Giáo án Địa lý Lớp 4 - Tiết 5: Trung du Bắc Bộ

Giáo án Địa lý Lớp 4 - Tiết 5: Trung du Bắc Bộ

I. MỤC TIÊU:

1. Kiến thức:Biết được thế nào là vùng trung du, chỉ được vị trí của những tỉnh có vùng trung du trên bản đồ. Biết một số đặc điểm và mối quan hệ địa lí giữa thiên nhiên và hoạt động sản xuất của con người ở trung du Bắc Bộ. Nêu được qui trình chế biến chè.

2. Kĩ năng: Rèn kĩ năng xem bản đồ, lược đồ.

3. Thái độ: Có ý thức bảo vệ rừng và tham gia tích cực trồng cây.

II. ĐỒ DÙNG DẠY – HỌC:

- Bản đồ hành chính Việt Nam.

- Bản đồ địa lí Việt Nam.

- Tranh ảnh vùng Trung du Bắc Bộ.

 

doc 2 trang Người đăng lilyphan99 Ngày đăng 27/01/2022 Lượt xem 217Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Địa lý Lớp 4 - Tiết 5: Trung du Bắc Bộ", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
 Địa lý
 Trung du Bắc Bộ
I. Mục tiêu:
1. Kiến thức:Biết được thế nào là vùng trung du, chỉ được vị trí của những tỉnh có vùng trung du trên bản đồ. Biết một số đặc điểm và mối quan hệ địa lí giữa thiên nhiên và hoạt động sản xuất của con người ở trung du Bắc Bộ. Nêu được qui trình chế biến chè.
2. Kĩ năng:	Rèn kĩ năng xem bản đồ, lược đồ.
3. Thái độ:	Có ý thức bảo vệ rừng và tham gia tích cực trồng cây.
II. đồ dùng dạy – học:
- Bản đồ hành chính Việt Nam.
- Bản đồ địa lí Việt Nam.
- Tranh ảnh vùng Trung du Bắc Bộ.
III. Các hoạt động dạy – học chủ yếu:
Hoạt động dạy học
Hoạt động học
1. Kiểm tra bài cũ:
Nêu đặc điểm của dãy Hoàng Liên Sơn?
1 học sinh trả lời 
Chỉ bản đồ dẫy HLS, đỉnh Phan-xi-păng
1 Học sinh chỉ bản đồ, lớp nhận xét 
Giáo viên nhận xét - cho điểm.
2. Bài mới:
a) Giới thiệu bài mới
Học sinh lắng nghe
b) Vùng đồi với đỉnh tròn, sườn thoải:
Hoạt động nhóm
Giáo viên trao tranh ảnh - giới thiệu
Học sinh quan sát tranh
Dựa vào kênh chữ SGK, thảo luận các câu hỏi
Học sinh thảo luận nhóm, đại diện các nhóm trình bày.
Vùng trung là vùng núi, đồi hay đồng bằng?
 Là vùng đồi.
Em có nhận xét gì về đỉnh, sườn và cách sắp xếp các đồi?
Đỉnh tròn, sườn thoải, xếp nối nhau.
So sánh đặc điểm của Trung du dãy Hoàng Liên Sơn 
Học sinh so sánh, trả lời 
Giáo viên nhận xét câu trả lời 
Lớp nhận xét bổ sung
Giáo viên kết luận 
Học sinh nghe - ghi nhớ
Giáo viên treo bản đồ và gọi học sinh chỉ bản đồ hành chính Việt Nam các tỉnh có vùng trung du.
3-4 học sinh chỉ: Thái Nguyên, Phú Thọ, Vĩnh phúc, Bắc Giang
Giáo viên chỉ trên bản đồ
Học sinh quan sát, đối chiếu với ý kiến của mình.
c) Chè và cây ăn quả.
Hoạt động cả lớp,
Hỏi: Vùng trung du phù hợp trồng các loại cây nào?
Cây cọ, chè, vải...
Yêu cầu học sinh quan sát tranh H1, H2 và trả lời câu hỏi
Hãy nói lên tỉnh và cây trồng tương ứng?
Chè: trồng ở Thái nguyên
Vải: trồng ở Bắc Giang.
Mỗi loại cay đó thuộc loại cây ăn quả hay cây công nghiệp?
Chè: thuộc loại cây công nghiệp.
Vải: thuộc loại cây ăn quả.
Yêu cầu học sinh quan sát hình 3. và trả lời: hình 3 cho em biết điều gì?
Học sinh quan sát và bàn luận về qui trình chế biến chè, đại diện nhóm trả lời - học sinh khác nhận xét.
Giáo viên kết luận 
d) Hoạt động trồng rừng và cây công nghiệp
Yêu cầu học sinh đọc bảng số liệu
Học sinh đọc thầm.
Hỏi: Em có nhận xét gì về bảng số liệu trên? Nêu ý nghĩa của những số liệu đó.
Trả lời: Diện tích rừng trồng mới ở Phú Thọ tăng lên.
Giáo viên kết luận 
3. Củng cố, dặn dò:
Giáo viên củng cố bài học bằng sơ đồ.
Yêu cầu học sinh điền vào ô vuông.
Học sinh nêu lại nội dung bài học.
Nhận xét tiết học, chuẩn bị bài sau.
Trung du Bắc Bộ
	Điều kiện tự nhiên	
Hoạt động sản xuất

Tài liệu đính kèm:

  • docgiao_an_dia_ly_lop_4_tiet_5_trung_du_bac_bo.doc