Giáo án Địa lí 4 tiết 19 đến 29

Giáo án Địa lí 4 tiết 19 đến 29

ĐỊA LÍ

Tiết 19 : Thành phố Hải Phòng

I/ Mục tiêu

Sau bài học, HS có khả năng :

- Xác định và nêu được vị trí của thành phố Hải Phòng trên bản đồ .

- Trình bày những đặc điểm tiêu biểu của thành phố Hải Phòng .

- Có ý thức tìm hiểu về thành phố cảng Hải Phòng .

II/ Đồ dùng dạy – học

- Bản đồ ,lược đồ Việt Nam và Hải Phòng .

- Tranh ảnh trong SGK .Bảng phụ, sơ đồ

III / Các hoạt động dạy – học chủ yếu

 1 / Kiểm tra bài cũ : GV nêu câu hỏi gọi HS trả lời :

 - Nêu những dẫn chứng cho thấy HN là trung tâm chính trị ,kinh tế, văn hoá, khoa học hàng đầu của nước ta ?

 - GV nhận xét cho điểm HS

2/ Dạy – Học bài mới : a/ Giới thiệu bài

 b/ Nội dung bài

 

doc 12 trang Người đăng hoaithu33 Lượt xem 1052Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Địa lí 4 tiết 19 đến 29", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
địa lí
Tiết 19 : Thành phố Hải Phòng
I/ Mục tiêu
Sau bài học, HS có khả năng :
Xác định và nêu được vị trí của thành phố Hải Phòng trên bản đồ .
Trình bày những đặc điểm tiêu biểu của thành phố Hải Phòng .
Có ý thức tìm hiểu về thành phố cảng Hải Phòng .
II/ Đồ dùng dạy – học 
Bản đồ ,lược đồ Việt Nam và Hải Phòng .
Tranh ảnh trong SGK .Bảng phụ, sơ đồ 
III / Các hoạt động dạy – học chủ yếu 
 1 / Kiểm tra bài cũ : GV nêu câu hỏi gọi HS trả lời :
 - Nêu những dẫn chứng cho thấy HN là trung tâm chính trị ,kinh tế, văn hoá, khoa học hàng đầu của nước ta ?
 - GV nhận xét cho điểm HS
2/ Dạy – Học bài mới : a/ Giới thiệu bài 
 b/ Nội dung bài 
 * Hoạt động 1: Hải Phòng – thành phố cảng
 - GV treo bản đồ Việt Nam , lược đồ thành phố Hải Phòng .
 - Yêu cầu HS làm việc cặp đôi : Đọc SGK , quan sát trên lược đồ để hoàn thành vào bảng phụ .
 - Yêu cầu 2 nhóm trả lời , GV ghi lại ý đúng .
 + Nêu một số điều kiện để Hải Phòng trở thành một cảng biển ?
 + Mô tả hoạt động của cảng Hải Phòng ?
 - Yêu cầu HS trả lời , GV ghi lại các ý HS trả lời đúng
 * Hoạt động 2 : Đóng tàu-ngành công nghiệp quan trọng của Hải Phòng 
 - GV treo bảng phụ ghi gợi ý về nội dung cần tìm hiểu và nêu yêu cầu : Dựa vào SGK , lược đồ để hoàn thành bảng thông tin về ngành công nghiệp đóng tàu của Hải Phòng:
 + Yêu cầu HS nêu kết quả thảo luận .
 - GV chốt kiến thức và bổ sung .
 * Hoạt động 3 : Hải Phòng – trung tâm du lịch 
 - Yêu cầu HS dựa vào SGK , trả lời câu hỏi : Hải Phòng có những điều kiện gì 
để trở thành một trung tâm du lịch ?
 - Nơi nào của Hải Phòng được công nhận là khu dự trữ sinh quyển của thế giới.
 - GV treo hình 4 : Đảo Cát Bà giới thiệu mở rộng 
 *Hoạt động 4 : Tìm hiểu về Hải Phòng qua tranh ảnh sưu tầm 
 - Yêu cầu HS làm việc theo nhóm sắp xếp các tranh ảnh mà mình sưu tầm được về Hải Phòng theo 3 nhóm .
 + Thành phố cảng . Trung tâm du lịch . 
 + Ngành công nghiệp đóng tàu .
 - Yêu cầu 1 vài nhóm lên trình bày trước lớp .
 3/ Củng cố – Dặn dò :
 - GV tổng kết kiến thức bài học 
 - GV dặn dò HS về nhà học bài chuẩn bị bài sau 
địa lí
 Tiết 20 : Đồng bằng Nam Bộ 
I/ Mục tiêu
Sau bài học, HS có khả năng :
 - Chỉ được vị trí đồng bằng Nam Bộ và hệ thống kênh rạch chính trên bản đồ Việt Nam .
 - Trình bày những đặc điểm cơ bản về điều kiện tự nhiên của đồng bằng Nam Bộ .
Rèn luyện kỹ năng đọc và phân tích bản đồ 
II/ Đồ dùng dạy – học 
 - Bản đồ địa lý tự nhiên Việt Nam 
 - Lược đồ tự nhiên đồng bằng Nam Bộ 
 1 / Kiểm tra bài cũ : GV nêu câu hỏi gọi HS trả lời :
 - Nêu những điều kiện tự nhiên để Hải Phòng trở thành một cảng biển , một trung tâm du lịch lớn của nước ta .
 - Nêu tên các sản phẩm của nghành công nghiệp đóng tàu ở Hải Phòng ?
 - GV nhận xét cho điểm HS
2/ Dạy – Học bài mới : a/ Giới thiệu bài 
 b/ Nội dung bài 
 * Hoạt động 1: Đồng bằng lớn nhất của nước ta 
 - GV treo lược đồ địa lý tự nhiên Việt Nam yêu cầu HS thảo luận cặp đôi trả lời câu hỏi sau :
 + Đồng bằng Nam Bộ do những con sông nào bồi đắp nên ?
 + Em có nhận xét gì về diện tích đồng bằng Nam Bộ 
 + Kể tên một số vùng trũng do ngập nước thuộc đồng bằng Nam Bộ 
 + Nêu các loại đất có ở đồng bằng Nam Bộ ?
 - Nhận xét câu trả lời của HS 
 * Hoạt động 2 : Mạng lưới sông ngòi , kênh rạch chằng chịt 
 - GV yêu cầu HS thảo luận theo nhóm :
 + Nêu tên một số sông lớn , kênh rạch ở đồng bằng Nam Bộ .
 + Hãy nêu nhân xét về mạng lưới sông kênh rạch đó 
 - Hỏi : Từ những đặc điểm về sông ngòi , kênh rạch như vậy , em có thể suy ra được những gì về đặc điểm đất đai của đồng bằng Nam Bộ ?
 - Nhận xét câu trả lời của HS và GV có thểgiảng thêm 
 *Hoạt động 3 : Trò chơi : “ Ô chữ kỳ diệu ”
 - GV đưa ra ô chữ với những lời gợi ý , có nội dung kiến thức bài học 
 - Yêu cầu HS tìm ra các ô chữ hàng ngang và hàng dọc 
 - GV phổ biến luật chơi 
 - GV tổ chức cho HS chơi 
 - Tổng kết trò chơi 
 3/ Củng cố – Dặn dò :
 - GV tổng kết kiến thức bài học 
 - GV dặn dò HS về nhà học bài chuẩn bị bài sau 
địa lí
 Tiết 21: Người dân ở đồng bằng Nam Bộ
I/ Mục tiêu
Sau bài học, HS có khả năng :
Kể tên được các dân tộc chủ yếu về một số lễ hội nổi tiếng ở đồng bằng Nam Bộ.
Trình bày được các đặc điểm về nhà ở và phương tiện đi lại phổ biến của người dân ở đồng bằng Nam Bộ .
Tôn trọng truyền thống văn hoá của người dân đồng bằng Nam Bộ .
II/ Đồ dùng dạy – học 
 - Một số tranh ảnh , hình vẽ về nhà ở , trang phục , lễ hội của người dân Nam Bộ.
 - Phiếu thảo luận nhóm
 1 / Kiểm tra bài cũ : GV nêu câu hỏi gọi HS trả lời :
 - Đồng bằng Nam Bộ nằm ở phía nào của nước ta ? Do phù sa các sông nào bồi đắp.
 - Nêu một số đặc điẻm tự nhiên của đồng bằng Nam Bộ ?
 - GV nhận xét cho điểm HS
2/ Dạy – Học bài mới : a/ Giới thiệu bài 
 b/ Nội dung bài 
 * Hoạt động 1: Nhà ở của người dân 
 - Yêu cầu thảo luận nhóm theo câu hỏi sau :
 + Từ những đặc điểm về đất đai , sông ngòi ở bãi trước , hãy rút ra hệ quả về cuộc sống của người dân đồng bằng Nam Bộ .
 + Theo em , ở đồng bằng Nam Bộ có những dân tộc nào sinh sống ?
 - GV nhận xét , bổ sung câu trả lời của HS .
 - Tổng hợp kiến thức cần ghi nhớ dưới dạng sơ đồ .
 * Hoạt động 2 : Trang phục và lễ hội 
 - GV thu thập các tranh ảnh về trang phục , lễ hội của người dân đồng bằng Nam Bộ .Mà HS đã thu thập được và yêu cầu các nhóm thảo luận :
 + Từ những bức ảnh em rút ra được những đặc điểm gì về trang phục , nêu được những lễ hội gì của người dân ở đòng bằng Nam Bộ .
 *Hoạt động 3 : Trò chơi : Xem ai nhớ nhất 
 - GV phổ biến luật chơi :
 + Mỗi dãy cử 5 bạn lập thành một đội chơi .
 - GV chuẩn bị sẵn 5 mảnh bìa ghi rõ nội dung sau : Dân tộc sinh sống , phương tiện , nhà ở , trang phục , lễ hội :
 + Cách chơi : Mỗi một lượt chơi xẽ có 2 đại diện của 2 dãy tham gia . Một bạn bốc thăm và diễn đạt lại nội dung đó bằng những từ ngữ khác . Bạn kia xẽ nghe đoán từ sau đó nói nên đặc điểm nội dung đó ở đồng bằng Nam Bộ .
 - GV tổ chức cho HS chơi .
 - Tổng kết trò chơi 
 3/ Củng cố – Dặn dò :
 - GV tổng kết kiến thức bài học 
 - GV dặn dò HS về nhà học bài chuẩn bị bài sau 
địa lí
Tiết 22: Hoạt động sản xuất của người dân ở đồng bằng Nam Bộ 
I/ Mục tiêu
Sau bài học, HS có khả năng :
 - Trình bày được những đặc điểm cơ bản về hoạt động sản xuất của người dân ở đồng bằng Nam Bộ 
 - Nêu được mối quan hệ giữa đặc điểm về đất đai , sông ngòi với những đặc điểm về hoạt động sản xuất của người dân ở đồng bằng Nam Bộ 
 - Trình bày được quy trình xuất khẩu gạo và nêu được một số sản vật nổi tiếng của địa phương 
II/ Đồ dùng dạy – học 
Bảng phụ . Hình minh hoạ trong SGK
III / Các hoạt động dạy – học chủ yếu 
 1 / Kiểm tra bài cũ : GV nêu câu hỏi gọi HS trả lời :
 + Kể tên một số dân tộc và những lẽ hội nổi tiếng ở đỗng bằng Nam bộ ?
 + Nhà ở của người dân đồng bằng Nam Bộ có đặc điểm gì ?
 - GV nhận xét cho điểm HS
2/ Dạy – Học bài mới : a/ Giới thiệu bài 
 b/ Nội dung bài 
 * Hoạt động 1: Vựa lúa , vựa trái cây lớn nhất cả nước 
 - HS thảo luận trả lời câu hỏi sau : dựa vào những đặc điểm về tự nhiên của đồng bằng Nam Bộ , hãy nêu những đặc điểm về hoạt động sản xuất nông nghiệp và các sản phẩm của người dân nơi đây .
 - Nhận xét câu trả lời của HS 
 - Yêu càu các nhóm đọc tài liệu SGK và thể hiện quy trình thu hoạch và chế biến gạo xuất khẩu 
 - Nhận xét câu trả lời của HS và rút ra kết luận 
 * Hoạt động 2 : Nơi sản xuất nhiều thuỷ sản nhất cả nước 
 - GV yêu cầu HS trả lời các câu hỏi sau :
 - Đặc điểm về mạng lưới sông ngòi , có ảnh hưởng như thế nào đến hoạt động sản xuất của người dân ở đồng bằng Nam Bộ ?
 - Nhận xét câu trả lời của HS và rút ra kết luận 
 * Hoạt động 3 : Thi kể tên các sản vật của đồng bằng Nam Bộ 
 - GV chia lớp thành 2 dãy tổ chức thi tiếp sức với nội dung sau : Kể tên các sản vật đặc trưng của đồng bằng Nam Bộ .
Sau 3 phút dãy nào viết được nhiều tên sản vật đúng hơn dãy đó sẽ thắng 
GV tổ chức cho HS chơi 
 - Yêu cầu HS giải thích được vì sao đồng bằng Nam Bộ lại co sản vật đặc trưng đó để củng cố bài 
 3/ Củng cố – Dặn dò :
 - GV tổng kết kiến thức bài học 
 - GV dặn dò HS về nhà học bài chuẩn bị bài sau 
địa lí
Tiết 23: Hoạt động sản xuất của người dân
ở đồng bằng Nam Bộ ( tiếp theo)
I/ Mục tiêu
Sau bài học, HS có khả năng :
 - Biết đồng bằng Nam Bộ là vùng công nghiệp phát triển mạnh nhất nước ta 
 - Nêu được mối quan hệ giữa đặc điểm về về tự nhiên với những đặc điểm về hoạt động sản xuất của người dân ở đồng bằng Nam Bộ 
 - Trình bày được những hoạt động đặc trưng của chợ nổi – nét độc đáo của đồng bằng sông Cửu Long 
II/ Đồ dùng dạy – học 
Bảng phụ . Hình minh hoạ trong SGK
III / Các hoạt động dạy – học chủ yếu 
 1 / Kiểm tra bài cũ : GV nêu câu hỏi gọi HS trả lời :
 + Nêu những thuận lợi để đồng bằng Nam Bộ trở thành vùng sản xuất lúa gạo trái cây và thuỷ sản lớn nhất cả nước ?
 - GV nhận xét cho điểm HS
2/ Dạy – Học bài mới : a/ Giới thiệu bài 
 b/ Nội dung bài 
 * Hoạt động 1: Vùng công nghiệp phát triển mạnh nhất nước ta 
 - HS thảo luận trả lời câu hỏi sau : Nêu tên các ngành công nghiệp ở đồng bằng Nam Bộ và sản phẩm chính của nghành đó ? Đồng bằng Nam Bộ có những điều kiện thuận lợi gì để phát triển các nghành công nghiệp đó ?
 - Nhận xét câu trả lời của HS và rút ra kết luận 
 * Hoạt động 2 : Chợ nổi trên sông 
 - GV yêu cầu HS nhắc lại phương tiện chủ yếu của người dân Nam Bộ 
 - Hỏi : Vậy các hoạt đoọng sinh hoạt như mua bán , trao đổi của người dân thường diễn ra ở đâu ?
 - HS trả lời , rút ra kết luận.
 - GV yêu cầu HS trao đổi cặp đôi mô tả về những hoạt dộng mua bán , trao đổi ở chợ nổi trên sông của người dân 
 - Nhận xét câu trả lời của HS và rút ra kết luận 
 * Hoạt động 3 : Trò chơi : “ Giải ô chữ ”
 - GV phổ biến luật chơi 
 + GV chuẩn bị ô chữ với các nội dung khác nhau , có kèm theo những lời gợi ý 
 - HS cả lớp có nhiệm vụ giải các ô chữ đó , dựa vào lời gợi ý của GV 
 - HS nào giải được ô chữ nhanh và đúng , sẽ nhận được phần thưởng
 - Ví dụ : Ô chữ gồm năm chữ cái : Đây là khoáng sản được khai thác chủ yếu ở đồng bằng Nam Bộ ( Là dầu mỏ ) 
 + Ô chữ gồm chữ cái : Nét văn hoá độc đáo của người dân Nam Bộ thường diễn ra ở đây ( Là chợ nổi )
 3/ Củng cố – Dặn dò :
 - GV tổng kết kiến thức bài học 
 - GV dặn dò HS về nhà học bài chuẩn bị bài sau 
địa lí
 Tiết 24: Thành phố Hồ Chí Minh 
I/ Mục tiêu
Sau bài học, HS có khả năng :
Nêu và chỉ ...  HS lược đồ TP Cần Thơ yêu cầu HS tô màu vào phần địa giới của TP sau đó hỏi :
 + TP Cần Thơ nằm bên sông nào ?
 + Thành phố , tỉnh nào tiếp giáp với thành phố Cần Thơ ? 
 + Từ TP đi đến các nơi bằng những loại đường giao thông nào ?
 - Yêu cầu HS lên chỉ vị trí của thành phố Cần Thơ trên lược đồ 
* Hoạt động 2 : Trung tâm kinh tế -văn hoá- khoa học của đồng bằng sông Cửu Long
 - Yêu cầu HS quan sát hệ thống kênh rạch của thành phố Cần Thơ và cho biết :
 + Có nhận xét gì về hệ thống kênh rạch của TP Cần Thơ ?
 + Hệ thống kênh rạch này tạo điều kiện thuận lợi gì cho kinh tế của Cần Thơ ?
HS trả lời , GV yêu cầu HS tiếp tục thảo luận tìm dẫn chứng chứng tỏ Cần Thơ còn là trung tâm văn hoá , khoa học của đồng bằng sông Cửu Long 
 - Yêu cầu HS trả lời 
 - Hỏi HS : Các viện nghiên cứu , các trường đào tạo và các cơ sở sản xuất có sản phẩm chủ yếu phục vụ cho ngành nào ?
 + ở Cần Thơ có thể đi đến những nơi nào để tham quan du lịch ?
 - Yêu cầu HS làm việc theo nhóm dựa vào tranh ảnh được phát và SGK để trả lời câu hỏi của GV .
 - HS trình bày GV kết luận 
 - Hỏi HS : có biết câu thơ nào nói về sự mến khách của vùng đất Cần Thơ không ?
GV mở rộng : hỏi “ gạo trắng nước trong cho biết Cần Thơ có thế mạnh gì ? ” 
 3/ Củng cố – Dặn dò :
 - GV tổng kết kiến thức bài học 
 - GV dặn dò HS về nhà học bài chuẩn bị bài sau 
địa lí
 Tiết 26: Ôn tập
I/ Mục tiêu
Sau bài học, HS có khả năng :
 - Chỉ được vùng ĐBBB, ĐBNB, sông Hồng , sông Thái Bình , sông Sài Gòn , sông Tiền , sông Hậu, trên bản đồ , lược đồ Việt Nam .
 - Nêu được điểm giống và khác nhau của hai vùng ĐBBB và ĐBNB .
 - Chỉ được trên bản đồ các thành phố lớn Hà Nội , Hải Phòng , TP Hồ Chí Minh , TP Cần Thơ và nêu một vài đặc điểm tiêu biểu của những thành phố này 
II/ Đồ dùng dạy – học 
Lược đồ ĐBBB, ĐBNB, bản đồ Việt Nam .
Bản phô tô bản đồ hành chính Việt Nam ( bản đồ câm )
Tranh ảnh về các TP : Hải Phòng , TP HCM , Cần Thơ .
III / Các hoạt động dạy – học chủ yếu 
 1 / Kiểm tra bài cũ : GV nêu câu hỏi gọi HS trả lời :
 - Nêu những dẫn chứng cho thấy TP Cần Thơ là trung tâm kinh tế , văn hoá và khoa học quan trọng của đồng bằng sông Cửu Long ?.
 - GV nhận xét và cho điểm HS 
2/ Dạy – Học bài mới : a/ Giới thiệu bài 
 b/ Nội dung bài 
 * Hoạt động 1: Vị trí các đồng bằng và các dòng sông lớn 
 - GV treo bản đồ tự nhiên Việt Nam .
 - Yêu cầu HS làm việc theo cặp đôi : Chỉ trên bản đồ 2 vùng ĐBBB và ĐBNB và chỉ các dòng sông lớn tạo nên các đồng bằng đó .
 - GV phát cho HS loại bản đồ câm .
 - GV yêu cầu HS chỉ 9 cửa đổ ra biển của sông Cửu Long .
 * Hoạt động 2 : Đặc điểm thiên nhiên của ĐBBB và ĐBNB
 - Yêu cầu HS làm việc theo nhóm , dựa và bản đồ tự nhiên , SGK và kiến thức đã học tìm hiểu về đặc điểm tự nhiên của ĐBBB và ĐBNB và điền các thông tin vào bảng phụ .
 - Yêu cầu các nhóm trình bày kết quả . GV theo dõi nhận xét và các nhóm bổ sung để hoàn thiện .
 * Hoạt động 3 : Con người và hoạt động sản xuất ở các đồng bằng 
 - GV treo bản đồ hành chính Việt Nam, yêu cầu HS xác định các thành phố lớn nằm ở ĐBBB và ĐBNB .
 - Yêu cầu HS chỉ các thành phố lớn trên bản đồ .
 - Yêu cầu HS làm việc cặp đôi : Nêu tên các con sông chảy qua các TP đó .
 - Yêu cầu HS tiếp tục cặp đôi thảo luận hoàn thành nội dung phiếu học tập .
 - HS trình bày :
 - Yêu cầu HS nêu lại những đặc điểm chính của các vùng ĐBBB và ĐBNB .
 3/ Củng cố – Dặn dò :
 - GV gọi HS đọc lại kết luận 
 - GV nhận xét tiết học và dặn dò HS về nhà học bài 
địa lí
Tiết 27 : Dải đồng bằng duyên hải miền Trung 
I/ Mục tiêu
Sau bài học, HS có khả năng :
 - Đọc tên và chỉ trên lược đồ , bản đồ các đồng bằng duyên hải miền Trung 
Trình bày được đặc điểm của các đồng bằng duyên hải miền Trung .
Biết và nêu được đặc điểm khí hậu của các đồng bằng duyên hải miền Trung 
II/ Đồ dùng dạy – học 
Lược đồ đồng bằng duyên hải miền Trung ,Bản đồ Việt Nam 
Tranh ảnh về các đồng bằng duyên hải miền Trung 
III / Các hoạt động dạy – học chủ yếu 
 1 / Kiểm tra bài cũ : GV nêu câu hỏi gọi HS trả lời :
 - Các dòng sông nào đã bồi đắp lên các vùng đồng bằng BB và đồng bằng Nam Bộ ? Hãy chỉ trên bản đồ ?
 - GV nhận xét và cho điểm HS 
2/ Dạy – Học bài mới : a/ Giới thiệu bài 
 b/ Nội dung bài 
 * Hoạt động 1: Các đồng bằng nhỏ hẹp ven biển 
 - GV treo và giới thiệu lược đồ dải đồng bằng duyên hải miền Trung yêu cầu HS quan sát lược đồ cho biết có bao nhiêu dải đồng bằng ở duyên hải miền Trung ?
 - Yêu cầu HS thảo luận cho biết : 
 + Em có nhận xét gì về vị trí của các đồng bằng này ?
 + Em có nhận xét gì về tên gọi của các đồng bằng ?
 - GV treo lược đồ đầm phá ở Thừa Thiên Huế , giới thiệu và minh hoạ trên lược đồ 
 - Hỏi : ở các vùng đồng bằng này có nhiều cồn cát cao , do đó thường có hiện tượng gì xảy ra ? Để ngăn hiện tượng này người dân ở đây phải làm gì ?
 - Yêu cầu HS rút ra nhận xét 
 * Hoạt động 2 : Bức tường cắt ngang dải đồng bằng duyên hải miền Trung 
 - Yêu cầu HS quan sát trên bản đồ cho biết dãy núi nào đã cắt ngang dải đồng bằng duyên hải miền Trung, hãy chỉ trên lược đồ ?
 - Yêu cầu HS trả lời : Để đi từ Huế vào Đà Nẵng và từ Đà Nẵng ra Huế phải đi bằng cách nào ? GV treo hình 4 và giới thiệu đường đèo Hải Vân hỏi HS : Đường hầm Hải Vân có lợi gì hơn so với đường đèo ?
 * Hoạt động 3 : Khí hậu khác biệt giữa khu vực phía Bắcvà phía Nam 
 - GV yêu cầu HS làm việc cặp đôi cho biết : khí hậu phía Bắc và phía Nam ĐB duyên hải miền Trung khác nhau như thế nào ?
 - HS trả lời , GV nhận xét 
 - Hỏi HS : Có sự khác nhau về nhiệt độ như vậy là do đâu ?
 - Yêu cầu HS cho biết thêm một vài đặc điểm của mùa hạ và những tháng cuối năm của đồng bằng duyên hải miền Trung 
 - Hỏi HS : Khí hậu ở ĐB duyên hải miền Trung có thuận lợi cho người dân sinh sống và sản xuất không ? 
 3/ Củng cố – Dặn dò :
 - GV gọi HS đọc lại kết luận 
 - GV nhận xét tiết học và dặn dò HS về nhà học bài 
địa lí
Tiết 28 : Người dân và hoạt động sản xuất ở đồng bằng duyên hải miền Trung 
I/ Mục tiêu
Sau bài học, HS có khả năng :
- Nêu được đặc điểm dân cư ở ĐB DHMT
Trình bày được đặc điểm của hoạt động sản xuất ở ĐB DHMT
Dựa vào tranh ảnh để tìm thông tin 
II/ Đồ dùng dạy – học 
Lược đồ đồng bằng duyên hải miền Trung ,Bản đồ Việt Nam 
Tranh ảnh như SGK , các tranh ảnh sưu tầm về con người và hoạt động sản xuất ở đồng bằng duyên hải miền Trung 
III / Các hoạt động dạy – học chủ yếu 
 1 / Kiểm tra bài cũ : GV nêu câu hỏi gọi HS trả lời :
 - Nêu đặc điểm của ĐBDH miền Trung ?
 - Nêu đặc điểm của khí hậu vùng đồng bằng duyên hải miền Trung?
 - GV nhận xét và cho điểm HS 
2/ Dạy – Học bài mới : a/ Giới thiệu bài 
 b/ Nội dung bài 
 * Hoạt động 1: Dân cư tập trung khá đông đúc 
 - GV treo bản đồ yêu cầu HS quan sát sự phân bố dân cư Việt Nam và so sánh :
 + So sánh lượng người sinh sống ở vùng ven biển miền Trung so với ở vùng núi Trường Sơn ?
 + So sánh lượng người sinh sống ở vùng ven biển miền Trung so với ở vùng ĐBBB và ĐBNB ?
 - GV tổng kết 
 - GVyêu cầu HS làm việc cặp đôi quan sát hình 1,2 nhận xét trang phục của phụ nữ Chăm , phụ nữ Kinh 
 - Yêu cầu HS rút ra nhận xét 
 * Hoạt động 2 : Hoạt động sản xuất của người dân 
 - Yêu cầu HS quan sát hình3 ,8 trong SGK hỏi HS :
 - Dựa vào các hình ảnh nói về hoạt động sản xuất của người dân đồng bằng duyên hải MT ? Hãy cho biết , người dân ở đây có những ngành nghề gì ?
 - Yêu cầu HS kể tên một số loài cây được trồng ?
 - Yêu cầu HS kể tên một số con vật được chăn nuôi nhiều ơe vùng ĐB DHMT
 - Yêu cầu HS kể tên một số loài thuỷ sản được nuôi trồng ở ĐB DHMT 
 * Hoạt động 3 : Khai thácđiều kiện tự nhiên để phát triển sản xuất ởĐBDHMT
 - GV yêu cầu HS nhắc lại các nghề chính ở ĐB DHMT
 - GV nhấn mạnh : Đây là nghề thuộc nhóm ngành nông – ngư nghiệp 
 - Hỏi HS: Vì sao người dân ở đây lại có những hoạt động sản xuất này ?
 - Giải thích vì sao ĐB DHMT lại có những hoạt động sản xuất đó ?
 - Yêu cầu các nhóm lên trình bày trước lớp các điều kiện để sản xuất 
 3/ Củng cố – Dặn dò :
 - GV gọi HS đọc lại kết luận 
 - GV nhận xét tiết học và dặn dò HS về nhà học bài 
địa lí
Tiết 29 : Người dân và hoạt động sản xuất ở đồng bằng duyên hải miền Trung (tiếp) 
I/ Mục tiêu
Sau bài học, HS có khả năng :
 - Trình bày được một số nét tiêu biểu về hoạt động du lịch , công nghiệp và lễ hội của người dân ĐB DHMT.
Mô tả được quy trình làm đường mía .
Sử dụng tranh ảnh mô tả , tìm thông tin có liên quan .
II/ Đồ dùng dạy – học 
 - Tranh ảnh như SGK , các tranh ảnh sưu tầm về con người và hoạt động sản xuất ở đồng bằng duyên hải miền Trung .
Bảng phụ ghi các câu hỏi bài tập và sơ đồ .
III / Các hoạt động dạy – học chủ yếu 
 1 / Kiểm tra bài cũ : GV nêu câu hỏi gọi HS trả lời :
 - Vì sao dân cư tập trung khá đông đúc tại đồng bằng duyên hải miền Trung ?
Giải thích vì sao người dân ở đồng bằng duyên hải miền Trung lại trồng lúa , lạc , mía và làm muối ?
 - GV nhận xét và cho điểm HS 
2/ Dạy – Học bài mới : a/ Giới thiệu bài 
 b/ Nội dung bài 
 * Hoạt động 1: Hoạt động du lịch ở ĐB DHMT
 - GV treo lược đồ ĐB DHMT, yêu cầu HS quan sát và trả lời câu hỏi :
 - Các dải ĐBDHMT nằm ở vị trí nào so với biển ? Vị trí này có thuận lợi gì về du lịch ?
 - GV treo hình 9 : Bãi biển Nha Trang và giới thiệu về bãi biển Nha Trang
 - Yêu cầu HS kể cho nhau tên của những bãi biển mà mình đã thấy , đưa tranh ảnh đã sưu tầm được về cảnh đẹp của các bãi biển ở ĐB DHMTđể giới thiệu cho bạn biết 
 - Yêu cầu HS giới thiệu những cảnh dẹp và di sản văn hoá thế giới ở ĐB HMT
 - GV hỏi : điều kiện phát triển du lịch ở ĐB DHMT có tác dụng gì đối với đời sống người dân ?
 - Yêu cầu HS trả lời rút ra kết luận 
 * Hoạt động 2 : Phát triển công nghiệp
 - Hỏi HS : ở vị trí ven biển , ĐB DHMT có thể phát triển loại đường giao thông nào ?Việc đi lại nhiều bằng tàu thuyền là điều kiện để phát triển ngành công nghiệp gì ?
 - GV đưa hình 10,11 giới thiêụ về xưởng sửa chữa tàu thuyền, giới thiệu ngành công nghiệp đường mía hỏi : Kể tên các sản phẩm làm từ đường mía? 
 - Các công việc để sản xuất đường từ mía ? 
 * Hoạt động 3 : Lễ hội ở ĐB DHMT
 - GV giới thiệu và yêu cầu HS kể tên các lễ hội nổi tiếng ở vùng ĐB DHMT
 - Yêu cầu HS làm việc theo nhóm mô tả lại Tháp Bà và kể tên các hoạt động ở lễ hội Tháp Bà .
 3/ Củng cố – Dặn dò :
 - GV gọi HS đọc lại kết luận 
 - GV nhận xét tiết học và dặn dò HS về nhà học bài 

Tài liệu đính kèm:

  • docdia li tu 19 - 29.doc