Giáo án Địa lý Lớp 4 - Tiết 14: Hoạt động sản xuất của người dân ở đồng bằng Bắc Bộ - Phạm Thị Thanh

Giáo án Địa lý Lớp 4 - Tiết 14: Hoạt động sản xuất của người dân ở đồng bằng Bắc Bộ - Phạm Thị Thanh

I. MỤC TIÊU:

- Trình bày được một số đặc điểm tiêu biểu của hoạt động trồng trọt và chăn nuôi của người dân ĐBBB.

- Nêu được các công việc chính phải làm trong quá trình sản xuất lúa gạo, đọc sách, quan sát tranh, ảnh để tìm thông tin.

- Có ý thức tìm hiểu về hoạt động sản xuất của người dân ĐBBB.

II. ĐỒ DÙNG DẠY – HỌC: Bảng phụ viết câu hỏi, sơ đồ, bản đồ ĐBBB.

 

doc 2 trang Người đăng lilyphan99 Lượt xem 415Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Địa lý Lớp 4 - Tiết 14: Hoạt động sản xuất của người dân ở đồng bằng Bắc Bộ - Phạm Thị Thanh", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
 Địa lí
Hoạt động sản xuất của người dân ở đồng bằng Bắc bộ
I. Mục tiêu:
- Trình bày được một số đặc điểm tiêu biểu của hoạt động trồng trọt và chăn nuôi của người dân ĐBBB.
- Nêu được các công việc chính phải làm trong quá trình sản xuất lúa gạo, đọc sách, quan sát tranh, ảnh để tìm thông tin.
- Có ý thức tìm hiểu về hoạt động sản xuất của người dân ĐBBB.
II. đồ dùng dạy – học: Bảng phụ viết câu hỏi, sơ đồ, bản đồ ĐBBB.
III. Các hoạt động dạy – học chủ yếu:
Hoạt động dạy học
Hoạt động học
1. Kiểm tra bài cũ:
Kể tên một số lễ hội ở ĐBBB? Cho biết lễ hội đó được tổ chức vào ngày tháng nảo? để làm gì?
2 học sinh trả lời.
Học sinh lớp nhận xét - bổ sung.
2. Bài mới
a) Đồng bằng Bắc bộ - vựa lúa lớn thứ hai của cả nước.
Giáo viên treo bản đồ ĐBBB, chỉ bản đồ và giảng: Vùng ĐBBB với nhiều lợi thế ... đã trở thành vựa lúa lớn thứ 2 (sau ĐBNB) của cả nước.
Học sinh quan sát bản đồ, lắng nghe.
Giáo viên yêu cầu học sinh làm việc cặp đôi.
Giáo viên nêu câu hỏi để học sinh thảo luận:
Tìm 3 nguồn lực chính giúp ĐBBB trở thành vựa lúa lớn thứ 2 của cả nước.
Từng cặp học sinh đọc SGK và thảo luận để trả lời câu hỏi.
Treo bảng phụ sơ đồ (minh hoạ phần a)
Học sinh điền sơ đồ.
Giáo viên kết luận:
Hỏi: Em hãy nêu 1 số câu tục ngữ, ca dao nói về kinh nghiệm trồng lúa của người dân ĐBBB mà em biết.
Học sinh trả lời , Ví dụ:
Lúa chiêm lấp ló đầu bờ
Hễ nghe tiếng sấm phất cờ mà lên
...
Giáo viên có thể bổ sung 1 số câu:
Khoai ruộng lạ, mạ ruộng quen ...
Giáo viên giới thiệu công việc trồng lúa rất vất vả.
Yêu cầu học sinh quan sát các hình SGK , thảo luận, sắp xếp đúng thứ tự các công đoạn trồng lúa.
Học sinh quan sát hình.
Thảo luận,
Sắp xếp.
1 số nhóm trả lời rình bày.
1 học sinh trình bày bảng.
Giáo viên kết luận (đúng):
Làm đất à gieo mạ à nhổ mạ à cấy lúa à chăm sóc lúa à gặt lúa à tuốt lúa à phơi thóc.
Hỏi: Em có nhận xét gì vè công việc sản xuất lúa gạo?
... vất vả, nhiều công đoạn
b) Cây trồng và vật nuôi thường gặp ở ĐBBB.
Giáo viên đưa tranh ảnh: giới thiệu cây trồng, vật nuôi ở ĐBBB.
Học sinh quan sát.
Hỏi: Hãy kể tên những cây trồng, vật nuôi thường gặp ở ĐBBB.
Cây trồng: Ngô, khoai, lạc, đỗ ...
Cây ăn quả: 
Con vật nuôi: trâu, bò, lơn, gà...
Giáo viên chốt kiến thức.
c) ĐBBB - Vùng trồng rau xứ lạnh
Giáo viên giới thiệu với học sinh bảng về nhiệt độ trung bình tháng của Hà Nội ở các tháng trong 1 năm.
Học sinh tìm những tháng mùa đông.
Nhiệt độ giảm nhanh khi nào?
Học sinh thảo luận trả lời câu hỏi.
Hỏi: Thời tiết mùa đông ở ĐBBB thích hợp trồng loại cây gì?
Bắp cải, hoa lơ, xà lách, cà rốt ...
Giáo viên chốt kiến thức
Mở rộng thực tế.
Lắng nghe.
Học sinh đọc ghi nhớ.
3. Củng cố - dặn dò:
Giáo viên tổng kết giờ học.
Nhận xét giờ học.

Tài liệu đính kèm:

  • docgiao_an_dia_ly_lop_4_tiet_14_hoat_dong_san_xuat_cua_nguoi_da.doc