Giáo án Địa lý Lớp 4 - Tuần 29 đến 35 - Nguyễn Thị Thu Thủy

Giáo án Địa lý Lớp 4 - Tuần 29 đến 35 - Nguyễn Thị Thu Thủy

I.Mục tiêu :

Học xong bài này, HS biết:

- Biết người Kinh, người Chăm và một số dân tộc ít người khác là cư dân chủ yếu của đồng bằng duyên hải miền Trung.

- Trình bày một số nét tiêu biểu về hoạt động sản xuất: trồng trọt, chăn nuôi, đánh bắt, nuôi trồng, chế biến thủy sản,

 Giáo dục môi trường : GD HS sự thích nghi và cải tạo môi trường của con người ở đồng bằng duyên hải miền Trung như : Trồng cây phi lao để ngăn gió ; Trồng trọt , chăn nuôi gia súc ; Đánh bắt , nuôi trồng thủy hải sản

II.Chuẩn bị :

 - Bản đồ dân cư VN.

 - Thay câu hỏi 1 (40): Dân tộc nào là dân tộc chủ yếu.

 - Giảm yêu cầu quan sát hình 1, 2 (138). Bỏ câu hỏi 3 (140)

III.Hoạt động trên lớp :

 

doc 25 trang Người đăng huybui42 Ngày đăng 20/01/2022 Lượt xem 358Lượt tải 1 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án Địa lý Lớp 4 - Tuần 29 đến 35 - Nguyễn Thị Thu Thủy", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
DẢI ĐỒNG BẰNG DUYÊN HẢI 
MIỀN TRUNG
Tuần 27
Bài:24
( THMT BỘ PHẬN )
I.Mục tiêu :
Học xong bài này, HS biết:	
- Nêu được một số đặc điểm tiêu biểu về địa hình, khí hậu của đồng bằng duyên hải miền Trung:
+ Các đồng bằng nhỏ hẹp với nhiều cồn cát và đầm phá.
+ Khí hậu: mùa hạ, tại đây thường khô, nóng và bị hạn hán, cuối năm thường có mưa lớn và bão dễ gây ngập lút; có sự khác biệt giữa khu vực phía bắc và phía nam: khu vực phía bắc dãy bạch Mã có mùa đông lạnh.
- Chỉ được vị trí đồng bằng duyên hải miền Trung trên bản đồ (lược đồ) tự nhiên Việt Nam.
Ä Giáo dục môi trường : GD HS sự thích nghi và cải tạo môi trường của con người ở đồng bằng duyên hải miền Trung như : Trồng cây phi lao để ngăn gió ; Trồng trọt , chăn nuôi gia súc ; Đánh bắt , nuôi trồng thủy hải sản 
II.Chuẩn bị :
 -BĐ Địa lí tự nhiên VN, BĐ kinh tế chung VN .
 -Ảnh thiên duyên hải miền Trung: bãi biển phẳng, bờ biển dốc, có nhiều khối đá nổi ven bờ ; Cánh đồng trồng màu, đầm phá, rừng phi lao trên đồi cát .
III.Hoạt động trên lớp :
Hoạt động của giáo viên 
Hoạt động của học sinh 
1.Ổn định: HS hát.
2. Kiểm tra bài cũ : 
 Bài Ôn tập .
3.Bài mới :
 a.Giới thiệu bài:
- Hôm nay Cô và các em sẽ tiếp tục tìm hiểu về dải đồng bằng nằm sát biển , nối hai đồng bằng BB và NB với nhau , được gọi là dải đồng bằng Duyên hải miền Trung có nhiều đồng bằng nhỏ, hẹp và nối với nhau tạo thành dải đồng bằng với nhiều đồi cát ven biển , chúng ta sẽ tìm hiểu hôm nay .
- Giáo viên ghi tựa bài lên bảng lớp .
 b.Phát triển bài : 
 GV có thể gợi ý HS nghĩ về một chuyến du lịch từ TPHCM đến Nha Trang – Đà Nẵng - Huế , từ đó chuyển ý tìm hiểu về duyên hải –vùng ven biển thuộc miền trung.
-Chỉ trên bản đồ địa lý Việt nam cho HS quan sát và đọc tên các đồng bằng duyên hải miền Trung theo thứ tự .
 1/.Các đồng bằng nhỏ hẹp với nhiều cồn cát ven biển :
 *Hoạt động cả lớp: 
 GV chỉ trên BĐ kinh tế chung VN tuyến đường sắt, đường bộ từ HN qua suốt dọc duyên hải miền Trung để đến TPHCM (hoặc ngược lại); xác định ĐB duyên hải miền trung ở phần giữa của lãnh thổ VN,phía Bắc giáp ĐB Bắc Bộ ,phía Nam giáp ĐB Nam Bộ; Phía tây là đồi núi thuộc dãy Trường Sơn; Phía Đông là biển Đông.
 -GV yêu cầu các nhóm HS đọc câu hỏi, quan sát lược đồ, ảnh trong SGK, trao đổi với nhau về tên, vị trí, độ lớn của các đồng bằng ở duyên hải miền Trung (so với ĐB Bắc Bộ và Nam Bộ). HS cần :
 +Đọc đúng tên và chỉ đúng vị trí các đồng bằng .
 +Nhận xét: Các ĐB nhỏ, hẹp cách nhau bởi các dãy núi lan ra sát biển.
 -GV nên bổ sung để HS biết rằng: Các ĐB được gọi theo tên của tỉnh có ĐB đó. Đồng bằng duyên hải miền Trung chỉ gồm các ĐB nhỏ hẹp, song tổng điện tích cũng khá lớn, gần bằng diện tích ĐB Bắc Bộ .
 -GV yêu cầu HS một số nhóm nhắc lại ngắn gọn đặc điểm của đồng bằng duyên hải miền Trung.
 -GV cho cả lớp quan sát một số ảnh về đầm phá, cồn cát được trồng phi lao ở duyên hải miền Trung và giới thiệu về những dạng địa hình phổ biến xen đồng bằng ở đây (như cồn cát ở ven biển, các đồi núi chia cắt dải đồng bằng hẹp do dãy Trường Sơn đâm ngang ra biển), về hoạt động cải tạo tự nhiên của người dân trong vùng (trồng phi lao, làm hồ nuôi tôm)
 -GV giới thiệu kí hiệu núi lan ra biển để HS thấy rõ thêm lí do vì sao các đồng bằng miền Trung lại nhỏ, hẹp.
 2/.Khí hậu có sự khác biệt giữa khu vực phía bắc và phía nam :
 *Hoạt động cả lớp hoặc từng cặp: 
 -GV yêu cầu từng HS quan sát lược đồ hình 1 của bài theo yêu cầu của SGK. HS cần: chỉ và đọc được tên dãy núi Bạch Mã, đèo Hải Vân, TP Huế, TP Đà Nẵng; GV có thể yêu cầu HS dựa vào ảnh hình 4 mô tả đường đèo Hải Vân: nằm trên sườn núi, đường uốn lượn, bên trái là sườn núi cao, bên phải sườn núi dốc xuống biển.
 -GV giải thích vai trò “bức tường” chắn gió của dãy Bạch Mã. GV nói thêm về đường giao thông qua đèo Hải Vân và về tuyến đường hầm qua đèo Hải Vân được xây dựng vừa rút ngắn vừa dễ đi, hạn chế được tắc nghẽn giao thông do đất đá ở vách núi đổ xuống hoặc cả đoạn đường bị sụt lở vì mưa lớn.
 -GV nói về sự khác biệt khí hậu giữa phía bắc và nam dãy Bạch Mã thể hiện ở nhiệt độ. Nhiệt độ trung bình tháng 1 của Đà Nẵng không thấp hơn 200c, trong khi của Huế xuống dưới 200c; Nhiệt độ trung bình tháng 7 của hai TP này đều cao và chênh lệch không đáng kể, khoảng 290c.
 -GV nêu gió tây nam vào mùa hạ đã gây mưa ở sườn tây Trường Sơn khi vượt dãy Trường Sơn gió trở nên khô, nóng. Gió này người dân thường gọi là “gió Lào” do có hướng thổi từ Lào sang .Gió đông ,đơng nam thổi vào cuối năm mang theo nhiều hơi nước của biển và thường gây mưa .GV có thể liên hệ với đặc điểm sông miền Trung ngắn nên vào mùa mưa , những cơn mưa như trút nước trên sườn đông của dãy Trường Sơn tạo nguồn nước lớn đổ dồn về ĐB và thường gây lũ lụt đột ngột .GV nên làm rõ những đặc điểm không thuận lợi do thiên nhiên gây ra cho người dân ở duyên hải miền Trung và hướng thái độ của HS là chia sẻ, cảm thông với những khó khăn người dân ở đây phải chịu đựng. GV chú ý cập nhật thông tin về tình hình bão, lụt hằng năm ở miền Trung hoặc yêu cầu HS tìm hiểu qua phương tiện thông tin đại chúng về tình hình này và thông báo để các bạn trong lớp cùng quan tâm, chia sẻ.
4.Củng cố : 
 -GV yêu cầu HS: 
 +Sử dụng lược đồ duyên hải miền Trung hoặc bản đồ Địa lí tự nhiên VN, chỉ và đọc tên các đồng bằng, nhận xét đặc điểm đồng bằng duyên hải miền Trung.
5.Tổng kết - Dặn dò:
 - Giáo viên nhận xét , đánh giá tiết học , biểu dương học sinh tham gia xây dựng tốt bài học .
 -Về học bài và làm bài tập 2/ 137 SGK và chuẩn bị bài: “Người dân ở đồng bằng duyên hải miền Trung”.
-- Học sinh hát - ổn định lớp để vào tiết học .
+ 02 học sinh lên bảng thực hiện nội dung kiểm tra của giáo viên .
+ Học sinh khác nhận xét , sửa chữa.
- 02 học sinh nhắc lại tựa bài học 
-HS đọc câu hỏi và quan sát tranh , trả lời.
-HS khác nhận xét, bổ sung.
- Đồng bằng Thanh - Nghệ - Tỉnh ; Bình - Trị - Thiên ; Nam – Ngãi ; Bình Phú – Khánh Hoà ; Ninh Thuận – Bình Thuận .
+ Các đồng bằng nhỏ , hẹp , cách nhau bởi các dải núi lan sát ra biển .
-HS lặp lại đặc điểm của đồng bằng duyên hải miền Trung.
- Đồng bằng Thanh - Nghệ - Tỉnh ; Bình - Trị - Thiên ; Nam – Ngãi ; Bình Phú – Khánh Hoà ; Ninh Thuận – Bình Thuận .
-HS quan sát tranh ảnh.
-HS quan sát lược đồ.
+ Học sinh trả lời .
+ Các đồng bằng nhỏ , hẹp , cách nhau bởi các dải núi , cồn cát lan sát ra biển .
Ä Giáo dục môi trường : GD HS sự thích nghi và cải tạo môi trường của con người ở đồng bằng duyên hải miền Trung như : Trồng cây phi lao để ngăn gió ; Trồng trọt , chăn nuôi gia súc ; Đánh bắt , nuôi trồng thủy hải sản
- HS quan sát và đại diện nhóm trả lời 
+ Các cồn cát được trồng phi lao ở duyên hải miền Trung như cồn cát ở ven biển, các đồi núi chia cắt dải đồng bằng hẹp do dãy Trường Sơn đâm ngang ra biển
+ Người dân trồng phi lao, làm hồ nuôi tôm)
+ Học sinh quan sát 
- Học sinh lắng nghe . So sánh khí hậu có sự khác biệt giữa khu vực phía bắc và phía nam
- HS quan sát lược đồ hình 1 của bài theo yêu cầu của SGK và đọc được tên dãy núi Bạch Mã, đèo Hải Vân, TP Huế, TP Đà Nẵng .HS dựa vào ảnh hình 4 mô tả đường đèo Hải Vân: nằm trên sườn núi, đường uốn lượn, bên trái là sườn núi cao, bên phải sườn núi dốc xuống biển.
- Nghe GV nói thêm về đường giao thông qua đèo Hải Vân và về tuyến đường hầm qua đèo Hải Vân được xây dựng vừa rút ngắn vừa dễ đi, hạn chế được tắc nghẽn giao thông do đất đá ở vách núi đổ xuống hoặc cả đoạn đường bị sụt lở vì mưa lớn.
-HS thấy rõ vai trò bức tường chắn gió mùa đông của dãy Bạch Mã.
+ Học sinh nói về sự khác biệt khí hậu giữa phía bắc và nam dãy Bạch Mã thể hiện ở nhiệt độ. Nhiệt độ trung bình tháng 1 của Đà Nẵng không thấp hơn 200c, trong khi của Huế xuống dưới 200c; Nhiệt độ trung bình tháng 7 của hai TP này đều cao và chênh lệch không đáng kể, khoảng 290c.
+ Đại diện nhóm học sinh :
Nêu gió tây nam vào mùa hạ đã gây mưa ở sườn tây Trường Sơn khi vượt dãy Trường Sơn gió trở nên khô, nóng. Gió này người dân thường gọi là “gió Lào” do có hướng thổi từ Lào sang .Gió đông ,đơng nam thổi vào cuối năm mang theo nhiều hơi nước của biển và thường gây mưa .
 HS khá giỏi có thể : liên hệ với đặc điểm sông miền Trung ngắn nên vào mùa mưa , những cơn mưa như trút nước trên sườn đông của dãy Trường Sơn tạo nguồn nước lớn đổ dồn về ĐB và thường gây lũ lụt đột ngột . Nói rõ thêm những đặc điểm không thuận lợi do thiên nhiên gây ra cho người dân ở duyên hải miền Trung và hướng thái độ của HS là chia sẻ, cảm thông với những khó khăn người dân ở đây phải chịu đựng
+ 03 học sinh lên bảng chỉ và đọc tên các đồng bằng duyên hải miền Trung trên bản đồ Địa lí tự nhiên VN.
Học sinh lắng nghe giáo viên nhận xét đánh giá tiết học 
- Học sinh ghi nhớ dặn dò của học sinh. 
=========ùù========
NGƯỜI DÂN VÀ HOẠT ĐỘNG SẢN XUẤT
Ở ĐỒNG BẰNG DUYÊN HẢI MIỀN TRUNG
Tuần 28
Bài :25
( THMT BỘ PHẬN )
I.Mục tiêu :
Học xong bài này, HS biết:
- Biết người Kinh, người Chăm và một số dân tộc ít người khác là cư dân chủ yếu của đồng bằng duyên hải miền Trung.
- Trình bày một số nét tiêu biểu về hoạt động sản xuất: trồng trọt, chăn nuôi, đánh bắt, nuôi trồng, chế biến thủy sản,
Ä Giáo dục môi trường : GD HS sự thích nghi và cải tạo môi trường của con người ở đồng bằng duyên hải miền Trung như : Trồng cây phi lao để ngăn gió ; Trồng trọt , chăn nuôi gia súc ; Đánh bắt , nuôi trồng thủy hải sản 
II.Chuẩn bị :
 - Bản đồ dân cư VN.
 - Thay câu hỏi 1 (40): Dân tộc nào là dân tộc chủ yếu. 
 - Giảm yêu cầu quan sát hình 1, 2 (138). Bỏ câu hỏi 3 (140)
III.Hoạt động trên lớp :
Hoạt động của giáo viên 
Hoạt động của học sinh 
1.Ổn định: Kiểm tra sự chuẩn bị của HS.
2. Kiểm tra bài cũ : 
 -Nêu đặc điểm của khí hậu vùng ĐB duyên hải miền Trung.
 -Hãy đọc tên các ĐB duyên hải miền Trung theo thứ tự từ Bắc vào Nam (Chỉ bản đồ).
 GV nhận xét, ghi điểm.
3.Bài mới :
 a.Giới thiệu bài: 
- Hôm nay Cô và các em sẽ tiếp tục tìm hiểu về : Biết người Kinh, người Chăm và một số dân tộc ít người khác là cư dân chủ yếu của đồng bằng duyên hải miền Trung. Trình bày một số nét tiêu biểu về hoạt động sản xuất: trồng trọt, chăn nuôi, đánh bắt, nuôi trồng, chế biến thủy sản,
- Giáo viên ghi tựa bài lên bảng lớp .
 b.Phát triển bài : 
 1/.Dân cư tập trung khá đông đúc :
+ Ở đồng bằng duyên hải miền Trung dân cư tập trung khá đông đúc , chủ yếu là người Kinh và người Chăm .
 *Hoạt động cả lớp: 
 -GV thông báo số dâ ... dựng tốt bài học .
 -Chuẩn bị bài ở nhà: “Khai thác khoáng sản và hải sản ở vùng biển VN”.
- - Hát - ổn định lớp để vào tiết học .
-+ 02 học sinh lên bảng thực hiện nội dung kiểm tra của giáo viên .
+ Học sinh khác nhận xét , sửa chữa
- Học sinh lắng nghe giáo viên giới thiệu bài .
- 02 học sinh nhắc lại tựa bài .
-HS quan sát hình 1, trả lời các câu hỏi của mục 1
-HS dựa vào kênh chữ trong SGK & vốn hiểu biết, trả lời các câu hỏi.
- HS chỉ trên bản đồ tự nhiên Việt Nam vùng biển của nước ta, các vịnh Bắc Bộ, vịnh Thái Lan.
- HS dựa vào tranh ảnh, SGK thảo luận các câu hỏi
+ Đại diện nhóm trình bày trước lớp
+ HS chỉ các đảo, quần đảo của từng miền (Bắc, Trung, Nam) trên bản đồ Việt Nam & nêu đặc điểm, giá trị kinh tế của các đảo, quần đảo.
- HS dựa vào tranh, ảnh, SGK, thảo luận 
+ Khai thác khoáng sản: dầu khí, cát trắng, muối.
+ Đánh bắt và nuôi trồng hải sản.
* Tích hợp môi trường :
+ Một số đặc điểm chính của môi trường về tài nguyên thiên nhiên và việc khai thác tài nguyên thiên nhiên ở biển , đảo và quần đảo : vùng biển nước ta có nhiểu hải sản , khoáng sản , nhiều bãi tắm đẹp
-Cho HS đọc bài học trong SGK
- HS chỉ bản đồ và mô tả về vùng biển của nước ta.
- Học sinh lắng nghe giáo viên nhận xét đánh giá tiết học 
- Học sinh ghi nhớ dặn dò của học sinh
=========ùù========
KHAI THÁC KHOÁNG SẢN VÀ HẢI SẢN
Ở VÙNG BIỂN VIỆT NAM
Tuần 33
Bài : 30 
THMT BỘ PHẬN
I.Mục tiêu :
 Học xong bài này, HS biết:
- Kể tên một số hoạt động khai táhc nguồn lợi chính của biển đảo (hải sản, dầu khí, du lịch, cảng biển,):
+ Khai thác khoáng sản: dầu khí, cát trắng, muối.
+ Đánh bắt và nuôi trồng hải sản.
+ Phát triển du lịch.
- Chỉ trên bản đồ tự nhiên Việt Nam nơi khai thác dầu khí, vùng đánh bắt nhiều hải sản của nước ta.
* Tích hợp môi trường : 
Sự thích nghi và cải tạo môi trường của con người ở biển , đảo và quần đảo .
+ Khai thái dầu khí , cát trằng .
+ Đánh bắt , nuôi trồng thủy hải sản 
+ Khai thác tài nguyên biển hợp lý .
 -Có ý thức giữ vệ sinh môi trường biển khi đi tham quan, nghỉ mát ở vùng biển.
II.Chuẩn bị :
 -Bản đồ địa lí tự nhiên VN.
 -Bản đồ công nghiệp, nông nghiệp VN.
 -Tranh, ảnh về khai thác dầu khí; Khai thác và nuôi hải sản, ô nhiễm môi trường biển.
III.Hoạt động trên lớp :
Hoạt động của giáo viên 
Hoạt động của học sinh 
1.Ổn định lớp : Kiểm tra sự chuẩn bị của HS .
2. Kiểm tra bài cũ : 
 -Hãy mô tả vùng biển nước ta .
 -Nêu vai trò của biển, đảo và các quần đảo đối với nước ta .
 GV nhận xét, ghi điểm .
3.Bài mới :
 a.Giới thiệu bài:
- Hôm nay Cô và các em sẽ tiếp tục tìm hiểu về dải đồng bằng nằm sát biển , nối hai đồng bằng BB và NB với nhau , được gọi là dải đồng bằng Duyên hải miền Trung có nhiều đồng bằng nhỏ, hẹp và nối với nhau tạo thành dải đồng bằng với nhiều đồi cát ven biển , chúng ta sẽ tìm hiểu hôm nay .
- Giáo viên ghi tựa bài lên bảng lớp .
 b.Phát triển bài : 
 GV hỏi: Biển nước ta có những tài nguyên nào? Chúng ta đã khai thác và sử dụng như thế nào?
 1/.Khai thác khoáng sản :
 *Hoạt động theo từng cặp: 
 -Cho HS dựa vào SGK, tranh, ảnh trả lới các câu hỏi sau:
 +Tài nguyên khoáng sản quan trọng nhất của vùng biển VN là gì?
 +Nước ta đang khai thác những khoáng sản nào ở vùng biển VN? Ở đâu? Dùng để làm gì?
 +Tìm và chỉ trên bản đồ vị trí nơi đang khai thác các khoáng sản đó.
 -GV cho HS trình bày kết quả trước lớp. GV nhận xét: Hiện nay dầu khí của nước ta khai thác được chủ yếu dùng cho xuất khẩu, nước ta đang xây dựng các nhà máy lọc và chế biến dầu.
 2/.Đánh bắt và nuôi trồng hải sản :
 *Hoạt động nhóm: 
 -GV cho các nhóm dựa vào tranh, ảnh, bản đồ, SGK thảo luận theo gợi ý:
 +Nêu những dẫn chứng thể hiện biển nước ta có rất nhiều hải sản.
 +Hoạt động đánh bắt hải sản của nước ta diễn ra như thế nào? Những nơi nào khai thác nhiều hải sản? Hãy tìm những nơi đó trên bản đồ.
 +Ngoài việc đánh bắt hải sản, nhân dân còn làm gì để có thêm nhiều hải sản?
 -GV cho các nhóm trình bày kết quả lần lượt theo từng câu hỏi, chỉ trên bản đồ vùng đánh bắt nhiều hải sản.
 -GV mô tả thêm về việc đánh bắt, tiêu thụ hải sản của nước ta. Có thể cho HS kể những loại hải sản mà các em đã trông thấy hoặc đã được ăn.
* Tích hợp môi trường : 
- Sự thích nghi và cải tạo môi trường của con người ở biển , đảo và quần đảo .
+ Khai thái dầu khí , cát trằng .
+ Đánh bắt , nuôi trồng thủy hải sản 
+ Khai thác tài nguyên biển hợp lý .
 -Có ý thức giữ vệ sinh môi trường biển khi đi tham quan, nghỉ mát ở vùng biển.
4.Củng cố : 
 -GV cho HS đọc bài trong khung.
 -Theo em, nguồn hải sản có vô tận không ?
 -Những yếu tố nào ảnh hưởng tới nguồn tài nguyên đó ?
5.Tổng kết - Dặn dò:
 - Giáo viện nhận xét , đánh giá tiết học , biểu dương học sinh tham gia xây dựng tốt bài học .
 -Về xem lại bài và chuẩn bị tiết sau “Tìm hiểu địa phương”.
- Hát - ổn định lớp để vào tiết học .
+ 02 học sinh lên bảng thực hiện nội dung kiểm tra của giáo viên .
+ Học sinh khác nhận xét , sửa chữa
- Học sinh lắng nghe giáo viên giới thiệu bài .
- 02 học sinh nhắc lại tựa bài .
-HS trả lời .
-HS trả lời .
-HS trình bày kết quả .
-HS thảo luận nhóm .
-HS trình bày kết quả .
* Tích hợp môi trường : 
- Sự thích nghi và cải tạo môi trường của con người ở biển , đảo và quần đảo .
+ Khai thái dầu khí , cát trằng .
+ Đánh bắt , nuôi trồng thủy hải sản 
+ Khai thác tài nguyên biển hợp lý .
 -Có ý thức giữ vệ sinh môi trường biển khi đi tham quan, nghỉ mát ở vùng biển.
-2 HS đọc
-HS trả lời.
- Học sinh lắng nghe giáo viên nhận xét , đánh giá tiết học . 
- Học sinh ghi nhớ lời dặn của giáo viên 
==================ÄĵÃÃ====================
Tuần 34
ÔN TẬP
Bài:31 	 
I.Mục tiêu :
 Học xong bài này, HS biết:
- Chỉ trên bản đồ Địa lí tự nhiên Việt Nam:
+ Dãy Hoàng Liên Sơn, đỉnh Phan-xi-păng, đồng bằng Bắc Bộ, đồng bằng Nam Bộ và các đồng bằng duyên hải miền Trung; các cao nguyên ở Tây Nguyên.
+ Một số thành phố lớn.
+ Biển Đông, các đảo và quần đảo chính,...
- Hệ thống một số đặc điểm tiêu biểu của các thành phố chính ở nước ta: Hà Nội, thành phố Hồ Chí Minh, Huế, Đà Nẵng, Cần Thơ, Hải Phòng.
- Hệ thống tên một số dân tộc ở: Hoàng Liên Sơn, đồng bằng Bắc Bộ, đồng bằng Nam Bộ, các đồng bằng duyên hải miền Trung; Tây Nguyên.
- Hệ thống một số hoạt động sản xuất chính ở các vùng: núi, cao nguyên, đồng bằng, biển, đảo.
II.Chuẩn bị :
 -Bản đồ địa lí tự nhiên VN.
 -Bản đồ hành chính VN.
 -Phiếu học tập có in sẵn bản đồ trống VN.
 -Các bản hệ thống cho HS điền.
III.Hoạt động trên lớp :
Hoạt động của giáo viên 
Hoạt động của học sinh 
1.Ổn định: Cho HS hát .
2. Kiểm tra bài cũ : 
 -Nêu những dẫn chứng cho biết nước ta rất phong phú về biển .
 -Nêu một số nguyên nhân dẫn đến cạn kiệt nguồn hải sản ven bờ .
 GV nhận xét, ghi điểm.
3.Bài mới :
 a.Giới thiệu bài:
- Hôm nay Cô và các em sẽ tiếp tục tìm hiểu về Dãy Hoàng Liên Sơn, đỉnh Phan-xi-păng, đồng bằng Bắc Bộ, đồng bằng Nam Bộ và các đồng bằng duyên hải miền Trung; các cao nguyên ở Tây Nguyên. Một số thành phố lớn. Biển Đông, các đảo và quần đảo chính . Hệ thống một số đặc điểm tiêu biểu của các thành phố chính ở nước ta: Hà Nội, thành phố Hồ Chí Minh, Huế, Đà Nẵng, Cần Thơ, Hải Phòng. Hệ thống tên một số dân tộc ở: Hoàng Liên Sơn, đồng bằng Bắc Bộ, đồng bằng Nam Bộ, các đồng bằng duyên hải miền Trung; Tây Nguyên.Hệ thống một số hoạt động sản xuất chính ở các vùng: núi, cao nguyên, đồng bằng, biển, đảo.chúng ta sẽ tìm hiểu hôm nay . Qua bài : Ôn tập 
- Giáo viên ghi tựa bài lên bảng lớp 
 b.Phát triển bài : 
 *Hoạt động cả lớp: 
 Cho HS chỉ trên bản đồ địa lí tự nhiên VN:
 -Dãy núi Hoàng Liên Sơn, đỉnh Phan-xi-păng, ĐB Bắc Bộ, Nam Bộ và các ĐB duyên hải miền Trung; Các Cao Nguyên ở Tây Nguyên.
 -Các TP lớn: Hà Nội, Hải Phòng, Huế, Đà Nẵng, Đà Lạt, TP HCM, Cần Thơ.
 -Biển đông, quần đảo Hoàng Sa, Trường Sa, các đảo Cát Bà, Côn Đảo, Phú Quốc.
 GV nhận xét, bổ sung.
 *Hoạt động nhóm: 
 -GV phát cho mỗi nhóm một bảng hệ thống về các TP như sau:
Tên TP
Đặc điểm
Tiêu biểu
Hà Nội
Hải Phòng
Huế
Đà Nẵng
Đà Lạt
TP HCM
Cần Thơ
 -GV cho HS các nhóm thảo luận và hoàn thiện bảng hệ thống trên. Cho HS lên chỉ các TP đó trên bản đồ.
 4.Củng cố : 
 GV hỏi lại kiến thức vừa ôn tập .
5.Tổng kết - Dặn dò:
 -Nhận xét, tuyên dương .
 -Chuẩn bị tiết sau ôn tập tiếp theo .
 - Hát - ổn định lớp để vào tiết học 
+ 02 học sinh lên bảng thực hiện nội dung kiểm tra của giáo viên .
+ Học sinh khác nhận xét , sửa chữa
- Học sinh lắng nghe giáo viên giới thiệu bài .
- 02 học sinh nhắc lại tựa bài .
-HS lên chỉ BĐ.
-HS cả lớp nhận xét .
+ HS nhận phiếu do GV phát cho mỗi nhóm một bảng hệ thống về các TP như sau:
Tên TP
Đặc
điểm
Tiêu biểu
Hà Nội
Hải Phòng
Huế
Đà Nẵng
Đà Lạt
TP HCM
Cần Thơ
+ HS các nhóm thảo luận và hoàn thiện bảng hệ thống trên. Cho HS lên chỉ các TP đó trên bản đồ.
+ Học sinh trả lời những kiến thức vừa ôn tập .
- Học sinh lắng nghe giáo viên nhận xét , đánh giá tiết học . 
- Học sinh ghi nhớ lời dặn của giáo viên 
==================ÄĵÃÃ====================
KIỂM TRA HỌC KÌ II
TUẦN 35
( Đề của BGH và tổ chuyên môn ra đề )
==================ÄĵÃÃ====================
 	Duyệt Ban giám hiệu Duyệt Tổ chuyên môn 
....................................................................	...........................................................
....................................................................	...........................................................
....................................................................	...........................................................
....................................................................	...........................................................
....................................................................	...........................................................
....................................................................	...........................................................
....................................................................	...........................................................
....................................................................	...........................................................
Ngày ...... Tháng...... Năm 20......	 Ngày ...... Tháng...... Năm 20......
 Hiệu trưởng Tổ trưởng chuyên môn 

Tài liệu đính kèm:

  • docgiao_an_dia_ly_lop_4_tuan_29_den_35_nguyen_thi_thu_thuy.doc