I-Mục tiêu
Học xong bài này HS biết:
-Vị trí các cao nguyên ở Tây Nguyên trên bản đồ địa lí tự nhiênViệt Nam.
-Trình bày được một số đặc điểm của Tây Nguyên (vị trí, địa hình, khí hậu )
-Dựa vào lược ( bản đồ ), bảng số liệu, tranh, ảnh để tìm kiến thức.
II-Đồ dùng dạy học
GV: bản đồ Địa lí tự nhiên VN, tranh ảnh và tư liệu về các cao nguyên
III- Các hoạt động dạy học
1.Kiểm tra bài cũ
-1 HS mô tả sơ lược vùng trung du Bắc Bộ
-GV nhận xét , ghi điểm
Địa lí Tây Nguyên I-Mục tiêu Học xong bài này HS biết: -Vị trí các cao nguyên ở Tây Nguyên trên bản đồ địa lí tự nhiênViệt Nam. -Trình bày được một số đặc điểm của Tây Nguyên (vị trí, địa hình, khí hậu ) -Dựa vào lược ( bản đồ ), bảng số liệu, tranh, ảnh để tìm kiến thức. II-Đồ dùng dạy học GV: bản đồ Địa lí tự nhiên VN, tranh ảnh và tư liệu về các cao nguyên III- Các hoạt động dạy học 1.Kiểm tra bài cũ -1 HS mô tả sơ lược vùng trung du Bắc Bộ -GV nhận xét , ghi điểm 2.Dạy bài mới *Giới thiệu bài HĐ1:Tây Nguyên – xứ sở của các cao nguyên xếp tầng -GV chỉ vị trí của khu vực Tây Nguyên trên bản đồ Địa lí tự nhiên VN và nói: Tây Nguyên là vùng đất cao, rộng lớn, gồm các cao nguyên xếp tầng cao thấp khác nhau -GV yêu cầu HS chỉ vị trí của các cao nguyên trên lược đồ hình 1 trong SGK - HS đọc tên các cao nguyên theo hướng từ Bắc xuống Nam - 1 HS lên bảng chỉ trên bản đồ Địa lí tự nhiên VN và đọc tên các cao nguyên - HS dựa vào bảng số liệu ở mục 1 SGK xếp các cao nguyên theo thứ tự từ thấp đến cao - GV giới thiệu nội dung về 4 cao nguyên Đắc Lắc, Kon Tum, Di Linh, Lâm Viên cho HS biết một số đặc điểm tiêu biểu của các cao nguyên HĐ2: Tây Nguyên có hai mùa rõ rệt: mùa mưa và mùa khô -HS đọc mục 2 và quan sát bảng số liệu trong SGK, trả lời các câu hỏi: + ở Buôn Ma Thuột mùa mưa vào những tháng nào? Mùa khô vào những tháng nào? + Khí hậu ở Tây Nguyên có mấy mùa? Là những mùa nào? + Mô tả cảnh mùa mưa và mùa khô ở Tây Nguyên.(HS khá, giỏi) -HS trả lời, GV nhận xét GV tổng kết:Tây Nguyên có các cao nguyên xếp tầng cao thấp khác nhau. Khí hậu có hai mùa rõ rệt: mùa mưa và mùa khô. 3. Củng cố, dặn dò - HS đọc ghi nhớ trong SGK - Nhận xét tiết học - Dặn HS chuẩn bị bài sau
Tài liệu đính kèm: