TẬP ĐỌC
Tiết 25: Người tìm đường lên các vì sao.
I. Mục tiêu:
-Đọc lưu đúng các từ câu, đọc đúng các tiếng có âm vần dễ lẫn.
-Đọc trôi chảy, lưu loát toàn bài, đọc trơn tên riêng nước ngoài. Biết đọc diễn cảm bài văn với giọng trang trọng, cảm hứng ca ngợi, lòng khâm phục
- Hiểu nghĩa từ khó trong bài.Hiểu nội dung bài : Ca ngợi nhà khoa học vĩ đại Xi-ôn-cốp-xki nhờ khổ công nghiên cứu kiên trì , bền bỉ suốt 40 năm đã thực hiện thành công mơ ước tìm đường lên các vì sao.
- Rèn tác phong tư thế ngồi viết cho HS.
II. Đồ dùng dạy học
- Tranh minh hoạ bài học trong sách giáo khoa và bảng phụ.
III. Các hoạt động dạy học:
HĐ 1: Kiểm tra bài cũ
- HS đọc một bài học thuộc lòng bài Vẽ trứng.
*GV giới thiệu bài.
Tuần13 Thứ hai ngày 15 tháng 11 năm 2010 tập đọc Tiết 25: Người tìm đường lên các vì sao. I. Mục tiêu: -Đọc lưu đúng các từ câu, đọc đúng các tiếng có âm vần dễ lẫn. -Đọc trôi chảy, lưu loát toàn bài, đọc trơn tên riêng nước ngoài. Biết đọc diễn cảm bài văn với giọng trang trọng, cảm hứng ca ngợi, lòng khâm phục - Hiểu nghĩa từ khó trong bài.Hiểu nội dung bài : Ca ngợi nhà khoa học vĩ đại Xi-ôn-cốp-xki nhờ khổ công nghiên cứu kiên trì , bền bỉ suốt 40 năm đã thực hiện thành công mơ ước tìm đường lên các vì sao. - Rèn tác phong tư thế ngồi viết cho HS. II. Đồ dùng dạy học - Tranh minh hoạ bài học trong sách giáo khoa và bảng phụ. III. Các hoạt động dạy học: HĐ 1: Kiểm tra bài cũ - HS đọc một bài học thuộc lòng bài Vẽ trứng. *GV giới thiệu bài. HĐ2. Luyện đọc và tìm hiểu bài: a. Luyện đọc: - GV đọc mẫu sau đó yêu cầu HS chia đoạn. - HS chia đoạn( bài chia thành 4 đoạn ). - HS đọc nối tiếp theo đoạn kết hợp sửa phát âm sai và giải nghĩa một số từ mới. - GV sửa lỗi đọc cho HS. - HS đọc nối tiếp theo đoạn. HS đọc lại bài theo nhóm. - Giáo viên đọc mẫu bài. b. Tìm hiểu bài: GV cho HS thảo luận nhóm đôi để trả lời câu hỏi sau: Câu 1? Xi-ôn-cốp-xki mơ ước điều gì? ... mơ ước được bay lên bầu trời. Câu 2: ? Ông kiên trì thược hiện mơ ước của mình như thế nào? (Ông sống rất kham khổ để dành dụm tiền mua sách vở và dụng cụ thí nghiệm.Sa Hoàng không ủng hộ phát minh về khí cầu bay bằng kim loại của ông nhưng ông không nản chí.Ông đã kiên trì nghiên cứu và thiết kế thành công tên lửa nhiều tầng...) Câu 3: ? Nguyên nhân chính giúp Xi-ôn-cốp-xki thành công là gì? Vì ông có ước mơ chinh phục các vì sao, có nghị lực quyết tâm thực hiện ước mơ. Câu 4: Em hãy đặt tên khác cho câu chuyện? HS tự đặt tên cho câu chuyện. - GV: Em hãy nêu nội dung chính của bài - HS nêu nội dung của bài, nhận xét. GV nhận xét và ghi bảng. c. Luyện đọc diễn cảm - Gọi 3 học sinh đọc lại bài và nêu lại cách đọc từng đoạn. - Hướng dẫn học sinh luyện đọc diễn cảm đoạn 2. - HS thi đọc diễn cảm. - Lớp bình chọn bạn đọc hay nhất. - GV nhận xét và cho điểm HS. 3. Củng cố dặn dò: - Giáo viên nhận xét giờ học, dặn dò giờ học sau. Đạo đức Tiết 13: Hiếu thảo với ông bà cha mẹ.(Tiết 2) I. Mục tiêu: - Biết hiếu thảo với ông bà cha mẹ. - Thực hiện những hành vi, việc làm thể hiện sự hiếu thảo với ông bà cha mẹ. - Kính yêu ông bà cha mẹ. - Rèn tư thế tác phong ngồi viết cho HS. II. Đồ dùng dạy học - Mỗi học sinh có ba tấm thẻ, màu. III. Các hoạt động dạy học. HĐ 1. Kiểm tra bài cũ : - Gv kiểm tra : ? Vì sao phải phải hiếu thảo với ông bà cha mẹ cho ví dụ? *GV giới thiệu bài HĐ 2: Đóng vai bài tập 3: Mục tiêu: Học sinh biết thể hiện lòng hiếu thảo đối với ông bà. - Cách tiến hành: + Giáo viên chia nhóm và giao nhiệm vụ nhóm 1, 2, 3, 4: Đóng vai tranh 1. Nhóm 5, 6, 7, 8. Đóng vai tranh 2. - Các nhóm thảo luận đóng vai. - Các nhóm lên bảng đóng vai. - Phỏng vấn học sinh đóng vai cháu về cách ứng xử, học sinh đóng vai bà, ông về cảm xúc khi nhận được sự quan tâm của cháu. - Cả lớp nhận xét cách ứng xử. - Giáo viên kiết luận: Con cháu hiếu thảo cần phải quan tâm, chăm sóc ông bà, cha mẹ, nhất là khi ông bà già yêu, ốm đau. 3. Hoạt động 2: Thảo luậnnhóm 2 bài tập 4. Mục tiêu: Trao đổi với bạn về việc em đã làm và sẽ làm thể hiện lòng hiếu thảo. - Cách tiến hành: +Giáo viên nêu yêu cầu. + Học sinh thảo luận nhóm hai + Một số học sinh trình bày. + Khen ngợi các em làm tốt. - Giáo viên kết luận: Con cháu phải biết hiếu thảo với ông bà cha mẹ. 4. Hoạt động 3: trình bày các tư liệu đã sưu tầm. + Muc tiệu: Trình bày giới thiệu về tư liệu thể hiện lòng hiếu thảo với ông bà cha mẹ. + Cách tiến hành: - Giáo viên nêu yêu cầu. Học sinh lên bảng trình bày tư liệu của mình đã sưu tầm được. Cả lớp và giáo viên cùng nhận xét. Giáo viên KL: Ông bà cha mẹ có công sinh thành, nuôi dạy ta nên người vì vậy ta cần phải biết hiểu thảo với ông bà cha mẹ. 4. Củng cố dặn dò: - Nhận xét tiết học. Dặn về nhà học bài. Chiều lịch sử Tiết 13: Cuộc kháng chiến chống quân Tống xâm lược lần thứ hai (1075 -1077) I - Mục tiêu *Sau bài học HS nêu được - Nêu được nguyên nhân , diễn biến , kết quả của cuộc kháng chiến chống quân Tống xâm lược lần thứ hai - Kể đôi nét về anh hùng dân tộc Lý Thường Kiệt - Tự hào về truyền thống chống giặc ngoại xâm kiên cường bất khuất của dân tộc - Rèn tư thế tác phong ngồi viết cho HS. II Đồ dùng dạy học Lược đồ trận chiến tại phòng tuyến sông Như Nguyệt - Bảng phụ , phiếu học tập III.Các hoạt động dạy - học chủ yếu HĐ 1:- Kiểm tra bài cũ : *GV gọi HS lên bảng trả lời các câu hỏi sau : - Vì sao dưới thời Lý chùa được xây dựng nhiều ? - Em hãy mô tả một ngôi chùa mà em biết ? - GV nhận xét và ghi điểm. *GV giới thiệu bài. *Hoạt động 2 : Lý Thường Kiệt chủ động tấn công quân xâm lược Tống - GV yêu cầu HS đọc SGK , GV hỏi : + Khi biết quân Tống đang xúc tiến việc chuản bị xâm lược nước ta lần thứ hai , Lý Thường Kiệt có chủ trương gì ? Ông đã thực hiện chủ trương đó như thế nào ? + Theo em , việc Lý Thường Kiệt chủ động cho quân sang đánh Tống có tác dụng gì ? - GV kết luận lại nội dung của hoạt động 1 . * Hoạt động 2 : Trận chiến trên sông Như Nguyệt - GV treo lược đồ kháng chiến , sau đó trình bày diễn biến trước lớp - GV hỏi HS : + Lý Thường Kiệt đã làm gì để chuẩn bị chiến đấu với giặc ? + Quân Tống kéo sang xâm lược nước ta vào thời gian nào ? + Lực lượng quân Tống khi sang xâm lược nước ta như thế nào? Do ai chỉ huy? + Trận chiến giữa ta và giặc diễn ra ở đâu ? Nêu vị trí quân ta và quân giặc ? + Kể lại trận quyết chiến trên phòng tuyến sông Như Nguyệt - GV gọi đại diện HS trình bày trước lớp - GV kết luận lại nội dung của hoạt động 2 * Hoạt động 3 : Kết quả của cuộc kháng chiến và nguyên nhân thắng lợi - GV yêu cầu HS đọc SGK và trả lời câu hỏi : Em hãy trình bày kết quả của cuộc kháng chiến chống quân Tống xâm lược lần thứ 2? - Theo em vì sao nhân dân ta giành được thắng lợi vẻ vang này ? - HS trả lời , GV gọi nhận xét rút ra kết luận 3. Củng cố -Dặn dò : - GV yêu cầu HS đọc phần ghi nhớ trong SGK - GV tổng kết giờ học , dặn dò HS về nhà học thuộc bài. Sáng Thứ ba ngày 16 tháng 11 năm 2010 khoa học Tiết 25: Nước bị ô nhiễm. i. mục tiêu - HS biết phân biệt được nước trong và nước đục bằng cách quan sát và thí nghiệm - Giải thích tại sao nước song hồ lại đục và không sạch. - Biết và trình bày đặc điểm chính của nước sạch và nước bị ô nhiễm. - Rèn tác phong tư thế ngồi viết cho HS. ii. đồ dùng dạy học GV: Hình SGK.Phiếu học tập. - Dặn HS chuẩn bị theo nhóm: Một chai nước sông, hồ hay ao, một chai nước giếng hoặc nước máy, hai chai không, hai phễu để lọc nước, bông để lọc nước,moootj kính lúp . III.Các hoạt động dạy học HĐ 1: KTBC: Nước có vai trò thế nào đối với đời sống của thực vật và động vật? ? Nêu vai trò của nước trong sản xuất nông nghiệp, công nghiệp. - GV giới thiệu bài. *Hoạt động 2 : Tìm hiểu về một số đặc điểm của nước trong tự nhiên: * Mục tiêu : Phân biệt được nước trong và nước đục bằng cách qun sát và thí nghiệm - Giải thích tại sao nước sông hồ lại đục và khoong sạch. * Cách tiến hành : Bước 1: Tổ chức và hướng dẫn Gv chia nhóm và yêu cầu các nhóm đọc mục Quan sát và Thực hành trang 52 để biết cách làm.. Bước 2: Làm việc theo nhóm - GV yêu cầu các nhóm quan sát hai chai nước sông và nước giếng ( nước máy ) để nhận biết chai nà là nước sông (hồ, ao) chai nào là nước giếng (nước máy) - Các nhóm thảo luận để đưa ra giải thích vì sao nước giếng ( nước máy ) lại trong hơn. - Đại diện hai bạn sẽ dùng phễu và bông lọc nước vào hai chai không đã chuẩn bị. - Cả nhóm cùng quan sát hai miếng bông vừa lọc. Cả nhóm rút ra kết luận nước sông đục hon nước giếng. Như vậy giả thiết ban đầu khi quan sát là đúng. Bước 3: Đánh giá - Khi các nhóm làm xong GV đến kiểm tra kết quả và nhận xét. - GV khen những nhóm thực hiện đúng quy trình làm thí nghiệm - Yêu cầu các nhóm trả lời câu hỏi? Tại sao nước sông ,hồ, ao hoặc nước đã dùng rồi lại đục hơn nước máy? Kết luận GV đưa ra kết luận như SGK *Hoạt động 2 :Xác định tiêu chuẩn đánh giá nước bị ô nhiễm và nước sạch. * Mục tiêu : HS nêu được nước sạch và nước bị ô nhiễm. *Cách tiến hành : Bước 1: Tổ chức và hướng dẫn - GV thảo luận và đưa ra các tiêu chuẩn về nước sạch và nước bị ô nhiễm theo chủ quan của các em. Bước 2: Làm việc theo nhóm - Nhóm trưởng điều khiển các bạn thảo luận theo hướng dẫn của GV. Kết quả thảo luận được thư kí ghi lại theo mẫu: Tiêu chuẩn đánh giá Nước bị ô nhiễm Nước sạch 1. Màu 2. Mùi 3. Vị 4. Vi sinh vật 5. Các chất hoà tan Bước 3: Trình bày và đánh giá - Đại diện các nhóm lên trình bày kết quả trước lớp - GV yêu cầu HS mở SGK trang 53 ra đối chiếu. Các nhóm tự đánh giá kết quả nhóm mình xem làm đúng hay sai. - GV nhận xét xem nhóm nào làm đúng Kết luận: GV đưa ra kết luận 3. Củng cố , dặn dò : - GV nhận xét tiết học . Dặn HS chuẩn bị bài sau. Kĩ thuật Tiết 13: Thêu móc xích (tiết 1) I.Mục tiêu - HS biết cách thêu móc xích và ứng dụng của thêu móc xích . -Thêu được các mũi thêu móc xích . - Rèn sự khéo léo của đôi tay cho HS. Giáo dục HS ý thức tự lao động để phục vụ bản thân. II.Đồ dùng dạy học. *GV và HS - Tranh qui trình thêu móc xích - Mẫu thêu móc xích . - Bộ đồ dùng học thêu . III.Các hoạt động dạy học chủ yếu. HĐ 1: Kiểm tra bài cũ: - GV kiểm tra sự chuẩn bị đồ dùng của HS. - GV giới thiệu bài. HĐ 2: GV hướng dẫn HS quan sát và nhận xét mẫu - GV giới thiệu mẫu - Nhận xét và nêu tóm tắt đặc điểm của đường thêu móc xích . - HS rút ra khía niệm thêu móc xích - GV giới thiệu một số sản phẩm thêu móc xích . 3. Hoạt động 3 : GV hướng dẫn thao tác kĩ thuật - Treo tranh qui trình thêu móc xích , HS quan sát để tìm ra cách vạch đường dấu - GV nhận xét bổ sung . - GV vạch đường dấu trên vải và ghim trên bảng . - Hướng dẫn HS thao tác bắt đầu thêu mui9x thứ nhất , mũi thứ hai . - Tương tự HS trả lời cách thêu mũi thứ ba , thứ tư - Hướng dãn HS thao tác cách kết thúc đường thêu . - GV hướng dẫn nhanh lần hai các thao tác và kết thúc đường thêu móc xích . - HS đọc phần ghi nhớ cuối bài . HĐ 4: Củng cố ,dặn dò - GV nhận xét tiết học, tuyên dương những bạn có ý thức học tốt. - Dặn HS nào chưa hoà ... c bảng kết quả - GV đưa ra kết luận. *Vì sao quả bóng không có cánh mà vẫn bay được? Câu hỏi của Xi-ôn-cốp-xki dùng để tự hỏi mình. - Cậu làm thế nào mà mua được nhiều sách và dụng cụ thí nghiệm thế? Câu hỏi của một người bạn dùng để hỏi Xi-ôn-cốp-xki. 3. Phần ghi nhớ: - Gọi HS đọc phần ghi nhớ trong SGK * Phần luyện tập Bài tập 1 - HS đọc yêu cầu của bài, suy nghĩ, trả lời câu hỏi. - HS làm bài nhóm đôi trên phiếu to. -Đại diện nhóm trình bày, nhận xét. GV nhận xét và chữa bài. Kết quả: TT Câu hỏi Câu hỏi của ai Để hỏi ai Từ nghi vấn 1 Bài:Thưa chuyện với mẹ Con vừa bảo gì? Ai xui con thế? Câu hỏi của mẹ Câu hỏi của mẹ Để hỏi Cương để hỏi Cương Gì thế 2 Bài Hai bàn tay Anh có yêu nước không? Anh có thể giữ bí mật không? Anh có muốn đi với tôi không? Nhưng chúng ta lấy đâu ra tiền? Anh sẽ đi với tôi chứ? Câu hỏi của Bác Hồ Câu hỏi của Bác Hồ Câu hỏi của Bác Hồ Câu hỏi của Bác Lê Câu hỏi của Bác Hồ Hỏi bác Lê Hỏi bác Lê Hỏi bác Lê Hỏi Bác Hồ Hỏi bác Lê Cókhông Cókhông Cókhông đâu Chứ *Bài tập 2: - HS đọc yêu cầu cầu của bài. - HS lần lượt đặt từng câu hỏi Kết quả: Từ đó ông dốc sức luyện viết chữ sao cho đẹp 1.Cao Bá Quát dốc sức làm gì? 2.Cao Bá Quát luyện viết chữ để làm gì? 3.Từ khi nào, Cao Bá Quát luyện viết chữ đẹp? Ông nổi danh khắp nước là người văn hay chữ tốt 1.Ai nổi danh khắp nước là người văn hay chữ tốt? 2.Cao Bá Quát nổi danh là người nước nào? 3.Vì sao Cao Bá Quát nổi danh là người văn hay chữ tốt? Bài 3 - HS đọc yêu cầu cảu bài. - Mỗi HS tự đặt một câu hỏi để tự hỏi mình. - GV nhận xét và hướng dẫn HS. M: Vì sao mình không giải được bài tập này nhỉ? Mẹ dặn mình hôm nay phải làm gì đây? Không biết mình để quyên quyển truyện ở đâu nhỉ? 3. Củng cố dặn: - Giáo viên nhận xét gìơ học. Dặn dò học sinh giờ sau. Chiều khoa học Tiết 26: Nguyên nhân làm cho nước bị ô nhiễm. I.Mục tiêu - Tìm ra được nguyên nhân làm cho nước ở sông, hồ, kênh, rach, biển,...bị ô nhiễm - Sưu tầm được thông tin về nguyên nhân gây ra tình trạng ô nhiễm nước ở địa phương - Nêu được tác hại của việc sử dụng nguồn nước bị ô nhiễm đối với sức khoẻ của con người. - Trình bày được nguyên nhân nước bị ô nhiễm và tác hại của sự ô nhiễm ấy. - Có ý thức giữ gìn nguồn nước sạch không lãng phí nước.. - Rèn tư thế tác phong ngồi viết cho HS. II.Đồ dùng dạy học GV: Hình trang 54,55 SGK HS Sưu tầm thông tin về nguyên nhân gây tình trạng ô nhiễm nước or địa phương và tác hại nguồn nước bị ô nhiễm gây ra III.Các hoạt động dạy học chủ yếu. *HĐ 1: Kiểm tra bài cũ - Nêu đặc điểm của nước trong tự nhiên? Nêu tiêu chuẩn đánh giá nước bị ô nhiễm và nước sạch? - GV giới thiệu bài. *HĐ 2: Tìm hiểu nguyên nhân làm nước bị ô nhiễm. Mục tiêu: Phân tích nguyên nhân làm nước sông, hồ, kênh, rạch, biển... bị ô nhiễm Sưu tầm về nguyên nhân gây ra tình trạng ô nhiễm nước ỏ địa phương. * Cách tiến hành: Bước 1: Tổ chức và hướng dẫn. GV yêu cầu HS quan sát hình, từ hình 1 đến hình 8 trang 54, 55 SGK tập đặt câu hỏi và trả lời cho từng hình. GV chỉ nêu một hai ví dụ mẫu sau đó để các em tự liên hệ đến nguyên nhân làm ô nhiễm nước ở địa phương Bước 2: Làm việc theo cặp HS quay lại chỉ vào từng hình trang 54,55 SGK để hỏi và trả lời nhau như GV đã gợi ý. HS có thể có cách đặt câu hỏi khác. GV đi đến các nhóm giúp đỡ. Tiếp theo, các em liên hệ nguyên nhân làm ô nhiễm nước ở địa phương. Bước 3: Làm việc cả lớp - GV gọi một số HS trình bày kết quả thảo luận. - Mỗi nhóm chỉ nói về một nội dung. Kết luận:Như mục bạn cần biết SGK trang 55 HĐ 3: Thảo luận về tác hại của sự ô nhiễm nước. *Mục tiêu: Nêuđược tác hại của việc sử dụng nguồn nước bị ô nhiễm đối với sức khoẻ của con người. *Cách tiến hành: GV yêu cầu HS thảo luận: Điều gì sẽ xảy ra khi nguồn nước bị ô nhiễm? HS có thể quan sát các hình và đọc mục Bạn cần biết trang 55 SGK và những thông tin sưu ttaamf được trên sách báo và trả lời câu hỏi này. Kết luận:GV đưa ra kết luận ( Có thể sử dụng mục Bạn cần biết trang 55 để đưa ra kết luận cho hoạt động này) HĐ 5: Củng cố - dặn dò: - GV nhận xét tiết học. Dặn HS về chuẩn bị bài sau. Tiếng việt(ôn) Ôn: Tính từ I. Mục tiêu: - Giúp học sinh củng cố luyện tập về tính từ. - Học sinh làm được một số bài tập có liên quan đến Tính từ . Tìm được tính từ trong câu văn. - Rèn tư thế tác phong ngồi viết cho HS. II. Đồ dùng dạy học Bảng phụ ghi nội dung bài tập 1 và 2. III. Các hoạt động dạy học: HĐ 1: Kiểm tra bài cũ: - GV kiểm tra vở bài tập của HS - GV giới thiệu bài. HĐ2. Hướng dẫn học sinh làm bài tập Bài 1: Từ các tính từ (là từ đơn) cho sẵn dưới đây, hãy tạo ra các từ ghép và từ láy: nhanh, đẹp, xanh. - HS đọc yêu cầu và thảo luận nhóm đôi. - Đại diện nhóm trình bày, nhận xét. - GV nhận xét và chốt lời giải đúng. *Kết quả đúng: Ví dụ: nhanh: nhanh tay, nhanh chân, nhanh mắt, nhanh trí, nhanh chóng(Từ ghép) - Nhanh nhẹn, nhanh nhảu, nhanh nhanh (từ láy) Bài 2: Thêm các từ rất, quá, lắm vào trước hoặc sau từng tính từ được nhắc tới ở bài tập 1 (nhỏ, nhanh, lạnh) - HS đọc yêu cầu của bài và làm bài theo nhóm 4. Đại diện nhóm trình bày, nhận xét. GV nhận xét và chốt lời giải đúng *Kết quả: + (Nhanh: rất nhanh, nhanh quá, nhanh lắm.) Bài 3: Hãy tạo ra các cụm từ so sánh từ mỗi tính từ sau đây: nhanh, chậm, đen, trắng. - HS đọc yêu cầu và làm bài vào vở. - HS làm bài vào vở. - HS trình bày bài làm theo hình thức nới tiếp. - GV nhận xét và chữa bài. *kết quả: Nhanh: nhanh như bay, nhanh như điện, nhanh như sóc, nhanh như tên bắn, nhanh như thổi. 3. Củng cố dặn dò: - Giáo viên nhận xét giờ học. Dặn dò giờ học sau. Thứ sáu ngày 19 tháng 11 năm 2010 Sáng Tập làm văn Tiết 26 : Ôn tập văn kể chuyện I. Mục tiêu: - Thông qua luyện tập, HS củng cố những hiểu biết về một số đặc điểm của bài văn kể chuyện. - Kể được một câu chuyện theo đề tài cho trước. Trao đổi được với bạn bè về nhân vật, tính cách nhân vật, ý nghĩa câu chuyện , kiểu mở đầu và kết thúc câu chuyện. - Rèn tư thế tác phong ngồi viết cho HS. II. Đồ dùng dạy học -Bảng phụ viết tóm tắt một số kiến thức về văn kể chuyện. III. Các hoạt động dạy học: HĐ 1: Kiểm tra bài cũ: - GV kiểm tra vở bài tập của HS. - Giới thiệu bài HĐ2. Hướng dẫn HS ôn tập: * Bài tập 1: Một HS đọc yêu cầu của đề bài. Cả lớp đọc thầm lại, suy nghĩ, phát biểu ý kiến. GV nhận xét, chốt lại lời giải đúng. + Đề 1: thuộc văn kể chuyện + Đề 2: thuộc văn viết thư + Đề 3: Thuộc loại văn miêu tả. * Bài tập 2,3: HS đọc yêu cầu của bài tập 2,3. Một số HS nói đề tài chuyện mình chọn kể. HS viết nhanh dàn ý câu chuyện. Từng cặp HS thực hành kể chuyện, trao đổi về câu chuyện vừa kể theo yêu cầu của bài tập 3 HS thi kể chuyện trước lớp. Mỗi em kể chuyện xong sẽ trao đổi, đối thoại cùng các bạn về nhân vật trong truyện/ tính cách nhân vật/ cách mở đầu, kết thúc câu chuyện. Các em có thể tự trả lời các câu hỏi, nêu câu hỏi cho các bạn cùng trả lời hoặc ngược lại - trả lời những câu hỏi mà thầy cô và các bạn đặt ra. Cuối cùng GV treo bảng phụ viết sẵn bảng tóm tắt, gọi một HS đọc 4.Củng cố - dặn dò. - Giáo viên nhận xét giờ học, nhắc học sinh về nhà học ghi nhớ; - Dặn HS về viết lại vào vở và chuẩn bị bài sau. Địa lý Tiết 13: Người dân ở đồng bằng Bắc Bộ I. Mục tiêu: * Sau bài học, HS có khả năng : - Biết người dân ở ĐBBB chủ yếu là người kinh . - Trình bày một số đặc điểm về nhà ở , làng xóm , trang phục và lễ hội của người dân ở ĐBBB - Yêu quý , tôn trọng các đặc trưng truyền thống văn hoá của dân tộc vùng ĐBBB - Rèn tác phong tư thế ngồi viết cho HS. II- Đồ dùng dạy học : - Tranh, ảnh về đồng bằng Bắc Bộ, đê ven sông - Bản đồ Địa lí tự nhiên Việt Nam III- Các hoạt động dạy học : *HĐ 1: Kiểm tra bài cũ : GV: + ĐBBB do những con sông nào bồi đắp nên ? + Nêu đặc điểm địa hình và sông ngòi của ĐBBB ? - GV nhận xét và cho điểm HS * Giới thiệu bài : trực tiếp HĐ 2: Người dân vùng ĐBBB - Treo bảng phụ yêu cầu HS đọc và trả lời câu hỏi sau : + Con người sinh sống ở vùng ĐBBB từ bao giờ ? + Dân cư ở ĐBBB đứng thứ mấy trong cả nước? + Người dân ở vùng ĐBBB chủ yếu là người dân tộc nào ? - GV gọi HS trả lời , nhận xét rút ra kết luận * Hoạt động 2 : Cách sinh sống của người dân ĐBBB - Treo bảng phụ ghi các câu hỏi : + Em hãy nêu đặc điểm về làng xóm của người dân ở ĐBBB ? + Nhà ở của người dân ở ĐBBB có đặc điểm gì ? - Yêu cầu HS làm việc theo nhóm trả lời các câu hỏi vào giấy sau đó trình bày - GV kết luận có thể treo tranh về nhà ở và làng xóm để bổ sung thêm * Hoạt động 3 : TRang phục và lễ hội của người dân ở ĐBBB - GV treo bảng phụ có nội dung câu hỏi yêu cầu HS đọc và thảo luận theo nhóm sau đó các nhóm lên trình bày : - Lễ hội ở ĐBBB được tổ chức vào các thời gian nào ? để làm gì ? + Mô tả về trang phục truyền thống của người dân ở ĐBBB ? + Kể tên một số hoạt động trong lễ hội ở ĐBBB? + Kể tên một số lễ hội nổi tiếng ở ĐBBB mà em biết ? GV treo tranh hình 3-4 SGK và giới thiệu cho HS biết GV kết luận HĐ 4: Củng cố, dặn dò :- GV nhận xét tiết học .Dặn HS chuẩn bị bài sau. Sinh hoạt Tiết 13 Kiểm điểm hoạt động tuần 13 I. Mục tiêu. - Đánh giá các hoạt động của lớp trong tuần qua. - Đề ra nội dung phương hướng, nhiệm vụ trong tuần tới. - Giáo dục ý thức chấp hành nội quy trường lớp. II. Chuẩn bị. - Giáo viên: nội dung buổi sinh hoạt. - Học sinh: ý kiến phát biểu. III. Tiến trình sinh hoạt. 1/ Đánh giá các hoạt động của lớp trong tuần qua. a/ Các tổ thảo luận, kiểm điểm ý thức chấp hành nội quy của các thành viên trong tổ. Tổ trưởng tập hợp, báo cáo kết quả kiểm điểm. Lớp trưởng nhận xét, đánh giá chung các hoạt động của lớp. Báo cáo giáo viên về kết quả đạt được trong tuần qua. Đánh giá xếp loại các tổ. Giáo viên nhận xét đánh giá chung các mặt hoạt động của lớp . Về học tập: Còn nhiều bạn lười học bài và làm bài ở nhà. Về đạo đức:các em đều ngoan ngoãn , lễ phép. Về duy trì nề nếp, vệ sinh, múa hát, tập thể dục giữa giờ: Về các hoạt động khác. Tuyên dương:Hải, Thuỷ, Công, Giang, Phê bình: 2/ Đề ra nội dung phương hướng, nhiệm vụ trong tuần tới. Phát huy những ưu điểm, thành tích đã đạt được Khắc phục khó khăn, duy trì tốt nề nếp lớp. 3/ Củng cố - dặn dò. Nhắc nhở HS chuẩn bị bài cho tuần học tới.( tuần 14)
Tài liệu đính kèm: