Giáo án điện tử Lớp 4 - Tuần 11 - Năm học 2022-2023 - Trương Thị Mỹ Xuyên

Giáo án điện tử Lớp 4 - Tuần 11 - Năm học 2022-2023 - Trương Thị Mỹ Xuyên

ĐẠO ĐỨC

 THỰC HÀNH KĨ NĂNG GIỮA HK I

I/MỤC TIÊU:

-Kiến thức: HS nhớ và thực hành đúng các điều đã học.

-Kĩ năng: HS thực hiện tiết kiệm thời giờ, tiền của, biết bày tỏ ý kiến, nhất là luôn trung thực.

-Thái độ: HS biết quý trọng nhưng điều mình có.

II/ĐỒ DÙNG DẠY-HỌC:

-Giáo viên: ĐDDH

-Học sinh: ĐDHT

III. PHƯƠNG PHÁP – HÌNH THỨC:

 - Phương pháp: giảng giải, thảo luận, thuyết trình, đàm thoại

 - Hình thức: nhóm 2,nhóm, cả lớp.

IV. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC :

 

docx 68 trang Người đăng Đào Lam Sơn Ngày đăng 19/06/2023 Lượt xem 114Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án điện tử Lớp 4 - Tuần 11 - Năm học 2022-2023 - Trương Thị Mỹ Xuyên", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Thứ Hai, ngày 14 tháng 11 năm 2022
ĐẠO ĐỨC
	THỰC HÀNH KĨ NĂNG GIỮA HK I 
I/MỤC TIÊU:
-Kiến thức: HS nhớ và thực hành đúng các điều đã học.
-Kĩ năng: HS thực hiện tiết kiệm thời giờ, tiền của, biết bày tỏ ý kiến, nhất là luôn trung thực. 
-Thái độ: HS biết quý trọng nhưng điều mình có. 
II/ĐỒ DÙNG DẠY-HỌC:
-Giáo viên: ĐDDH
-Học sinh: ĐDHT
III. PHƯƠNG PHÁP – HÌNH THỨC:
 - Phương pháp: giảng giải, thảo luận, thuyết trình, đàm thoại
 - Hình thức: nhóm 2,nhóm, cả lớp.
IV. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC :
HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN
HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH
A/HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG: (3p)
1/KHỞI ĐỘNG: Hát
2/BÀI CŨ:Cho HS tư nêu : bản thân đã sử dụng thời giờ như thế nào và dự kiến thời gian biểu của mình trong thời gian tới. 
GV nhận xét, tuyên dương 
3/BÀI MỚI:Giới thiệu bài: Ôn tập 
B/CÁC HOẠT ĐỘNG CHÍNH: 
HOẠT ĐỘNG 1:Thảo luận nhóm (6p)
*Mục tiêu: HS biết cách xử lý tình huống.
*Phương pháp: Vấn đáp, giảng giải.
*Phương tiện :
*Cách tiến hành:
-Cho HS thảo luận những tình huống sau: Em sẽ làm gì nếu:
a)Em bị điểm kém nhưng cô giáo lại ghi nhầm vào sổ là điểm giỏi?
b)Em thấy bạn mình cho bạn ngồi bên cạnh chép bài?
c)Em không làm được bài trong giờ kiểm tra?
à GV : +Báo lại cho cô giáo biết để chữa lại điểm cho đúng
+Nói bạn thông cảm vì làm như vậy là không trung thực trong học tập
+Cần nhắc nhở các bạn không được làm thế,nếu các bạn không nghe thì em nên thưa với cô giáo
+Chịu nhận điểm kém rồi quyết tâm học để gỡ lại
HOẠT ĐỘNG 2:Thảo luận nhóm (5p)
*Mục tiêu: HS biết cách giải quyết tình huống
*Phương pháp: thảo luận nhóm, đàm thoại, giảng giải.
*Phương tiện: SGK
*Cách tiến hành:
-GV nêu yêu cầu bài tập 2(SGK/7) và yêu cầu HS thảo luận cách giải quyết tình huống:Bạn Nam bị ốm, phải nghỉ học nhiều ngày:
+Theo em,bạn Nam cần phải làm gì để theo kịp các bạn trong lớp?
+Nếu là bạn cùng lớp với Nam,em có thể làm gì để giúp bạn?
-GV nhận xét,tuyên dương
-GV chốt:Bạn Nam cần phải chăm chỉ và cố gắng hơn trong việc học để theo kịp các bạn.Nếu là bạn cùng lớp với Nam,em có thể cho bạn mượn vở và giảng lại những bài mà bạn nghỉ để bạn có thể dễ dàng theo kịp các bạn trong lớp.
HOẠT ĐỘNG 3 : TL nhóm và đóng vai ( BT 5 SGK ) (16p)
*Mục tiêu: HS thực hiện củng cố kiến thức .
*Phương pháp: thảo luận nhóm, đóng vai
*Phương tiện:
*Cách tiến hành:
- Chia nhóm, giao nhiệm vụ cho mỗi nhóm thảo luận và đóng vai một tình huống trong bài tập 5 .
+ Cách ứng xử như vậy phù hợp chưa ? Có cách ứng xử nào hay hơn không ? Vì sao ?
+ Em cảm thấy thế nào khi ứng xử như vậy?
* KL: cách ứng xử cần phù hợp trong mỗi tình huống.
HOẠT ĐỘNG 4: Thảo luận nhóm đôi: (7p)
*Mục tiêu: HS biết được mình đã biết tiết kiệm thời giờ chưa 
*Phương pháp: thảo luận nhóm, đàm thoại, giảng giải.
*Phương tiện: SGK
*Cách tiến hành:
-Ghi Đ hoặc S vào chỗ chấm trước mỗi ý kiến sau: 
+Tiết kiệm thời giờ là học suốt ngày,không làm việc gì khác.
+Tiết kiệm thời giờ là tranh thủ làm nhiều việc cùng 1 lúc.
+Thời giờ là thứ ai cũng có,chẳng mất tiền mua nên không cần tiết kiệm 
Gv chốt: Cần biết sắp xếp thời gian hợp lí.
C/HOẠT ĐỘNG NỐI TIẾP: (3p)
-Tuyên dương HS tích cực phát biểu. 
-Chuẩn bị: Hiếu thảo với ông bà, cha mẹ 
-Nhận xét tiết học. 
-Lớp
Hình thức: Cá nhân
-HS nêu 
-Lắng nghe
-Nhắc lại
Hình thức: nhóm, cả lớp
-HS thảo luận nhóm 
-Đại diện nhóm trình bày 
-Bạn nhận xét
-Lắng nghe
Hình thức: nhóm, cả lớp
-Thảo luận theo nhóm-đại diện nhóm lên trình bày, lớp nhận xét,bổ sung
+Chăm chỉ và cố gắng nhiều hơn trong việc học
+Cho bạn mượn vở
-Lắng nghe
Hình thức: nhóm,cả lớp
HS tham gia thảo luận đóng vai 
Lớp tham gia 
Nghe 
Hình thức: nhóm,cả lớp
-HS thảo luận nhóm 
Đưa ra ý kiến 
-Nghe 
Hình thức: Cá nhân
-Nghe 
Rút kinh nghiệm:
TOÁN
TIẾT 51: NHÂN VỚI 10, 100, 1000,
CHIA CHO 10, 100, 1000,
I. MỤC TIÊU:
- Kiến thức: Biết cách thực hiện phép nhân 1 số tự nhiên với 10,100,1000,và chia số tròn chục, tròn trăm, tròn nghìn,cho 10,100,1000,
- Kỹ năng: Vận dụng để tính nhanh khi nhân(chia) với (cho) 10,100,1000,
- Thái độ: HS yêu thích môn học,nhanh nhẹn
*Bài tập cần làm: 1 (a) Cột 1,2; b) Cột 1, 2), 2(3 dịng đầu) SGK trang 59
II/ĐỒ DÙNG DẠY-HỌC:
-Giáo viên: Bảng phụ.
-Học sinh: ĐDHT
III/ PHƯƠNG PHÁP- HÌNH THỨC DẠY HỌC
*Phương pháp: Đàm thoại, thực hành
*Hình thức: Cá nhân, nhóm
IV/CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY-HỌC CHỦ YẾU:
HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN
HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH
A. Hoạt động khởi động: (5 phút)
- Khởi động: Hát
- Bài cũ: Tính chất giao hoán của phép nhân
- GV hỏi:
+ Khi đổi chỗ các thừa số thì tích như thế nào?
+ Tính theo cách thuận tiện nhất
5x74x2 ; 2x7x500
-Nhận xét.
- Bài mới: Giới thiệu: Nhân với 10, 100, 1000, Chia cho 10, 100, 1000, 
B. Các hoạt động chính: 
Hoạt động 1: Nhân một số tự nhiên với 10, chia số tròn chục cho 10 (8p)
*Mục tiêu: HS biết cách nhân một số tự nhiên với 10, chia số tròn chục cho 10 nhanh, chính xác 
*Phương pháp: Đàm thoại
*Phương tiện:
*Cách tiến hành:
a)Nhân một số tự nhiên với 10
-Ghi bảng: 35x10
-Dựa vào tính chất giao hoán của phép nhân, 35x10 bằng gì?
-Vậy 10x35=1 chục x 35
-1 chục nhân với 35 bằng bao nhiêu?
-35 chục là bao nhiêu?
-Vậy 10x35=35x10=350
-Em có nhận xét gì về thừa số 35 và kết quả của phép nhân 35x10?
-Khi nhân 1 số với 10, chúng ta có thể viết ngay kết quả của phép tính như thế nào?
-Cho HS làm miệng: 22x10,457x10, 7891x10
-GV chốt:Khi nhân 1 số tự nhiên với 10 ta chỉ việc thêm 1 chữ số 0 vào bên phải số đó
b) Chia số tròn chục cho 10
-Ghi bảng: 350 : 10
-Yêu cầu HS suy nghĩ và tính
-Ta có 35x10=350, vậy khi lấy tích chia cho 1 thừa số thì kết quả sẽ là gì?
-Vậy 350 : 10 bằng bao nhiêu?
-Nêu nhận xét về số bị chia và thương trong phép chia 350 : 10=35?
-Cho HS làm miệng: 70:10, 140:10, 2170:10
-GV chốt.
Hoạt động 2: Nhân một số tự nhiên với 100,1000,,chia số tròn trăm,tròn nghìn, cho 100,1000,(7p)
*Mục tiêu: HS biết cách nhân một số tự nhiên với 100,1000,,chia số tròn trăm,tròn nghìn, cho 100,1000,nhanh, chính xác 
*Phương pháp: Đàm thoại
*Phương tiện:BP
*Cách tiến hành:
-GV hướng dẫn tương tự như nhân một số tự nhiên với 10,chia số tròn chục cho 10
-GV chốt.
Hoạt động 3: Thực hành (15p)
*Mục tiêu: HS làm bài nhanh – chính xác 
*Phương pháp: Đàm thoại, thực hành
*Phương tiện:
*Cách tiến hành:
- Bài 1 a) cột 1,2 – b) cột 1,2: 
- Bài 2 ( 3 dòng đầu): 
+ Hướng dẫn mẫu : 300 kg = ? tạ
Ta có : 100 kg = 1 tạ 
Nhẩm : 300 kg = 3 tạ 
- Nêu bài chữa chung cho cả lớp .
C. Hoạt động nối tiếp: (5 phút)
-Cho HS chơi tiếp sức lên gắn kết quả của phép nhân hoặc chia theo dạng vừa học vào phép tính cho phù hợp
-Chuẩn bị: Tính chất kết hợp của phép nhân
-Nhận xét tiết học.
Cả lớp hát.
- HS trả lời:
- Không thay đổi
- Thực hiện-bạn nhận xét
- Nhắc lại 
*Hình thức: Cá nhân
- Quan sát
- 10x35
-35 chục
-350
-Lắng nghe
-Kết quả của phép nhân 35x10 chính là thừa số thứ nhất 35 thêm 1 chữ số 0 vào bên phải
-Ta chỉ việc viết thêm 1 chữ số 0 vào bên phải số đó
-Thực hiện-bạn nhận xét
-Lắng nghe
-Quan sát
-Thực hiện-nêu-bạn nhận xét
-Khi lấy tích chia cho 1 thừa số thì kết quả sẽ là thừa số còn lại
-Bằng 35
-Thương chính là số bị chia xoá đi 1 chữ số 0 ở bên phải
-Thực hiện-bạn nhận xét
-Lắng nghe
*Hình thức: Cá nhân
-Thực hiện theo sự hướng dẫn của GV
-Lắng nghe
*Hình thức: Cả lớp
- Nhắc lại nhận xét ở bài học .
- Lần lượt trả lời các phép tính ở phần a , b . Nhận xét các câu trả lời .
 2 em nêu lại nhận xét chung .
- Trả lời các câu hỏi :
*Hình thức: Cá nhân
+ 1 yến , 1 tạ , 1 tấn bằng ? kg 
+ Bao nhiêu kg bằng 1 yến , 1 tạ , 1 tấn 
- Làm tương tự các phần còn lại .
- Đổi vở , nhận xét bài làm của bạn 
-Chơi theo nhóm tiếp sức-Nhóm làm nhanh và đúng sẽ thắng
Rút kinh nghiệm:
TẬP ĐỌC
TIẾT 21: ÔNG TRẠNG THẢ DIỀU
I. MỤC TIÊU:
- Kiến thức: Hiểu ý nghĩa các từ ngữ khó, nội dung và ý nghĩa của bài: : ca ngợi chú bé Nguyễn Hiền thông minh, có ý chí vượt khó nên đã đỗ Trạng nguyên khi mới 13 tuổi. 
- Kỹ năng: Đọc cả bài: Đọc đúng , chính xác các từ, ngữ và câu; tiếng có âm - vần dễ lẫn : Trạng, kinh ngạc..Nghỉ hơi đúng sau các dấu chấm, dấu phẩy, giữa các cụm từ sao cho có nghĩa. Có giọng đọc bài phù hợp với diễn biến của bài, đọc diễn cảm bài văn với giọng kể chậm rãi, cảm hứng ca ngợi.. 
- Thái độ: HS phải có tính cần cù, vượt khó.
II. ĐỒ DÙNG DẠY-HỌC:
- Giáo viên:Tranh minh họa.
- Học sinh: ĐDHT.
III. PHƯƠNG PHÁP – HÌNH THỨC:
- Phương pháp: Giảng giải, vấn đáp, thảo luận, thực hành.
- Hình thức: Cá nhân, nhóm, cả lớp.
IV. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
A.Hoạt động khởi động: (4p)
- Khởi động: Hát 
- Bài cũ: - Nhận xét bài kiểm tra đọc giữa học kì I
- Bài mới:Giới thiệu chủ điểm Có chí thì nên
- Giới thiệu bài: Ông Trạng thả diều
B.Các hoạt động chính: 
Hoạt động 1: Luyện đọc. (12p)
*Mục tiêu: HS đọc trơn, lưu loát toàn bài, hiểu nghĩa từ, nghỉ hơi đúng chỗ.
*Phương pháp: Giảng giải, thực hành.
*Phương tiện: Tranh minh họa, bảng phụ viết sẵn câu dài
*Cách tiến hành :
- GV đọc mẫu bài đọc.
- GV hướng dẫn chia đoạn để luyện đọc, hỏi: Bài này có thể chia làm mấy đoạn ?
-GV xác nhận Đ- S để HS đánh dấu vào SGK bằng bút chì.
- Yêu cầu HS đọc đoạn nối tiếp nhau, lưu ý HS đọc câu đầu tiên sẽ đọc luôn tên bài.
- Chú ý cách phát âm cho HS.
- GV chú ý HS đọc tốt để khen, , nếu HS phát âm sai, nghỉ hơi chưa đúng hoặc đọc giọng không phù hợp, không đúng ngữ điệu của câu thi GV sửa sai cho HS ngay.
- Cho HS đọc, kết hợp giải nghĩa từ ở từng đoạn. HS nêu từ mà theo các em là khó: Trạng, kinh ngạc 
- GV nhận xét: cần hiểu đúng nghĩa của từ ngữ.
- Cho HS luyện đọc theo nhóm đôi bạn.
- GV chú ý theo dõi uốn nắn HS đọc đúng các chữ phát âm cong lưỡi, những âm vần khó.
- Cho HS đọc cả bài. GV nhận xét.
Hoạt động 2: Hướng dẫn tìm hiểu bài (11p)
*Mục tiêu: HS hiểu được nội dung bài.
*Phương pháp: Giảng giải, vấn đáp, thảo luận.
* Phương tiện:
 *Cách tiến hành:
*Đoạn 1: hãy đọc thầm đoạn 1 và cho biết: 
+ Tìm những chi tiết nói lên tư chất thông minh của Nguyễn Hiền ? 
*Đoạn 2: hãy đọc thầm đoạn 2, thảo luận nhóm đôi bạn và cho biết:
+ Nguyễn Hiền ham học và chịu khó như thế nào? 
+ Vì sao chú bé Hiền được gọi là “ Ông Trạng thả diều”? 
- Chia nhóm, thảo luận trả lời câu hỏi 4: Câu tục ngữ - Thành ngữ nào nói đúng ý nghĩa câu chuyện? 
Hoạt động 3: Hướng dẫn HS đọc diễn cảm (10p)
*Mục tiêu: HS đọc bài theo ... ệu các bài tập trên phiếu. yêu cầu học sinh trung bình và khá tự chọn đề bài.
- Giáo viên chia nhóm theo trình độ.
- Phát phiếu luyện tập cho các nhóm.
- Hát
- Lắng nghe.
- Học sinh quan sát và chọn đề bài.
- Học sinh lập nhóm.
- Nhận phiếu và làm việc.
b. Hoạt động 2: Thực hành ôn luyện (20 phút):
Bài 1. Đặt tính rồi tính:
	a) 	270 x 30 	b) 	4300 x 200	c) 	13480 x 400
	...............	....................	.....................
	...............	....................	.....................
	...............	....................	.....................
	...............	....................	.....................
Bài 2. Tìm các số tròn chục viết vào chỗ chấm để có :
 .......... x 5 < 210 ....... x 5 < 210
 .......... x 5 < 210 ........ x 5 < 210
Bài 3. Có 3 bao gạo. bao thứ nhất cân nặng 5 yến, bao thứ hai cân nặng 45 kg, bao thứ ba cân nặng 25 kg. Hỏi trung bình mỗi bao cân nặng bao nhiêu kilôgam?
Bài giải
..........
..........
..........
..........
 ..........
Bài 4. Một đội xe có 7 ô tô chở gạo. Mỗi ô tô chở được 60 bao gạo, mỗi bao gạo cân nặng 50kg. Hỏi đội xe đó chở được bao nhiêu tấn gạo? (giải bằng 2 cách)
Bài giải
	Cách 1	 Cách 2
..........
..........
..........
..........
..........
..........
 ..........
c. Hoạt động 3: Sửa bài (10 phút):
- Yêu cầu đại diện các nhóm lên bảng sửa bài. - Đại diện các nhóm sửa bài trên bảng lớp.
- Giáo viên chốt đúng - sai. - Học sinh nhận xét, sửa bài.
3. Hoạt động nối tiếp (3 phút):
- Yêu cầu học sinh tóm tắt nội dung rèn luyện. - Học sinh phát biểu.
- Nhận xét tiết học. Nhắc học sinh chuẩn bị bài.
RÚT KINH NGHIỆM:
............................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................
Rèn Tập làm văn tuần 11
Luyện Tập Trao Đổi Ý Kiến Với Người Thân
I. MỤC TIÊU:
1. Kiến thức: Củng cố kiến thức cho học sinh về trao đổi ý kiến với người thân.
2. Kĩ năng: Rèn kĩ năng luyện tập, thực hành về trao đổi ý kiến với người thân.
3. Thái độ: Yêu thích môn học.
* Phân hóa: Học sinh trung bình chỉ làm 1 trong 2 bài tập; học sinh khá, học sinh giỏi làm tất cả các yêu cầu.
II. ĐỒ DÙNG DẠY – HỌC:
1. Giáo viên: Bảng phụ viết sẵn bài tập cho các nhóm, phiếu bài tập cho các nhóm.
2. Học sinh: Đồ dung học tập.
III. PHƯƠNG PHÁP – HÌNH THỨC DẠY HỌC:
*Phương pháp: giảng giải, thực hành, luyện tập.
*Hình thức: cá nhân, nhóm, cả lớp
IV. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC CHỦ YẾU:
Hoạt động rèn luyện của giáo viên
Hoạt động học tập của học sinh
1. Hoạt động khởi động (5 phút):
- Ổn định tổ chức.
- Giới thiệu nội dung rèn luyện.
2. Các hoạt động rèn luyện:
a. Hoạt động 1: Giao việc (5 phút):
- Giáo viên giới thiệu các bài tập trên bảng phụ. yêu cầu học sinh trung bình và khá tự chọn đề bài.
- Giáo viên chia nhóm theo trình độ.
- Phát phiếu luyện tập cho các nhóm.
b. Hoạt động 2: Thực hành ôn luyện (20 phút):
- Hát
- Lắng nghe.
- Học sinh quan sát và chọn đề bài.
- Học sinh lập nhóm.
- Nhận phiếu và làm việc.
Câu 1. Đọc đoạn trao đổi dưới đây, hãy ghi ý kiến của em vào chỗ trống (cột A) nhằm thuyết phục người chị ủng hộ nguyện vọng của em muốn học lớp năng khiếu về vẽ. (Có thể dựa vào gợi ý thuyết phục ghi ở cột B).
A
B
Em : Chị ơi, em muốn tham gia lớp học vẽ do nhà trường tổ chức vào chủ nhật hằng tuần. Em sẽ xin phép bố mẹ. Chị ủng hộ em nhé !
Chị : Chị chỉ lo em học các môn trên lớp chưa khá mà lại đi học thêm về vẽ. Liệu có ảnh hưởng đến việc học tập không ?
Em : .......................................................................
Chị : Em muốn có dịp vui chơi với các bạn vào ngày chủ nhật chứ gì ? Mọi khi em vẫn dọn dẹp nhà cửa giúp bố mẹ vào ngày đó. Chẳng lẽ em để bố mẹ và chị vất vả thêm sao ?
Em : .......................................................................
Chị : Từ nhà đến trường hơi xa, bố mẹ vẫn phải thay nhau đưa đón em đi học. Nếu có ngày gia đình bận việc, không ai đưa đón em được thì sao ?
Em : .......................................................................
Chị : Em đã quyết tâm và biết suy nghĩ như thế thì chị tán thành. Em cứ xin phép bố mẹ, chị sẽ nhiệt tình ủng hộ.
Em : Hay quá ! Em cảm ơn chị.
- VD : Em chỉ học vẽ mỗi tuần một buổi ; đó là dịp nghỉ ngơi về tinh thần để sau đó học tốt hơn,...
- VD : Em sẽ tranh thủ dọn dẹp nhà cửa vào thứ bảy ; sẽ xếp đặt đồ dùng gọn gàng, ngăn nắp để chị đỡ công dọn dẹp...
- VD : Em đã bàn với bạn Minh cùng xin phép bố mẹ để bố mẹ hai nhà thu xếp đưa đón hộ ; hoặc cùng bạn Minh đi bộ về nhà...
Câu 2. Đọc đoạn trao đổi dưới đây, hãy điền từ ngữ thích hợp vào chỗ trống để hoàn thiện ý kiến của em (cột A) khi trao đổi với mẹ về tính cách đáng khâm phục của Trạng nguyên Nguyễn Hiền. (Có thể dựa vào gợi ý thuyết phục ghi ở cột B).
A
B
Con : Hôm qua con đưa mẹ xem truyện Ông Trạng thả diều trong sách Tiếng Việt 4, mẹ thấy truyện đó thế nào ?
Mẹ : Hay lắm, con ạ ! Mẹ muốn con nói cho mẹ biết con thích nhất điều gì ở nhân vật Nguyễn Hiền.
Con : ......................................................................
Mẹ : Đó là nhờ ý chí và nghị lực phi thường đấy ! Nguyễn Hiền nhà nghèo, ham thả diều nhưng cũng rất ham học. Vượt mọi khó khăn, Nguyễn Hiền đã học rất giỏi, đỗ đầu kì thi cao nhất thời xưa và được phong là Trạng nguyên. Con cũng thấy tấm gương vượt khó của Nguyễn Hiền rồi chứ gì.
Con : ......................................................................
Mẹ : Con biết rồi đấy, thiếu sách bút, Nguyễn Hiền dùng lưng trâu, nền cát, mảnh gạch vỡ để viết. Thiếu ánh sáng, chú lấy vỏ trứng thả đom đóm vào trong để có ánh sáng mà học. Bài thi phải làm vào lá chuối khô rồi nhờ bạn xin thầy chấm hộ. Thế mà kết quả vẫn vượt xa các học trò của thầy. Còn con, qua câu chuyện này, con suy nghĩ về việc học của con thế nào?
Con : ......................................................................
Mẹ : Mẹ rất vui. Nếu con có ý chí, nghị lực cao để thực hiện lời hứa, mẹ sẽ thưởng cho con một cuốn truyện hay về danh nhân thế giới. 
Con : Thật tuyệt vời ! Con xin cảm ơn mẹ.
- VD : Thích nhất : Nguyễn Hiền mới mười ba tuổi đã đỗ Trạng nguyên, lại là Trạng nguyên trẻ nhất nước ta. 
- VD : Gương vượt khó của Nguyễn Hiền : ban ngày đi chăn trâu, dù mưa gió, cậu ta vẫn đứng ngoài lớp nghe giảng nhờ. Tối đến, cậu lại mượn bài vở của bạn về học một cách say sưa...
- VD : Càng khâm phục tấm gương sáng Nguyễn Hiền, con càng thấy mình phải cố gắng vươn lên học giỏi để khỏi phụ công của cha mẹ, thầy cô. Con hứa với mẹ cuối năm sẽ đạt kết quả học tập xuất sắc...
c. Hoạt động 3: Sửa bài (10 phút):
- Yêu cầu các nhóm trình bày, nhận xét, sửa bài.
3. Hoạt động nối tiếp (3 phút):
- Yêu cầu học sinh tóm tắt nội dung rèn luyện.
- Nhận xét tiết học. Nhắc học sinh chuẩn bị bài.
- Các nhóm trình bày, nhận xét, sửa bài.
- Học sinh phát biểu.
RÚT KINH NGHIỆM:
..........................................................................................................................................
..........................................................................................................................................
..........................................................................................................................................
..........................................................................................................................................
HOẠT ĐỘNG TẬP THỂ
SINH HOẠT LỚP TUẦN 11
I . MỤC TIÊU: 
- Đánh giá kết quả hoạt động của lớp ở tuần 11 và việc thực hiện nội quy của trường, của lớp. Biết lập kế hoạch hoạt động của tuần 12.
- Rèn kỹ năng giao tiếp, ứng xử, mạnh dạn, tự tin hơn khi tham gia mọi hoạt động.
- Chấp hành nội quy của trường, lớp đề ra. Nghiêm túc trong sinh hoạt.
II. ĐỒ DÙNG DẠY – HỌC:
 - GV: Kế hoạch hoạt động của tuần 12.
- HS: Ban cán sự lớp chuẩn bị nội dung báo cáo.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG CHÍNH:
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
1. Hoạt động khởi động: Hát.
2. Các hoạt động chính:
Hoạt động 1: Đánh giá kết quả hoạt động của lớp tuần 11.
Mục tiêu: HS rèn kỹ năng giao tiếp mạnh dạn, tự tin qua phần báo cáo đánh giá kết quả hoạt động của lớp.
Cách tiến hành:
- Tiến hành báo cáo:
* Báo cáo sơ kết thi đua giữa các tổ.
* Về học tập.
* Về thực hiện nội quy của trường, lớp.
* Nhận xét.
- GV nhận xét, biểu dương.
Hoạt động 2: Lập kế hoạch hoạt động tuần 12.
*Mục tiêu: HS nắm được kế hoạch hoạt động tuần 12 từ đó đưa ra phương hướng thực hiện.
*Cách tiến hành:
- GV cho HS xem phương hướng của tuần 12:
+ Đi học đều, đúng giờ.
+ Thực hiện đôi bạn cùng tiến.
+ Rèn chữ giữ vở
+ Giữ gìn vệ sinh trường, lớp và nề nếp tác phong.
+ Thực hiện nghiêm Luật ATGT đường bộ.
- Tổ chức cho HS thảo luận đề ra phương hướng thực hiện kế hoạch.
- GV nhận xét.
Hoạt động 3: Thư giãn
*Mục tiêu: HS thư giãn và vui chơi thể hiện tinh thần đoàn kết.
*Cách tiến hành:
- Tổ chức cho HS chơi trò chơi, văn nghệ.
3. Hoạt động nối tiếp:
- Hỏi: Qua tiết sinh hoạt lớp em muốn chia sẻ điều gì?
- GV nhận xét.
- Chuẩn bị: Báo cáo hoạt động tuần 12.
- Ban văn nghệ điều khiển.
- Lớp trưởng điều khiển.
- Lần lượt 4 tổ trưởng báo cáo tình hình của tổ. Các thành viên trong lớp đóng góp ý kiến.
- Ban học tập báo cáo.
- Ban kỉ luật báo cáo.
- Lớp trưởng nhận xét chung.
- Lắng nghe.
- 2 HS đọc cho lớp nghe.
- Thảo luận nhóm theo tổ đề ra biện pháp thực hiện phương hướng của tuần 12.
- Đại diện tồ trình bày.
- Lắng nghe.
- Tham gia chơi trò chơi, hát.
- HS chia sẻ.
- Lắng nghe.
Rút kinh nghiệm:
Ngày .... tháng ..... năm 2022
KHỐI TRƯỞNG
 Lê Lộc Linh
Ngày .... tháng ..... năm 2022
KT. HIỆU TRƯỞNG
PHT

Tài liệu đính kèm:

  • docxgiao_an_dien_tu_lop_4_tuan_11_nam_hoc_2022_2023_truong_thi_m.docx