RÚT GỌN PHÂN SỐ. T1
I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT:
1. Kiến thức: Hiểu thế nào là rút gọn phân số, phân số tối giản. Biết cách rút gọn phân số
2. Kĩ năng: Bước đầu rút gọn được phân số và nhận biết được phân số tối giản.
* PC: Rèn tính cẩn thận, chăm chỉ, tự tin, hứng thú trong học tập và thực hành Toán.
* Hình thành NL GQVĐ toán học; NL tư duy và lập luận toán học; NL giao tiếp toán
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:
1. Đồ dùng: GV: Phiếu học tập, bảng phụ
2. Phương pháp, kĩ thuật
- Phương pháp vấn đáp, động não, thực hành, đặt và giải quyết vấn đề, hoạt động nhóm, trò chơi học tập
- Kĩ thuật đặt câu hỏi, trình bày 1 phút, động não, tia chớp, chia sẻ nhóm đôi.
TUẦN 21 Thứ Hai ngày 14 tháng 1 năm 2022 TOÁN RÚT GỌN PHÂN SỐ. T1 I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT: 1. Kiến thức: Hiểu thế nào là rút gọn phân số, phân số tối giản. Biết cách rút gọn phân số 2. Kĩ năng: Bước đầu rút gọn được phân số và nhận biết được phân số tối giản. * PC: Rèn tính cẩn thận, chăm chỉ, tự tin, hứng thú trong học tập và thực hành Toán. * Hình thành NL GQVĐ toán học; NL tư duy và lập luận toán học; NL giao tiếp toán II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC: 1. Đồ dùng: GV: Phiếu học tập, bảng phụ 2. Phương pháp, kĩ thuật - Phương pháp vấn đáp, động não, thực hành, đặt và giải quyết vấn đề, hoạt động nhóm, trò chơi học tập - Kĩ thuật đặt câu hỏi, trình bày 1 phút, động não, tia chớp, chia sẻ nhóm đôi. III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC; Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh 1. Khởi động: (5p) Chơi trò chơi “đố bạn” : - Em viết một phân số bất kì, chẳng hạn : 2/3 - Em đố bạn viết một phân số bằng phân số em vừa viết, chẳng hạn : 4/6 - Em và bạn đổi vai cùng chơi. + Bạn hãy nêu tính chất cơ bản của phân số? + Nêu VD hai phân số bằng nhau? - GV giới thiệu bài – Ghi tên bài - TBHT điều hành lớp chơi trò chơi Bắn tên • 3/4 bằng với các phân số : 6/8;15/20;... • 4/7 bằng với các phân số : 12/21;20/35;. • 5/8 bằng với các phân số : 20/32;35/56; + Khi nhân hoặc chia cả từ và mẫu cho một phân số lớn hơn 1 thì ta được phân số mới bằng phân số đã cho + = 2. Hình thành kiến thức:(15p) * Mục tiêu: Hiểu thế nào là rút gọn phân số. Biết cách rút gọn phân số * Cách tiến hành: Cá nhân – Nhóm- Lớp a. Thế nào là rút gọn phân số? - HĐ 2: Thực hiện lần lượt các hoạt động : GV cho HS vận dụng tính chất cơ bản của phân số để thực hiện. - GV rút kết luận và lấy ví dụ, HS làm bảng con. a) Tìm phân số bằng phân số 9/12 nhưng có tử số và mẫu số bé hơn : b) Đọc kĩ nội dung sau và nói với bạn : -Làm tương tự bài a. => Rút KL: Có thể rút gọn phân số để được một phân số có tử số và mẫu số bé hơn nhưng phân số mới vẫn bằng phân số đã cho. HĐ 3: a) Đọc kĩ nhận xét sau và nghe thầy/ cô giáo hướng dẫn : b) Rút gọn các phân số sau: 2/6;12/36. Phương pháp giải: Khi rút gọn phân số ta có thể làm như sau : • Xét xem tử số và mẫu số cùng chia hết cho số tự nhiên nào lớn hơn 1. • Chia cả tử số và mẫu số cho số đó. Cứ làm như thế cho đến khi nhận được phân số tối giản. - Kết luận: Có thể rút gọn phân số để có được một phân số có tử số và mẫu số bé đi mà phân số mới vẫn bằng phân số đã cho. b. Cách rút gọn phân số, phân số tối giản Ví dụ 1: GV viết lên bảng phân số và yêu cầu HS tìm phân số bằng phân số nhưng có tử số và mẫu số nhỏ hơn. * Khi tìm phân số bằng phân số nhưng có tử số và mẫu số đều nhỏ hơn chính là em đã rút gọn phân số. Rút gọn phân số ta được phân số nào? + Hãy nêu cách em làm để rút gọn từ phân số được phân số? + Phân số còn có thể rút gọn được nữa không? Vì sao? - GV kết luận: Phân số không thể rút gọn được nữa. Ta nói rằng phân số là phân số tối giản. Phân số được rút gọn thành phân số tối giản. * Ví dụ 2: GV yêu cầu HS rút gọn phân số. GV có thể đặt câu hỏi gợi ý để + Khi rút gọn phân số ta được phân số nào? + Phân số đã là phân số tối giản chưa? Vì sao? * Dựa vào cách rút gọn phân số và phân số em hãy nêu các bước thực hiện rút gọn phân số. HĐ 2: Làm việc nhóm. a) Em sử dụng tính chất cơ bản của phân số: Lấy cả tử số và mẫu số của phân số đã cho chia cho 3. Tử số: Lấy 9 chia cho 3 được 3. Mẫu số: Lấy 12 chia cho 3 được 4. Phân số 9/12 = 3/4 b) Em đọc kĩ nội dung trong sách và nói với bạn của mình. c) Em đọc và thực hiện từng bước cách rút gọn phân số trong các ví dụ. HĐ 3: Lời giải chi tiết: - HS thực hiện cá nhân – Chia sẻ lớp + Ta thấy cả 6 và 8 đều chia hết cho 2 nên ta thực hiện chia cả tử số và mẫu số của PS cho 2. + Không thể rút gọn phân số được nữa vì 3 và 4 không cùng chia hết cho một số tự nhiên nào lớn hơn 1. -HS nhắc lại. - HS làm việc nhóm 2 – Chia sẻ lớp + HS có thể thực hiện như sau: Ø = = Ø = = Ø = = + Ta được phân số + Phân số đã là phân số tối giản vì 1 và 3 không cùng chia hết cho số nào lớn hơn 1. - HS nêu 3. Hoạt động thực hành (18p) * Mục tiêu: Bước đầu biết cách rút gọn phân số và nhận biết được phân số tối giản (trường hợp đơn giản). * Cách tiến hành: Cá nhân – Nhóm – Lớp HĐTH. HĐ 1. Hs thực hiện vào TLHDH, chia sẻ cùng bạn. - YC HS làm vở. 3(bài tập chờ dành cho HS hoàn thành sớm) Viết số thích hợp vào chố trống: - Chốt cách rút gọn tới phân số tối giản 4. Hoạt động ứng dụng (1p) 5. Hoạt động sáng tạo (1p) HĐ 1: Viết số thích hợp vào ô trống: - HS làm vở, 1HS làm bảng phụ. Chữa bài. - HS thảo luận nhóm 2 và tìm cách giải quyết vần đề - Chia sẻ lớp - HS làm vở Tự học – Chia sẻ lớp. Đáp án: - Ghi nhớ cách rút gọn phân số - Tìm các bài tập về phân số trong sách Toán buổi 2 và giải ĐIỀU CHỈNH- BỔ SUNG ...................................................................................................................................................................................................................................................................................................................... TIẾNG VIỆT Bài 21A Những công dân ưu tú(T1) I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT: 1. Kiến thức - Hiểu ND, ý nghĩa của bài: Ca ngợi AHLĐ Trần Đại Nghĩa đã có những cống hiến xuất sắc cho sự nghiệp quốc phòng và xây dựng nền khoa học trẻ của đất nước. 2. Kĩ năng - Đọc trôi trảy bài tập đọc, bước đầu biết đọc diễn cảm một đoạn phù hợp với nội dung tự hào, ca ngợi. 3. Phẩm chất: Giáo dục HS học tập noi theo tấm gương anh hùng Trần Đại Nghĩa. 4. Góp phần phát triển năng lực - Năng lực tự học, NL giao tiếp và hợp tác, NL giải quyết vấn đề và sáng tạo, NL ngôn ngữ, NL thẩm mĩ. * KNS: - Tự nhận thức, xác định giá trị cá nhân - Tư duy sáng tạo * GDQPAN: Nêu hình ảnh các nhà khoa học Việt Nam đã cống hiến trọn đời phục vụ Tổ quốc II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC: 1. Đồ dùng: GV: Máy chiếu 2. Phương pháp, kĩ thuật - Phương pháp: Hỏi đáp, quan sát, thảo luận nhóm. - Kĩ thuật: Kĩ thuật đặt câu hỏi, động não, tia chớp, chia sẻ nhóm đôi. III.CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC: Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh 1. Khởi động: (5p) HĐ 1. Chơi trò chơi ghép thẻ: Ai? Có thành tích gì? - Các thẻ nhóm A: Xi-ôn-cốp-xki, Nguyễn Hiền, Bạch Thái Bưởi, Lê-ô-nác-đô đa Vin-xi, Cao Bá Quát. - Các thẻ nhóm B: Vua tàu thủy Việt Nam, Người tìm đường lên các vì sao, Văn hay chữ tốt, Trạng nguyên Việt Nam trẻ tuổi nhất, Danh họa nổi tiếng thế giới. - GV nhận xét chung, dẫn vào bài học Nhóm, thảo luận, nêu nối tiếp. - Xi-ôn-cốp-xki - Người tìm đường lên các vì sao. - Nguyễn Hiền - Trạng nguyên Việt Nam trẻ tuổi nhất. - Bạch Thái Bưởi - Vua tàu thủy Việt Nam. - Lê-ô-nác-đô đa Vin-xi - Danh họa nổi tiếng thế giới. - Cao Bá Quát - Văn hay chữ tốt. 2. Luyện đọc: (8-10p) * Mục tiêu: Đọc trôi trảy bài tập đọc, bước đầu biết nhấn giọng những từ ngữ mang cảm hứng ngợi ca. * Cách tiến hành: HĐ 2. Gv đọc và nhấn mạnh dưới các từ phát âm sai. - Gọi 1 HS đọc bài (M3) - GV lưu ý giọng đọc cho HS: Toàn bài đọc với giọng kể trầm tĩnh, mang cảm hứng ngợi ca, chú ý nhấn giọng những từ ngữ: miệt mài, tiếng gọi thiêng liêng, nghiên cứu, cống hiến xuất sắc, ... - GV chốt vị trí các đoạn: - Lưu ý sửa lỗi đọc và ngắt nghỉ cho các HS (M1) HĐ 3: Thay nhau đọc từ ngữ và lời giải nghĩa: - Anh hùng lao động: danh hiệu Nhà nước phong tặng đơn vị hoặc người có thành tích đặc biệt trong lao động. - Tiện nghi: các vật dùng cần thiết giúp cho sinh hoạt hằng ngày được thuận tiện, thoải mái. - Hướng dẫn giải nghĩa thêm một số từ khó: (lô cốt, súng ba-dô-ca) HĐ 4: Cùng luyện đọc. - HS nghe. - 1 HS đọc bài, cả lớp đọc thầm - Lắng nghe - Lớp trưởng điều hành cách chia đoạn - Bài được chia làm 4 đoạn (Mỗi chỗ xuống dòng là 1 đoạn) - Nhóm trưởng điều hành nhóm đọc nối tiếp đoạn trong nhóm lần 1 và phát hiện các từ ngữ khó (cầu cống, ba-dô-ca, lô cốt, nền khoa học,...) HĐ 3: Làm việc cặp đôi. - 1 HS hỏi - 1 HS trả lời - Tìm thêm từ ngữ khó hiểu. - Đọc theo nhóm, đọc trước lớp. - Luyện đọc từ khó: Đọc mẫu (M4)-> Cá nhân (M1)-> Lớp - Giải nghĩa từ khó (đọc chú giải) - HS đọc nối tiếp đoạn lần 2 theo điều khiển của nhóm trưởng - Các nhóm báo cáo kết quả đọc - 1 HS đọc cả bài (M4) 3. Tìm hiểu bài: (8-10p) * Mục tiêu: Hiểu ND, ý nghĩa của bài: Ca ngợi AHLĐ Trần Đại Nghĩa đã có những cống hiến xuất sắc cho sự nghiệp quốc phòng và xây dựng nền khoa học trẻ của đất nước (trả lời được các câu hỏi trong SGK). * Cách tiến hành: Làm việc nhóm 4 – Chia sẻ trước lớp HĐ 5: Thảo luận, trả lời câu hỏi: Giáo sư Trần Đại Nghĩa đã có những đóng góp gì lớn trong kháng chiến? (Đọc đoạn 2). Nêu đóng góp của Giáo sư Trần Đại Nghĩa cho sự nghiệp xây dựng Tổ quốc. (Đọc đoạn 3). Nhà nước đánh giá cao những cống hiến của Giáo sư Trần Đại Nghĩa như thế nào? (Đọc đoạn 4). 4) Theo em, vì sao ông Trần Đại Nghĩa có những cống hiến lớn như vậy? a. Vì ông có điều kiện sống rất đầy đủ tiện nghi b. Vì ông rất có tài và có trách nhiệm với đất nước c. Vì ông khát khao được nhận giải thưởng và danh hiệu cao quý - Nêu nội dung, ý nghĩa của câu chuyện? -Gv kết luận và nêu thêm hình ảnh các nhà khoa học Việt Nam đã cống hiến trọn đời cho tổ quốc: GS Tôn Thất Tùng đã cống hiến trọn đời cho y học Việt Nam, Đặng Văn Ngữ, Lê Văn Thiêm cống hiến cho Toán học. - Giáo dục KNS: Anh hùng lao động Trần Đại Nghĩa đã có nhiều sáng tạo trong nghiên cứu kĩ thuật chế tạo vũ khí nên đã cống hiến rất nhiều cho sự nghiệp kháng chiến và xây dựng đất nước. Trong cuộc sống, chúng ta cần sáng tạo hết mình để mang lại những thành quả có ích * GDQPAN: Ngoài giáo sư Trần Đại Nghĩa chúng ta còn có rất nhiều nhà khoa học khác đã cống hiến trọn đời phục vụ Tổ quốc. Em hãy kể tên một số nhà khoa học mà mình biết - GV giới thiếu một số nhà khoa học: Giáo sư Nguyễn Thiện Thàn, Tôn Thất Tùng, nhà bác học Nguyễn Đình Của,... - 1 HS đọc các câu hỏi cuối bài - HS làm việc theo nhóm 4 – Chia sẻ kết quả dưới sự điều hành của TBHT 1) Trong cuộc kháng chiến, giáo sư Trần Đại Nghĩa đã cùng anh em miệt mài nghiên cứu, chế ra những loại vũ khí có sức công phá lớn như súng ba-dô-ca, súng không giật, bom bay tiêu diệt xe táng và lô cốt giặc,... Nhờ đó, bộ đội ta có thể tấn công quân giặc và thu nhiều thắng lợi. 2) Những đóng góp của giáo sư Trần Đại Nghĩa cho sự nghiệp xây dựng tổ q ... toán II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC: 1. Đồ dùng: GV: Phiếu học tập 2. Phương pháp, kĩ thuật - PP: Quan sát, hỏi đáp, thảo luận nhóm, trò chơi học tập, luyện tập-thực hành - KT: động não, tia chớp, chia sẻ nhóm đôi,... III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC: Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh 1.Khởi động:(3p) HĐ 1: Chơi trò chơi “đố bạn” : - Em viết hai phân số bất kì, chẳng hạn : 2/3 và 3/4 - Em đố các bạn viết mẫu số chung của hai phân số trên. - Em và cách bạn cùng quy đồng mẫu số hai phân số trên. HD giải: - Em tự suy nghĩ và lấy hai phân số bất kì. - Có thể chọn mẫu số chung là tích hai mẫu số của hai phân số đã cho, sau đó quy đồng mẫu số hai phân số đó. - GV dẫn vào bài mới HĐ 1:Làm việc cả lớp: Ví dụ : 1/2 và 3/5 Chọn mẫu số chung là 10. Ta có : 1/2 = 1×5/2×5 = 5/10 và 3/5 = 3×2/5×2 = 6/10 • 3/4 và 4/7 Chọn mẫu số chung là 28. Ta có : 3/4 = 3×7/4×7 = 21/28 và 4/7 = 4×4/7×4 = 16/28 2. HĐ thực hành (30p) * Mục tiêu: Thực hiện quy đồng MS các PS theo các cách đã học * Cách tiến hành HĐ 2: a) Đọc các ví dụ sau và nhận xét về cách quy đồng mẫu số các phân số : b) Nói với bạn cách quy đồng mẫu số trong ví dụ trên. HĐ 3: Quy đồng mẫu số hai phân số: a) 1/2 và 3/4 ; b) 3/8 và 7/6; HD giải: - Chọn mẫu số chung (thường chọn mẫu số chung nhỏ nhất). - Quy đồng mẫu số các phân số đã cho với mẫu số chung vừa tìm được ở trên. GV củng cố lại các bước quy đồng mẫu số các phân số đã học. HĐTH HĐ 1: Quy đồng mẫu số hai phân số: a) 3/2 và 5/6 ; b) 7/10 và 4/5 ; c) 2/5 và 1/3. HD giải: - Chọn mẫu số chung (thường chọn mẫu số chung nhỏ nhất). - Quy đồng mẫu số các phân số đã cho với mẫu số chung vừa tìm được ở trên. HĐ 2: Quy đồng mẫu số hai phân số: a) 2/9 và 1/6 ; b) 7/6 và 3/8 ; c) 1/12 và 1/9. HD giải: - Chọn mẫu số chung (thường chọn mẫu số chung nhỏ nhất) - Quy đồng mẫu số các phân số đã cho với mẫu số chung vừa tìm được ở trên. - HS làm bài cá nhân vào bảng phụ, chia sẻ cách làm cùng bạn. - GV chốt: Muốn quy đồng mẫu số các phân số em cần xét mẫu số, sau đó lựa chọn MSC nhỏ nhất. HĐ 2: Làm việc cá nhân, cả lớp a) Em đọc các ví dụ trong sách Nhận xét: Ví dụ 1: 8 là số nhỏ nhất chia hết cho hai mẫu số của các phân số 1/4và 3/8 Ví dụ 2: Trong các số chia hết cho cả 4 và 6 thì số 12 là số nhỏ nhất. Khi quy đồng mẫu số hai phân số thì ta chọn mẫu chung là mẫu chung nhỏ nhất. b) Em giải thích lại cho bạn của mình hiểu cách quy đồng hai phân số trong các ví dụ trên. HĐ 3: Làm việc cá nhân vào vở, 1 HS làm bảng phụ, chữa bài: a) Chọn mẫu số chung là 4. Ta có : 1/2 = 1×2/2×2 = 2/4 và giữ nguyên phân số 3/4. Vậy, quy đồng mẫu số hai phân số 1/2và 3/4 được hai phân số 2/4 và 3/4 b) Chọn mẫu số chung là 24. Ta có : 3/8 = 3×3/8×3 = 9/24 và 7/6 = 7×4/6×4 = 28/24.Vậy, quy đồng mẫu số hai phân số 3/8 và 7/6 được hai phân số 9/24 và 28/24. HĐ 1: Làm vào vở, 1 HS làm bảng phụ, sửa bài: a) Chọn mẫu số chung là 6. Ta có : 3/2 = 3×3/2×3 = 9/6 và giữ nguyên phân số 5/6.Vậy, quy đồng mẫu số hai phân số 3/2 và 5/6 được hai phân số 9/6 và 5/6. b) Chọn mẫu số chung là 10. Ta có : 4/5 = 4×2/5×2 = 8/10 và giữ nguyên phân số 7/10.Vậy, quy đồng mẫu số hai phân số 7/10 và 4/5 được hai phân số 7/10 và 8/10. c) Chọn mẫu số chung là 15. Ta có : 25 = 2×3/5×3 = 6/15 và 1/3 = 1×5/3×5 = 5/15. Vậy, quy đồng mẫu số hai phân số 2/5 và 1/3 được hai phân số 6/15 và 5/15. HĐ 2: Làm việc cá nhân vào vở, 1 HS làm bảng phụ, sửa bài: a) Chọn mẫu số chung là 18. Ta có : 2/9 =2×2/9×2 = 4/18 và 1/6 = 1×3/6×3 = 3/18. Vậy, quy đồng mẫu số hai phân số 2/9 và 1/6 được hai phân số 4/18 và 3/18. b) Chọn mẫu số chung là 24. Ta có : 7/6 = 7×4/6×4 = 28/24 và 3/8 = 3×3/8×3 = 9/24. Vậy, quy đồng mẫu số hai phân số 7/6 và 3/8 được hai phân số 28/24 và 9/24. c) Chọn mẫu số chung là 36. Ta có : 1/12 = 1×3/12×3 = 3/36 và 1/9 = 1×4/9×4 = 4/36. Vậy, quy đồng mẫu số hai phân số 1/12 và 1/9 được hai phân số 3/36 và 4/36. ĐIỀU CHỈNH- BỔ SUNG ...................................................................................................................................................................................................................................................................................................................... _______________________________ TIẾNG VIỆT Bài 21C Từ nhữ về sức khỏe( tiết 2) I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT: 1. Kiến thức - HS nắm được kiến thức cơ bản để phục vụ cho việc nhận biết vị ngữ trong câu kể Ai thế nào? 2. Kĩ năng - Nhận biết và bước đầu tạo được câu kể Ai thế nào? Theo yêu cầu cho trước, qua thực hành luyện tập 3. Phẩm chất: Có ý thức đặt câu và viết câu đúng. 4. Góp phần phát triển các năng lực - NL tự học, NL ngôn ngữ, NL sáng tạo, NL giao tiếp. II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC: 1. Đồ dùng: GV: bảng phụ - KT: động não, đặt câu hỏi, chia sẻ nhóm 2, trình bày 1 phút III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC: Hoạt động của giáo viên Hoạt động của HS 1. Khởi động (5p) + Đặt 1 câu kể Ai thế nào? + Xác định 2 bộ phận của câu kể đó - Dẫn vào bài mới - TBHT điều hành lớp trả lời, nhận xét 2. Hình hành KT (15p) * Mục tiêu: HS nắm được kiến thức cơ bản để phục vụ cho việc nhận biết vị ngữ trong câu kể Ai thế nào? (ND Ghi nhớ). * Cách tiến hành: - HĐ 3: Chơi trò chơi: Thi tìm nhanh từ ngữ thuộc chủ đề sức khỏe. a) Thi nói tên các hoạt động rèn luyện sức khỏe. b) Thi nói nhanh từ ngữ chỉ đặc điểm của một cơ thể khỏe mạnh. HĐ 4: Điền từ vào chỗ trống để hoàn chỉnh các thành ngữ: - Mở rông vốn từ về sức khỏe. - Làm việc nhóm: a) Các hoạt động rèn luyện sức khỏe: đá bóng, đá cầu, nhảy dây, cử tạ, bóng chuyền, bóng bàn, bóng rổ, nhảy cao, xà đơn, b) Từ ngữ chỉ đặc điểm của một cơ thể khỏe mạnh: lực lưỡng, vạm vỡ, nở nang, săn chắc, dẻo dai, rắn chắc, cường tráng, đầy đặn, HĐ 4: Làm việc cá nhân, trao đổi cặp, trình bày miệng trước lớp. 3. HĐ thực hành (18p) * Mục tiêu: Nhận biết và bước đầu tạo được câu kể Ai thế nào.HS đặt được câu kể Ai thế nào? Tả cây hoa yêu thích. * Cách tiến hành - HĐ 5: Thảo luận, trả lời câu hỏi: Cần làm gì để có sức khỏe? Gợi ý: - Cần duy trì học tập, rèn luyện, vui chơi hằng ngày như thế nào? - Cần lao động và luyện tập thể dục, thể thao thế nào? - Nên chơi những trò chơi nào để cơ thể thêm khỏe mạnh? - Cần có chế độ ăn uống thế nào để có sức khỏe tốt? - HĐ 6: Đặt câu về chủ đề Sức khỏe. Em có thể đặt câu về: - Người có sức khỏe. M : Nhờ chăm chỉ luyện tập, ông em tuy đã già nhưng đi lại rất nhanh nhẹn. - Hoạt động rèn luyện để có sức khỏe. M : Sáng nào cũng vậy, sau tiết học thứ hai, tất cả chúng em đều ra sân tập thể dục. HĐ7: Viết vào vở câu em đã đặt. HĐ 5: Làm việc cá nhân, thảo luận, thống nhất trong nhóm. - Cần duy trì giờ giấc học tập, làm việc, vui chơi hằng ngày theo đúng thời gian biểu. - Cần lao động vừa sức và luyện tập thể dục, thể thao phù hợp với lứa tuổi. - Để cơ thể thêm khỏe manh, cần bơi lội, chơi cầu lông, nhảy dây, bóng đá. - Cần có chế độ ăn uống điều độ để có sức khoẻ tốt. HĐ 6: Làm việc cá nhân, trình bày trước lớp: - Vì chăm chỉ chơi bóng rổ nên anh Nam có thân hình vạm vỡ, khỏe mạnh. - Vào mỗi buổi chiều chủ nhật chúng em lại tập trung đá bóng ở sân nhà văn hóa. HĐ 7. HS làm cá nhân và trao đổi kết quả theo cặp. ĐIỀU CHỈNH – BỔ SUNG ................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................. HOẠT ĐỘNG TẬP THỂ. BÀI 4: DỰ ĐOÁN ĐỂ PHÒNG TRÁNH TAI NẠN GIAO THÔNG ĐƯỜNG BỘ I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT: - Dự đoán được một số tình huống nguy hiểm có thể dẫn đến tai nạn giao thông. - Phòng tránh một số tai nạn giao thông có thể xảy ra. - Học sinh yêu thích tìm hiểu, khám phá. * PC: Rèn tính cẩn thận, chăm chỉ, tự tin, hứng thú trong học tập và thực hành Toán. * Hình thành NL GQVĐ ; NL tư duy; NL giao tiếp II. ĐỒ DÙNG: - Bài hát Đèn giao thông; Bài vè về an toàn giao thông. III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU: Nội dung Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh 1. Khởi động 2. Bài mới HĐ 1: Khám phá HĐ 2: Thực hành HĐ 3: Vận dụng HĐ 4: Tự đánh giá 3. Củng cố GV tổ chức - HD HS tìm hiểu những tình huống có thể dẫn tới tai nạn giao thông đường bộ - GV hỏi: + Em cần làm gì để phòng tránh tai nạn giao thông trong các tình huống trên? + Hãy liên hệ với thực tế tham gia giao thông của em? - Đưa ra cách dự đoán và phòng tránh các tai nạn giao thông nguy hiểm. - YC HS quan sát và tập xử lý các tình huống * Trò chơi “Em làm phóng viên”: + Phổ biến cách chơi - Nhận xét HS chơi. - GV đưa ra câu hỏi giúp HS vận dụng: + Kể tên những vị trí nguy hiểm có nguy cơ xảy ra tai nạn giao thông? + Thực hành dự đoán nguy hiểm có thể xảy ra ở những vị trí kể trên? Cách phòng tránh? - Nhận xét - YC HS tự đánh dấu chọn biểu tượng để đánh giá về kết quả đạt được sau bài học. - Tổng kết giờ học HS nghe bài vè về an toàn giao thông - Quan sát tranh và dự đoán điều gì có thể xảy ra trong mỗi tình huống - HS trả lời - HS lắng nghe, chú ý. - Quan sát tranh, mô tả 1-2 tình huống nguy hiểm trong tranh. Nêu một số biện pháp phòng tránh tai nạn trong tình huống đó. - HS thảo luận nhóm để đưa ra một số câu hỏi phỏng vấn. + Một bạn học sinh đóng vai phóng viên (thay đổi lần lượt) + Các học sinh khác đóng vai người được phỏng vấn + Phóng viên đặt các câu hỏi phỏng vấn để người được phỏng vấn trả lời - HS chơi - HS thảo luận, suy nghĩ câu trả lời. - HS tự chọn các biểu tượng hình khuôn mặt. - HS lắng nghe ĐIỀU CHỈNH – BỔ SUNG .................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................
Tài liệu đính kèm: