Giáo án Địa lý 4 - Chương trình học kỳ I - Đinh Hữu Thìn

Giáo án Địa lý 4 - Chương trình học kỳ I - Đinh Hữu Thìn

LÀM QUEN VỚI BẢN ĐỒ ( TIẾP)

I/ MỤC TIÊU: Học xong bài, học sinh biết:

- Nêu được trình tự các bước sử dụng bản đồ

- Xác định được 4 hướng chính trên bản đồ theo qui ước thông thường.

- Tìm một số đối tượng lịch sử vá địa lí dựa vào bảng chú giải của bản đồ.

II/ ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:

- Bản đồ địa lí tự nhiên Việt Nam.

- Bản đồ hành chính Việt Nam

- Lược đồ hình 1 phóng to.

III/ CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC CHỦ YẾU:

 

doc 40 trang Người đăng lilyphan99 Ngày đăng 12/02/2022 Lượt xem 172Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án Địa lý 4 - Chương trình học kỳ I - Đinh Hữu Thìn", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Thứ ngày tháng năm 200
Môn: Lịch sử - Địa lí
Tiết: 1
Làm quen với bản đồ
I/ mục tiêu: Học xong bài, học sinh biết:
- Định nghĩa đơn giản về bản đồ
- Một số kí hiệu của bản đồ: tên, phương hướng, kí hiệu, tỉ lệ bản đồ
- Các kí hiệu của một số đối tượng địa lí thể hiện trên bản đồ
II/ đồ dùng dạy học:
- Một số loại bản đồ thế giới, châu lục, Việt Nam.
- Phiếu hoạt động nhóm:
Tên bản đồ
Phạm vi thể hiện
( Khu vực )
Thông tin chủ yếu
III/ các hoạt động dạy - học chủ yếu:
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
1/ Giới thiệu bài: (5 phút)
GV nêu mục đích của bài học.
2/ Giảng bài:
Hoạt động 1: Bản đồ. (12 phút)
- GV treo các loại bản đồ lên bảng theo thứ tự từ lớn đến nhỏ ( thế giới, châu lục, Việt Nam )
- Yêu cầu h/s đọc tên các bản đồ treo trên bảng
- Các bản đồ này là hình vẽ hay ảnh chụp.
- Yêu cầu h/s nhận xét về lãnh thổ được thể hiện trên bản đồ.
- Yêu cầu h/s quan sát Hình 1,2 và đọc sgk để trả lời:
+ Chỉ vị trí của Đền Ngọc Sơn và Hồ Gươm trên từng hình.
+ Muốn vẽ bản đồ ngày nay, chúng ta thường phải làm như thế nào?
+ Tại sao cùng vẽ về Việt Nam mà hình vẽ Việt Nam ở bản đồ hình 3 trong sgk lại nhỏ hơn trong bản đồ địa lí tự nhiên Việt Nam treo tường?
- Sau mỗi phần h/s trả lời, GV kết luận câu đúng.
- GV kết luận hoạt động.
Hoạt động 2: Một số yếu tố của bản đồ.
(10 phút)
- Yêu cầu h/s hoạt động theo nhóm thảo luận hoàn thành các câu hỏi sau:
+ Tên bản đồ có ý nghĩa gì?
+ Hoàn thành phiếu hoạt động nhóm.
+ Trên bản đồ người ta qui điịnh các hướng Bắc, Nam, Đông, Tây như thế nào?
+ Chỉ các hướng B, N, Đ, T trên bản đồ địa lí tự nhiên Việt Nam.
+ Tỉ lệ bản đồ cho em biết điều gì?
+ Đọc tỉ lệ bản đồ ở hình 2 và cho biết 1 cm trên bản đồ ứng với bao nhiêu m trên thực địa?
+ Bảng chú giải ở hình 3 có những kí hiệu nào? kí hiệu bản đồ được dùng để làm gì?
- Gọi đại diện các nhóm phát biểu ý kiến.
- GV kết luận hoạt động.
Hoạt động 3: Thực hành vẽ một số kí hiệu bản đồ. (10 phút)
- GV yêu cầu h/s tự thực hành vẽ kí hiệu của một số đối tượng địa lí như : Đường biên giới quốc gia, núi, sông, thành phố, Thủ đô.
- Yêu cầu 2 cặp h/s lên bảng để vẽ và nói về kí hiệu bản đồ.
- GV kết luận hoạt động
3/ Củng cố – Dặn dò: (3 phút)
- Yêu cầu h/s nhắc lại khái niêm bản đồ, kể một số yếu tố của bản đồ.
- Dặn dò chuẩn bị bài sau
Lắng nghe, ghi nhớ
Quan sát bản đồ
Lần lượt đọc tên các bản đồ theo yêu cầu của giáo viên
H/s trả lời
3 h/s nối nhau trả lời lần lươtu từng loại bản đồ
Làm việc theo yêu cầu của giáo viên
Thực hành chỉ
( thường dùng ảnh chụp, nghiên cứu vị trí đối tượng, tính toán khoảng cách trên thực tế sau đó thu nhỏ, lựa chọn các kí hiệu rồi thể hiện các đối tượng trên bản đồ.)
( Vì hình 3 hình vẽ Việt Nam được thu nhỏ nhiều hơn)
Lần lượt trả lời các câu hỏi
Lắng nghe
H/s chia thành nhóm 6 cùng nghiên cứu bản đồ và sgk để hoàn thành các câu hỏi của giáo viên
( 1 cm trên bản đồ ứng với 200 m trên thực địa)
( có 10 kí hiệu cụ thể)
Đại diện 3 nhóm phát biểu ý kiến ( Mỗi nhóm phát biểu 2 ý ngoại trừ câu hỏi 1)
Lắng nghe
H/s tự mình thực hành vẽ
2 h/s thi đố cùng nhau: một em vẽ kí hiệu, một em nêu kí hiệu đó thể hiện điều gì
Lắng nghe
2 h/s nhắc lại
Ghi nhớ
Thứ ngày tháng năm 200
Môn: Lịch sử - Địa lí
Tiết: 2
Làm quen với bản đồ ( tiếp)
I/ mục tiêu: Học xong bài, học sinh biết:
- Nêu được trình tự các bước sử dụng bản đồ
- Xác định được 4 hướng chính trên bản đồ theo qui ước thông thường.
- Tìm một số đối tượng lịch sử vá địa lí dựa vào bảng chú giải của bản đồ.
II/ đồ dùng dạy học:
- Bản đồ địa lí tự nhiên Việt Nam.
- Bản đồ hành chính Việt Nam
- Lược đồ hình 1 phóng to.
III/ các hoạt động dạy – học chủ yếu:
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
1/ KT bài cũ: (5 phút)
- Bản đồ là gì? Nêu một số yếu tố của bản đồ?
- Kể một số đối tượng địa lí được thể hiện trên bản đồ hình 3 sgk trang 6
- GV nhận xét, đánh giá
2/ Bài mới:
a/ Giới thiệu bài: (2 phút)
GV nêu yêu cầu của giờ học.
b/ Giảng bài:
Hoạt động 1: Cách sử dụng bản đồ.
(15 phút)
- GV chia lớp thành 4 nhóm và phát cho nhóm 1+2 bản đồ địa lí Việt Nam; nhóm 3+4 bản đồ hành chính Việt Nam.
- Yêu cầu các nhóm tìm vị trí dãy Hoàng Liên Sơn trên bản đồ.
- Gọi đại diện các nhóm báo cáo kết quả
- GV kết luận: Có nhiều loại bản đồ, để sử dụng cần tìm loại phù hợp.
- Hỏi nhóm 1+2: Tìm vị trí dãy Hoàng Liên Sơn như thế nào?
- Muốn sử dụng bản đồ cần theo những bước nào?
Hoạt động 2: Làm bài tập. (15 phút)
- Gv chia lớp thành các nhóm 2 h/s cùng thực hành làm bài theo các bước:
+Yêu cầu h/s đọc bài tập a trang 8.
+ Các nhóm thảo luận hoàn thành bài
+ Gọi đại diện các nhóm báo cáo kết quả
+ Yêu cầu h/s chỉ một số đối tượng lịch sử trên lược đồ hình 1
- Hướng dẫn làm bài tập b trang 10 tương tự như làm bài tập a. Sau đó yêu cầu:
+ Chỉ một số đối tượng địa lí trên bản đồ địa lí tự nhiên Việt Nam.
- GV treo bản đồ hành chính Việt Nam, gọi h/s lần lượt lên bảng:
+ Đọc tên bản đồ và chỉ các hướng Tây, Bắc, Đông, Nam
+ Chỉ vị trí của Thủ đô Hà Nội.
+ Nêu tên những tỉnh thành phố tiếp giáp với Hà Nội
- GV nhận xét, đánh giá.
3/ Củng cố – Dặn dò: (3 phút)
- Gọi h/s đọc phần ghi nhớ
- GV dặn dò chuẩn bị bài sau.
2 h/s lên bảng trả lời
Nhận xét, bổ sung
Lắng nghe, ghi vở
Chia nhóm và nhận nhiệm vụ
Tìm vị trí dãy Hoàng Liên Sơn trên bản đồ được phát.
( nhóm 1+2: Tìm được vị trí dãy Hoàng Liên Sơn
Nhóm 3+4: không tìm được)
Lắng nghe, ghi nhớ
( Xem chú giải, tìm kí hiệu hoặc màu sắc thể hiện núi sau đó tìm vị trí của dãy Hoàng Liên Sơn)
H/s trả lời đến ý đúng
Chia thành nhóm 4 cùng nhau hoàn thành bài tập
1 h/s đọc
Cùng thảo luận
đại diện 1-2 nhóm báo cáo
Nhóm 1: chỉ chỗ quân ta mai phục
Nhóm 2: Chỉ đường tấn công của quân ta
Nhóm 3: Chỉ đường tháo chạy của quân địc
Làm tương tự bài a theo hướng dẫn của giáo viên
H/s 1: Chỉ đường biên giới quốc gia của Việt Nam
H/s 2: Chỉ quần đảo Trường Sa, Hoàng Sa, đảo Phu Quốc và Côn Đảo
H/s 3: Chỉ sông Hồng, sông Tiền, sông Hậu
3 h/s nối nhau lên chỉ bản đồ, h/s khác nhận xét, bổ sung
Lắng nghe
H/s đọc
	Thứ ngày tháng năm 200
Môn: Địa lí
Tiết: 1
Dãy hoàng liên sơn
I/ mục tiêu: Học xong bài, học sinh biết:
- Chỉ vị trí của dãy Hoàng Liên Sơn trên lược đồ và bản đồ địa lí tự nhiên Việt Nam.
- Trình bày được một số đặc điểm của dãy núi Hoàng Liên Sơn ( vị trí, địa hình, khí hậu)
- Mô tả đỉnh núi Phan – xi – păng.
- Dựa vào lược đồ ( bản đồ), tranh, ảnh, bảng số liệu để tìm ra kiến thức
- Tự hào về cảnh đẹp thiên nhiên của đất nước Việt Nam
II/ đồ dùng dạy học:
- Bản đồ địa lí tự nhiên Việt Nam.
- Tranh ảnh về dãy Hoàng Liên Sơn và đỉnh núi Phan- xi- păng
III/ các hoạt động dạy – học:
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
1/ KT bài cũ: (5 phút)
- Nêu các bước sử dụng bản đồ.
- Hãy tìm vị trí Hà Nội trên bản đồ tự nhiên Việt Nam và cho biết Hà Nội giáp với những tỉnh, thành phố nào?
- GV nhận xét, đánh giá
2/ Bài mới:
a/ Giới thiệu bài: (2 phút)
GV nêu mục đích của bài học.
b/ Giảng bài:
Hoạt động 1: Hoàng Liên Sơn – dãy núi cao và đồ sộ nhất Việt nam. (15 phút)
- Yêu cầu h/s dựa vào lược đồ hình 1 trả lời các câu hỏi:
+ Kể tên và chỉ trên lược đồ những dãy núi chính ở phía Bắc của nước ta.
+ Dãy Hoàng Liên Sơn nằm ở phía nào của sông Hồng và sông Đà.
- GV kết luận về vị trí của dãy Hoàng Liên Sơn.
- Yêu cầu 1 h/s lên bảng vẽ dãy núi theo cách hiểu của mình và xác định: đỉnh, sườn và thung lũng.
- GV nhận xét.
- Yêu cầu h/s chia nhóm hoàn thành phiếu bài tập.
- Gọi đại diện nhóm báo cáo kết quả.
- Gọi h/s mô tả dãy Hoàng Liên Sơn.
- GV kết luận về hình dạng của dãy núi.
- Giới thiệu về đỉnh Phan- xi- păng và hỏi:
+ Chỉ đỉnh núi Phan- xi- păng trên hình 1 và cho biết độ cao của nó.
+ Vì sao đỉnh núi lại được gọi là “ nóc nhà” của tổ quốc?
+ Dựa vào hình 2 và tranh ảnh sưu tầm mô tả đỉnh núi Phan- xi- păng.
- Yêu cầu h/s chỉ trên bản đồ và nêu những hiểu biết về đỉnh Phan- xi- păng.
- GV kết luận về đỉnh Phan – xi- păng.
Hoạt động 2: Khí hậu ở những nơi cao lạnh quanh năm. (15 phút)
- Yêu cầu h/s đọc thầm mục 2 trong sgk và cho biết khí hậu ở những nơi cao của Hoàng Liên Sơn như thế nào?
- Gọi 2 h/s chỉ vị trí của Sa Pa trên bản đồ
- yêu cầu h/s dựa vào số liệu trong sgk, cho biết nhiệt độ trung bình của Sa Pa vào tháng 1 và tháng 7 là bao nhiêu?
- GV kết luận về khí hậu và phong cảnh ở Sa Pa là nguyên nhân khiến Sa Pa trở thành nơi nghỉ mát nổi tiếng.
3/ Củng cố – Dặn dò: (3 phút)
- Yêu cầu h/s đọc ghi nhớ
- GV giới thiệu thêm về dãy Hoang Liên Sơn qua tranh ảnh.
- Dặn chuẩn bị bài sau
2 h/s lên bảng trả lời câu hỏi
Nhận xét, bổ sung
Lắng nghe, ghi vở
Quan sát lược đồ
( 5 dãy núi chính)
( giữa sông Hồng và sông Đà)
Lắng nghe, ghi nhớ
H/s lên bảng vẽ và xác định theo ý hiểu
H/s chia nhóm 4 thảo luận hoàn thành nội dung phiếu
2 nhóm nối nhau báo cáo kết quả, các nhóm khác nhận xét, bổ sung
1-2 h/s mô tả kết hợp chỉ bản đồ địa lí tự nhiên
Lắng nghe, ghi nhớ
Lắng nghe GV và dựa vào sgk để trả lời
( cao 3143 m)
( là đỉnh núi cao nhất nước ta)
1-2 h/s mô tả dựa vào sgk và tranh ảnh 
1 h/s nêu
Lắng nghe
1 h/s đọc
( lạnh quanh năm)
H/s chỉ trên bản đồ
( tháng 1: 90 C, tháng 7: 20 0C)
Lắng nghe, ghi nhớ
H/s đọc
Quan sát và lắng nghe
Phiếu hoạt động nhóm
Nhóm:.
1/ Hãy quan sát bản đồ địa lí tự nhiên Việt Nam rồi đánh dấu vào ô trống trước những ý đúng:
 So với những dãy núi chính ở Bắc Bộ, dãy Hoàng Liên Sơn:
 c Dài c Ngắn
 c Cao 	 c Thấp
2/ Dựa vào kênh chữ ở mục 2 trong sgk và tranh ảnh dãy Hoàng Liên Sơn ( nếu có ), trả lời các câu hỏi sau:
+ Dãy Hoàng Liên Sơn cao bao nhiêu km? Rộng bao nhiêu km?
+ Đỉnh núi, sườn và thung lũng ở dãy Hoang Liên Sơn như thế nào?
Phiếu hoạt động nhóm
Nhóm:.
1/ Hãy quan sát bản đồ địa lí tự nhiên Việt Nam rồi đánh dấu vào ô trống trước những ý đúng:
 So với những dãy núi chính ở Bắc Bộ, dãy Hoàng Liên Sơn:
 c Dài c Ngắn
 c Cao 	 c Thấp
2/ Dựa vào kênh chữ ở mục 2 trong sgk và tranh ảnh dãy Hoàng Liên Sơn ( nếu có ), trả lời các câu hỏi sau:
+ Dãy Hoàng Liên Sơn cao bao nhiêu km? Rộng bao nhiêu km?
+ Đỉnh núi, sườn và thung lũng ở dãy Hoang Liên Sơn như thế nào?
Thứ ngày tháng năm 200
Môn: Địa lí
Tiết: 2
Một số dân tộc ở hoàng liên sơn
I/ mục tiêu: Học xong bài, học sinh biết:
- Trình bày được những đặc điểm tiêu biểu về dân cư, sinh hoạt, trang phục, lễ hội của một số dân tộc ở Hoàng Liên Sơn. ... n các loại rau xứ lạnh được trông ở đồng bằng Bắc Bộ?
- Tổ chức cho h/s trình bày kết quả, mỗi nhóm trình bày một câu hỏi
- GV giải thích thêm ảnh hưởng của gió mùa đông bắc đối với thời tiết và khí hậu của đồng bằng bắc Bộ
3/ Củng cố – Dặn dò: (3 phút)
- Yêu cầu h/s đọc ghi nhớ.
- Dặn dò chuẩn bị bài sau.
2 h/s lên bảng trả lời câu hỏi
Nhận xét
Lắng nghe, ghi vở
h/s đọc mục 1
( đất đai màu mỡ, nguồn nước dồi dào, người dân có kinh nghiệm trồng lúa)
( Nên theo thứ tự các hình trong sgk
Việc sản xuất lúa gạo là công việc vất vả, kì công phải tuân theo đúng qui trình kĩ thuật mới có hạt gạo ngon)
Lắng nghe
( ngô, khoai, cây ăn quả, lợn, gia cầm)
2-3 h/s nêu theo ý hiểu
( do sẵn có nguồn thức ăn là lúa gạo và các sản phẩm phụ của lúa gạo như cám và hoa màu như ngô khoai)
Lắng nghe
H/s đọc mục 2
Chia nhóm thảo luận hoàn thành yêu cầu
( kéo dài 3-4 tháng khi đó nhiệt độ giảm nhanh khi có gió mùa đông bắc thổi về)
( Hà Nội có 3 tháng nhiệt độ trung bình xuống dưới 200C )
( Thuận lợi: Trồng nhiều cây vụ đông, một số loại rau xứ lạnh
Khó khăn: Rét quá thì một số loại cây xứ nóng bị chết)
H/s nêu theo ý hiểu
Đại diện từng nhóm trình bày kết quả, các nhóm khác nhận xét, bổ sung
Lắng nghe, ghi nhớ
2 h/s đọc
	Thứ ngày tháng năm 200
Môn: Địa lí
Tiết: 14
Hoạt động sản xuất 
củaNgười dân ở đồng bằng bắc bộ 
( tiếp theo)
I/ mục tiêu: Học xong bài, học sinh biết:
- Trình bày được một số đặc điểm tiêu biểu về nghề thủ công và chợ phiên của người dân ở đồng bằng Bắc Bộ
- Các công việc cần phải làm trong quá trình tạo ra sản phẩm gốm
- Xác lập mối quan hệ giữa thiên nhiên, dân cư với hoạt động sản xuất.
- Tôn trọng, bảo vệ các thành quả lao động của người dân
II/ Đồ dùng dạy học:
- Tranh, ảnh về các nghề thủ công, chợ phiên ở đồng bằng Bắc bộ
III/ các hoạt động dạy - học chủ yếu
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
1/ KT bài cũ: (5 phút)
- Yêu cầu h/s trả lời câu hỏi 1 và 2 trong sgk trang 105
- GV nhận xét, đánh giá
2/ Bài mới:
a/ Giới thiệu bài: (2 phút)
GV nêu yêu cầu của giờ học
b/ Giảng bài:
Hoạt động 3: Nơi có hàng trăm nghề thủ công truyền thống (15 phút)
- Yêu cầu h/s đọc mục 3
- Yêu cầu h/s chia nhóm và giao nhiệm vụ cho các nhóm:
+ Nêu những hiểu biết về nghề thủ công truyền thống ở đồng bằng Bắc Bộ.( Nhiều nghề hay ít nghề, trình độ tay nghề, các mặt hàng nổi tiếng, vai trò của nghề thủ công)
+ Khi nào một làng trở thành làng nghề?
+ Kể tên các làng nghề thủ công truyền thóng mà em biết?
+ Thế nào là nghệ nhân của nghề thủ công?
+ Quê em có những nghề thủ công nào?
- Tổ chức cho h/s trình bày kết quả thảo luân.
- GV kết luận: Đồng bằng Bắc Bộ có nhiều làng nghê truyền thống.
- Yêu cầu h/s quan sát các hình về sản xuất gốm ở Bát Tràng và trả lời các câu hỏi trong sgk?
- GV kết luận trình tự tạo sản phẩm gốm: nhào luyện đất " tạo dáng " phơi " vẽ hoa " tráng men " đưa vào lò nung " lấy sản phẩm từ lò nung ra
Hoạt động 4: Chợ phiên (15 phút)
- Yêu cầu h/s đọc mục 4
- GV yêu cầu h/s chia nhóm và giao nhiệm vụ cho h/s: Tìm hiểu về đặc điểm của chợ phiên đồng bằng Bắc Bộ
- Tổ chức cho h/s các nhóm trình bày kết quả bằng cách thi kể về chợ phiên của đồng bằng Bắc Bộ.
- GV kết luận hoạt động
3/ Củng cố – Dặn dò: (3 phút)
- Yêu cầu h/s đọc ghi nhớ
- Dặn dò chuẩn bị bài sau
2 h/s lên bảng trả lời câu hỏi
Nhận xét
Lắng nghe, ghi vở
H/s đọc to
Chia nhóm 4 thảo luận theo nhóm để hoàn thành yêu cầu của giáo viên
( có hàng trăm nghề thủ công, nhiều nghề đạt trình độ tinh xảo, các sản phẩm nổi tiếng như: lụa Vạn Phúc, gốm sứ Bát Tràng, chạm bạc Đồng Sâm.Có vai trò tạo việc làm và thu nhập cao cho người dân
( làng nghề là nơi có nghề thủ công phát triển; tên một số làng nghề: Bát Tràng, Vạn Phúc, Đồng Kị)
( Nghệ nhân là người làm nghề thủ công giỏi)
Nêu những nghề thủ công của quê hương
Các nhóm nối nhau trình bày kết quả thảo luận, mỗi nhóm trình bày một ý
Lắng nghe, ghi nhớ
1-2 h/s trả lời
Ghi nhớ
H/s đọc thầm
Chia mỗi tổ thành một nhóm dựa vào sgk và tranh ảnh sưu tầm để hoàn thành yêu cầu
( Chợ rất đông người, hoạt động mua bán diễn ra tấp nập, hàng hoá gồm các sản phẩm của địa phương hoặc ở nơi khác, ngày họp chợ ở các địa phương không giống nha)
4 nhóm trình bày kết hợp cùng với tranh ảnh
Ghi nhớ
2 h/s đọc
	Thứ ngày tháng năm 200
Môn: Địa lí
Tiết: 15
Thủ đô hà nội
I/ mục tiêu: Học xong bài, học sinh biết:
- Xác định được vị trí của Thủ đô Hà Nội trên bản đồ Việt Nam
- Phân biệt sự khác nhau giữa khu phố cổ và khu phố mới của Hà Nội
- Một số dấu hiệu thể hiện Hà Nội là thành phố cổ, là trung tâm chính trị, kinh tế, văn hoá, khoa học lớn của cả nước.
- Có ý thức tìm hiểu về Thủ đô Hà Nội
II/ Đồ dùng dạy học:
- Các bản đồ: Giao thông, hành chính Việt Nam, bản đồ Hà Nội
- Tranh, ảnh về Hà Nội
III/ các hoạt động dạy - học chủ yếu
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
1/ KT bài cũ: (5 phút)
- Gọi h/s lên bảng trả lời 2 câu hỏi 1 và 3 trong sgk trang 109
- GV nhận xét, đánh giá
2/ Bài mới:
a/ Giới thiệu bài: (1 phút)
- GV giới thiệu trên bản đồ Việt nam
b/ Giảng bài:
Hoạt động 1: Hà Nội - Thành phố lớn ở trung tâm đồng bằng Bắc Bộ. (10 phút)
- Yêu cầu h/s đọc mục 1
- GV nói: Hà Nội là thành phố lớn nhất ở miền Bắc.
- Yêu cầu h/s quan sát bản đồ hành chính, giao thông Việt Nam kết hợp lược đồ trong sgk sau đó:
+ Chỉ vị trí của Thủ đô Hà Nội
+ Trả lời các câu hỏi của mục 1 trong sgk
- Từ các nơi khác đi đến Hà Nội có thể đi bằng những con đường nào?
- GV kết luận hoạt động
Hoạt động 2: Thành phố cổ đang ngày càng phát triển (10 phút)
- Yêu cầu h/s đọc mục 2
- GV chia nhóm và giao nhiệm vụ cho các nhóm, thảo luận hoàn thành các câu hỏi sau:
+ Thủ đô Hà Nội còn có những tên gọi nào khác? Tới nay Hà Nội được bao nhiêu tuổi?
+ Khu phố cổ có đặc điểm gì? ( ở đâu? Tên phố có đặc điểm gì? Nhà cửa, đường phố?)
+ Khu phố mới có đặc điểm gì? 
- Tổ chức cho h/s trình bày kết quả thảo luận.
- Yêu cầu h/s mô tả một cảnh đẹp ở Hà Nội mà em thích.
- GV kết luận: Hà Nội gần 1000 năm tuổi, ngày càng mở rộng và phát triển.
Hoạt động 3: Hà Nội – Trung tâm chính trị, văn hoá, khoa học và kinh tế lớn của cả nước (10 phút)
- Yêu cầu h/s đọc mục 3
- GV chia nhóm và giao nhiệm vụ cho các nhóm: Dựa vào hiểu biết, tranh ảnh để thảo luận theo gợi ý sau:
- Nêu những dẫn chứng để thể hiện Hà Nội là:
+ Trung tâm chính trị
+ Trung tâm kinh tế lớn
+ Trung tâm văn hoá, khoa học
- Kể tên một số trường đại học, viện bảo tàng....ở Hà Nội.
- Kể tên những danh lam, thắng cảnh, di tích lịch sử của Hà Nội.
- Tổ chức cho h/s trình bày kết quả thảo luận ( mỗi nhóm trình bày một ý) nếu kết hợp với tranh ảnh và bản đồ thì càng tốt.
- GV kết luận: Hà Nội là trung tâm chính trị, kinh tế, văn hoá và khoa học lớn nhất cả nước.
3/ Củng cố - dặn dò: (4 phút)
- Cho h/s tham gia cuộc thi Hướng dẫn viên du lịch giới thiệu về Hà Nội 
- Yêu cầu đọc ghi nhớ
- Dặn dò chuẩn bị bài sau
Lên bảng trả lời câu hỏi của GV
Nhận xét bạn
Lắng nghe, ghi vở
H/s đọc to
Lắng nghe
Quan sát bản đồ và thực hiện theo yêu cầu của giáo viên
1 h/s chỉ
2 h/s nối nhau nêu 
2-3 h/s trả lời
Lắng nghe
H/s đọc thầm
Chia nhóm 4 nhận nhiệm vụ và thảo luận để hoàn thành
( Đại La, Thăng Long, Đông Đô..Đến nay Hà Nội đã gần 1000 tuổi)
( Khu phố cổ ở gần Hồ Hoàn Kiếm, tên phố thường có từ đứng đầu là hàng , nhà của đường phố hẹp, nơ buôn bán tấp nập)
( đường rông nhiều nhà cao tầng hiện đại) 
Đại diện các nhóm trình bày, mỗi nhóm trình bày một ý, các nhóm khác nhận xét, bổ sung
1-2 h/s mô tả kết hợp với tranh ảnh
Lắng nghe
H/a đọc to mục 3
H/s chia nhóm nhận nhiệm vụ thảo luận đrr hoàn thành
( Nơi làm việc của các cơ quan lãnh đạo cao nhất của đất nước)
( nhiều nhà máy, khu công nghiệp tạo nhiều sản phẩm phục vu trong nước và xuất khẩu: nhiều chợ và trung tâm thương mại: hệ thống ngân hàng, bưu điện; đầu mối giao thông)
( nhiều viện nghiên cứu, trường đại học)
( Hồ Hoàn Kiếm, Tồ Tây, quảng trường Ba Đình)
Đại diện từng nhóm trình bày, các nhóm khác nhận xét bổ sung
Lắng nghe
Mỗi tổ cử một đại diện tham gia chơi
2h/s đọc
	Thứ ngày tháng năm 200
Môn: Địa lí
Tiết: 1
Ôn tập
I/ mục tiêu: 
- Hệ thống đặc điểm chính về tự nhiên xã hội, con người và hoạt động sản xuất của người dân ở Hoàng Liên Sơn, trung du Bắc Bộ, Tây Nguyên, Đồng bằng Bắc Bộ
- Có ý thức yêu quý, gắn bó với quê hương, đất nước Việt Nam
II/ Đồ dùng dạy học: - Bản đồ Việt Nam
- Bảng phụ viết sẵn bảng sau:
Đặc điểm tự nhiên
Hoàn Liên Sơn
Tây Nguyên
ĐB Bắc Bộ
Địa hình
Khí hậu
III/ các hoạt động dạy – học chủ yếu
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
A/ KT bài cũ: (5 phút)
- Gọi h/s lên bảng trả lời câu hỏi:
+ Nêu những dẫn chứng chứng tỏ:
1/ Hà Nội là thành phố cổ đang phát triển
2/ Hà Nội là trung tâm chính trị
3/ Hà Nội là trung tâm kinh tế, văn hóa
- GV nhận xét, đánh giá
B/ Bài mới:
1/ Giới thiệu bài: GV nêu yêu cầu bài học.
2/ Hướng dẫn ôn tập:
Hoạt động 1: Vị trí của miền núi, trung du, đòng bằng Bác Bộ (5 phút)
- GV treo bản đồ Việt Nam yêu cầu h/s chỉ bản đồ: + Miền núi, trung du Bắc Bộ
+ Tây Nguyên
+ Đồng bằng Bắc Bộ
- GV kết luận hoạt động
Hoạt động 2: Đặc điểm thiên nhiên.
(10 phút)
- Yêu cầu h/s thảo luận nhóm 4 hoàn thành bảng theo trình tự sau:
+ Đọc yêu cầu của bài
+ Thảo luận và báo cáo kết quả
+ GV kết luận nhóm thảo luận đúng
Hoạt động 3: Con người và hoạt động
(10 phút)
- Yêu cầu h/s chia nhóm 4 thảo luậnhoàn thành yêu cầu sau: Dựa vào hiểu biết và tư liêu sưu tầm trình bày về con người và hoạt động sản xuất của: Hoàng Liên Sơn, trung du Bắc Bộ, Tây Nguyên, Đồng bằng Bắc Bộ
- Gọi đại diện các nhóm trình bày kết quả
- GV khen nhóm có kết quả thảo luận tốt
Hoạt động 4: Hệ thống sông ngòi và đê ngăn lũ ở đồng bằng Bắc Bộ (7 phút)
- Kể tên các con sông lớn ở đồng bằng bắc Bộ.
- Người dân ở đồng bằng Bắc Bộ đã làm gì đểhạn chế tác hại của lũ lụt?
C/ Củng cố – Dặn dò: (1 phút)
- GV nhận xét giờ học
- dặn chuẩn bị bài sau
3 h/s nối nhau lên bảng trả lời câu hỏi
Nhận xét, bổ sung
Lắng nghe, ghi vở
Quan sát bản đồ và chỉ các địa danh theo yêu cầu của giáo viên
Lắng nghe
Thảo luận nhóm hoàn thành yêu cầu của giáo viên
3 nhóm nối nhau báo cáo
Lắng nghe
Chia nhóm 4 dựa vào tư liệu chung để thảo luận hoàn thành yêu cầu
4 nhóm nối nhau nêu ý kiến, các nhóm khác nhận xét, bổ sung
Lắng nghe
H/s nối nhau kể cho đến ý đúng
Lắng nghe

Tài liệu đính kèm:

  • docgiao_an_dia_ly_4_chuong_trinh_hoc_ky_i_dinh_huu_thin.doc