ĐỊA LÍ :
Tiết 12 : ĐỒNG BẰNG BẮC BỘ
I. MỤC TIÊU : Sau bài học, HS có khả năng :
- Chỉ vị trí của đồng bằng Bắc Bộ (ĐBBB) trên bản đồ Địa lí tự nhiên Việt Nam.
- Trình bày một số đặc điểm của ĐBBB về hình dạng, sự hình thành địa hình, diện tích, sông ngòi và nêu được vai trò của hệ thống đê ven sông.
- Tìm kiến thức, thông tin ở các bản đồ, lược đồ, tranh ảnh.
- Có ý thức tìm hiểu về ĐBBB, bảo vệ đê điều, kênh mương.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC :
- Bản đồ Địa lí tự nhiên Việt Nam, lược đồ miền Bắc hoặc ĐBBB.
- Lược đồ câm vùng ĐBBB. Tranh ảnh về ĐBBB như SGK.
- Bảng phụ, bảng từ và sơ đồ.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC :
ĐỊA LÍ : Tiết 12 : ĐỒNG BẰNG BẮC BỘ I. MỤC TIÊU : Sau bài học, HS có khả năng : - Chỉ vị trí của đồng bằng Bắc Bộ (ĐBBB) trên bản đồ Địa lí tự nhiên Việt Nam. - Trình bày một số đặc điểm của ĐBBB về hình dạng, sự hình thành địa hình, diện tích, sông ngòi và nêu được vai trò của hệ thống đê ven sông. - Tìm kiến thức, thông tin ở các bản đồ, lược đồ, tranh ảnh. - Có ý thức tìm hiểu về ĐBBB, bảo vệ đê điều, kênh mương. II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC : - Bản đồ Địa lí tự nhiên Việt Nam, lược đồ miền Bắc hoặc ĐBBB. - Lược đồ câm vùng ĐBBB. Tranh ảnh về ĐBBB như SGK. - Bảng phụ, bảng từ và sơ đồ. III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC : HOẠT ĐỘNG DẠY HOẠT ĐỘNG HỌC A. BÀI CŨ - Nêu đặc điểm thiên nhiên và hoạt động của con người ở Hoàng Liên Sơn ? - Nêu đặc điểm thiên nhiên và hoạt động của con người ở Tây Nguyên ? - HS lên bảng trả lời câu hỏi. - Nêu đặc điểm địa hình vùng trung du Bắc Bộ. Ở đây, người dân đã làm gì để phủ xanh đất trống, đồi trọc ? * GV nhận xét, cho điểm. B. BÀI MỚI * Giới thiệu bài : Chúng ta đã cùng nhau tìm hiểu về Tây Nguyên. Hôm nay chúng ta sẽ tiếp tục tìm hiểu một vùng đất khác của Tổ quốc Việt Nam. Đó là đồng bằng Bắc Bộ. - Lắng nghe. * Hoạt động 1 : Vị trí và hình dạng của ĐBBB. - Treo bản đồ Địa lí tự nhiên Việt Nam và yêu cầu HS chú ý lên bản đồ. - HS quan sát bản đồ. - GV chỉ bản đồ và nói cho HS biết ĐBBB: Vùng ĐBBB có hình dạng tam giác với đỉnh ở Việt Trì và cạnh đáy là đường bờ biển kéo dài từ Quảng Yên xuống tận Ninh Bình. - Yêu cầu HS lên bảng chỉ vị trí ĐBBB trên bản đồ và nhắc lại hình dạng của đồng bằng này. - 1 HS lên thực hiện yêu cầu. - Phát cho HS lược đồ câm lấy từ SGK. - Yêu cầu HS dựa vào kí hiệu, xác định và tô màu vùng ĐBBB trên lược đồ đó. - Cả lớp thực hiện yêu cầu của GV. - Chọn 1-2 bài tô nhanh, đúng, đẹp khen ngợi trước lớp và yêu cầu HS đó nhắc lại hình dạng của ĐBBB. - 1-2 HS. - GV chuyển ý : Để biết ĐBBB hình thành như thế nào, có đặc điểm gì nổi bật chúng ta cùng tìm hiểu trong hoạt động tiếp theo. * Hoạt động 2 : Sự hình thành, diện tích, địa hình ĐBBB. - Treo bảng phụ ghi các câu hỏi. 1. ĐBBB do sông nào bồi đắp nên ? Hình thành ntn ? 2. ĐBBB có diện tích lớn thứ mấy trong các đồng bằng ở nước ta ? Diện tích là bao nhiêu ? 3. Địa hình ĐBBB ntn ? - Yêu cầu HS đọc, thảo luận cặp đôi để trả lời câu hỏi. - HS đọc, cùng nhau trao đổi để trả lời câu hỏi. - Đại diện mỗi nhóm trình bày, các nhóm khác nhận xét, bổ sung. - Yêu cầu HS khá trả lời toàn bộ các câu hỏi. 1. ĐBBB do sông Hồng và sông Thái Bình bồi đắp lên. Hai con sông này khi đổ ra biển thì chảy chậm lại làm phù sa lắng đọng thành các lớp dày. Qua hàng vạn năm, các lớp phù sa đó đã tạo nên ĐBBB. 2. ĐBBB có diện tích lớn thứ hai trong số các đồng bằng ở nước ta. Diện tích của ĐBBB là 15.000km2 và đang tiếp tục được mở rộng ra biển. 3. Địa hình ĐBBB khá bằng phẳng. - GV lắng nghe, nhận xét và khen ngợi các HS trả lời tốt. * Hoạt động 3 : Tìm hiểu hệ thống sông ngòi ở ĐBBB. - Treo lược đồ ĐBBB lên bảng. Yêu cầu HS quan sát lược đồ, ghi vào giấy nháp tên những con sông của ĐBBB mà em quan sát được. - Theo dõi, quan sát. - GV tổ chức trò chơi Thi đua kể tên các sông của ĐBBB. - HS nghe phổ biến và cùng nhau chơi. - GV theo dõi HS chơi. Tổng kết, nhận xét ĐBBB có nhiều sông, trong đó có 2 sông lớn nhất là sông Hồng và sông Thái Bình, nối với các sông này là sông nhỏ như sông Đuống, sông Cầu, sông Thương, sông Luộc, sông Đáy ... - GV giảng thêm về sông Hồng và sông Thái Bình. - HS chú ý lắng nghe. + Sông Hồng : Đây là con sông lớn nhất miền Bắc, bắt nguồn từ Trung Quốc, chảy qua ĐBBB rồi đổ ra biển. Khi chảy qua ĐBBB, sông chia thành nhiều nhánh, có nhánh đổ sang sông Thái Bình. Trong quá trình chảy từ thượng nguồn đến ĐBBB, nước sông cuốn theo nhiều phù sa làm cho nước sông có màu đỏ quanh năm. Do đó sông có tên là sông Hồng. + Sông Thái Bình do 3 sông hợp thành sông Thương, sông Cầu, sông Lục Nam. Đoạn cuối sông cũng chia thành nhiều nhánh và đổ ra biển bằng nhiều cửa. * Hoạt động 4 : Hệ thống đê ngăn lũ ở ĐBBB. - Yêu cầu HS làm việc cặp đôi, đọc và trả lời các câu hỏi. - HS thảo luận và trả lời câu hỏi. 1. Ở ĐBBB mùa nào thường mưa nhiều ? ... mùa hè thường mưa nhiều. 2. Mùa hè, mưa nhiều nước các sông ntn ? ... nước dâng cao gây lụt ở đồng bằng. 3. Người dân ĐBBB đã làm gì để hạn chế tác hại của lũ lụt ? ... người dân đã đắp đê dọc hai bên bờ sông. - GV chốt : Ở ĐBBB, mùa hạ là mùa mưa nhiều, khiến nước sông dâng cao thường gây ngập lụt. Để ngăn lụt, người dân đã đắp đê dọc hai bên bờ sông. - HS lắng nghe. - GV đưa ra sơ đồ. - HS quan sát và trả lời yêu cầu của GV. Hệ thống đê ở ĐBBB Tác dụng : Vị trí : Đặc điểm : Hệ thống đê ở ĐBBB Tác dụng : ngăn lũ lụt Vị trí : dọc hai bên bờ sông Đặc điểm : dài, cao và vững chắc nhiều đoạn đê - Hệ thống đê ở ĐBBB là một công trình vĩ đại của người dân ĐBBB. Tổng chiều dài của hệ thống này lên tới gần 1700km. Hệ thống đê này ngày càng được đắp cao, bề mặt thì to ra, vững chắc hơn. - GV chốt lại : Hàng năm, nhân dân ĐBBB đều kiểm tra đê điều, bồi đắp thêm, gia cố để đê vững chắc. C. CỦNG CỐ, DẶN DÒ - Yêu cầu HS đọc phần ghi nhớ SGK. - 1-2 em đọc. - Về sưu tầm các tranh ảnh về ĐBBB và người dân vùng ĐBBB.
Tài liệu đính kèm: