Giáo án Địa lý Lớp 4 - Nguyễn Thị Thúy Hằng

Giáo án Địa lý Lớp 4 - Nguyễn Thị Thúy Hằng

I.Mục tiêu :

 - Nêu được một số đặc điểm tiêu biểu về địa hình của trung du Bắc Bộ: vùng đồi với đỉnh tròn, sườn thoải, xếp cạnh nhau như bát úp.

- Nêu được một số hoạt động sản xuất chủ yếu của người dân trung du Bắc Bộ:

+ Trồng chè và cây ăn quả là những thế mạnh của vùng trung du.

+ Trồng rừng được đẩy mạnh.

- Nêu tác dụng của việc trồng rừng ở trung du Bắc Bộ: che phủ đồi, ngăn cản tình trạng đất đang bị xấu đi.

-Có ý thức bảo vệ rừng và tham gia trồng cây .

II.Chuẩn bị :

 -Bản đồ hành chính VN.

 -Bản đồ Địa lí tự nhiên VN .

 -Tranh, ảnh vùng trung du Bắc Bộ .

III.Hoạt động trên lớp :

 

doc 54 trang Người đăng huybui42 Ngày đăng 20/01/2022 Lượt xem 449Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án Địa lý Lớp 4 - Nguyễn Thị Thúy Hằng", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Bài 1: Dãy Hoàng Liên Sơn.
I.Mục tiêu 
 - Nêu được một số đặc điểm tiêu biểu về địa hình, khí hậu của dãy Hoàng Liên Sơn:
+ Dãy núi cao và đồ sộ nhất Việt Nam: có nhiều đỉnh nhọn, sườn núi rất dốc, thung lũng thường hẹp và sâu.
+ Khí hậu ở những nơi cao lạnh quanh năm.
- Chỉ được dãy Hoàng Liên Sơn trên bản đồ (lược đồ) tự nhiên Việt Nam.
- Sử dụng bảng số liệu để nêu đặc điểm khí hậu ở mức độ đơn giản: dựa vào bảng số liệu cho sẵn để nhận xét về nhiệt độ của Sa Pa vào tháng 1 và tháng 7.
-Tự hào về cảnh đẹp thiên nhiên của đất nước Việt Nam .
II.Chuẩn bị :
 -Bản đồ Địa lí tự nhiên VN .
 -Tranh , ảnh về dãy núi Hoàng Liên Sơn và đỉnh núi Phan –xi –păng ( nếu có ).
III.Hoạt động trên lớp :
TG
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
1.Ổn định: 
2.Bài mới :
 a.Giới thiệu bài: 
 b.Phát triển bài:
 1/Hoàng Liên Sơn-Dãy núi cao và đồ sộ nhất Việt Nam :
 *Hoạt động cá nhân :
 -GV chỉ vị trí của dãy núi Hoàng Liên Sơn trên bản đồ Địa lí tự nhiên VN treo tường và yêu cầu HS dựa vào kí hiệu tìm vị trí của dãy núi Hoàng Liên Sơn ở hình 1.
 -Gọi HS đọc mục 1, trả lời các câu hỏi sau:
 +Kể tên những dãy núi chính ở phía Bắc của nước ta (Bắc Bộ), trong những dãy núi đó, dãy núi nào dài nhất ?
 +Dãy núi Hoàng Liên Sơn nằm ở phía nào của sông Hồng và sông Đà ?
 +Dãy núi Hoàng Liên Sơn dài bao nhiêu km? Rộng bao nhiêu km ?
 +Đỉnh núi, sườn và thung lũng ở dãy núi Hoàng Liên Sơn như thế nào ?
 -GV nhận xét.
 *Hoạt động nhóm:
 -Tổ chức làm việc nhóm 2 theo gợi ý sau:
+Chỉ đỉnh núi Phan-xi păng trên hình 1 và cho biết độ cao của nó .
+Tại sao đỉnh núi Phan-xi-păng được gọi là “nóc nhà” của Tổ quốc ?
+Quan sát hình 2 hoặc tranh ,ảnh về đỉnh núi Phan-xi-păng, mô tả đỉnh núi Phan-xi-păng.
 -GV giúp HS hoàn thiện phần trình bày .
 2/Khí hậu lạnh quanh năm :
 * Hoạt đông cả lớp:
 -Gọi HS đọc mục 2.
 + Khí hậu ở những nơi cao của Hoàng Liên Sơn như thế nào ?
 - GV gọi HS lên chỉ vị trí của Sa Pa trên bản đồ Địa lý VN .
 + Với điều kiện khí hậu như trên đã tạo thuận lợi gì cho Sa Pa?
 -GV nhận xét, chốt lại, gọi HS đọc ghi nhớ.
4.Củng cố - Dặn dò:
 -Gọi HS trình bày những đặc điểm tiêu biểu về vị trí , địa hình và khí hậu của dãy núi HLS .
 -GV cho HS xem tranh, ảnh về dãy núi HLS.
 -Nhận xét tiết học .
 -Bài sau:Một số dân tộc ở Hoàng Liên Sơn
-Cả lớp hát.
-HS chuẩn bị .
-HS theo dõi và dựa vào kí hiệu để tìm.
-1HS đọc.
+ Dãy Hoàng Liên Sơn, Sông Ngâm, Ngân Sơn, Bắc Sơn, Đông Triều. Dãy Hoàng Liên Sơn dài nhất. 
+ Phía trên sông Đà, dưới sông Hồng.
+ Dài 180 km, rộng gần 30 km
+ Đỉnh nhọn, sườn dốc, thung lũng hẹp và sâu.
+ 2HS lần lượt thực hiện.
+ Vì đỉnh Phan- xi-păng cao nhất nước ta.
+ đỉnh nhọn ,xung quanh có mây mù che phủ.
- 1HS đọc.
+Khí hậu lạnh quanh năm.
+ 1HS lên bảng chỉ.
+ Phát triển du lịch.
- 2HS đọc.
- Phát biểu.
- Quan sát.
Bài 2: Một số dân tộc ở Hoàng Liên Sơn.
I.Mục tiêu :
 - Nêu được tên một số dân tộc ít người ở Hoàng Liên Sơn: Thái, Mông, Dao,
 - Biết Hoàng Liên Sơn là nơi dân cư thưa thớt.
 - Sử dụng được tranh ảnh để mô tả nhà sàn và trang phục của một số dân tộc ở Hoàng Liên Sơn:
+ Trang phục: mỗi dân tộc có cách ăn mặc riêng; trang phục của các dân tộc được may, thêu trang trí rất công phu và thường có màu sắc rất sặc sỡ.
+ Nhà sàn: được làm bằng các vật liệu tự nhiên như gỗ, tre, nứa.
 -Tôn trọng truyền thống văn hóa của các dân tộc ở HLS .
II.Chuẩn bị :
 -Bản đồ Địa lí tự nhiên VN .
 -Tranh, ảnh về nhà sàn, trang phục, lễ hội, sinh hoạt của một số dân tộc ở Hoàng Liên Sơn.
III.Hoạt động trên lớp :
TG
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
1.Ổn định:
2.KTBC :
 -Nêu đặc điểm của dãy núi HLS.
 -Nơi cao nhất của đỉnh núi HLS có khí hậu như thế nào ?
 -GV nhận xét, ghi điểm.
 3.Bài mới :
 a.Giới thiệu bài: 
 b.Phát triển bài :
 1/Hoàng Liên Sơn –nơi cư trú của một số dân tộc ít người :
 *Hoạt động cá nhân :
 -Gọi HS đọc mục 1.
 +Nhận xét về số dân ở HLS so với đồng bằng.
 +Kể tên một số dân tộc ít người ở HLS .
 +Xếp thứ tự các dân tộc theo địa bàn cư trú từ nơi thấp đến nơi cao.
 +Giải thích vì sao các dân tộc nêu trên được gọi là các dân tộc ít người ?
 +Người dân ở những nơi núi cao thường đi lại bằng phương tiện gì ? Vì sao?
 -GV nhận xét, kết luận.
 2/Bản làng với nhà sàn :
 *Hoạt động nhóm:
 -GV phát PHT cho HS và HS dựa vào SGK, tranh, ảnh về bản làng , nhà sàn cùng vốn kiến thức của mình để trả lời các CH :
 +Bản làng thường nằm ở đâu ?
 +Bản có khoảng bao nhiêu nhà ?
 +Vì sao một số dân tộc ở HLS sống ở nhà sàn ?
 +Nhà sàn được làm bằng vật liệu gì ?
 +Hiện nay nhà sàn ở đây có gì thay đổi so với trước đây?
 -GV nhận xét và sửa chữa .
 3/.Chợ phiên, lễ hội, trang phục :
 *Hoạt động nhóm :
 -Gọi HS đọc mục 3.
- Chia lớp thành 5 nhóm, mỗi nhóm thảo luận 1 câu hỏi.
+Nhóm1: Chợ phiên là gì ? Nêu những hoạt động trong chợ phiên .
+Nhóm 2: Kể tên một số hàng hóa bán ở chợ.Tại sao chợ lại bán nhiều hàng hóa này
+ Nhóm 3: Kể tên một số lễ hội của các dân tộc ở Hoàng Liên Sơn .
+ Nhóm 4: Lễ hội của các dân tộc ở Hoàng Liên Sơn được tổ chức vào mùa nào ? Trong lễ hội có những hoạt động gì ?
+ Nhóm 5: Nhận xét trang phục truyền thống của các dân tộc trong hình 3,4 và 5 .
 - Tổ chức trình bày.
- GV nhận xét, gọi HS đọc ghi nhớ.
4.Củng cố – Dặn dò:
-GV cho HS trình bày lại những đặc điểm tiêu biểu về dân cư , sinh hoạt ,trang phục ,lễ hội của một số dân tộc vùng núi Hoàng Liên Sơn .
-Nhận xét tiết học .
-Bài sau : “Hoạt động sản xuất của người dân ở Hoàng Liên Sơn”.
- Hát.
-2 HS đọc bài và trả lời câu hỏi
-HS khác nhận xét , bổ sung .
- 1HS đọc.
 +Dân cư thưa thớt hơn.
 +Dao, Thái ,Mông 
 +Thái, Dao, Mông .
 +Vì có số dân ít .
 +Đi bộ hoặc đi ngựa .
-HS kác nhận xét, bổ sung .
-HS thảo luận nhóm2 và đại diên nhóm trình bày kết quả, nhóm khác nhận xét, bổ sung.
+Ở sườn núi cao.
+Có khoảng 10 nóc nha.ø
+Tránh ẩm thấp và thú dữ
+Làm bằng vật liệu tự nhiên như tre, nứa, gỗ
+ Hiện đại hơn.
- 1HS đọc.
+Chợ phiên được họp vào một ngày nhất định. Đông vui, trao đổi hàng hóa, giao lưu văn hóa, kết bạn
+ rau củ, quần áo,
+Hội chơi mùa xuân, hội xuống đồng
+Vào mùa xuân, có thi hát, múa sạp, ném còn
+ mỗi dân tộc có trang phục truyền thốùng riêng.
-Đại diện nhóm trình bày, nhóm khác bổ sung.
- 2HS đọc.
-Phát biểu.
Bài 3: Hoạt động sản xuất của người dân ở Hoàng Liên Sơn.
I.Mục tiêu :
- Nêu được một số hoạt động sản xuất chủ yếu của nười dân ở Hoàng Liên Sơn:
+ Trồng trọt: trông lúa, ngô, chè, trông rau và cây ăn quả, trên nương rẫy, ruộng bậc thang.
+ Làm các nghề thủ công: dệt, thêu, đan, rèn, đúc,
+ Khai thác khoáng sản: a-pa-tit, đồng, chì, kẽm,
+ Khai thác lâm sản: gỗ, mây, nứa,
- Sử dụng tranh, ảnh để nhận biết một số hoạt động sản xuất của người dân: làm ruộng bậc thang, nghề thủ công truyền thống, kahi thác khoáng sản,
- Nhận biết được khó khăn của giao thông miền núi: đường nhiều dốc cao, quanh co, thường bị sụt, lỡ vào mùa mưa.
II.Chuẩn bị :
 -Bản đồ Địa lí tự nhiên VN .
 -Tranh, ảnh một số mặt hàng thủ công ,khai thác khoáng sản  (nếu có ) .
III.Hoạt động trên lớp :
TG
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
1.Ổn định:
2.KTBC :
 -Kể tên một số dân tộc ít người ở HLS .
 -Kể tên một số lễ hội, trang phục và phiên chợ của họ .
 -Mô tả nhà sàn và giải thích taị sao người dân ở miền núi thường làm nhà sàn để ở ?
 -GV nhận xét ghi điểm .
3.Bài mới :
 a.Giới thiệu bài:
 b.Phát triển bài :
 1/Trồng trọt trên đất dốc :
 *Hoạt động cả lớp :
 -Gọi HS đọc mục 1.
+ người dân ở HLS thường trồng những cây gì ? Ở đâu ?
-GV yêu cầu HS tìm vị trí của địa điểm ghi ở hình 1 trên bản đồ Địa lí tự nhiên VN . Lần lượt trả lời các CH:
+Ruộng bậc thang thường được làm ở đâu
+Tại sao phải làm ruộng bậc thang ?
+Người dân HLS trồng gì trên ruộng bậc thang ?
 - GV nhận xét ,Kết luận .
 2/ Nghề thủ công truyền thống :
 *Hoạt động nhóm :
 - GV chia lớp thành 3 nhóm .Phát PHT cho HS, thảo luận trong nhóm theo các gợi ý sau : 
+Kể tên một số sản phẩm thủ công nổi tiếng của một số dân tộc ở vùng núi HLS .
+Nhận xét về màu sắc của hàng thổ cẩm . 
 -GV nhận xét và kết luận .
 3/Khai thác khoáng sản :
 * Hoạt động cá nhân :
 - Gọi HS đọc mục 3.
 +Kể tên một số khoáng sản có ở HLS .
 +Ở vùng núi HLS ,hiện nay khoáng sản nào được khai thác nhiều nhất ?
 +Mô tả quá trình sản xuất ra phân lân .
+Tại sao chúng ta phải bảo vệ ,giữ gìn và khai thác khoáng sản hợp lí ?
+Ngoài khai thác khoáng sản ,người dân miền núi còn khai thác gì ?
 -GV nhận xét, gọi HS đọc ghi nhớ.
4.Củng cố- Dặn dò:
 -Người dân ở HLS làm những nghề gì ?
 -Nghề nào là nghề chính ?
 -Kể tên một số sản phẩm thủ công truyền thống ở HLS .
 -Nhận xét tiết học .
 -Bài sau: Trung du Bắc Bộ .
 - Hát.
-3 HS trả lời .
-HS khác nhận xét, bôû sung .
- 1HS đọc.
+ Ruộng bậc thang thường được trồng lúa, ngô, chè và được trồng ở sườn núi .
-HS tìm vị trí .
+Ở sườn núi .
+Giúp cho việc giữ nước ,chống xói mòn .
+Trồng chè, lúa, ngô. ... 
 a.Giới thiệu bài: Ghi tựa
 b.Phát triển bài 
 1.Thiên nhiên đẹp với các công trình kiến trúc cổ 
* Hoạt động cá nhân:
- Gọi HS đọc mục 1.
+ TP Huế thuộc tỉnh nào?
+Nêu tên con sông chảy qua TP Huế?
+Nêu tên các công trình kiến trúc cổ kính có ở TP Huế.
-GV nhận xét và bổ sung thêm:
 +Phía tây, Huế tựa vào các núi, đồi của dãy Trường Sơn, phía đông nhìn ra cửa biển Thuận An.
 +Huế là cố đô vì là kinh đô của nhà Nguyễn từ cách đây 300 năm .
 2.Huế- Thành phố du lịch 
* Hoạt động nhóm 3:
- Gọi HS đọc mục 2. Tổ chức thảo luận nhóm theo gợi ý:
+Nêu tên các địa điểm du lịch dọc theo sông Hương.
+Em hãy mô tả một trong những cảnh đẹp của TP Huế.
- Tổ chức nhận xét, gọi HS đọc ghi nhớ.
4.Củng cố – Dặn dò.
 -Yêu cầu HS giải thích vì sao Huế trở thành TP du lịch.
 -Nhận xét tiết học.
 -Bài sau: “ Thành phố Đà Nẵng”
-HS hát.
-HS trả lời.
-HS khác nhận xét, bổ sung.
+Tỉnh Thừa Thiên.
+Sông Hương .
+ Kinh thành Huế, chùa Thiên Mụ, thành Hóa Châu,
- Lắng nghe.
-HS trả lời .
- 1HS đọc, lớp thảo luận nhóm 3 và trình bày.
+Điện Hòn Chén, lăng Tự Đức, núi Ngự Bình,
+ Làm bài thuyết trình.
- 2HS đọc.
- Phát biểu.
Bài 28: Thành phố Đà Nẵng.
I.Mục tiêu 
- Nêu được một số đặc điểm chủ yếu của TP Đà Nẵng:
+ Vị trí: ven biển đồng bằng duyên hải miềnTrung.
+ Đà Nẵng là TP cảng lớn, đầu mối của nhiều tuyến đường giao thông.
+ Đà Nẵng là trung tâm công nghiệp, địa điểm du lịch.
- Chỉ được TP Đà Nẵng trên bản đồ (lược đồ).
II.Chuẩn bị 
 -Bản đồ hành chính VN.
 -Một số ảnh về TP Đà Nẵng.
III.Hoạt động trên lớp 
TG
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
1.Ổn định
2.KTBC 
 +Vì sao Huế được gọi là TP du lịch.
 +Nêu bài học
 - GV nhận xét, ghi điểm.
3.Bài mới 
 a.Giới thiệu bài: Ghi tựa
 b.Phát triển bài 
 1.Đà Nẵng- TP cảng 
*Hoạt động cá nhân:
- Gọi HS đọc mục 1. 
+Đà Nẵng nằm ở vị trí nào?
+Từ Đà Nẵng đi đến các nơi khác bằng các loại phương tiện giao thông nào?
+Giải thích vì sao Đà Nẵng là đầu mối giao thông lớn ở duyên hải miền Trung?
+ Nhận xét tàu đỗ ở cảng biển Thiên La.
 -GV nhận xét và rút ra kết luận.
 2. Đà Nẵng- Trung tâm công nghiệp 
*Hoạt động cả lớp:
- Gọi HS đọc mục 2.
+Em hãy kể tên một số loại hàng hóa được đưa đến Đà Nẵng và hàng từ Đà Nẵng đưa đi các nơi khác bằng tàu biển.
- GV nhận xét, kết luận.
 3.Đà Nẵng- Địa điểm du lịch 
*Hoạt động nhóm:
- Gọi HS đọc mục 3.
- Tổ chức thảo luận nhóm đôi theo gợi ý:
+ Những địa điểm nào của Đà Nẵng có thể thu hút khách du lịch?
+ Vì sao Đà Nẵng lại thu hút nhiều khách du lịch trong và ngoài nước?
-GV nhận xét, chốt lại, gọi HS đọc ghi nhớ.
4.Củng cố- Dặn dò:
 -Cho HS lên chỉ vị trí TP ĐN trên bản đồ và nhắc lại vị trí này.
 -Giải thích lí do ĐN vừa là TP cảng, vừa là TP du lịch.
 -Nhận xét tiết học.
 -Bài sau: “Biển, đảo và quần đảo”.
-Hát
-HS trả lời.
-Cả lớp nhận xét, bổ sung.
-Cả lớp quan sát , trả lời .
- 1HS đọc.
+Ở phía nam đèo Hải Vân, bên sông Hàn và vịnh ĐN .
+ Tàu, ô tô, máy bay.
+ Nằm trên tuyến quốc lộ 1A, nằm sát biển,
+ tàu lớn, hiện đại.
- Lắng nghe.
- 1HS đọc.
+ đến: ô tô, máy móc, hàng may mặc, đồ dùng sinh hoạt, thiết bị; đi: hải sản, vải may quần áo,
-1HS đọc.
- Thảo luận và trình bày.
+ Ngũ hành sơn, Bảo tàng Chăm, Sơn Trà,
+ Nơi đây có nhiều đk thuận lợi: bãi biển đẹp liền kề núi non, giao thông thuận lợi
- 2HS đọc.
- Thực hiện.
Bài 29: Biển, đảo và quần đảo.
I.Mục tiêu 
- Nhận biết được vị trí của biển Đông, một số vịnh, quần đảo, đảo lớn của Việt Nam trên bản đồ.
- Biết sơ lược về vùng biển, đảo và quần đảo của nước ta: rộng lớn với nhiều đảo và quần đảo.
- Kể tên một số hoạt động khai thác nguồn lợi chính của biển, đảo: khai thác khoáng sản, đánh bắt và nuôi trồng hải sản.
II.Chuẩn bị 
 -BĐ Địa lí tự nhiên VN.
 -Tranh, ảnh về biển, đảo VN.
III.Hoạt động trên lớp 
TG
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
1.Ổn định:
2.KTBC 
 +Em hãy nêu tên một số ngành sản xuất của Đà Nẵng.
 +Vì sao Đà Nẵng lại thu hút nhiều khách du lịch?
 -GV nhận xét, ghi điểm .
3.Bài mới 
 a.Giới thiệu bài: Ghi tựa
 b.Phát triển bài 
 1.Vùng biển Việt Nam
*Hoạt động cả lớp:
 - Y/c HS: Chỉ vịnh Bắc Bộ, vịnh Thái Lan trên lược đồ .
- Gọi HS đọc mục 1.
 +Vùng biển nước ta có đặc điểm gì?
 +Biển có vai trò ntn đối với nước ta
-GV cho HS xem tranh, ảnh về biển của nước ta, phân tích về vai trò của Biển Đông đối với nước ta.
 2.Đảo và quần đảo 
*Hoạt động nhóm 2:
- Gọi HS đọc mục 2, thảo luận nhóm 2 theo gợi ý:
+Em hiểu thế nào là đảo, quần đảo?
+Nơi nào trên nước ta có nhiều đảo nhất?
+Nêu đặc điểm của các đảo ở Vịnh Bắc Bộ
+Các đảo, quần đảo ở miền Trung và biển phía nam nước ta có những quần đảo lớn nào?
+Các đảo, quần đảo của nước ta có giá trị gì?
-GV kết luận, gọi HS đọc ghi nhớ.
4.Củng cố – Dặn dò: 
 -Nêu vai trò của biển, đảo và quần đảo đối với nước ta.
 -Chỉ bản đồ và mô tả về vùng biển của nước ta.
 -Nhận xét tiết học.
 -Bài sau: “Khai thác khoáng sản và hải sản ở vùng biển Việt Nam”.
-HS hát .
-HS trả lời .
-HS nhận xét, bổ sung.
- Thực hiện chỉ bản đồ, lớp nhận xét.
- 1HS đọc.
+códiện tích rộng và là một bộ phận của biển đông.
+ cung cấp muối, các loại hải sản, điều hòa khí hậu,
- 1HS đọc.
+ Đảo làquần đảo.
+vịnh Bắc Bộ.
+có nhiều đảo lớn, cư dân đông đúc,
+quần đảo Hoàng Sa, Trường Sa, đảo Phú Quốc, Côn Đảo,
+ du lịch, trồng trọt,
- 2HS đọc.
- Phát biểu.
Bài 30: Khai thác khoáng sản và hải sản ở vùng biển Việt Nam.
I.Mục tiêu 
- Kể tên một số hoạt động khai thác nguồn lợi chính của biển khơi: khai thác khoáng sản, đánh bắt và nuôi trồng hải sản, phát triển du lịch.
- Chỉ trên bản đồ tự nhiên Việt Nam nơi khai thác dầu khí, vùng đánh bắt nhiều hải sản của nước ta.
-Có ý thức giữ vệ sinh môi trường biển khi đi tham quan, nghỉ mát ở vùng biển.
II.Chuẩn bị 
 -Bản đồ địa lí tự nhiên VN.
 -Bản đồ công nghiệp, nông nghiệp VN.
 -Tranh, ảnh về khai thác dầu khí; Khai thác và nuôi hải sản, ô nhiễm môi trường biển
III.Hoạt động trên lớp 
TG
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
1.Ổn định: 
2.KTBC : 
 +Hãy mô tả vùng biển nước ta .
 +Nêu vai trò của biển, đảo và các quần đảo đối với nước ta .
 -GV nhận xét, ghi điểm .
3.Bài mới 
 a.Giới thiệu bài: Ghi tựa
 b.Phát triển bài 
 1.Khai thác khoáng sản 
 *Hoạt động cá nhân
-Gọi HS đọc mục1.
 +Tài nguyên khoáng sản quan trọng nhất của vùng biển VN là gì?
 +Nước ta đang khai thác những khoáng sản nào ở vùng biển VN? Ở đâu? Dùng để làm gì?
 +Tìm và chỉ trên bản đồ vị trí nơi đang khai thác các khoáng sản đó.
 - GV nhận xét, kết luận.
 2.Đánh bắt và nuôi trồng hải sản 
*Hoạt động nhóm 2:
 -Gọi HS đọc mục 2, tổ chức thảo luận nhóm 2 theo gợi ý:
 +Nêu những dẫn chứng thể hiện biển nước ta có rất nhiều hải sản.
 +Hoạt động đánh bắt hải sản của nước ta diễn ra như thế nào? Những nơi nào khai thác nhiều hải sản? Hãy tìm những nơi đó trên bản đồ.
 +Ngoài việc đánh bắt hải sản, nhân dân còn làm gì để có thêm nhiều hải sản?
 - GV nhận xét, kết luận, gọi HS đọc ghi nhớ.
4.Củng cố - Dặn dò 
 +Theo em, nguồn hải sản có vô tận không ?
 +Những yếu tố nào ảnh hưởng tới nguồn tài nguyên đó ?
 -Nhận xét tiết học.
 -Về xem lại bài và chuẩn bị tiết sau “Ôn tập”.
-Hs hát
-HS trả lời .
-1HS đọc.
+ Dầu mỏ và khí đốt.
+ dầu mỏ, khí đốt, cát (Khánh Hòa, Quảng Ninh) làm thủy tinh, muối,
-Chỉ trên bản đồ.
-HS thảo luận nhóm và trình bày:
+ Riêng cáốc hương.
+ diễn ra khắp nơi, nơi đánh bắt nhiều nhất là cáctỉnh ven biển từ Quãng Ngãi đến Kiên Giang.
+ nuôi trồng: cá, tôm, dồi mồi, ngọc trai,
- 2HS đọc.
- Phát biểu.
Bài 30-31: Ôn tập.
I. MỤC TIÊU
- Chỉ được trên bản đồ đại lí tự nhiên Việt Nam:
+ Dãy Hoàng Liên Sơn, đỉnh Phan-xi-păng,
+ Một số TP lớn.
+ Biển đông, các đảo và quần đảo chính,
- Hệ thống một số đặc điểm tiêu biểu của các TP chính ở nước ta.
- Hệ thống tên một số dân tộc Việt Nam.
- Hệ thống một số hoạt động sản xuất chính ở các vùng: núi, cao nguyên, đồng bằng, đảo, biển.
II. CHUẨN BỊ
- Bản đồ địa lí tự nhiên Việt Nam.
- Phiếu học tập.
III. HOẠT ĐỘNG TRÊN LỚP
TG
HĐGV
HĐHS
1. Ổn định
2. Bài cũ
- Nêu những dẫn chứng cho thấy biển nước ta rất phong phú về hải sản.
- Nêu một số nguyên nhân dẫn đến cạn kiệt nguồn hải sản ven bờ.
- GV nhận xét, ghi điểm.
3. Bài mới
a/ Giới thiệu bài
b/ Phát triển bài
*Hoạt động cả lớp:
-Gọi lần lượt HS chỉ trên bản đồ Địa lí tự nhiên Việt Nam các địa danh theo y/c câu1.
- GV nhận xét.
*Hoạt động cá nhân:
-Phát PHT,y/c HS tự hoàn chỉnh phiếu.
- Tổ chức trình bày.
- GV nhận xét, kết luận.
* Hoạt động nhóm đôi
-Y/c các nhóm thảo luận câu 3,4.
- Tổ chức trình bày.
- GV nhận xét, chốt lại.
* Hoạt động cá nhân
- Tổ chức trả lời CH 5,6.
- GV nhận xét, chốt lại.
4. Củng cố- Dặn dò
- Nhận xét tiết học.
- Dặn HS chuẩn bị thi HKII.
- Hát.
- HS trả lời, lớp nhận xét.
- Chỉ trên bản đồ, lớp nhận xét.
- Làm bài trên PHT.
- Đại diện trình bày, lớp nhận xét.
- Thảo luận.
- Trình bày, lớp nhận xét.
- Phát biểu, lớp nhận xét.

Tài liệu đính kèm:

  • docgiao_an_dia_ly_lop_4_nguyen_thi_thuy_hang.doc