Giáo án điện tử Lớp 3 - Tuần 17 - Năm học 2022-2023 - Nguyễn Thị Nhã Trúc

Giáo án điện tử Lớp 3 - Tuần 17 - Năm học 2022-2023 - Nguyễn Thị Nhã Trúc

Môn: Luyện Toán 3

TUẦN 17

Bài 40: LUYỆN TẬP CHUNG (Tiết2)

Thời gian thực hiện:.

I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT:

1. Kiến thức, kĩ năng:

- Giúp học sinh củng cố kiến thức, kĩ năng:

+ Củng cố về phép nhân, chia số có ba chữ số với (cho) số có một chữ số khi giải các bài toán về tính giá trị của biểu thức, giải bài toán có lời văn (hai bước tính)

+ Bước đầu làm quen tính chất kết hợp của phép nhân.

2. Năng lực chung:

- Năng lực tự chủ, tự học: lắng nghe, trả lời câu hỏi, làm bài tập.

- Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo: giải quyết được vấn đề với dạng toán vận dụng thực tế.

- Năng lực giao tiếp và hợp tác: giao tiếp với thầy cô, bạn bè trong các hoạt động học tập.

3. Phẩm chất:

- Phẩm chất nhân ái: Có ý thức giúp đỡ lẫn nhau trong các hoạt động học tập để hoàn thành nhiệm vụ.

- Phẩm chất chăm chỉ: Chăm chỉ suy nghĩ, trả lời câu hỏi; làm tốt các bài tập.

- Phẩm chất trách nhiệm: Giữ trật tự, biết lắng nghe, học tập nghiêm túc.

II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC

 

docx 18 trang Người đăng Đào Lam Sơn Ngày đăng 19/06/2023 Lượt xem 146Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án điện tử Lớp 3 - Tuần 17 - Năm học 2022-2023 - Nguyễn Thị Nhã Trúc", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
KẾ HOẠCH BÀI DẠY
Môn: Luyện Toán 3
TUẦN 17
Bài 40: LUYỆN TẬP CHUNG (Tiết2)
Thời gian thực hiện:..............
I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT:
1. Kiến thức, kĩ năng:
- Giúp học sinh củng cố kiến thức, kĩ năng:
+ Củng cố về phép nhân, chia số có ba chữ số với (cho) số có một chữ số khi giải các bài toán về tính giá trị của biểu thức, giải bài toán có lời văn (hai bước tính)
+ Bước đầu làm quen tính chất kết hợp của phép nhân.
2. Năng lực chung:
- Năng lực tự chủ, tự học: lắng nghe, trả lời câu hỏi, làm bài tập.
- Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo: giải quyết được vấn đề với dạng toán vận dụng thực tế.
- Năng lực giao tiếp và hợp tác: giao tiếp với thầy cô, bạn bè trong các hoạt động học tập.
3. Phẩm chất:
- Phẩm chất nhân ái: Có ý thức giúp đỡ lẫn nhau trong các hoạt động học tập để hoàn thành nhiệm vụ.
- Phẩm chất chăm chỉ: Chăm chỉ suy nghĩ, trả lời câu hỏi; làm tốt các bài tập.
- Phẩm chất trách nhiệm: Giữ trật tự, biết lắng nghe, học tập nghiêm túc.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC
1. Giáo viên: Vở bài tập Toán; các hình ảnh trong SGK
2. Học sinh: Vở bài tập toán, bút, thước
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC CHỦ YẾU:
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
1. HĐ Khởi động 
- GV tổ chức cho Hs hát
- GV dẫn dắt vào bài mới
- Gv nêu yêu cầu cần đạt của tiết học: 
+ Củng cố về phép nhân, chia số có ba chữ số với (cho) số có một chữ số khi giải các bài toán về tính giá trị của biểu thức, giải bài toán có lời văn (hai bước tính)
+ Bước đầu làm quen tính chất kết hợp của phép nhân.
- HS thực hiện
- HS lắng nghe
2. HĐ Luyện tập, thực hành.
Hoạt động 1: GV giao BT cho HS làm bài.
- Gv lệnh: HS chưa đạt chuẩn làm bài 1, 2/ 101 Vở Bài tập Toán. 
- Gv lệnh: HS đạt chuẩn làm bài 1, 2, 3, 4/ 101 Vở Bài tập Toán. 
- GV cho Hs làm bài trong vòng 15 phút. 
- Gv quan sát, giúp đỡ, nhắc nhở tư thế ngồi học cho Hs; chấm chữa bài và gọi Hs đã được cô chấm chữa lên làm bài.
- HS làm xong bài GV cho HS đổi vở kiểm tra bài cho nhau.
- HS đánh dấu bài tập cần làm vào vở. 
- HS đánh dấu bài tập cần làm vào vở.
- Hs làm bài
- HS cùng bàn đổi vở kiểm tra bài.
Hoạt động 2: Chữa bài:
- GV gọi HS chữa lần lượt các bài:
* Bài 1: a) Tính giá trị biểu thức: (VBT tr.101)
- Cho HS quan sát và nêu kết quả bài tập
- Nêu cách làm bài của mình
- Tương tự HS nêu kết quả các bài còn lại và nêu cách tính.
- GV nhận xét bài làm trên bảng, khen học sinh thực hiện tốt.
è Gv chốt cách tính giá trị biểu thức
* Bài 1: b) Viết biểu thức vào chỗ chấm: (VBT tr.101)
- HS nêu bài làm của mình.
- GV nhận xét bài làm trên bảng, khen học sinh thực hiện tốt.
 è Gv chốt cách thực hiện tính giá trị biểu thức có phép tính cộng trừ nhân chia.
- Học sinh trả lời kết quả biểu thức: 
473 + 18 – 215 = 491 – 215
 = 276
Vì biểu thức có phép cộng và trừ nên thực hiện từ trái sang phải.
- HS nối tiếp trả lời
 370 – (319 - 270) = 370 – 49
 = 321
Vì biểu thức có ngoặc nên thực hiện trong ngoặc trước.
185 + 71 x 2 = 185 + 142
 = 327
Vì biểu thức có phép cộng và nhân nên thực hiện nhân trước cộng sau.
38 + 72 x 3 = 38 + 216
 = 254
Vì biểu thức có phép cộng và nhân nên thực hiện nhân trước cộng sau.
- Học sinh nhận xét
- Trong câu a, biểu thức có giá trị lớn nhất là 185 + 71 x 2; biểu thức có giá trị bé nhất là 
38 + 72 x 3
- Học sinh nhận xét
* Bài 2: VBT/101
- GV yêu cầu 2 HS xác định dữ kiện bài toán.
+ Muốn biết con lợn nặng gấp mấy lần mới mua về thì phải làm sao?
- Yêu cầu 1 HS trình bày bài làm của mình.
- GV nhận xét, tuyên dương
b) 
+ Muốn biết con lợn bây giơ nặng hơn lúc mua về bao nhiêu thì mình làm như thế nào?
- Yêu cầu 1 HS trình bày bài làm của mình.
- GV nhận xét, tuyên dương
- GV lưu ý HS cách trình bày bài giải, lưu ý cách ghi đáp số.
 è Gv chốt cách thực hiện và trình bày bài toán có lời văn (hai phép tính)
- 2 HS xác định bài toán cho biết và bài toán hỏi.
- Lấy cân nặng bây giờ chia cho cân nặng lúc mới mua về
- Lớp quan sát, nhận xét
Bài giải:
Con lợn bây giờ nặng hơn con lợn lúc đầu số lần là:
36: 9 = 4 (lần)
+ lấy cân nặng hiện nay trừ đi cân nặng lúc mới mua về.
- Lớp quan sát, nhận xét
Bài giải:
Số kilogam con lợn bây giơ nặng hơn lúc mua về là:
36 – 9 = 27 (kg)
* Bài 3: Tính giá trị biểu thức bằng cách thuận tiện nhất. VBT/101. 
- GV yêu cầu HS nêu bài toán
a) 9 x 2 x 5 = .
b) 5 x 7x 2 = 
- Nêu kết và và cách thực hiện của mình?
- GV nhận xét, tuyên dương
è Gv chốt cách vận dụng tính chất kết hợp của phép nhân trong tính giá trị biểu thức
- HS nêu
a) 9 x 2 x 5 = 9 x 10 = 90
Kết hợp 2 x 5 để có kết quả là số tròn chục.
b) 5 x 7x 2 = 7 x 10 = 70
Thực hiện đổi chỗ 5 và 7 sau đó kết hợp 5 x 2 để có kết quả là số tròn chục.
- HS nhận xét
* Bài 4: Số. VBT/101. 
- GV yêu cầu HS nêu bài toán
- Dựa vào dữ kiện bài toán cho ta tìm được gì?
- Vậy số đó là số nào?
- Vậy 40 gấp số đó mấy lần?
è Gv chốt cách tìm một số gấp mấy lần số khác.
- HS nêu
- Ta tìm số đó là số nào. 
- Ta lấy: 40 : 5 = 8
- 40 : 8 = 5. 40 gấp số đó 5 lần
3. HĐ Vận dụng
- GV tổ chức HS trò chơi: “Ai nhanh hơn”
- GV nêu cách chơi: chia lớp thành 2 đội, mỗi đội 3 bạn nối tiếp nhau thực hiện tính giá trị biểu thức theo cách thuận tiện nhất. Đội nào tính nhanh, chính xác và thuận tiện là đội thắng. (GV chuẩn bị 3 biêu thức/ đội)
- GV nhận xét, tuyên dương các bạn chơi
- GV nhận xét giờ học. 
- GV dặn HS về xem lại bài và chuẩn bị bài sau.
- HS nghe
- HS tham gia chơi
- HS lắng nghe
IV. ĐIỀU CHỈNH SAU BÀI DẠY:
..............................................................................................................................
..............................................................................................................................
Bài 41: ÔN TẬP PHÉP NHÂN, PHÉP CHIA TRONG PHẠM VI 100, 1000 (Tiết 1) 
Thời gian thực hiện:..............
I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT:
1. Kiến thức, kĩ năng:
- Giúp học sinh củng cố kiến thức, kĩ năng:
 + Thực hiện phép nhân, phép chia nhẩm trong phạm vi 100
 + Thực hiện được phép nhân số có hai chữ số với số có một chữ số, phép chia cho số có một chữ sổ trong phạm vi 100, 1 000.
 + Giải bài toán thực tế liên quan đến nhân số có hai chữ số với số có một chữ số và phép chia có dư.
2. Năng lực chung:
- Năng lực tự chủ, tự học: lắng nghe, trả lời câu hỏi, làm bài tập.
- Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo: giải quyết được vấn đề với dạng toán vận dụng thực tế.
- Năng lực giao tiếp và hợp tác: giao tiếp với thầy cô, bạn bè trong các hoạt động học tập.
3. Phẩm chất:
- Phẩm chất nhân ái: Có ý thức giúp đỡ lẫn nhau trong các hoạt động học tập để hoàn thành nhiệm vụ.
- Phẩm chất chăm chỉ: Chăm chỉ suy nghĩ, trả lời câu hỏi; làm tốt các bài tập.
- Phẩm chất trách nhiệm: Giữ trật tự, biết lắng nghe, học tập nghiêm túc.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC
1. Giáo viên: Vở bài tập Toán; các hình ảnh trong SGK
2. Học sinh: Vở bài tập toán, bút, thước
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC CHỦ YẾU:
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
1. HĐ Khởi động 
- GV tổ chức cho Hs hát
- GV dẫn dắt vào bài mới
- Gv nêu yêu cầu cần đạt của tiết học: 
+ Thực hiện phép nhân, phép chia nhẩm trong phạm vi 100
 + Thực hiện được phép nhân số có hai chữ số với số có một chữ số, phép chia cho số có một chữ sổ trong phạm vi 100, 1 000.
+ Giải bài toán thực tế liên quan đến nhân số có hai chữ số với số có một chữ số và phép chia có dư.
- HS thực hiện
- HS lắng nghe
2. HĐ Luyện tập, thực hành.
Hoạt động 1: GV giao BT cho HS làm bài.
- Gv lệnh: HS chưa đạt chuẩn làm bài 1, 2,3 / 102 Vở Bài tập Toán. 
- Gv lệnh: HS đạt chuẩn làm bài 1, 2, 3, 4, 5/ 102, 103 Vở Bài tập Toán. 
- GV cho Hs làm bài trong vòng 15 phút. 
- Gv quan sát, giúp đỡ, nhắc nhở tư thế ngồi học cho Hs; chấm chữa bài và gọi Hs đã được cô chấm chữa lên làm bài.
- HS làm xong bài GV cho HS đổi vở kiểm tra bài cho nhau.
- HS đánh dấu bài tập cần làm vào vở. 
- HS đánh dấu bài tập cần làm vào vở.
-Hs làm bài
- HS cùng bàn đổi vở kiểm tra bài.
Hoạt động 2: Chữa bài:
- GV gọi HS chữa lần lượt các bài:
* Bài 1: Tính nhẩm? (VBT tr.102)
- Cho HS quan sát và nêu kết quả bài tập
- Tương tự HS nêu kết quả các bài còn lại
- GV nhận xét bài làm trên bảng, khen học sinh thực hiện tốt.
 è Gv chốt cách thực hiện phép nhân, phép chia nhẩm trong phạm vi 100.
- Học sinh nối tiếp trả lời: 
a) 60 80 100 40 
- HS nối tiếp trả lời
b) 20 50 20 30
- Học sinh nhận xét
* Bài 2: Đặt tính rồi tính? (VBT/102)
- Goij 3 HS lên bảng thực hiện
- GV yêu cầu Hs nêu kết quả bài làm của mình
- GV nhận xét bài làm trên bảng, khen học sinh thực hiện tốt.
 è Gv chốt cách thực hiện phép nhân, phép chia trong phạm vi 100 và phép chia có dư
- HS lên bảng thực hiện
- HS nối tiếp nêu
- HS nhận xét
- HS lắng nghe
* Bài 3: Đ, S . VBT/102
- GV yêu cầu Hs nêu kết quả bài làm của mình.
- Giải thích vì sao Sai và nêu lại kết quả đúng.
- GV nhận xét bài làm trên bảng, khen học sinh thực hiện tốt.
è Gv chốt cách thực hiện phép nhân, phép chia trong phạm vi 100 và phép chia có dư
- HS lần lượt nối tiếp nếu
a) S. Vì kết quả đúng là 92
b) Đ
c) S. Vì có số dư lớn hơn số chia. Kết quả đúng là 13 (dư 1)
d) Đ
- HS nhận xét
* Bài 4: VBT/102
- GV yêu cầu 2 HS xác định dữ kiện bài toán.
+ Muốn biết có tất cả bao nhiêu học sinh thì phải làm sao?
- Yêu cầu 1 HS trình bày bài làm của mình.
- GV nhận xét, tuyên dương
è Gv chốt cách vận dụng giải các bài tập, bài toán thực tế có liên quan.
- 2 HS xác định bài toán cho biết và bài toán hỏi.
+ Lấy số học sinh của 1 xe nhân với 6 xe.
- Lớp quan sát, nhận xét
Bài giải:
Số học sinh đi thăm Bảo tàng lịch sử Việt Nam là:
32 x 6 = 192 (học sinh)
 Đáp số: 192 học sinh
* Bài 5: VBT/103
- GV yêu cầu 2 HS xác định dữ kiện bài toán.
- Muốn biết có ít nhất mấy cái can loại 7l thì phải làm sao?
- Yêu cầu 1 HS trình bày bài làm của mình.
- GV nhận xét, tuyên dương
è Gv chốt cách vận dụng giải các bài tập, bài toán thực tế có liên quan.
- 2 HS xác định bài toán cho biết và bài toán hỏi.
- Lấy số lít nước mắm chia có 7l
- Lớp quan sát, nhận xét
Bài giải:
Số cái can loại 7l để chứa hết lượng nước mắm đó là:
46 : 7 = 6 dư 4
Vì tính ra kết quả 6 can và còn dư 4l nên cần ít nhất 7 can để đựng hết 46 l nước mắm đó.
3. HĐ Vận dụng
- GV tổ chức HS trò chơi: “Ai nhanh hơn”
- GV nêu cách chơi: GV sẽ chia lớp thành 4 đội (tổ), GV nêu phép tính (tính nhẩm với số tròn ch ... ải bài toán có hai bước liên quan đến bài toán gấp lên một số lần.
- HS thực hiện
- HS lắng nghe
2. HĐ Luyện tập, thực hành.
Hoạt động 1: GV giao BT cho HS làm bài.
- Gv lệnh: HS chưa đạt chuẩn làm bài 1, 3, 4/ 104, 105 Vở Bài tập Toán. 
- Gv lệnh: HS đạt chuẩn làm bài 1, 2, 3, 4, 5/ 104, 105 Vở Bài tập Toán. 
- GV cho Hs làm bài trong vòng 15 phút. 
- Gv quan sát, giúp đỡ, nhắc nhở tư thế ngồi học cho HS; chấm chữa bài và gọi Hs đã được cô chấm chữa lên làm bài.
- HS làm xong bài GV cho HS đổi vở kiểm tra bài cho nhau.
- HS đánh dấu bài tập cần làm vào vở. 
- HS đánh dấu bài tập cần làm vào vở.
-Hs làm bài
- HS cùng bàn đổi vở kiểm tra bài.
Hoạt động 2: Chữa bài:
- GV gọi HS chữa lần lượt các bài:
* Bài 1: Khoanh vào chữ đặt trước câu trả lời đúng (VBT tr.104)
- Cho HS quan sát và nêu kết quả bài tập
- GV nhận xét bài làm trên bảng, khen học sinh thực hiện tốt.
è Gv chốt cách thực hiện phép nhân, chia số có ba chữ số với (cho) số có một chữ số
- Học sinh trả lời cá nhân
a) chọn C
b) chọn B
c) chọn D
- Học sinh nhận xét
* Bài 2: Số? (VBT tr. 105)
- Cho HS quan sát và nêu kết quả bài tập
- Yêu cầu HS nêu cách làm
- GV nhận xét bài làm trên bảng, khen học sinh thực hiện tốt.
è Gv chốt cách tìm thành phần chưa biết trong phép tính nhân, chia số có ba chữ số với (cho) số có một chữ số.
- HS nối tiếp nêu:
a) 35. Vì muốn tìm thừa số chia biết ta lấy tích chia cho thừa số đã biết. Ta lấy: 280 : 8 = 35
b) 972. Vì muốn tìm số bị chia ta lấy thương nhân với số chia. 
Ta lấy: 108 x 9 = 972 
c) 14. Vì muốn tìm số chia ta lấy số bị chia chia cho thương.
Ta lấy: 84 : 6 = 14
d) 23. Vì muốn tìm thừa số chia biết ta lấy tích chia cho thừa số đã biết. Ta lấy: 161 : 7 = 23
- HS lắng nghe
*Bài 3: VBT/105
- GV yêu cầu 2 HS xác định dữ kiện bài toán.
+ Bài toán đã cho số cây cam là bao nhiêu chưa?
+ Tìm số cây cam bằng cách nào?
+ Có cây chanh và cam rồi thì tính được số cây cam và chanh bằng cách nào?
- Yêu cầu 1 HS trình bày bài làm của mình.
- GV nhận xét, tuyên dương
è Gv chốt cách vận dụng giải các bài tập, bài toán thực tế có liên quan.
- 2 HS xác định bài toán cho biết và bài toán hỏi.
+ Chưa
+ lấy số cây chanh nhân4
+ Lấy số cây cam cộng số cây chanh
- Lớp quan sát, nhận xét
Bài giải:
Số cây cam trong vườn có là:
19 x 4 = 76 (cây)
Số cây cam và chanh trong vườn An có là:
19 + 76 = 95 (cây)
Đáp số: 95 cây
* Bài 4: Số (VBT tr 105)
- GV yêu cầu Hs nêu bài làm của mình
- Giải thích cách làm. 
- GV nhận xét, tuyên dương 
è Gv chốt cách xác định 16; 18 thông qua các hình ảnh trực quan.
- HS trình bày
a) 16 số quả dâu tây là 4 quả dâu tây.
Có 24 quả dâu tây, được chia làm 6 phần. 24 : 6 = 4 vậy 16 của 24 là 4.
b) 18 số quả dâu tây là 3 quả dâu tây.
Có 24 quả dâu tây, được chia làm 6 phần. 24 : 8 = 3 vậy 18 của 24 là 3.
- HS lắng nghe
* Bài 5: Viết chữ số 0, 1, 2, 3 thích hợp vào chỗ trống /105
- GV yêu cầu Hs nêu bài làm của mình
- Giải thích cách làm của mình
- GV nhận xét, tuyên dương 
è Gv chốt cách thực hiện phép nhân, chia số có ba chữ số với (cho) số có một chữ số.
- HS trình bày 
- 102 x 3 = 306.
- HS nêu cách chọn số.
- HS lắng nghe
3. HĐ Vận dụng
- Muốn tìm một phần mấy của 1 hình ta làm như thế nào?
- Muốn tìm thừa số chưa biết thực hiện như thế nào?
- Muốn tìm số bị chia thực hiện như thế nào?
- Muốn tìm số chia thực hiện như thế nào?
- GV nhận xét giờ học. 
- GV dặn HS về xem lại bài và chuẩn bị bài sau.
- HS trả lời
- HS lắng nghe
IV. ĐIỀU CHỈNH SAU BÀI DẠY:
..............................................................................................................................
..............................................................................................................................
Bài 42: ÔN TẬP BIỂU THỨC SỐ (Tiết 1)
Thời gian thực hiện:..............
I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT:
1. Kiến thức, kĩ năng: Giúp học sinh củng cố kiến thức, kĩ năng:
- Nhận biết và tính được giá trị cùa biểu thức số có hai dấu phép tính, có hoặc không có dấu ngoặc.
- So sánh được giá trị của biểu thức số có phép cộng, trừ, nhản, chia với một số.
- Giải được bài toán có nội dung thực tế bằng hai phép tính trong phạm 1 000.
2. Năng lực chung:
- Năng lực tự chủ, tự học: lắng nghe, trả lời câu hỏi, làm bài tập.
- Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo: giải quyết được vấn đề với dạng toán vận dụng thực tế.
- Năng lực giao tiếp và hợp tác: giao tiếp với thầy cô, bạn bè trong các hoạt động học tập.
3. Phẩm chất:
- Phẩm chất nhân ái: Có ý thức giúp đỡ lẫn nhau trong các hoạt động học tập để hoàn thành nhiệm vụ.
- Phẩm chất chăm chỉ: Chăm chỉ suy nghĩ, trả lời câu hỏi; làm tốt các bài tập.
- Phẩm chất trách nhiệm: Giữ trật tự, biết lắng nghe, học tập nghiêm túc.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC
1. Giáo viên: Vở bài tập Toán; các hình ảnh trong SGK
2. Học sinh: Vở bài tập toán, bút, thước
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC CHỦ YẾU:
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
1. HĐ Khởi động 
- GV tổ chức cho Hs hát
- GV dẫn dắt vào bài mới
- Gv nêu yêu cầu cần đạt của tiết học: 
- Nhận biết và tính được giá trị cùa biểu thức số có hai dấu phép tính, có hoặc không có dấu ngoặc.
- So sánh được giá trị của biểu thức số có phép cộng, trừ, nhản, chia với một số.
- Giải được bài toán có nội dung thực tế bằng hai phép tính trong phạm 1000.
- HS thực hiện
- HS lắng nghe
2. HĐ Luyện tập, thực hành.
Hoạt động 1: GV giao BT cho HS làm bài.
- Gv lệnh: HS chưa đạt chuẩn làm bài 1, 2/ 106 Vở Bài tập Toán. 
- Gv lệnh: HS đạt chuẩn làm bài 1, 2, 3, 4, 5/ 106, 107 Vở Bài tập Toán. 
- GV cho Hs làm bài trong vòng 15 phút. 
- Gv quan sát, giúp đỡ, nhắc nhở tư thế ngồi học cho Hs; chấm chữa bài và gọi Hs đã được cô chấm chữa lên làm bài.
- HS làm xong bài GV cho HS đổi vở kiểm tra bài cho nhau.
- HS đánh dấu bài tập cần làm vào vở. 
- HS đánh dấu bài tập cần làm vào vở.
-Hs làm bài
- HS cùng bàn đổi vở kiểm tra bài.
Hoạt động 2: Chữa bài:
- GV gọi HS chữa lần lượt các bài:
* Bài 1: Tính giá trị biểu thức: (VBT tr.106)
- Cho HS quan sát và nêu kết quả bài tập
- Nêu cách làm bài của mình
- GV nhận xét bài làm trên bảng, khen học sinh thực hiện tốt.
è Gv chốt cách nhận biết và tính được giá trị cùa biểu thức số có hai dấu phép tính, có hoặc không có dấu ngoặc.
- Học sinh trả lời kết quả biểu thức: 
a) 527 – 346 + 74 = 181 + 74
 = 255
Vì biểu thức có phép cộng và trừ nên thực hiện từ trái sang phải.
- HS nối tiếp trả lời
b) 72 x 3 : 9 = 216 : 9
 = 24
Vì biểu thức có phép nhân và chia nên thực hiện từ trái sang phải.
c) 28 + 45 – 60 = 73 – 60
 = 13
Vì biểu thức có phép cộng và trừ nên thực hiện từ trái sang phải.
d) 96 : 6 x 8 = 16 x 8 
 = 128
Vì biểu thức có phép nhân và chia nên thực hiện từ trái sang phải.
- Học sinh nhận xét
* Bài 2: Tính giá trị biểu thức: (VBT tr.106)
- Cho HS quan sát và nêu kết quả bài tập
- Nêu cách làm bài của mình
- GV nhận xét bài làm trên bảng, khen học sinh thực hiện tốt.
è Gv chốt cách nhận biết và tính được giá trị cùa biểu thức số có hai dấu phép tính, có hoặc không có dấu ngoặc.
- Học sinh trả lời kết quả biểu thức: 
a) 24 x 3 - 52 = 72 – 52 
 = 20
Vì biểu thức có phép nhân và trừ nên thực hiện nhân trước trừ sau.
- HS nối tiếp trả lời
b) 518 + 70 x 5 = 518 + 350
 = 868
Vì biểu thức có phép nhân và cộng nên thực hiện nhân trước cộng sau.
c) 91 : 7 + 69 = 13 + 69
 = 82
Vì biểu thức có phép chia và cộng nên thực hiện chia trước cộng sau.
d) 200 – 18 x 5 = 200 - 90 
 = 110
Vì biểu thức có phép chia và trừ nên thực hiện chia trước trừ sau.
- Học sinh nhận xét
* Bài 3: VBT/106
- GV yêu cầu 2 HS xác định dữ kiện bài toán.
+ Theo đề toán thì có mấy lớp mỗi lớp có 31 học sinh, và mấy lớp có 34 học sinh?
+ Mỗi lớp có 31 học sinh, vậy 6 lớp thì có bao nhiêu học sinh?
+ Có tổng số học sinh của 6 lớp và học sinh 1 lớp đề bài cho, thì tính học sinh toàn trường như thế nào?
- Yêu cầu 1 HS trình bày bài làm của mình.
- GV nhận xét, tuyên dương
 è Gv chốt cách giải được bài toán có nội dung thực tế bằng hai phép tính trong phạm 1000.
- 2 HS xác định bài toán cho biết và bài toán hỏi.
+ Tổng cộng có 7 lớp, 1 lớp có 34 học sinh, và 6 lớp mỗi lớp có 31 học sinh.
+ Tính số học sinh 6 lớp ta lấy học sinh 1 lớp nhân với 6. 
Tức là: 31 x 6
+ Lấy tổng số học sinh 6 lớp + với học sinh 1 lớp còn lại.
- Lớp quan sát, nhận xét
Bài giải:
Số học sinh 6 lớp có là:
6 x 31 = 186 (học sinh)
Số học sinh khối Ba trường đó có tất cả là:
186 + 34 = 220 (học sinh)
Đáp số: 220 học sinh
* Bài 4.a): Tô màu vào ô tô ghi biểu thức có giá trị lớn hơn 90. VBT/107. 
- GV yêu cầu HS nêu bài toán.
- Nêu cách làm bài của mình
- Cho HS nêu kết quả bài tập.
- GV nhận xét, tuyên dương
Bài 4.b): Tô màu vào ô tô ghi biểu thức có giá trị bé nhất. VBT/107.
- Cho HS nêu kết quả bài tập.
è Gv chốt cách so sánh được giá trị của biểu thức số có phép cộng, trừ, nhản, chia với một số.
- HS nêu
- Cần thực hiện tính giá trị biểu thức được ghi trên ô tô, sau đó xác định kết quả và so sánh với 90. Ô tô nào có giá trị lớn hơn 90 thì tô màu.
- Tô màu ô tô có ghi biểu thức: 
70 + 80 : 2
100 : 5 + 80
30 + 40 x 2
- HS nhận xét
- Tô màu ô tô có ghi biểu thức: 
20 x 5 – 20 (vì kết quả bằng 80)
* Bài 5: Viết dấu phép tính “+ , -” thích hợp vào ô trống: VBT/107. 
- GV yêu cầu HS nêu bài toán
- Cho HS nêu kết quả bài tập.
- GV nhận xét, tuyên dương và kết luận: biểu thức có phép nhân và trừ thì ta thực hiện nhân trước trừ sau.
è Gv chốt cách nhận biết và tính được giá trị cùa biểu thức số có hai dấu phép tính.
- HS nêu
3. HĐ Vận dụng
- GV yêu cầu HS nêu cách thực hiện tính giá trị biểu thức khi có phép tính cộng, trừ, nhân, chia.
- GV yêu cầu HS nêu cách thực hiện tính giá trị biểu thức khi có phép tính cộng, trừ hoặc nhân, chia.
- GV nhận xét giờ học. 
- GV dặn HS về xem lại bài và chuẩn bị bài sau.
- HS trả lời: Biểu thức có phép tính cộng, trừ, nhân, chia ta thực hiện nhân chia trước cộng trừ sau.
- HS trả lời: Biểu thức có phép tính cộng, trừ hoặc nhân, chia ta thực hiện từ trái sang phải.
- HS lắng nghe
IV. ĐIỀU CHỈNH SAU BÀI DẠY:
..............................................................................................................................
..............................................................................................................................

Tài liệu đính kèm:

  • docxgiao_an_dien_tu_lop_3_tuan_17_nam_hoc_2022_2023_nguyen_thi_n.docx