng cứ 2kg 1hg 6 dag thì ép được 9 viên gạch bông. Tính khối lượng xi măng đủ để ép 1 viên gạch bông.
 - GV chốt lời giải đúng.
3.Củng cố, dặn dò:-Nhận xét giờ học
-Dặn hs về nhà làm bài tập ở vở bài tập.
-HS lần lượt nêu.
-Vài cặp HS nêu trước lớp: Mỗi đơn vị đo khối lượng đều gấp 10 lần đơn vị bé hơn, liền nó.
-HS nêu yêu cầu bài
-HS nhẩm các phép tính
-Nối tiếp nêu kết quả các phép tính
-Nhận xét kết quả
-HS nêu yêu cầu
-Làm bài vào vở nháp
-HS lên bảng làm
-Các hs nhận xét
-HS đọc đề bài
-Phải đổi 2kg sang gam (2kg=2000g )
 Lấy 2000:4
-1 HS lên bảng làm, cả lớp làm vào vở 
- HS đọc đề bài.
- HS giải bài vào nháp.
- 1 HS chữa bài.
Lớp nhận xét
Tiết 3: HĐNGLL: Sinh hoạt theo chủ điểm: Truyền thống nhà trường
I.Mục tiêu :
- Tiếp tục sinh hoat theo chủ điểm : Truyền thống nhà trường .
- Ôn lại những truyền thống tốt đẹp của nhà trường,gíúp HS hiểu về truyền thống nhà trường: hiếu học ,các thành tích đã đạt được trong năm học qua .
- Giáo dục h/s yêu lớp ,yêu trường , học tập noi gương các anh chị lớp trước.
- Giáo dục HS ý thức phấn đấu vươn lên ,xây dựng trường lớp ngày một đẹp hơn. .
II. Đồ dùng dạy học : 
 GV:1 số hình ảnh HS đạt giải trong các cuộc thi .
 HS:Sưu tầm tranh ảnh các hoạt động trong nhà trường.
III.Các hoạt động dạy học :
Hoạt động dạy
Hoạt động học
1. Ổn định lớp: 
2.Bài mới :
 a.Giới thiệu bài .
b.Các hoạt động dạy học 
Hoạt động 1: Khởi động 
-Hát tập thể.
Hoạt động 2:-Giới thiệu sơ lược những nét nổi bật về truyền thống của trường trong những năm qua:
Trường luôn là lá cờ đầu trong huyện.
Tiêu biếu có số HS đạt HS giỏi cấp huyện và cấp tỉnh rất cao .
. Đội ngũ GV đạt chuẩn về trình độ 
Có 10 GVđã đạt GV dạy giỏi cấp tỉnh.
-Tổ chức cho h/s nói về truyền 
thống của nhà trường từ trước đến nay 
-Phân nhóm,quy định thời gian .
- Đi đến từng nhóm theo dõi 
-Tuyên dương những nhóm c ó ý thức sinh hoạt tốt.
-Gọi HS liên hệ bản thân.
-Muốn có thành tích cần phải làm gì trong học tập và lao động ?
Hoạt động 3:Tổ chức cho HS viết đoạn văn nói về truyền thống nhà trường.
-Gọi HS trình bày.
-Nhận xét , đánh giá.
Hoạt động 4: Văn nghệ .
Tổ chức cho HS văn nghệ hát , đọc thơ, kể chuyện về chủ đề nhà trường.
3.Củng cố-Dặn dò:
-Em đã làm gì để lớp và trường luôn sạch đẹp?
-Cố gắng phấn đấu vươn lên về mọi mặt để xứng đáng với truyền thống tốt đẹp của nhà trường.
-Cả lớp hát tập thể 1 bài.
-HS nghe.
-Thảo luận nhóm 4 nói về truyền thống của nhà trường.
- Đại diện các nhóm trình bày.:
+Học sinh của trường có truyền thống ngoan,lễ phép
-Có ý thức học tốt.
-Tích cực tự giác,vệ sinh trường lớp sạch sẽ
-Chăm lao động.
-Có ý thức giữ vệ sinh môi trường.
- Đạt giải cao trong các cuộc thi :Vẽ tranh,
Kể chuyện, An toàn giao thông.
Đạt nhiều giải cao trong kì thi h/s giỏi cấp huy ện ,cấp tỉnh.Các anh chị đạt HS giỏi cấp tỉnh môn toán như:
Bảo sinh, Hải Yến, Sơn Hà,Tuyết
-MônTiếngViệt:Trinh,Nhã,Thảo ,Tuyết ,Vi
-Thể dục thể thao: Huy Chương đồng :Trúc Linh , Huy Chương bạc: Nga.
-Hs viết bài cá nhân . 
 -Trình bày bài viết.
-Tổ chức văn nghệ theo nhóm,nhóm trưởng điều khiển.
-Đại diện các nhóm thể hiện.

Tài liệu đính kèm:

  • docGiao an lop 4(21).doc