Giáo án Địa lý Khối 4 - Tiết 7: Một số dân tộc ở Tây Nguyên

Giáo án Địa lý Khối 4 - Tiết 7: Một số dân tộc ở Tây Nguyên

I. MỤC TIÊU : Sau bài học, HS có khả năng :

 - Biết và trình bày được những đặc điểm tiêu biểu về dân cư, sinh hoạt, trang phục và lễ hội của một số dân tộc sống ở Tây Nguyên.

 - Mô tả về nhà rông ở Tây Nguyên

 - Rèn luyện kĩ năng quan sát

 - Tôn trọng truyền thống văn hóa của các dân tộc ở Tây Nguyên.

II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC

 - Tranh, ảnh về nhà ở, buôn làng, các hoạt động, trang phục, lễ hội của các dân tộc ở Tây Nguyên.

 

doc 3 trang Người đăng lilyphan99 Ngày đăng 14/02/2022 Lượt xem 190Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Địa lý Khối 4 - Tiết 7: Một số dân tộc ở Tây Nguyên", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Thiãút kãú baìi daûy män Âëa lê
Âãö baìi : MÄÜT SÄÚ DÁN TÄÜC ÅÍ TÁY NGUYÃN
	Tuần 7
	Tiết 7
I. MỤC TIÊU : Sau bài học, HS có khả năng :
	- Biết và trình bày được những đặc điểm tiêu biểu về dân cư, sinh hoạt, trang phục và lễ hội của một số dân tộc sống ở Tây Nguyên.
	- Mô tả về nhà rông ở Tây Nguyên
	- Rèn luyện kĩ năng quan sát
	- Tôn trọng truyền thống văn hóa của các dân tộc ở Tây Nguyên.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC 
	- Tranh, ảnh về nhà ở, buôn làng, các hoạt động, trang phục, lễ hội của các dân tộc ở Tây Nguyên.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC :
HOẠT ĐỘNG DẠY
HOẠT ĐỘNG HỌC
A. BÀI CŨ :
- GV yêu cầu 2 HS lên bảng, thể hiện nội dung kiến thức được học về Tây Nguyên dưới dạng sơ đồ hóa.
Tây Nguyên
Các cao nguyên được xếp thành nhiều tầng : Kon Tum
Khí hậu :
 + Mùa mưa
 + Mùa khô
- HS cả lớp nhận xét, bổ sung.
B. BÀI MỚI :
* Giới thiệu vào bài : Tây Nguyên là nơi có nhiều dân tộc. Bài học hôm nay sẽ giới thiệu với các em một số dân tộc nơi đây cùng với những nét độc đáo trong sinh hoạt của họ.
- Lắng nghe.
* Hoạt động 1 : Tây Nguyên – Nơi có nhiều dân tộc chung sống.
- Hỏi : Theo em, dân cư tập trung ở Tây Nguyên có đông không và đó thường là người thuộc dân tộc nào ?
- Do khí hậu và địa hình tương đối khắc nghiệt nên dân cư tập trung ở Tây Nguyên không đông và thường là các dân tộc : Ê-đê, Gia-rai, Xơđăng, 
- HS chỉ trên bản đồ vị trí các dân tộc sinh sống ở Tây Nguyên.
- HS cả lớp theo dõi, quan sát, nhận xét, bổ sung.
- Hỏi : Khi nhắc đến Tây Nguyên, người ta thường gọi đó là vùng gì ? Tại sao lại gọi như vậy ?
- Thường gọi là vùng kinh tế mới vì đây là vùng mới phát triển, đang cần nhiều người đến khai quang, mở rộng, phát triển thêm.
* GV kết luận : Tây Nguyên – vùng kinh tế mới là nơi nhiều dân tộc cùng chung sống, là nơi thưa dân nhất nước ta. Nhưng dân tộc sống lâu đời ở đây là Gia-rai, Ê-đê với những phong tục tập quán riêng, đa dạng, nhưng đều vì một mục đích chung : Xây dựng Tây Nguyên trở nên ngày càng giàu đẹp.
- HS cả lớp nhận xét, bổ sung.
- Lắng nghe, 1-2 HS nhắc lại ý chính.
1. Sắp xếp các cao nguyên theo thứ tự từ thấp đến cao ?
* Hoạt động 2 : Nhà rông ở Tây Nguyên.
- Yêu cầu HS thảo luận cặp đôi, quan sát tranh ảnh, dựa vào vốn hiểu biết trả lời câu hỏi.
- Thảo luận cặp đôi. Đại diện các cặp đôi trình bày ý kiến.
- Yêu cầu quan sát hình 4, mô tả những đặc điểm nổi bật của nhà rông.
- 3-4 HS mô tả, lớp nhận xét, bổ sung.
Nhà rông là một ngôi nhà to, cũng làm bằng vật liệu tre, nứa như nhà sàn. Mái nhà rông cao, to. Nhà rông nào mái càng cao, càng thể hiện sự giàu có của buôn. Nhà rông thường là nơi sinh hoạt tập thể của cả buôn lang như hội họp, tiếp khách của buôn 
- Nhận xét câu trả lời của HS.
- HS cả lớp nhận xét, bổ sung.
* Hoạt động 3 : Trang phục, lễ hội.
- Yêu cầu thảo luận nhóm (4 nhóm) về nội dung trang phục và lễ hội của người dân Tây Nguyên.
- Thảo luận nhóm. Đại diện các nhóm trình bày ý kiến.
+ Nhóm 1,3 : Trang phục
Người dân Tây Nguyên ăn mặc đơn giản, nam thường đóng khố, nữ thường quấn váy. Trang phục khi đi hội của người dân thường được trang trí hoa văn nhiều màu sắc. Cả nam, nữ đều đeo vòng bạc.
+ Nhóm 2,4 : Lễ hội
Lễ hội thường được tổ chức vào mùa xuân hoặc sau mỗi vụ thu hoạch. Có một số các lễ hội như hội đua voi, lễ hội cồng chiêng, hội đâm trâu  Các hoạt động trong các lễ hội thường là nhảy múa, uống rượu cần, đánh cồng chiêng 
- Nhận xét câu trả lời của HS.
- HS cả lớp theo dõi, nhận xét, bổ sung.
- Giải thích thêm : Hiện nay, bộ cồng chiêng của người dân Tây Nguyên đang được Việt Nam đề cử với UNESCO ghi nhận là di sản văn hóa. Đây là những nhạc cụ đặc biệt quan trọng với người dân nơi đây.
- GV yêu cầu HS hệ thống hóa kiến thức về Tây Nguyên.
C. CỦNG CỐ, DẶN DÒ :
- Nhận xét tiết học
Bài sau : Hoạt động sản xuất của người dân ở Tây Nguyên.

Tài liệu đính kèm:

  • docgiao_an_dia_ly_khoi_4_tiet_7_mot_so_dan_toc_o_tay_nguyen.doc