Giáo án điện tử Lớp 4 (Công văn 2345) - Tuần 28 - Năm học 2021-2022 - Phạm Thị Hiền

Giáo án điện tử Lớp 4 (Công văn 2345) - Tuần 28 - Năm học 2021-2022 - Phạm Thị Hiền

GIỚI THIỆU TỈ SỐ

I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT:

- Nắm được kiến thức về tỉ số

- Biết lập tỉ số của hai đại lượng cùng loại.

* PC: Rèn tính cẩn thận, chăm chỉ, tự tin, hứng thú trong học tập và thực hành Toán.

* Hình thành NL GQVĐ toán học; NL tư duy và lập luận toán học; NL giao tiếp toán học, mô hình hóa toán học: Giúp HS biết lập tỉ số của hai đại lượng cùng loại.

II. CHUẨN BỊ:

1. Đồ dùng: GV: Bảng phụ

2. Phương pháp, kĩ thuật

- Phương pháp vấn đáp, động não, thực hành, đặt và giải quyết vấn đề, hoạt động nhóm, trò chơi học tập

- Kĩ thuật đặt câu hỏi, trình bày 1 phút, động não, tia chớp, chia sẻ nhóm đôi.

 

doc 33 trang Người đăng Đào Lam Sơn Ngày đăng 19/06/2023 Lượt xem 96Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án điện tử Lớp 4 (Công văn 2345) - Tuần 28 - Năm học 2021-2022 - Phạm Thị Hiền", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TUẦN 28 Thứ Hai ngày 10 tháng 3 năm 2021
TOÁN
GIỚI THIỆU TỈ SỐ 
I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT:
- Nắm được kiến thức về tỉ số
- Biết lập tỉ số của hai đại lượng cùng loại.
* PC: Rèn tính cẩn thận, chăm chỉ, tự tin, hứng thú trong học tập và thực hành Toán.
* Hình thành NL GQVĐ toán học; NL tư duy và lập luận toán học; NL giao tiếp toán học, mô hình hóa toán học: Giúp HS biết lập tỉ số của hai đại lượng cùng loại.
II. CHUẨN BỊ:
1. Đồ dùng: GV: Bảng phụ
2. Phương pháp, kĩ thuật
- Phương pháp vấn đáp, động não, thực hành, đặt và giải quyết vấn đề, hoạt động nhóm, trò chơi học tập 
- Kĩ thuật đặt câu hỏi, trình bày 1 phút, động não, tia chớp, chia sẻ nhóm đôi.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC;
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
1. Khởi động: (2p)
Chơi trò chơi “Xác định tỉ số” :
- GV HD chơi: Chơi theo cặp, hai bạn chơi oẳn tù tì, mỗi khi ai thắng thì đánh dấu vào giấy bằng một gạch nhỏ. Sau đó đếm số lần thắng của cả hai, ghi hai số cạnh nhau, cách nhau bởi dấu “:”.
Ví dụ : Lan thắng 5 lần, Lý thắng 4 lần, ghi là 5 : 4.
Từng cặp thông báo kết quả theo cách nói như sau : Tỉ số của số lần thắng giữa Lan và Lý là 5 : 4.
- GV giới thiệu bài – Ghi tên bài 
HĐ 1: HĐ cặp.
Các em hai bạn tạo thành 1 cặp và chơi theo hướng dẫn ở đề bài.
Ví dụ:
• Ngọc thắng 3 lần, Mai thắng 5 lần, ghi là 3 : 5 và thông báo kết quả như sau :  Tỉ số của số lần thắng giữa Ngọc và Mai là 3 : 5.
• Tú thắng 4 lần, An thắng 5 lần, ghi là 4 : 5 và thông báo kết quả như sau :  Tỉ số của số lần thắng giữa Tú và An là 4 : 5.
2. Hình thành KT (15p)
* Mục tiêu: Nắm được KT về tỉ số
* Cách tiến hành:
- Đọc kĩ và giải thích cho bạn. Sau đó GV HD trước lớp.
Ví dụ 1 :
Lớp 3A có 15 bạn nam và 14 bạn nữ. Ta nói tỉ số của số bạn nam và số bạn nữ là 15 : 14 hay 
Ví dụ 2 :
 Tỉ số của hai số a và b là a : b hay   (b khác 0).
a) Giới thiệu tỉ số 15 : 14 và 14 : 15 
VD: Lớp 3A có 15 bạn nam và 14 bạn nữ. 
+ Coi mỗi bạn là một phần bằng nhau thì số bạn nam bằng mấy phần như thế?
+ Số bạn nữ bằng mấy phần?
- Yêu cầu HS vẽ sơ đồ biểu thị
=> Để biết số bạn nam bằng mấy phần số bạn nữ ta lấy 15 : 14 hay 15/14 đây chính là tỉ số của số bạn nam và số bạn nữ. 
* GV đọc: 15 chia 14 hay Mười lăm phần mười 14.
+ Tỉ số cho biết số bạn nữ bằng 14/15 số bạn nam.
+ Tương tự như trên để biết số bạn nữ bằng mấy phần số bạn nam ta làm thế nào? 
* 14 : 15 hay14/15 đây chính là tỉ số của số bạn nữ và số bạn nam
+ Đọc là mười bốn chia mười lăm hay mười bốn phần mười lăm.
+ Tỉ số này cho biết số bạn nữ bằng 14/15 số bạn nam.
b) Giới thiệu của tỉ số a : b (b khác 0)
- GV treo bảng phụ kẻ sẵn nội dung như SGK
+ Số thứ nhất là 5, số thứ hai là 7. Hỏi tỉ số của số thứ nhất với số thứ hai là bao nhiêu?
+ Số thứ nhất là 3, số thứ hai là 6. Hỏi tỉ số của số thứ nhất và số thứ hai là bao nhiêu?
+ Số thứ nhất là a, số thứ hai là b. Hỏi tỉ số của số thứ nhất và số thứ hai là bao nhiêu?
- Ta nói rằng tỉ số của a và b là a : b hay với b khác 0.
** Khi viết tỉ số của hai số: không kèm tên đơn vị.
- HS đọc đề.
+ Số bạn nam bằng 15 phần như thế
+ Số bạn nữ bằng 14 phần.
- HS thực hành vẽ
- HS nghe giảng.
+ HS đọc tỉ số
+ Ta lấy 15 : 14 hay 15/14
+ HS đọc tỉ số
- HS thảo luận nhóm 2 hoàn thành bảng
+ 14 : 15 hay 14/15
+ 4 : 7 hay 4/7
+ a : b hay 
3. Hoạt động thực hành (18p)
* Mục tiêu: Biết lập tỉ số của hai đại lượng cùng loại.
* Cách tiến hành: Cá nhân – Lớp
HĐ 3: Thực hành.
Viết tỉ số của a và b, biết :
a) a = 2 ; b = 5                                          b) a = 9; b = 7
YC 1: - HĐTH: Trong lớp có 15 bạn trai và 14 bạn gái.
a) Viết tỉ số của số bạn trai và số bạn gái.
b) Viết tỉ số của số bạn gái và số bạn trai.
c) Viết tỉ số của số bạn trai và số bạn của cả lớp.
YC 2: Viết vào ô trống (theo mẫu) :
YC 3: Giải bài toán sau :
Trong sân có 10 bạn trai, số bạn gái ở trong sân bằng  số bạn trai. Hỏi trong sân có mấy bạn gái ?
GV HD HS TTC: Để tìm số bạn gái ta lấy 10 nhân với  hoặc lấy 10 chia cho 2, sau đó ghi thêm đơn vị đo vào kết quả.
HĐ 4: Vận dụng: Tìm trong sách báo, tài liệu về tỉ số rồi giải thích.
Bài 2 + bài 4 (Bài tập chờ dành cho HS hoàn thành sớm)
- Chốt cách tìm tỉ số
3. Hoạt động ứng dụng (1p)
4. Hoạt động sáng tạo (1p)
HĐ 3. HS làm bài theo cặp và chia sẻ.
a) Tỉ số của 2 và 5 là : 2 : 5 hay 
b) Tỉ số của 9 và 7 là : 9 : 7 hay 
YC 1- HĐTH
a) Tỉ số của số bạn trai và số bạn gái là : 15 : 14 hay 
b) Tỉ số của số bạn gái và số bạn trai là : 14 : 15 hay 
c) Cả lớp có tất cả số bạn là :
                15 + 14 = 29 (bạn)
Tỉ số của số bạn trai và số bạn của cả lớp là : 15 : 29 hay 
YC 2: Làm việc cá nhân.
YC 3: Làm cá nhân vào vở, 1 HS làm bảng phụ, sửa bài.
Trong sân có số bạn gái là :
10 : 2 = 5 (bạn)
- HS làm vở Tự học - Chia sẻ lớp
 Bài tập 2: 
a/ Tỉ số của số bút đỏ và bút xanh là 
b/ Tỉ số của số bút xanh và bút đỏ là 
 Bài tập 4
Số con trâu là: 20 : 4 = 5 (con)
 Đáp số: 5 con trâu
- Chữa lại các phần bài tập làm sai
- Thêm yêu cầu cho BT 4 và giải:
+ Tìm tỉ số của số trâu với tổng số trâu, bò
+ Tìm tỉ số của số bò với tổng số trâu, bò
ĐIỀU CHỈNH – BỔ SUNG
.................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................
TIẾNG VIỆT
Bài 28A . Ôn tập 1 (T1)
I.YÊU CẦU CẦN ĐẠT:
Hình thành và phát triển NL văn học và ngôn ngữ cho HS: 
- Hiểu nội dung chính của từng đoạn, nội dung của cả bài; nhận biết được một số hình ảnh, chi tiết có ý nghĩa trong bài; bước đầu biết nhận xét về nhân vật trong văn bản tự sự thuộc chủ điểm Người ta là hoa đất
- Đọc rành mạch, tương đối lưu loát bài tập đọc đã học (tốc độ đọc khoảng 85 tiếng/phút); bước đầu biết đọc diễn cảm đoạn văn, đoạn thơ phù hợp với nội dung đoạn đọc.
* HS năng khiếu đọc tương đối lưu loát, diễn cảm được đoạn văn, đoạn thơ (tốc độ đọc trên 85 tiếng/phút).
.- Năng lực tự học, NL giao tiếp và hợp tác, NL giải quyết vấn đề và sáng tạo, NL ngôn ngữ, NL thẩm mĩ.
PC: Giáo dục HS niềm tự hào về con người
II. CHUẨN BỊ:
1. Đồ dùng: GV: Máy chiếu
2. Phương pháp, kĩ thuật
- Phương pháp: Hỏi đáp, quan sát, thảo luận nhóm.
- Kĩ thuật: Kĩ thuật đặt câu hỏi, động não, tia chớp, chia sẻ nhóm đôi. 
III.CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC:
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
1. Khởi động: (2p)
Hát bài: Trên ngựa ta phi nhanh.
- GV nhận xét chung, dẫn vào bài học
- TBVN điều hành lớp hát, vận động tại chỗ
2. Luyện tập – Thực hành (35p)
* Mục tiêu: 
- Hiểu nội dung chính của từng đoạn, nội dung của cả bài; nhận biết được một số hình ảnh, chi tiết có ý nghĩa trong bài; bước đầu biết nhận xét về nhân vật trong văn bản tự sự thuộc chủ điểm Người ta là hoa đất.
- Đọc rành mạch, tương đối lưu loát bài tập đọc đã học (tốc độ đọc khoảng 85 tiếng/phút); bước đầu biết đọc diễn cảm đoạn văn, đoạn thơ phù hợp với nội dung đoạn đọc.
* Cách tiến hành: 
HĐ 1: Thi đọc thuộc lòng (theo phiếu)
- Thi cá nhân: Từng em bốc thăm chọn bài.
- Bạn đọc đúng và hay nhất sẽ thắng cuộc.
- GV chuẩn bị phiếu học tập cho HS lần lượt bốc thăm đọc bài và trả lời câu hỏi.
HĐ 2: Ghi lại những điều cần nhớ về các bài tập đọc thuộc thể loại văn xuôi theo chủ điểm  Người ta là hoa đất (từ bài 19 đến bài 21) vào bảng theo mẫu:
Lưu ý:
Em xem lại các bài văn xuôi đã học trong chủ điểm Người ta là hoa đất: Bốn anh tài, Trống đồng Đông Sơn, Anh hùng lao động Trần Đại Nghĩa.
Vận dụng: Đọc bài cho bố mẹ nghe.
3. Hoạt động ứng dụng (1 phút)
4. Hoạt động sáng tạo (1 phút)
HS bốc thăm thi đọc, TLCH.
Làm việc nhóm.
- Làm việc cá nhân hoặc theo nhóm.
- Dán kết quả lên bảng nhóm.
- Các nhóm trình bày kết quả.
- Đọc lại tất cả các bài tập đọc thuộc chủ điểm Người ta là hoa đất
- Lập bảng thống kê tác giả, tác phẩm, thể loại của các bài tập đọc thuộc chủ điểm này.
ĐIỀU CHỈNH – BỔ SUNG
......................................................................................................................................................................................................................................................................................................................
TIẾNG VIỆT
Bài 28A . Ôn tập 1 (T2)
I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT:
Hình thành và phát triển NL văn học và ngôn ngữ cho HS: Củng cố kĩ năng viết đoạn văn, luyện tập đặt câu kể.
- Nghe - viết đúng bài CT (tốc độ viết khoảng 85 chữ/15 phút), không mắc quá 5 lỗi trong bài; trình bày đúng hình thức bài văn miêu tả.
- Biết đặt câu theo các kiểu câu đã học (Ai làm gì? Ai thế nào? Ai là gì?) để kể, tả hay giới thiệu.
- Rèn kĩ năng viết đẹp, viết đúng chính tả.
PC: Yêu thiên nhiên, con người.
II. CHUẨN BỊ:
1. Đồ dùng: GV: Bảng phụ
2. Phương pháp, kĩ thuật
- Phương pháp vấn đáp, động não, quan sát, thực hành, đặt và giải quyết vấn đề, hoạt động nhóm, trò chơi học tập. 
- Kĩ thuật đặt câu hỏi, động não, tia chớp, chia sẻ nhóm đôi. 
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC:
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
1. Khởi động: (2p) Trò chơi “Tìm từ láy”
- GV dẫn vào bài mới
Chơi trò chơi thi tìm từ láy.
- Đội nào tìm được nhiều từ đúng là thắng cuộc.
2. Thực hành:
Viết chính tả: (27p))
* Mục tiêu: Nghe - viết đúng bài CT (tốc độ viết khoảng 85 chữ/15 phút), không mắc quá 5 lỗi trong bài; trình bày đúng bài văn miêu tả.
* Cách tiến hành: 
* Trao đổi về nội dung đoạn cần viết 
- Gọi HS đọc đoạn văn cần viết.
+ Nêu nội dung đoạn viết?
- Hướng dẫn viết từ khó: Gọi HS nêu từ khó, sau đó GV đọc cho HS luyện viết.
- 1 HS đọc - HS lớp đọc thầm
+ Bài Hoa giấy giới thiệu về vẻ đẹp giản dị của hoa giấy. Hoa giấy có nhiều màu: màu đỏ thắm, màu tím nhạt, màu da cam, màu trắng muốt tinh khiết.
- HS nêu từ khó viết: trắng muốt tinh khiết, thoảng, tản mát
- Viết từ khó vào vở nháp
* Viết bài chính tả 
- GV lưu ý HS các câu thơ cách lề 1 ô vuông
- GV theo dõi và nhắc nhở, giúp đỡ HS viết chưa tốt.
- Nhắc nhở cách cầm bút và tư thế ngồi viết.
- HS nghe - viết bài vào vở
* Đánh giá và nhận xét bài: 
- Cho học sinh tự soát lại bài của mình theo.
- GV nhận xét, đánh giá 5 - 7 bài ... .....................................................................................................................................................................
HOẠT ĐỘNG TẬP THỂ
SINH HOẠT LỚP, THI ĐUA THÁNG ÔN TẬP –
HỌC TỐT CHUẨN BỊ KIỂM TRA GHKII
I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT.
- Phát động phong trào thi đua. Chuẩn bị thi cuối học kì 2 nâng cao chất lượng học tập.
-Sinh hoạt lớp, nhận kế hoạch tuần tới.
- Biết noi gương học tập tốt của các bạn đã đạt thành tích.
- Hình thành và phát triển NL hợp tác, tự chủ và tự GQVĐ
II / CHUẨN BỊ 
Nội dung ôn tập cho các môn Kế hoạch tuần 29
III. CÁC HĐ DẠY HỌC
ND – TL
Giáo viên
Học sinh
HĐ1: Sinh hoạt lớp 
(16-17’)
HĐ NHÓM
HĐ2.Phát động tháng thi đua ôn tập 
HĐ CẢ LỚP
HĐ3: Sinh hoạt văn nghệ theo chủ đề,
HĐ CẢ LỚP
+ Nhận xét tuần 28
- Giao nhiệm vụ: Kiểm điểm theo nhóm về việc: đi học đúng giờ xếp hàng, hát đầu giờ.
- Nề nếp học trong lớp, học ở nhà, ...
- Vệ sinh lớp học, việc các tổ giữ gìn vệ sinh.
- GV đánh giá nhận xét chung 
+ Kế hoạch tuần 29: 
- Duy trì sĩ số, nề nếp lớp ổn định.
-Xếp hàng ngay ngắn ra vào lớp.
-Trong lớp ngồi học nghiêm túc.
- Tích cực ôn tập củng cố kiến thức còn thiếu sau kì kiểm tra.
-Học bài và làm bài đầy đủ khi đến lớp.
-Vệ sinh cá nhân, lớp sạch. 
- Chăm sóc tố công trình măng non.
- Chuẩn bị các đồ dùng cần thiết cho việc thăm quan dã ngoại.
-Yêu cầu các tổ trưởng báo cáo tình hình hoạt động học tập của tổ trong tháng.
-Thống kê chất lượng học tập của một số HS TTC trong các tổ.
-Yêu cầu HS thảo luận biện pháp cần làm gì để học tập tốt hơn trong kì thi cuối học kì 2.
-Đánh giá chung.
-Phát động phong trào giúp đỡ bạn. Nâng cao chất lượng học tập.
-Còn thời gian cho HS sinh hoạt văn nghệ. 
-Nhận xét đánh giá chung.
-Nhắc HS về chăm chỉ học tập.
-Các tổ họp xếp loại thi đua rồi báo cáo cho GV 
-.....
- Cầ̀n cố gắng chăm học 
-
Thực hiện 
-Nghe và thực hiện
-Thực hiện 
-Nghe
-Các tổ họp thực hiện bàn kế hoạch 
-Thực hiện 
-Thực hiện tốt những điều đã học.
ĐIỀU CHỈNH- BỔ SUNG
.................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................
KHOA HỌC (CT HIỆN HÀNH)
ÔN TẬP: VẬT CHẤT VÀ NĂNG LƯỢNG (tt)
I.YÊU CẦU CẦN ĐẠT:
1. Kiến thức 
- Tiếp tục ôn tập các kiến thức về nước, âm thanh, ánh sáng, không khí.
2. Kĩ năng
- Sưu tầm và triển lãm các tranh, ảnh theo yêu cầu.
- Thực hành kiểm tra sự thay đổi của bóng tối
3. Phẩm chất
- HS học tập nghiêm túc, tích cực
4. Góp phần phát triển các năng lực:
- NL giải quyết vấn đề và sáng tạo, NL hợp tác, NL sáng tạo
II. CHUẨN BỊ:
1. Đồ dùng
- GV: Dụng cụ thí nghiệm
- HS: Tranh, ảnh sưu tầm
2. Phương pháp, kĩ thuật
- PP: Hỏi đáp, quan sát, thảo luận nhóm, thực hành thí nghiệm.
- KT: Động não, chia sẻ nhóm đôi, tia chớp
II. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY- HỌC: 
Hoạt đông của giáo viên
Hoạt đông của của học sinh
1, Khởi động (2p)
- Giới thiệu bài, ghi bảng.
- TBVN điều khiển lớp hát, vận động tại chỗ
2. Bài mới: (35p)
* Mục tiêu: 
- Tiếp tục ôn tập các kiến thức về nước, âm thanh, ánh sáng, không khí.
- Sưu tầm và triển lãm các tranh, ảnh theo yêu cầu.
- Thực hành kiểm tra sự thay đổi của bóng tối
* Cách tiến hành: Cá nhân - Nhóm – Lớp
Hoạt động 3: Triển lãm: 
 Cách tiến hành:
- GV phát giấy khổ to cho nhóm 4 HS.
- Yêu cầu các nhóm dán tranh, ảnh nhóm mình sưu tầm được, sau đó tập thuyết minh, giới thiệu về các nội dung tranh, ảnh.
**GV cùng 3 HS làm Ban giám khảo thống nhất tiêu chí đánh giá.
 + Nội dung đầy đủ, phong phú, phản ánh các nội dung đã học: 10 điểm
+ Trình bày đẹp, khoa học: 3 điểm
+ Thuyết minh rõ, đủ ý, gọn: 3 điểm
+ Trả lời được các câu hỏi đặt ra: 2 điểm
+ Có tinh thần đồng đội khi triển lãm: 2 điểm.
- Ban giám khảo chấm điểm và thông báo kết quả.
- Nhận xét, kết luận chung về sự sưu tầm, ĐỒ DÙNG DẠY HỌCcủa HS
 Hoạt động 4: Thực hành:
 - Phương án 2: GV vẽ các hình sau lên bảng
- Yêu cầu HS: 
 + Quan sát các hình minh họa.
 + Nêu từng thời gian trong ngày tương ứng với sự xuất hiện bóng của cọc.
- Kết luận:
1. Buổi sáng, bóng cọc dài ngả về phía tây.
2. Buổi trưa, bóng cọc ngắn lại, ở ngay dưới chân cọc đó.
3. Buổi chiều, bóng cọc dài ra ngả về phía đông.
HĐ 5: Quan sát và trả lời
 Những thí nghiệm thể hiện trong các hình dưới đây nhằm chứng minh điều gì?
3. HĐ ứng dụng (1p)
- chuẩn bị bài sau: Chia nhóm, mỗi nhóm 4 HS và giao nhiệm vụ cho từng HS trong nhóm. Chuẩn bị lon sữa bò, hạt đậu, đất trồng cây.
HS 1: Gieo 1 hạt đậu, tưới nước thường xuyên nhưng đặt trong góc tối.
HS 2: Gieo 1 hạt đậu, tưới nước thường xuyên, đặt chỗ có ánh sáng nhưng dùng keo dán giấy bôi lên 2 mặt của lá cây.
HS 3: Gieo 1 hạt đậu, để nơi có ánh sáng nhưng không tưới nước.
HS 4: Gieo 2 hạt đậu, để nới có ánh sáng, tưới nước thường xuyên, sau khi lên lá nhổ 1 cây ra trồng bằng sỏi đã rửa sạch.
4. HĐ sáng tạo (1p)
Nhóm 6 – Lớp
- HS trình bày tranh theo nhóm.
- Thuyết trình giải thích về tranh ảnh của nhóm.
- Cả lớp đi tham quan khu triển lãm của từng nhóm nghe các thành viên trong nhóm trình bày.
+ Các nhóm đưa ra nhận xét riêngcủa nhó
Cá nhân – Lớp
- Phương án 1: HS thực hành và báo cáo kết quả trước lớp
- HS quan sát, nhân xét
- HS nghe và ghi nhớ, giải thích sự thay đổi của bóng của chiếc cọc khi vị trí nguồn chiếu sáng thay đổi.
Cá nhân – Lớp
Đáp án:
+ TN 1: Không khí có thể nén lại hoặc giãn ra
+ TN 2: Nước là một chất lỏng trong suốt
+ TN 3: Không khí có ở bên trong tất cả các vật rỗng
- HS chuẩn bị theo phân công của GV
- Thực hành làm các TN liên quan đến các bài học trong chương Vật chất và năng lượng.
KHOA HỌC (CT HIỆN HÀNH)
ÔN TẬP: VẬT CHẤT VÀ NĂNG LƯỢNG
I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT:
1. Kiến thức 
- Hướng dẫn HS ôn tập các kiến thức về nước, không khí, âm thanh, ánh sáng, nhiệt.
2. Kĩ năng
- Các kĩ năng quan sát, thí nghiệm, bảo vệ môi trường, giữ gìn sức khoẻ.
3. Phẩm chất
- GD cho HS ý thức bảo vệ môi trường; tích cực, tự giác, chủ động tham gia các HĐ học tập.
4. Góp phần phát triển các năng lực:
- NL giải quyết vấn đề và sáng tạo, NL hợp tác, NL làm việc nhóm,....
II. CHUẨN BỊ:
1. Đồ dùng
- GV: Tranh, ảnh, bảng phụ
- HS: SGK, bút dạ
2. Phương pháp, kĩ thuật
- PP: hỏi đáp, quan sát, thảo luận nhóm, thực hành thí nghiệm.
- KT: Động não, chia sẻ nhóm đôi, tia chớp
II. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY- HỌC: 
Hoạt đông của giáo viên
Hoạt đông của của học sinh
1. Khởi động (4p)
 Trò chơi: Hộp quà bí mật 
+ Bạn hãy nêu vai trò của nhiệt đối với động vật, thực vật?
+ Điều gì sẽ xảy ra nếu Trái Đất không được Mặt Trời sưởi ấm?
- GV nhận xét, khen/ động viên, dẫn vào bài mới.
- HS chơi trò chơi dưới sự điều hành của GV
+ Nhiệt có ảnh hưởng đến sự lớn lên, sinh sản và phân bố của động vật, thực vật.
+ Gió sẽ ngừng thổi. Trái Đất sẽ trở nên lạnh giá
2. Khám phá: (30p)
* Mục tiêu: Hướng dẫn HS ôn tập các kiến thức về nước, không khí, âm thanh, ánh sáng, nhiệt.
* Cách tiến hành: Cá nhân - Nhóm – Lớp
HĐ1: Các kiến thức khoa học cơ bản
 (BT 1, 2 – SGK)
- GV lần lượt cho HS trả lời các câu hỏi trong SGK.
- Treo bảng phụ có ghi nội dung câu hỏi 1, 2
- Chốt lại lời giải đúng.
- Rút ra điểm giống và khác nhau ở 3 thể của nước.
- Gọi HS đọc câu hỏi 3, suy nghĩ và trả lời.
+ Tại sao khi gõ tay xuống bàn, ta nghe thấy tiếng gõ?
+ Nêu ví dụ về một vật tự phát sáng đồng thời là nguồn nhiệt?
+ Giải thích tại sao bạn nam trong hình 2 lại có thể nhìn thấy quyển sách? 
+ Rót vào hai cốc nước giống nhau một lượng nước lạnh như nhau (lạnh hơn không khí xung quanh). Quấn một cốc bằng bông. Sau đó,..
3. Thực hành
HĐ2:Trò chơi: “Nhà khoa học trẻ”: 
 - GV chuẩn bị các tờ phiếu có ghi sẵn yêu cầu đủ với số lượng nhóm 4 HS
- GV nhận xét, đánh giá trực tiếp từng nhóm. Khuyến khích HS sử dụng các dụng cụ sẵn có để làm thí nghiệm.
- Công bố kết quả: Nhóm nào trả lời đúng 9-10 câu sẽ nhận được danh hiệu: Nhà khoa học trẻ.
3. HĐ ứng dụng (1p)
4. HĐ sáng tạo (1p)
Nhóm 4 – Lớp
Đáp án: 
1. So sánh tính chất của nước ở 3 thể.
Nước ở thể lỏng
Nuớc ở thể khí
Nước ở thể rắn
Có mùi không?
Không
Không
Không
Có vị không?
Có
Không
Có
Có nhìn thấy bằng mắt thường không?
Có
Có
Có
Có hình dạng nhất định không?
Không
Không
Có
2. Vẽ sơ đồ 
Nước ở thể rắn
 Nước ở Nước ở 
 thể lỏng thể lỏng 
 Hơi nước
+ Khi gõ tay xuống bàn ta nghe thấy tiếng gõ là do có sự lan truyền âm thanh qua mặt bàn. Khi ta gõ mặt bàn rung động. Rung động này truyền qua mặt bàn, truyền tới tai ta làm màng nhĩ rung động nên ta nghe được âm thanh.
+ Vật tự phát sáng đồng thời là nguồn nhiệt. Mặt Trời, lò lửa, bếp điện, ngọn đèn điện khi có nguồn điện chạy qua.
+ Ánh sáng từ đèn đã chiếu sáng quyển sách. Ánh sáng phản chiếu từ quyển sách đi tới mắt và mắt nhìn thấy được quyển sách.
+ Không khí nóng hơn ở xung quanh sẽ truyền nhiệt cho các cốc nước lạnh làm chúng ấm lên. Vì khăn bông cách nhiệt nên giữ cho cốc được khăn bọc còn lạnh hơn so với cốc kia.
- Hs cùng tham gia trò chơi
* Ví dụ về câu hỏi: bạn hãy nêu thí nghiệm để chứng tỏ:
+ Nước ở thể lỏng, không khí không có hình dạng nhất định.
 + Nước ở thể rắn có hình dạng xác định.
 + Nguồn nước đã bị ô nhiễm.
 + Không khí ở xung quanh mọi vật và mọi chỗ rỗng bên trong vật.
 + Không khí có thể nén lại hoặc giãn ra.
 + Sự lan truyền âm thanh.
 + Ta chỉ nhìn thấy vật khi có ánh sáng từ vật tới mắt.
 + Bóng của vật thay đổi vị trí của vật chiếu sáng đối với vật đó thay đổi. 
 + Nước và các chất lỏng khác nở ra khi nóng lên và co lại khi lạnh đi.
 + Không khí là chất cách nhiệt.
- Vận dụng KT đã học vào thực tế
- Thực hành làm các TN để kiểm chứng các KT
ĐIỀU CHỈNH- BỔ SUNG
..............................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................

Tài liệu đính kèm:

  • docgiao_an_dien_tu_lop_4_cong_van_2345_tuan_28_nam_hoc_2021_202.doc