ĐỊA LÍ
TIẾT 5 : TRUNG DU BẮC BỘ
I.MỤC ĐÍCH - YÊU CẦU:
1.Kiến thức:
- HS biết vùng trung du Bắc Bộ là vùng đồi với đỉnh tròn, sườn thoải
- Biết các công việc cần phải làm trong quá trình sản xuất ra chè.
2.Kĩ năng:
- Mô tả được vùng trung du Bắc Bộ.
- Xác lập được mối quan hệ địa lí giữa thiên nhiên & hoạt động sản xuất của con người
ở vùng trung du Bắc Bộ.
- Bước đầu biết dựa vào tranh ảnh, bảng số liệu để tìm kiến thức.
3.Thái độ:
- Có ý thức bảo vệ rừng & trồng rừng.
II.CHUẨN BỊ:
SGK
Bản đồ hành chính Việt Nam.
Tranh ảnh vùng trung du Bắc Bộ.
ĐỊA LÍ TIẾT 5 : TRUNG DU BẮC BỘ I.MỤC ĐÍCH - YÊU CẦU: 1.Kiến thức: - HS biết vùng trung du Bắc Bộ là vùng đồi với đỉnh tròn, sườn thoải - Biết các công việc cần phải làm trong quá trình sản xuất ra chè. 2.Kĩ năng: - Mô tả được vùng trung du Bắc Bộ. - Xác lập được mối quan hệ địa lí giữa thiên nhiên & hoạt động sản xuất của con người ở vùng trung du Bắc Bộ. - Bước đầu biết dựa vào tranh ảnh, bảng số liệu để tìm kiến thức. 3.Thái độ: - Có ý thức bảo vệ rừng & trồng rừng. II.CHUẨN BỊ: SGK Bản đồ hành chính Việt Nam. Tranh ảnh vùng trung du Bắc Bộ. III.CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU T.G HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN HOẠT ĐỘNG CỦA HS 1’ 5’ 1’ 8’ 10’ 10’ 4’ 1’ 1. Khởi động: 2.Bài cũ: Hoạt động sản xuất của người dân ở vùng núi Hoàng Liên Sơn - Người dân ở vùng núi Hoàng Liên Sơn làm những nghề gì? Nghề nào là nghề chính? - Ruộng bậc thang thường được làm ở đâu? Tác dụng của ruộng bậc thang? - Kể tên một số sản phẩm thủ công nổi tiếng ở vùng núi Hoàng Liên Sơn. GV nhận xét –ghi điểm 3. Bài mới: GV giới thiệu bài – ghi tựa. Hoạt động1: Hoạt động cá nhân - Yêu cầu HS đọc mục 1, quan sát tranh ảnh vùng trung du Bắc Bộ & trả lời các câu hỏi: + Vùng trung du là vùng núi, vùng đồi hay đồng bằng? + Các đồi ở đây như thế nào (nhận xét về đỉnh, sườn, cách sắp xếp các đồi)? + Nêu những nét riêng biệt của vùng trung du Bắc Bộ? + Hãy kể tên các tỉnh có vùng trung du? GV treo bản đồ hành chính Việt Namyêu cầu HS lên bảng chỉ các tỉnh:Bắc Giang, Phú Thọ, Vĩnh Phúc, Thái Nguyên. Hoạt động 2: Thảo luận nhóm GVchia lớp thành các nhóm.Giao nhiệm vụ cho từng nhóm-quy định thời gian thảoluận( 4’) N1 +6 : Trung du Bắc Bộ thích hợp cho việc trồng những loại cây gì? Kể tên những cây trồng ở trung du Bắc Bộ? N2 +4: Quan sát hình 1 & hình 2 cho biết cây trồng nào có ở Thái Nguyên, Bắc Giang? Em có nhận xét gì về chè của Thái Nguyên? N3+5: Chè ở đây trồng để làm gì? Nêu quy trình chế biến chè? GV giảng thêm: các sản phẩm chè của nước ta được xuất khẩu ra nhiều nước trên thế giới và được nhiều người ưa chuộng. Hoạt động 3: Làm việc cả lớp GV cho HS quan sát ảnh đồi trọc - Vì sao vùng trung du Bắc Bộ nhiều nơi đất trống đồi trọc ? - Để khắc phục tình trạng này, người dân nơi đây đã làm gì? - Nêu tác dụng của việc trồng rừng ở vùng trung du Bắc Bộ? GV liên hệ thực tế để giáo dục HS ý thức bảo vệ rừng & tham gia trồng rừng. 4. Củng cố : Gọi 2HS đọc nội dung ghi nhớ cuối bài. Nhận xét tiết học 5. Dặn dò: Chuẩn bị bài: Tây Nguyên Hát 3HS lên bảng trả lời Cả lớp theo dõi nhận xét. HS nhắc lại tựa. HS đọc mục 1, quan sát tranh ảnh vùng trung du Bắc Bộ & trả lời các câu hỏi. - Vùng trung du chủ yếu là vùng đồi. Các đồi ở đây có đỉnh tròn, sườn thoải,xếp cạnh nhau như bát úp. - Những nét riêng biệt của vùng trung du Bắc Bộ mang những dấu hiệu vừa của đồng bằng vừa của miền núi. - Các tỉnh có vùng trung du:Bắc Giang, Phú Thọ, Vĩnh Phúc, Thái Nguyên. HS chỉ trên bản đồ hành chính Việt Nam các tỉnh Bắc Giang, Phú Thọ, Vĩnh Phúc, Thái Nguyên. HS thảo luận trong nhóm theo các câu hỏi - Đại diện nhóm HS trình bày - Trung du Bắc Bộ thích hợp cho việc trồng cây ăn quả,cây chè, cây cọ. - Tên những cây trồng ở trung du Bắc Bộ: cam, chanh, dứa, vải, chè, cọ, . . . - Thái Nguyên trồng nhiều chè, Bắc Giang trồng nhiều vải. Chè Thái Nguyên nổi tiếng thơm ngon. - Chè được trồng để phục vụ trong nước và xuất khẩu. Quy trình chế biến chè: Hái chè- phân loại chè – vò sấy khô – đóng gói sản phẩm. HS đọc mục3, quan sát tranh ảnh & trả lời các câu hỏi - Vì những nơi đó rừng đã bị khai thác cạn kiệt cây cối đã bị hủy hoại do quá trình đốt phá rừng làm nương rẫy để trồng trọt & khai thác gỗ bừa bãi làm cho đất trống đồi trọc tăng lên . - Người dân đã tích cực trồng rừng, trồng cây công nghiệp lâu năm, trồng cây ăn quả. - Tác dụng của việc trồng rừng ở vùng trung du Bắc Bộ: chống xói mòn, ngăn lũ lụt, làm cho bầu không khí trong lành, phủ xanh đất trống đối trọc. 2HS đọc nội dung ghi nhớ TOÁN Tiết 5: LUYỆN TẬP I.MỤC ĐÍCH - YÊU CẦU: 1.Kiến thức: Ôn lại biểu thức có chứa một chữ, làm quen với biểu thức có chứa phép tính nhân, chia. 2.Kĩ năng: Ôn lại cách tính & cách đọc giá trị của biểu thức. Ôn lại cách đọc & cách sử dụng số liệu ở bảng thống kê. II.CHUẨN BỊ: VBT Bảng phụ III.CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU TG HOẠT ĐỘNG CỦA GV HOẠT ĐỘNG CỦA HS 1’ 5’ 1’ 29’ 5’ 1’ Khởi động: Bài cũ: Biểu thức có chứa một chữ Yêu cầu HS sửa bài về nhà. GV nhận xét Bài mới: GV giới thiệu bài – ghi tựa bài. Hoạt động: Luyện tập –thực hành Bài tập 1: -Đây là dạng toán nào? -Mỗi lần thay chữ bằng số ta tính được gì? GV treo bảng phụ HDHS làm phần a. Gọi HS lên bảng làm bài còn lại. GV sửa bài nhận xét. Bài tập 2: GV tổ chức cho HS thi đua cặp đôi, những HS còn lại làm nháp. GV nhận xét tuyên dương. Bài tập3: Gọi HS đọc yêu cầu bài. GV tổ chức cho HS thi “tiếp sức” - GV cùng HS cả lớp theo dõi nhận xét- tuyên dương. Bài tập 4: GV vẽ hình vuông trên bảng Hãy tìm chu vi hình vuông? GV cho HS nêu cách tính chu vi hình vuông có cạnh dài lần lượt là 3cm, 5cm, 8cm. GV chấm một số vở –nhận xét. Củng cố Nêu quy tắc và công thức tính chu vi hình vuông? Dặn dò: Chuẩn bị bài: Các số có 6 chữ số Làm bài 3/7 (SGK) Hát 2 HS lên bảng sửa bài HS nhận xét bài bạn. HS đọc yêu cầu bài và làm bài vào vở nháp + 1HS lên bảng làm Kết quả là: a. 32; 42; 60. b. 9; 6; 3. c. 106; 82; 156. d. 79; 60; 7. - HS sửa bài HS đọc yêu cầu bài, nêu cách thực hiện. - Từng cặp HS lên bảng làm bài a.Với n=7 thì 35+3 x n= 35+3 x 7 = 35+21=56 b.Với m = 9 thì 168 – m x 5 = 168 – 9 x 5 = 168 – 45 = 123. c.Với x = 34 thì 237 - ( 66 + x) = 237 -(66 + 34) = 237 – 100 = 137. d.Với y = 9 thì 37 x (18 : y) = 37 x (18: 9)=37 x2 = 74 HS sửa & thống nhất kết quả HS đọc yêu cầu bài, nêu cách thực hiện, cử đại diện lên bảng thi đua. Kết quả là: 40; 28; 167; 32. HS đọc yêu cầu bài HS nêu quy tắc: Chu vi của hình vuông bằng độ dài một cạnh nhân với 4. HS nêu cách tính: 3 x 4 = 12 (cm) 5 x 4 = 20 (cm) 8 x 4 = 32 (cm) HS sửabài. HS nêu
Tài liệu đính kèm: