Giáo án điện tử Lớp 4 (Công văn 2345) - Tuần 11 - Năm học 2021-2022 - Phạm Thị Hiền

Giáo án điện tử Lớp 4 (Công văn 2345) - Tuần 11 - Năm học 2021-2022 - Phạm Thị Hiền

BÀI 11A CÓ CHÍ THÌ NÊN (T1)

I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT:

1. Kiến thức

- Hiểu nghĩa một số từ ngữ trong bài: dòng dõi quan sang, bất giác, cây bông,.

- Hiểu ND bài: HS hiểu nội dung: Ca ngợi chú bé Nguyễn Hiền thông minh, có ý chí vượt khó nên đã đỗ Trạng nguyên khi mới 13 tuổi (trả lời được câu hỏi trong SGK).

2. Kĩ năng

- Biết đọc bài văn với giọng kể chậm rãi; bước đầu biết đọc diễn cảm đoạn văn.

3. Phẩm chất

- GD HS tinh thần vượt khó trong học tập và cuộc sống.

4. Góp phần phát triển năng lực

- Năng lực tự học, NL giao tiếp và hợp tác, NL giải quyết vấn đề và sáng tạo, NL ngôn ngữ, NL thẩm mĩ.

II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:

1. Đồ dùng

 - GV: Máy chiếu

2. Phương pháp, kĩ thuật

- Phương pháp: Hỏi đáp, quan sát, thảo luận nhóm.

- Kĩ thuật: Kĩ thuật đặt câu hỏi, động não, tia chớp, chia sẻ nhóm đôi.

 

doc 36 trang Người đăng Đào Lam Sơn Ngày đăng 19/06/2023 Lượt xem 225Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án điện tử Lớp 4 (Công văn 2345) - Tuần 11 - Năm học 2021-2022 - Phạm Thị Hiền", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TUẦN 11 Thứ Hai ngày 28 tháng 11 năm 2021
TIẾNG VIỆT
BÀI 11A CÓ CHÍ THÌ NÊN (T1)
I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT:
1. Kiến thức
- Hiểu nghĩa một số từ ngữ trong bài: dòng dõi quan sang, bất giác, cây bông,...
- Hiểu ND bài: HS hiểu nội dung: Ca ngợi chú bé Nguyễn Hiền thông minh, có ý chí vượt khó nên đã đỗ Trạng nguyên khi mới 13 tuổi (trả lời được câu hỏi trong SGK).
2. Kĩ năng
- Biết đọc bài văn với giọng kể chậm rãi; bước đầu biết đọc diễn cảm đoạn văn.
3. Phẩm chất
- GD HS tinh thần vượt khó trong học tập và cuộc sống.
4. Góp phần phát triển năng lực
- Năng lực tự học, NL giao tiếp và hợp tác, NL giải quyết vấn đề và sáng tạo, NL ngôn ngữ, NL thẩm mĩ.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:
1. Đồ dùng
 - GV: Máy chiếu
2. Phương pháp, kĩ thuật
- Phương pháp: Hỏi đáp, quan sát, thảo luận nhóm.
- Kĩ thuật: Kĩ thuật đặt câu hỏi, động não, tia chớp, chia sẻ nhóm đôi. 
III.CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC:
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
1. Khởi động: (5p)
- GV giới thiệu chủ điểm:
+ Chủ điểm hôm nay chúng ta học có tên là gì? Tên chủ điểm nói lên điều gì?
+ Hãy mô tả những gì em nhìn thấy trong tranh minh họa. 
- Chủ điểm Có chí thì nên sẽ giới thiệu các em những con người có nghị lực vươn lên trong cuộc sống. Câu chuyện về một chú bé thần đồng Nguyễn Hiền – thích chơi diều mà ham học, đã đỗ Trạng nguyên khi mới 13 tuổi, là vị Trạng nguyên trẻ nhất nước ta. 
- TBVN điều hành lớp hát, vận động tại chỗ.
+ Chủ điểm: Có chí thì nên. Tên chủ điểm nói lên con người có nghị lực, ý chí thì sẽ thành công. 
+ Tranh minh hoạ vẽ những em bé có ý chí cố gắng trong học tập: các em chăm chú nghe thầy giảng bài, những em bé mặc áo mưa đi học, những em bé chăm chỉ học tập, nghiên cứu và thành những người tài giỏi, có ích cho xã hội. 
- Lắng nghe. 
2. Luyện đọc: (8-10p)
* Mục tiêu: Đọc với giọng trôi chảy, mạch lạc với giọng kể chậm rãi, phát âm đúng, bước đầu biết đọc diễn cảm đoạn văn, hiểu nghĩa một số từ ngữ. 
* Cách tiến hành: 
- Gọi 1 HS đọc bài (M3)
- GV lưu ý giọng đọc cho HS: Toàn bài đọc với giọng kể chuyện: chậm rãi, cảm hvận ca ngợi, nhấn giọn những từ ngữ nói về đặc điểm tính cách, sự thông minh, tính cần cù, chăm chỉ của Nguyễn Hiền. Đoạn cuối bài đọc với giọng sảng khoái. 
- GV chốt vị trí các đoạn:
- Lưu ý sửa lỗi đọc và ngắt nghỉ cho các HS (M1) 
- 1 HS đọc bài, cả lớp đọc thầm
- Lắng nghe
- Lớp trưởng điều hành cách chia đoạn
- Bài chia làm 4 đoạn:
(mỗi chỗ xuống dòng là 1 đoạn)
- Nhóm trưởng điều hành nhóm đọc nối tiếp đoạn trong nhóm lần 1 và phát hiện các từ ngữ khó (kinh ngạc,mảnh gạch vỡ, vi vút,....)
 - Luyện đọc từ khó: Đọc mẫu (M4)-> Cá nhân (M1)-> Lớp
- Giải nghĩa từ khó (đọc chú giải)
- HS đọc nối tiếp đoạn lần 2 theo điều khiển của nhóm trưởng
- Các nhóm báo cáo kết quả đọc
- 1 HS đọc cả bài (M4)
3.Tìm hiểu bài: (8-10p)
* Mục tiêu: HS hiểu nội dung từng đoạn và nội dung cả bài.
* Cách tiến hành: Làm việc cá nhân – Chia sẻ cặp đôi – Chia sẻ trước lớp
1)Dựa vào nội dung bài đọc, chọn những ý thể hiện sự thông minh của Nguyễn Hiền.
2)Hỏi – đáp : 
a) Nguyễn Hiền ham học và chịu khó như thế nào ?
b) Vì sao chú bé Hiền được gọi là “ông Trạng thả diều” ?
c) Truyện ông Trạng thả diều muốn nói với chúng ta điều gì ?
d)Thảo luận để trả lời câu hỏi : Tục ngữ hoặc thành ngữ nào dưới đây nói đúng ý nghĩa của câu chuyện Ông trạng thả diều ? 
*HS trên chuẩn: Bài này nói lên nội dung gì ?
?Qua tiết học này các em học được những gì ?
? Qua câu chuyện em học tập được từ Nguyễn Hiền đức tính gì ? 
? Trong lớp mình chúng ta thấy những bạn nào đã chăm chỉ trong học tập ?
? Muốn học tập đạt kết quả cao các em cần phải làm gì ? 
-GV: Qua bài học này các em cần phải chăm chỉ không phải chỉ trong học tập mà còn trong lao động để sau này chúng ta trở thành những người giúp ích cho quê hương, đất nước.
- GV: Cả ba câu tục ngữ, thành ngữ trên đều có nét nghĩa đúng với nội dung truyện. Nguyễn Hiền là người tuổi trẻ, tài cao, là người công thành danh toại . Những điều mà câu chuyện muốn khuyên chúng ta là có chí thì nên. Câu tục ngữ có chí thì nên nói đúng ý nghĩa của câu chuyện nhất. 
+ Câu chuyện khuyên ta điều gì?
- HS trả lời, trình bày, nhận xét
Học đến đâu hiểu ngay đến đó. Có trí nhớ lạ thường. Có hôm học thuộc hai mươi trang sách mà vẫn có thời gian chơi diều
-HS thảo luận hỏi đáp
Nhà nghèo, Hiền phải bỏ học ban ngày đi chăn trâu, Hiền đứng ở ngoài lớp nghe giảng nhờ. Tối đến đợi bạn học thuộc bài rồi mượn vở bạn. Sách là lưng trâu, bút là ngón tay, mảnh gạch vỡ, đèn là vỏ trứng thả đom đóm vào trong. Mỗi lần có kì thi Hiền làm bài vào lá chuối khô nhờ bạn xin thầy chấm hộ.
Vì cậu đỗ trạng nguyên năm lên 13 tuổi, lúc ấy cậu vẫn thích chơi diều.
Làm việc gì cũng phải chăm chỉ, chịu khó mới thành công. Ca ngợi chú bé Nguyễn Hiền thông minh, có ý chí vượt khó nên đã đỗ Trạng nguyên khi mới 13 tuổi.
Cả 3 câu tục ngữ, thành ngữ đều có nét nghĩa đúng với nội dung truyện. Nguyễn Hiền tuổi trẻ, tài cao. Nhưng điều mà câu chuyện muốn khuyên chúng ta là “Có chí thì nên” nói đúng nhất ý nghĩa của câu truyện.
*HS trên chuẩn: Bài này nói lên nội dung là: Ca ngợi chú bé Nguyễn Hiền thông minh, có ý chí vượt khó nên đã đỗ Trạng nguyên khi mới 13 tuổi.
Đọc – hiểu bài Ông Trạng thả diều.
Chăm chỉ, vượt khó vươn lên trong học tập.
Trả lời:
Chăm chỉ, chịu khó học mới thành tài.
-Lắng nghe
- Câu chuyện khuyên ta phải có ý chí, quyết tâm thì sẽ làm được điều mình mong muốn. 
- HS nêu, ghi nội dung bài
4. Luyện đọc diễn cảm(8-10p)
* Mục tiêu: HS đọc diễn cảm được đoạn số 3 của bài
* Cách tiến hành: Hoạt động cá nhân – nhóm - cả lớp
- Yêu cầu HS nêu giọng đọc toàn bài.
- Yêu cầu đọc diễn cảm đoạn 3
- GV nhận xét, đánh giá chung
5. Hoạt động vận dụng (1 phút)
+ Em học được điều gì từ cậu bé Nguyễn Hiền?
- Liên hệ giáo dục: (liện hệ đến một số HS còn lười học, ham chơi. . . )
6. Hoạt động sáng tạo (1 phút)
- HS nêu lại giọng đọc cả bài
- 1 HS M4 đọc mẫu toàn bài
 - Nhóm trưởng điều hành:
+ Luyện đọc theo nhóm
+ Vài nhóm thi đọc trước lớp.
- Bình chọn nhóm đọc hay.
- HS nêu
- Tìm các câu thành ngữ, tục ngữ cùng ý nghĩa với câu Có chí thì nên
ĐIỀU CHỈNH – BỔ SUNG
............................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................
TIẾNG VIỆT
BÀI 11A CÓ CHÍ THÌ NÊN (T2)
I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT:
1. Kiến thức 
- Nắm được một số từ bổ sung ý nghĩa thời gian cho động từ (đã, đang, sắp).
2. Kĩ năng
- Nhận biết và sử dụng được các từ đó qua các BT thực hành (2, 3) trong SGK. 
* HS năng khiếu: Biết đặt câu có sử dụng từ bổ sung ý nghĩa thời gian cho động từ.
3. Phẩm chất
- HS có ý thức sử dụng đúng các từ bổ sung ý nghĩa chỉ thời gian cho câu
4. Góp phần phát triển các năng lực
- NL tự học, NL giao tiếp và hợp tác, NL giải quyết vấn đề và sáng tạo, NL ngôn ngữ, NL thẩm mĩ.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:
1. Đồ dùng
- GV: + Bài tập 2a viết vào giấy khổ to và bút dạ. 
 + Bảng lớp viết sẵn 2 câu văn của BT 1 
- HS: vở BT, bút, ...
2. Phương pháp, kĩ thuật
- PP: Quan sát, hỏi đáp, thảo luận nhóm.
- KT: 	Kĩ thuật đặt câu hỏi, trình bày 1 phút, động não, tia chớp, chia sẻ nhóm đôi.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
1. Khởi động (3p)
- GV giới thiệu và dẫn vào bài mới
- TBVN điều hành lớp hát, vận động tại chỗ.
2. Hoạt động thực hành:(30p)
* Mục tiêu: Nắm được một số từ bổ sung ý nghĩa thời gian cho động từ (đã, đang, sắp). Nhận biết và sử dụng được các từ đó qua các BT thực hành (2, 3) trong SGK. 
* Cách tiến hành: Cá nhân-Nhóm-Cả lớp
6.Đọc các câu sau đây và trả lời câu hỏi: Các từ in đậm trong mỗi câu bổ sung ý nghĩa cho động từ nào ?
-GV hướng dẫn HS thực hiện
7.Chọn từ ở cột A phù hợp với lời giải ở cột B.
Cả lớp
- HS quan sát trên bảng, trả lời câu hỏi, nhận xét
a) Từ sẽ bổ sung ý nghĩa thời gian cho động từ về .
b) Từ đã bổ sung ý nghĩa thời gian cho động từ trút.
c) Từ đang bổ sung ý nghĩa thời gian cho động từ nấu.
Cặp đôi
-HS làm bài, trình bày, nhận xét
A
B
Đã
1) Từ biểu thị sự việc, hiện tượng diễn ra chưa kết thúc tại thời điểm nói (hiện tại) hoặc trong thời điểm được coi là mốc thời gian.
Đang
2) Từ biểu thị sự việc, hiện tượng xảy ra trong tương lai, sau thời điểm nói hoặc một thời điểm nào đó được coi là mốc thời gian.
Sẽ
3) Từ biểu thị sự việc, hiện tượng nói đến xảy ra trước thời điểm hiện tại hoặc trước một mốc thời gian nào đó
-GV:Những từ đã, đang, sẽ là những từ bổ sung ý nghĩa thời gian cho động từ chúng rất quan trọng vì cho biết sự việc đó sắp diễn ra, đang diễn ra hay đã diễn ra rồi.
? Ngoài những từ trên em còn biết những từ nào bổ sung ý nghĩa thời gian cho động từ? 
*HS trên chuẩn: Em hãy đặt một câu có chứa từ bổ sung ý nghĩa thời gian cho động từ.
B.HOẠT ĐỘNG THỰC HÀNH
1.Chọn từ trong ngoặc đơn (đã, đang, sắp, sẽ) để điền vào mỗi ô trống cho thích hợp:
-Lắng nghe
Ngoài ra: sắp, vừa.
*HS trên chuẩn: Em hãy đặt một câu có chứa từ bổ sung ý nghĩa thời gian cho động từ.
Vậy là bố em sắp đi công tác về.
Sắp tới là sinh nhật của em.
Em đã làm xong bài tập Toán.
Mẹ em đang nấu cơm.
Bé Bi đang ngủ ngon lành.
Cá nhân
- HS làm bài, trao đổi, trình bày, NX
Anh chàng nhà giàu và cơn giông
Một anh chàng nhà giàu đi thuyền qua sông cùng nhiều người khác. Ra giữa sông, một cơn dông bỗng ập đến. Thuyền chòng chành sắp lật. Trong lúc mọi người đang cuống quýt hạ buồm, ra sức chèo chống để đưa thuyền vào bờ thì anh chàng nhà giàu chỉ biết chắp tay cầu xin thần linh đến cứu mình và hứa sẽ dâng lễ vật rất hậu. Khi thuyền đã vào được bờ, mọi người khuyên anh ta :
- Đừng trông chờ vào những điều viển vông. Phải tự cứu mình trước khi đợi thần đến cứu.
? Những từ đó bổ sung ý nghĩa thời gian cho những động từ nào ?
?Qua tiết học này các em học được những gì ?
-HS: Sắp (1) ; đang (2) ; sẽ (3) ; đã (4)
 Từ sắp bổ sung ý nghĩa thời gian cho động từ lật ... vẽ, sơ đồ).
c. Đề xuất câu hỏi (dự đoán/ giả thuyết) và phương án tìm tòi.
- Yêu cầu HS tìm ra những điểm giống nhau và khác nhau trong biểu tượng ban đầu về sự hình thành mây, mưa của các nhóm.
- GV tổ chức cho HS đề xuất các câu hỏi để tìm hiểu:
“Mây được hình thành như thế nào? Mưa từ đâu ra?”
- GV chọn những câu hỏi sát với nội dung bài học ghi lên bảng.
* GV tổng hợp các câu hỏi do HS đặt ra phù hợp với nội dung bài: 
+ Mây được hình thành như thế nào?
+ Mưa do đâu mà có?
*Phần 1. Mây được hình thành như thế nào?
- GV cho HS thảo luận nhóm 4 đề xuất cách làm để tìm hiểu: Mây được hình thành như thế nào?
- GV gợi ý về tranh ảnh đang treo ở trong lớp.
- Có thể chọn phương án quan sát tranh ảnh.
*Phần 2: Mưa từ đâu ra?
- GV cho HS thảo luận, đề xuất cách làm để tìm hiểu: Khi nào có mưa?
- GV gợi tranh treo trong lớp.
d. Thực hiện phương án tìm tòi – kết luận kiến thức.
*Phần 1. Mây được hình thành như thế nào?
- GV tổ chức cho các nhóm báo cáo kết quả, rút ra kết luận và ghi lại vào vở khoa học sau đó HS lên chỉ kết luận bằng sơ đồ để nói về sự hình thành của mây.
- GV giải thích: Vì sao có mây đen, mây trắng.
*Phần 2: Mưa từ đâu ra?
GV yêu cầu HS quan sát tranh vẽ khoa học bầu trời có mây đen và mưa, thảo luận để đưa ra kết luận về Sự hình thành các hạt mưa.
- YC HS vẽ lại sơ đồ hình thành mây và mưa vào vở Ghi chép khoa học.
- YC HS so sánh với những cảm nhận kiến thức ban đầu về sự hình thành mây, mưa và đối chiếu SGK để khắc sâu thêm kiến thức.
- GV ghi tên bài.
3. HĐ 2 : Trò chơi đóng vai “Tôi là giọt nước” 
-Yêu cầu HS phân vai theo : giọt nước ; hơi nước ; mây trắng ; mây đen ; giọt mưa
-Gọi 1 số HS lên làm mẫu trước lớp
-YC HS tự sáng kiến lời thoại và phụ hoạ
3. Hoạt động vận dụng (1p)
Liên hệ bảo vệ môi trường: Nước là vô cùng thiết yếu đối với cuộc sống của con người, nhưng nguồn tài nguyên này đang bị huỷ hoại bởi bàn tay của con người, bởi vậy cần thực hiện các biện pháp hiệu quả để bảo vệ nguồn nước dù là nước mưa. Cho HS nêu theo ý hiểu các biện pháp bảo vệ nguồn nước.
4. Hoạt động sáng tạo (1p)
 Nhóm 4 - Lớp 
-Theo dõi, lắng nghe
-Nghe và thảo luận nhóm đôi 
- HS ghi lại những suy nghĩ của mình: mây được hình thành như thế nào? Mưa từ đâu ra? Vào vở Ghi chép khoa học, sau đó thảo luận nhóm 4 và ghi lại trên bảng nhóm (có thể ghi lại bằng hình vẽ, sơ đồ) 
* Ví dụ:
+ Mây do khói bay lên tạo nên.
+ Mây do hơi nước bay lên tạo nên.
+ Mây do khói và hơi nước tạo thành.
+ Khói ít tạo nên mây trắng, khói nhiều tạo nên mây đen.
+ Hơi nước ít tạo nên mây trắng, hơi nước nhiều tạo nên mây đen.
+ Mây tạo nên mưa.
+ Mưa do hơi nước trong mây tạo nên.
+ Khi có mây đen thì sẽ có mưa.
+ Khi mây nhiều thì sẽ tạo thành mưa.
- HS làm việc nhóm 4 để tìm ra những điểm giống nhau và khác nhau trong biểu tượng ban đầu về sự hình thành mây, mưa.
- HS đề xuất các câu hỏi để tìm hiểu:
“mây được hình thành như thế nào? Mưa từ đâu ra?”
Hệ thống câu hỏi: 
+ Mây có phải do khói tạo thành không?
+ Mây có phải do hơi nước tạo thành không?
+ Vì sao lại có mây đen, mây trắng?
+ Mưa do đâu mà có?
+ Khi nào thì có mưa?
- HS làm việc theo hệ thống câu hỏi sau khi đã cùng GV thống nhất.
+ Mây được hình thành như thế nào?
+ Mưa do đâu mà có?
* HS thảo luận nhóm 4 đề xuất cách làm để tìm hiểu: Mây được hình thành như thế nào?
- HS quan sát tranh ảnh treo trong lớp
- HS thảo luận, đề xuất cách làm để tìm hiểu: Khi nào có mưa?
HS tiến hành quan sát, kết hợp với những kinh nghiệm sống đã có, vẽ lại sơ đồ hình thành mây vào trong vở Ghi chép khoa học và thống nhất ghi vào phiếu nhóm 4
Mây
 Mây
Nước
 Nước
- Các nhóm báo cáo kết quả, rút ra kết luận (Có thể bằng lời hoặc sơ đồ.)
Kết luận bằng lời: Nước ở ao, hồ, sông, biển bay hơi lên cao, gặp không khí lạnh, ngưng tụ lại thành những hạt nước nhỏ, nhiều hạt nước nhỏ đó tạo nên những đám mây.
Mây
* Kết luận bằng sơ đồ
Hơi nước
Nước ở ao hồ, sông biển
Hạt nước nhỏ li ti 
-Đại diện trình bày- lớp nhận xét, bổ sung.
* HS quan sát tranh vẽ khoa học bầu trời có mây đen và mưa, đọc thêm tài liệu, thảo luận để đưa ra kết luận:
Sự hình thành các hạt mưa.
Hơi nước trong không trung nếu chỉ gặp luồng khí lạnh thôi không đủ biến thành mây mà phải nhờ vào các hạt bụi nhỏ trong khí quyển mới có thể tạo thành các hạt mây nhỏ li ti.
1. Hơi nước trong không khí.
2. Sau khi gặp lạnh biến thành các hạt mây nhỏ .
3. Dần dần kết lại thành các hạt nước lớn hơn.
4. Sau khi nhiệt độ thấp đi biến thành những tinh thể băng.
5. Gặp hơi nước biến thành bông tuyết.
6. Những bông tuyết nhỏ biến thành những bông tuyết lớn.
7. Khi rơi xuống, xuyên qua vùng không khí ấm lại tan thành giọt nước.
8. Biến thành mưa rơi xuống mặt đất.
- Thực hiện theo yêu cầu của GV.
-Làm việc theo nhóm 5 -Phân vai theo yêu cầu
-Đóng vai theo nhóm
-Vài nhóm trình bày- lớp nhận xét, bổ sung
-Theo dõi bình chọn, biểu dương nhóm diễn tốt.
+Nước mưa không phải là vô tận, không phải thích mưa lúc nào là được,
+Trái đất nóng lên lượng nước mưa sẽ cạn kiệt
- Vẽ, trang trí và trưng bày vòng tuần hoàn của nước trong tự nhiên 
ĐIỀU CHỈNH-BỔ SUNG
...............................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................
ĐỊA LÍ (CT HIỆN HÀNH)
ÔN TẬP
I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT:
 1. Kiến thức
- Nêu một số đặc điểm tiêu biểu về thiên nhiên, địa hình, khí hậu, sông ngòi,... của Hoàng Liên Sơn, Tây Nguyên, trung du Bắc Bộ.
2. Kĩ năng
- Chỉ được dãy Hoàng Liên Sơn, đỉnh Phan-xi-păng, các cao nguyên ở Tây Nguyên, thành phố Đà Lạt trên bản đồ Địa lí tự nhiên Việt Nam.
 - Giải thích những nguyên nhân khiến rừng Tây Nguyên bị tàn phá.
*ĐCND: Không yêu cầu hệ thống lại đặc điểm, chỉ nêu một số đặc điểm tiêu biểu về thiên nhiên, địa hình, khí hậu, sông ngòi... của Hoàng Liên Sơn, Tây Nguyên, trung du Bắc Bộ
3. Phẩm chất
- Tích cực, tự giác học bài.
4. Góp phần phát triển các năng lực:
- NL tự chủ, NL giải quyết vấn đề, NL ngôn ngữ, NL thẩm mĩ
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:
1. Đồ dùng
- GV: + Bản đồ tự nhiên Việt Nam.
 + Phiếu học tập (Lược đồ trống).
-HS: SGK, tranh, ảnh 
2. Phương pháp, kĩ thuật
- PP: Hỏi đáp, quan sát, thảo luận nhóm, thuyết trình
- KT: đặt câu hỏi, trình bày một phút, động não, tia chớp, chia sẻ nhóm 2
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC: 
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
1.Khởi động: (5p)
+ Đà Lạt nằm trên cao nguyên nào?
+ Kể tên một số địa danh ở Đà Lạt?
+ Vì sao Đà Lạt thích hợp với việc trồng các cây rau và hoa xứ lạnh?
- Nhận xét, khen/ động viên.
- GV chốt ý và giới thiệu bài
- TBHT điều hành lớp trả lời và nhận xét:
+ Cao nguyên Lâm Viên
+ Thác Cam Li, hồ Xuân Hương
+ Vì Đà Lạt có khí hậu lạnh và mát mẻ quanh năm nên thích hợp với các loài cây xứ lạnh. 
2. Bài mới: (30p)
* Mục tiêu: - Nêu một số đặc điểm tiêu biểu về thiên nhiên, địa hình, khí hậu, sông ngòi,... của Hoàng Liên Sơn, Tây Nguyên, trung du Bắc Bộ.
- Chỉ được dãy Hoàng Liên Sơn, đỉnh Phan-xi-păng, các cao nguyên ở Tây Nguyên, thành phố Đà Lạt trên bản đồ Địa lí tự nhiên Việt Nam.
* Cách tiến hành: Cá nhân- Nhóm-Lớp
Hoạt động: Xác định vị trí địa lí 
 - GV yêu cầu HS lên chỉ vị trí dãy núi Hoàng Liên Sơn, đỉnh Phan- xi- păng, các cao nguyên ở Tây Nguyên và thành phố Đà Lạt trên bản đồ địa lí tự nhiên Việt Nam. 
 - GV nhận xét và điều chỉnh lại phần làm việc của HS cho đúng. 
Hoạt động 2: Nêu lại một số đặc điểm tiêu biểu 
- GV yêu cầu HS thảo luận theo nhóm hoàn thành bài tập 2 - SGK
 *Nêu một số đặc điểm tiêu biểu về thiên nhiên và hoạt động của con người ở vùng núi Hoàng Liên Sơn và Tây Nguyên theo những gợi ý ở bảng 
- Nhóm 1: Địa hình, khí hậu ở Hoàng Liên Sơn, Tây Nguyên . 
- Nhóm 2: Dân tộc, trang phục, lễ hội ở Hoàng Liên Sơn và Tây Nguyên. 
- Nhóm 3: Trồng trọt, chăn nuôi, nghề thủ công . 
- Nhóm 4: Khai thác khoáng sản, khai thác sức nước và rừng . 
- GV nhận xét và giúp các em hoàn thành phần việc của nhóm mình. 
Hoạt động 3: Trung du Bắc Bộ
+ Hãy nêu đặc điểm địa hình trung du Bắc Bộ? 
+ Người dân nơi đây đã làm gì để phủ xanh đất trống, đồi trọc?
- GV hoàn thiện phần trả lời của HS. 
3. Hoạt động vận dụng (2p)
4. Hoạt động sáng tạo (1p)
 Cá nhân -Lớp
- Hs lên bảng chỉ bản đồ
- HS lên chỉ vị trí các dãy núi và đỉnh Phan- xi- păng và cao nguyên trên bản đồ. 
Nhóm 4- Lớp
- HS clàm việc nhóm 4 và chia sẻ trước lớp
- TBHT điều hành việc báo cáo kết quả:
-Nhóm1: 
+ Hoàng Liên Sơn là một dãy núi cao, đồ sộ, có nhiều đỉnh nhọn, sườn núi dốc. . . . . Khí hậu lạnh quanh năm. . . . 
+ Tây Nguyên là vùng đát cao, rộng lớn bao gồm các cao nguyên xếp tầng cao, thấp khác nhau. Khí hậu có hai mùa rõ rệt. . . 
-Nhóm 2: 
+Hoàng Liên Sơn: Gồm nhiều dân tộc như Thái, Dao, Mông. Mỗi dân tộc có cách ăn mặc riêng, trang phục được may thêu, trang trí rất cầu kì. . . . 
+ Tây Nguyên; Gồm dân tộc Ê- đê, Gia rai, Xơ đăng, Ba- na. Trang phục thì con trai mặc khố, con gái thì mặc áo váy,. . . 
-Nhóm 3: 
+ Hoàng Liên Sơn: Trồng trọt trên đất dốc, và chủ yếu là lúa, ngô,. . . 
+ Tây Nguyên: Cây trồng chủ yếu là Cà phê, tiêu, chè,. . . 
-Nhóm 4: 
+Hoàng Liên Sơn: Khai thác a- pa- tít, đồng, chì,. . 
+Tây Nguyên: Khai thác sức nước là ngăn sông, đắp đập để tạo hồ dùng sức nước chảy từ trên cao . . . 
- Nhận xét, bổ sung. 
Hoạt động 3: Cả lớp: 
+Là một vùng đồi với các đỉnh tròn, sườn thoải, xếp cạnh nhau như cái bát úp. 
+ Người dân đã tích cực trồng rừng, cây công nghiệp lâu năm. 
- Ghi nhớ kiến thức của bài.
- Sưu tầm và triển lãm các tranh, ảnh về các vùng đã học
ĐIỀU CHỈNH-BỔ SUNG
....................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................

Tài liệu đính kèm:

  • docgiao_an_dien_tu_lop_4_cong_van_2345_tuan_11_nam_hoc_2021_202.doc