CHÚ ĐẤT NUNG
I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT:
1. Kiến thức
- Hiểu ND: Chú bé Đất can đảm, muốn trở thành người khoẻ mạnh, làm được nhiều việc có ích đã dám nung mình trong lửa đỏ (trả lời được các câu hỏi trong SGK).
2. Kĩ năng
- Biết đọc bài văn với giọng kể chậm rãi; bước đầu biết đọc nhấn giọng một số từ ngữ gợi tả, gợi cảm và phân biệt lời người kể với lời nhân vật (chàng kị sĩ, ông Hòn Rấm, chú bé Đất).
3. Phẩm chất
- GD HS tính kiên trì, bền bỉ.
4. Góp phần phát triển năng lực
- Năng lực tự học, NL giao tiếp và hợp tác, NL giải quyết vấn đề và sáng tạo, NL ngôn ngữ, NL thẩm mĩ.
* KNS: Xác định giá trị, tự nhận thức về bản thân, thể hiện sự tự tin
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:
1. Đồ dùng
- GV: + Tranh minh hoạ bài tập đọc (phóng to nếu có điều kiện).
+ Bảng phụ viết sẵn đoạn luyện đọc
- HS: SGK, vở viết
2. Phương pháp, kĩ thuật
- Phương pháp: Hỏi đáp, quan sát, thảo luận nhóm.
- Kĩ thuật: Kĩ thuật đặt câu hỏi, động não, tia chớp, chia sẻ nhóm đôi.
TUẦN 14 Thứ hai ngày 05 tháng 12 năm 2022 TẬP ĐỌC CHÚ ĐẤT NUNG I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT: 1. Kiến thức - Hiểu ND: Chú bé Đất can đảm, muốn trở thành người khoẻ mạnh, làm được nhiều việc có ích đã dám nung mình trong lửa đỏ (trả lời được các câu hỏi trong SGK). 2. Kĩ năng - Biết đọc bài văn với giọng kể chậm rãi; bước đầu biết đọc nhấn giọng một số từ ngữ gợi tả, gợi cảm và phân biệt lời người kể với lời nhân vật (chàng kị sĩ, ông Hòn Rấm, chú bé Đất). 3. Phẩm chất - GD HS tính kiên trì, bền bỉ. 4. Góp phần phát triển năng lực - Năng lực tự học, NL giao tiếp và hợp tác, NL giải quyết vấn đề và sáng tạo, NL ngôn ngữ, NL thẩm mĩ. * KNS: Xác định giá trị, tự nhận thức về bản thân, thể hiện sự tự tin II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC: 1. Đồ dùng - GV: + Tranh minh hoạ bài tập đọc (phóng to nếu có điều kiện). + Bảng phụ viết sẵn đoạn luyện đọc - HS: SGK, vở viết 2. Phương pháp, kĩ thuật - Phương pháp: Hỏi đáp, quan sát, thảo luận nhóm. - Kĩ thuật: Kĩ thuật đặt câu hỏi, động não, tia chớp, chia sẻ nhóm đôi. III.CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC: Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh 1. Khởi động: (5p) - Đọc bài Văn hay chữ tốt + Vì sao Cao Bá Quát thường bị điểm kém? + Nêu ý nghĩa bài học - GV nhận xét, dẫn vào bài. Giới thiệu bài và chủ điểm Tiếng sáo diều - TBHT điều hành lớp trả lời, nhận xét + Cao Bá Quát viết chữ rất xấu nên nhiều bài văn dù có hay thầy vẫn cho điểm kém. + 1 HS nêu ý nghĩa bài học 2. Luyện đọc: (8-10p) * Mục tiêu: Biết đọc bài văn với giọng kể chậm rãi; bước đầu biết đọc nhấn giọng một số từ ngữ gợi tả. * Cách tiến hành: - Gọi 1 HS đọc bài (M3) - GV lưu ý giọng đọc cho HS: Toàn bài đọc với giọng vui, hồn nhiên. Lời anh chàng kị sĩ: kênh kiệu, lời ông Hòn Rấm: vui vẻ, ôn tồn. Lời chú bé Đất: chuyển từ ngạc nhiên sang mạnh dạn, táo bạo một cách đáng yêu. - GV chốt vị trí các đoạn: - Lưu ý sửa lỗi đọc và ngắt nghỉ cho các HS (M1) - Giải thích về tục nặn tò he bằng bột vào các ngày Tết trung thu xưa. - 1 HS đọc bài, cả lớp đọc thầm - Lắng nghe - Lớp trưởng điều hành cách chia đoạn - Bài được chia làm 3 đoạn + Đoạn 1: Tết Trung thu đi chăn trâu + Đoạn 2: Cu Chắt lọ thủy tinh. + Đoạn 3: Còn một mình đến hết. - Nhóm trưởng điều hành nhóm đọc nối tiếp đoạn trong nhóm lần 1 và phát hiện các từ ngữ khó (kĩ sĩ, mái lầu son, nắp tráp chái bếp đống rấm, ,....) - Luyện đọc từ khó: Đọc mẫu (M4)-> Cá nhân (M1)-> Lớp - Giải nghĩa từ khó (đọc chú giải) - HS đọc nối tiếp đoạn lần 2 theo điều khiển của nhóm trưởng - Các nhóm báo cáo kết quả đọc - 1 HS đọc cả bài (M4) 3.Tìm hiểu bài: (8-10p) * Mục tiêu: HS hiểu: Chú bé Đất can đảm, muốn trở thành người khoẻ mạnh, làm được nhiều việc có ích đã dám nung mình trong lửa đỏ (trả lời được các câu hỏi trong SGK). * Cách tiến hành: Làm việc nhóm 4 – Chia sẻ trước lớp - GV phát phiếu học tập cho các nhóm + Cu Chắt có những đồ chơi nào? + Những đồ chơi của cu Chắt có gì khác nhau? - Những đồ chơi của cu Chắt rất khác nhau: một bên là kị sĩ bảnh bao, hào hoa cưỡi ngựa tía, dây vàng với nàng công chúa xinh đẹp ngồi trong lầu son với một bên là một chú bé bằng đất sét mộc mạc giống hình người. Nhưng mỗi đồ chơi của chú đều có câu chuyện riêng đấy. + Đoạn 1 cho em biết điều gì? + Cu Chắt để đồ chơi của mình vào đâu? + Những đồ chơi của cu Chắt làm quen với nhau như thế nào? + Ý chính của đoạn 2? + Vì sao chú bé Đất lại ra đi? + Chú bé Đất đi đâu và gặp chuyện gì? + Vì sao chú bé Đất quyết định trở thành Đất Nung? - Chúng ta thấy sự thay đổi phẩm chất của cu Đất. Lúc đầu chú sợ nóng rồi ngạc nhiên không tin rằng Đất có thể nung trong lửa. Cuối cùng chú hết sợ, vui vẻ, tự nguyện xin được nung. Điều đó khẳng định rằng: Chú bé Đất muốn được xông pha, muốn trở thành người có ích. + Chi tiết “nung trong lửa” tượng trưng cho điều gì? - Ông cha ta thường nói: “Lửa thử vàng, gian nan thử sức”, con người được tôi luyện trong gian nan, thử thách sẽ càng can đảm, mạnh mẽ và cứng rắn hơn. Cu Đất cũng vậy, biết đâu sau này chú ta sẽ làm được những việc có ích cho cuộc sống. + Đoạn cuối bài nói lên điều gì? - Hãy nêu ý nghĩa của câu chuyện. * Lưu ý giúp đỡ hs M1+M2 trả lời các câu hỏi tìm hiểu bài. - HS làm việc theo nhóm 4 – Chia sẻ kết quả dưới sự điều hành của TBHT + Cu Chắt có các đồ chơi: một chàng kị sĩ cưỡi ngựa rất bảnh,một nàng công chúa ngồi trong lầu son, một chú bé bằng đất. + Chàng kị sĩ, nàng công chúa xinh đẹp là những món quà em được tặng trong dịp tết Trung thu. Các đồ chơi này được nặn từ bột, màu rất sặc sỡ và đẹp còn chú bé Đất là đồ chơi em tự nặn bằng đất sét khi đi chăn trâu. - Lắng nghe. - Giới thiệu các đồ chơi của cu Chắt. + Cu Chắt cất đồ chơi vào nắp cái tráp hỏng + Họ làm quen với nhau nhưng cu Đất đã làm bẩn quần áo đẹp của chàng kị sĩ và nàng công chúa nên cậu ta bị cu Chắt không cho họ chơi với nhau nữa. - Cuộc làm quen giữa cu Đất và hai người bột + Vì chơi một mình chú cảm thấy buồn và nhớ quê. + Chú bé Đất đi ra cánh đồng. Mới đến chái bếp, gặp trời mưa, chú ngấm nước và bị rét, chú bèn chui vào bếp sưởi ấm. Lúc đầu thấy khoan khoái, lúc sau thấy nóng rát cả chân tay khiến chú ta lùi lại. Rồi chú gặp ông Hòn Rấm + Vì chú sợ ông Hòn Rấm chê chú là nhát / Vì chú muốn đuợc xông pha, làm nhiều việc có ích. - Lắng nghe + Chi tiết “nung trong lửa” tượng trưng cho: Gian khổ và thử thách, con người vượt qua để trở nên cứng rắn và hữu ích. - Kể lại việc chú bé Đất quyết định trở thành đất nung. Ý nghĩa: Câu chuyện ca ngợi chú bé Đất can đảm, muốn trở thành người khỏe mạnh, làm được nhiều việc có ích đã dám nung mình trong lửa đỏ. - HS ghi lại nội dung bài 4. Luyện đọc diễn cảm(8-10p) * Mục tiêu: HS đọc diễn cảm và phân vai đoạn số 3 của bài * Cách tiến hành: Hoạt động cá nhân – nhóm - cả lớp - Yêu cầu HS nêu giọng đọc toàn bài. - Yêu cầu đọc phân vai đoạn 3, lưu ý phân biệt lời các nhân vật. - GV nhận xét, đánh giá chung 5. Hoạt động ứng dụng (1 phút) + Em học được điều gì qua hình ảnh chú bé Đất Nung? - Liên hệ giáo dục: kiên trì, bền bỉ trải qua thử thách để học được những bài học hay 6. Hoạt động sáng tạo (1 phút) - HS nêu lại giọng đọc cả bài - 1 HS M4 đọc mẫu toàn bài - Nhóm trưởng điều hành: + Phân vai trong nhóm + Luyện đọc theo nhóm - Vài nhóm thi đọc trước lớp. - Bình chọn nhóm đọc hay. - HS nêu - Tìm đọc toàn bộ câu chuyện Chú Đất Nung của nhà văn Nguyễn Kiên TOÁN Tiết 61: CHIA MỘT TỔNG CHO MỘT SỐ I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT: 1. Kiến thức - Biết chia một tổng cho một số. 2. Kĩ năng - Bước đầu biết vận dụng tính chất chia một tổng cho một số trong thực hành tính. 3. Phẩm chất - HS có phẩm chất học tập tích cực. 4. Góp phần phát triển năng lực: - Năng lực tự học, NL giải quyết vấn đề và sáng tạo, NL tư duy - lập luận logic. *Bài tập cần làm: Bài 1, bài 2 II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC: 1. Đồ dùng - GV: Phiếu học tập - HS: Sách, bút 2. Phương pháp, kĩ thuật - Phương pháp vấn đáp, động não, thực hành, đặt và giải quyết vấn đề, hoạt động nhóm, trò chơi học tập - Kĩ thuật đặt câu hỏi, trình bày 1 phút, động não, tia chớp, chia sẻ nhóm đôi. III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC; Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh 1. Khởi động: (5p) - GV giới thiệu vào bài - TBVN điều hành lớp hát, vận động tại chỗ 2. Hình thành kiến thức:(15p) * Mục tiêu: Biết cách chia một tổng cho một số * Cách tiến hành: Cá nhân – Nhóm- Lớp *. So sánh giá trị của biểu thức - Ghi lên bảng hai biểu thức: (35 + 21): 7 và 35: 7 + 21: 7 - Yêu cầu HS tính giá trị của hai biểu thức trên + Giá trị của hai biểu thức (35 + 21): 7 và 35: 7 + 21: 7 như thế nào so với nhau? - Vậy ta có thể viết: (35 + 21): 7 = 35: 7 + 21: 7 *Rút ra kết luận về một tổng chia cho một số + BT (35 + 21): 7 có dạng thế nào? + Hãy nhận xét về dạng của biểu thức. 35 : 7 + 21: 7 ? + Nêu từng thương trong biểu thức này. + 35 và 21 là gì trong biểu thức (35 + 21): 7 + Còn 7 là gì trong biểu thức (35 + 21): 7 ? + Qua hai biểu thức trên, em hãy rút ra công thức tính và qui tắc? - HS đọc biểu thức - HS làm cá nhân – Chia sẻ nhóm 2 – Chia sẻ lớp (35 + 21): 7 và 35: 7 + 21: 7 = 56: 7 = 8 = 5 + 3 = 8 + Bằng nhau. (đều bằng 8) - HS đọc biểu thức. + Có dạng là một tổng chia cho một số. + Biểu thức là tổng của hai thương + Thương thứ nhất là 35: 7, thương thứ hai là 21: 7 +Là các số hạng của tổng (35 + 21). + 7 là số chia. Công thức: (a + b): c = a: c+ b: c - HS nghe GV nêu tính chất và sau đó nêu lại. - HS lấy VD về cách thực hiện chia 1 tổng cho 1 số. 3. HĐ thực hành (18p) * Mục tiêu: Bước đầu biết vận dụng tính chất chia một tổng cho một số trong thực hành tính. * Cách tiến hành Bài 1a: - Gọi HS đọc yêu cầu bài tập. - GV chốt đáp án. - Củng cố tính chất chia một tổng cho một số. Bài 1b - Gọi HS đọc yêu cầu bài tập. - GV chốt đáp án. Bài 2: Tính bằng hai cách (theo mẫu) - Gọi HS đọc yêu cầu bài tập. - GV chốt đáp án, củng cố tính chất chia một hiệu cho một số. Bài 3: (Bài tập chờ dành cho HS hoàn thành sớm) 4. Hoạt động ứng dụng (1p) 5. Hoạt động sáng tạo (1p) - Thực hiện cá nhân - Chia sẻ nhóm 2 - chia sẻ lớp Đ/a: (15 + 35): 5 (80 + 40): 4 = 50: 5 = 10 = 120: 4 = 30 (15 + 35): 5 (80 + 40): 4 = 15: 5 + 35: 5 = 80: 4 + 40: 4 = 3 + 7 = 10 = 20 + 10 = 30 Đ/a: 18: 6 + 24: 6 60: 3 + 9 : 3 = 3+ 4 = 7 = 20+ 3 = 23 18: 6 + 24: 6 60: 3 + 9 : 3 = (18 + 24): 6 = (60 + 9): 3 = 42 : 6 = 7 = 69: 3 = 23 - Làm cá nhân – Chia sẻ nhóm 2 – Chia sẻ lớp Đ/a: a. (27 – 18): 3 b. (64 – 32): 8 = 9 : 3 = 3 = 32: 8 = 4 (27 – 18): 3 (64 – 32): 8 = 27: 3 – 18: 3 = 64: 8 – 32 – 8 = 9 – 6 = 3 = 8 – 4 = 4 - HS làm vở Tự học – Chia sẻ lớp Bài giải Lớp 4A chia được số nhóm là: 32 : 4 = 8 (nhóm) Lớp 4B chia được số nhóm là: 28 : 4 = 7 (nhóm) Tất cả có số nhóm là: 8 + 7 = 15 (nhóm) Đ/s: 15 nhóm - Ghi nhớ cách chia một tổng cho một số - Giải BT 3 bằng cách khác KHOA HỌC MỘT SỐ CÁCH LÀM SẠCH NƯỚC I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT: 1. Kiến thức - Nêu được một số cách làm sạch nước: lọc, khử trùng, đun sôi, - Nắm được quy trình sản xuất nước sạch 2. Kĩ năng - Thực hành lọc nước 3. Phẩm chất - Biết sử dụng nước sạch, đun sôi nước để đảm bảo an toàn cho sức khoẻ 4. Góp phần phát triển các năng lực: - NL giải quyết vấn đề và sáng tạo, NL hợp tác. * BVMT: Bảo vệ, cách thức làm cho nước sạch, tiết kiệm nước; bảo vệ b ... e mà rắn như đanh, cái tai tỉnh táo để nghe ngóng, cái cối xay, cái võng đay, cái chiếu manh, cái mâm gỗ, cái giỏ cua, cái chạn bát, giường nứa tất cả, tất cả chúng nó đều cất tiếng nói Tác giả đã quan sát cái cối xay gạo bằng tre rất tỉ mỉ, tinh tế bằng nhiều giác quan. Nhờ sự quan sát tỉ mỉ, tinh tế ấy với cách sử dụng linh hoạt các biện pháp tu từ so sánh và nhân hóa trong bài làm cho bài văn miêu tả cái cối xay gạo chân thực mà sinh động. Bài 2: + Khi tả một đồ vật ta cần tả những gì? * Muốn tả đồ vật tinh tế, tỉ mỉ ta phải tả bao quát toàn bộ đồ vật, rồi tả những bộ phận có đặc điểm nổi bật, không nên tả hết mọi chi tiết, mọi bộ phận vì như vậy sẽ lan man, dài dòng. b. Ghi nhớ. Nhóm 2- Chia sẻ lớp - HS đọc bài văn và chú giải. - Quan sát và lắng nghe. + Bài văn tả cái cối xay gạo bằng tre. + Phần mở bài: “Cái cối xinh xinh xuất hiện như một giấc mộng,ngồi chễm chệ giữa gian nhà trống”. Mở bài giới thiệu cái cối. + Phần kết bài: “Cái cối xay cũng như những đồ dùng đã sống cùng tôi.. từng bước chân anh đi.. ” Nói lên tình cảm của bạn nhỏ với các đồ dùng trong nhà. + Mở bài trực tiếp, kết bài mở rộng trong văn kể chuyện. + Mở bài trực tiếp là giới thiệu ngay đồ vật sẽ tả là cái cối tân. + Kết bài mở rộng là bình luận thêm về đồ vật. + Phần thân bài tả hình dáng cái cối theo trình tự từ bộ lớn đến bộ phận nhỏ, từ ngoài vào trong, từ phần chính đến phần phụ, cái vành, hai cái tai, hàm răng cối, cần cối, đầu cần, cái chốt, dây thừng buộc cần và tả công dụng của cái cối: dùng để xay lúa, tiếng cối làm vui của xóm. - Lắng nghe + Khi tả đồ vật ta cần tả từ bên ngoài vào bên trong, tả những đặc điểm nổi bật và thể hiện được tình cảm của mình với đồ vật ấy. - Lắng nghe. - 2 HS đọc nội dung ghi nhớ 3. HĐ thực hành (18p) * Mục tiêu: Biết vận dụng kiến thức đã học để viết mở bài, kết bài cho một bài văn miêu tả cái trống trường * Cách tiến hành: - Gọi 1 HS đọc đoạn văn, 1 HS đọc câu hỏi của bài. + Câu văn nào tả bao quát cái trống? + Những bộ phận nào của cái trống được miêu tả? + Những từ ngữ tả hình dáng, âm thanh của cái trống. - Yêu cầu HS viết thêm mở bài, kết bài cho toàn thân bài trên. - Nhắc HS: Các em có thể mở bài theo kiểu gián tiếp hoặc trực tiếp, kết bài theo kiểu mở rộng hoặc không mở rộng. Khi viết cần chú ý tạo sự liền mạch giữa đoạn mở bài với thân bài, giữa đoạn thân bài với đoạn kết bài. - Gọi HS trình bày bài làm. GV sửa lỗi dùng từ, diễn đạt, liên kết câu cho từng HS và khen những em viết tốt. 4. HĐ ứng dụng (1p) 5. HĐ sáng tạo (1p) - Cá nhân – Nhóm 2- Lớp + Câu: Anh chàng trống này tròn như cái chum, lúc nào cũng chễm chệ trên một cái giá gỗ kê ở trước phòng bảo vệ. + Bộ phận: ngang lưng trống, hai đầu trống. + Hình dáng: tròn như cái chum; mình được ghép bằng những mảnh gỗ đều chằn chặn, nở ở giữa, khum nhỏ lại ở hai đầu; ngang lưng quấn hai vành đai to bằng con rắn cạp nong, nom rất hùng dũng; hai đầu bịt kín bằng da trâu thuộc kĩ, căng rất phẳng. + Âm thanh: tiếng trống ồm ồm giục giã “Tùng! Tùng! Tùng!” – giục trẻ rảo bước tới trường/ trống “cầm càng” theo nhịp “Cắc, tùng! Cắc, tùng!” để từng học sinh tập thể dục. / trống “xả hơi” một hồi dài là lúc học sinh nghỉ. - HS tự làm vào vở.- Chia sẻ nhóm 2- Chia sẻ lớp + Mở bài trực tiếp: Những ngày đầu cắp đến trường, có một đồ vật gây cho tôi ấn tượng thích thú nhất, đó là chiếc trống trường. + Mở bài gián tiếp: Kỉ niệm của những ngày đầu bạn đi học là gì? Là cái cổng cao ngợp, là cái bàn học đứng gần tới cổ hay tường vôi trắng mới quét ngày khai trường.? Còn tôi luôn nhớ tới chiếc trống trường, nhớ những âm thanh rộn rã, náo nức của nó. + Kết bài mở rộng: Rồi đây, chúng tôi sẽ xa mái trường tiểu học nhưng âm thanh thôi thúc, rộn ràng của tiếng trống trường thuở ấu thơ vẫn vang vọng mãi trong tâm trí tôi. + Kết bài không mở rộng: Tạm biệt anh trống. Ngày mai anh nhớ “tìng, tùng, tùngtùng” gọi chúng tôi đến trường nhé. - 7 đến 10 HS đọc đoạn mở bài, kết bài của mình - Ghi nhớ cấu tạo bài văn miêu tả đồ vật - Viết MB theo cách gián tiếp và kết bài theo cách mở rộng ĐỊA LÍ HOẠT ĐỘNG SẢN XUẤT CỦA NGƯỜI DÂN Ở ĐỒNG BẰNG BẮC BỘ I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT: 1. Kiến thức - Nêu được một số hoạt động sản xuất chủ yếu của người dân ở đồng bằng Bắc Bộ: + Trồng lúa, là vựa lúa lớn thứ hai của cả nước. + Trồng nhiều ngô, khoai, cây ăn quả, rau xứ lạnh, nuôi nhiều lợn và gia cầm. 2. Kĩ năng - Dựa vào bảng số liệu, nhận xét nhiệt độ của Hà Nội: tháng lạnh, tháng 1, 2, 3, nhiệt độ dưới 20 độ C, từ đó biết đồng bằng Bắc Bộ có mùa đông lạnh. - Dựa vào tranh minh hoạ, nêu được thứ tự các công việc cần phải làm trong quá trình sản xuất lúa gạo * HS năng khiếu: Giải thích vì sao lúa gạo được trồng nhiều ở đồng bằng Bắc Bộ (vựa lúa lớn thứ hai của cả nước): đất phù sa màu mỡ, nguồn nước dồi dào, người dân có kinh nghiệm trồng lúa. 3. Phẩm chất - HS có ý thức giữ gìn truyền thống, bản sắc dân tộc. * BVMT: Sự thích nghi và cải tạo môi trường của con người ở miền đồng bằng + Đắp đê ven sông, sử dụng nước để tưới tiêu + Trồng rau xứ lạnh vào mùa đông ở ĐBBB + Cải tạo đất chua mặn ở ĐBBB + Thường làm nhà dọc theo các sông ngòi, kênh rạch + Trồng phi lao để ngăn gió + Trồng lúa, trồng trái cây + Đánh bắt nuôi trồng thủy sản 4. Góp phần phát triển các năng lực: - NL tự chủ, NL giải quyết vấn đề, NL ngôn ngữ, NL thẩm mĩ II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC: 1. Đồ dùng - GV: + Bản đồ nông nghiệp Việt Nam. + Tranh, ảnh về trồng trọt, chăn nuôi ở ĐB Bắc Bộ - HS: SGK, tranh, ảnh 2. Phương pháp, kĩ thuật - PP: Hỏi đáp, quan sát, thảo luận nhóm, thuyết trình - KT: đặt câu hỏi, trình bày một phút, động não, tia chớp, chia sẻ nhóm 2 III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC: Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh 1.Khởi động: (5p) + Hãy kể về nhà ở và làng xóm của người Kinh ở ĐB Bắc Bộ. + Lễ hội ở ĐB Bắc Bộ được tổ chức vào thời gian nào? - GV giới thiệu bài mới - TBHT điêu hành lớp trả lời, nhận xét + Nhà được xây dụng chắc chắn, xung quanh có sân, vườn, ao... + Lễ hội ở ĐB Bắc Bộ được tổ chức vào mùa xuân và mùa thu để cầu cho một năm mới... 2. Khám phá: (30p) * Mục tiêu: Nắm được một số HĐSX của người dân ở đồng bằng Bắc Bộ * Cách tiến hành: Cá nhân- Nhóm-Lớp HĐ1: Vựa lúa lớn thứ hai của cả nước: - Yêu cầu HS đọc SGK và vốn hiểu biết để trả lời. + Đồng bằng Bắc Bộ có những thuận lợi nào để trở thành vựa lúa lớn thứ hai của đất nước? + Quan sát hình dưới đây và nêu thứ tự các công việc cần phải làm trong viêc sản xuất lúa gạo. Từ đó, em rút ra nhận xét gì về việc trồng lúa gạo của người nông dân? - GV giải thích thêm về đặc điểm của cây lúa nước; về một số công việc trong quá trình sản xuất lúa gạo để HS hiểu rõ nguyên nhân giúp cho ĐB Bắc Bộ trồng được nhiều lúa gạo; sự vất vả của người nông dân trong việc sản xuất ra lúa gạo. Từ đó giáo dục ý thức trân trọng lúa gạo. - GV cho HS dựa vào SGK, tranh, ảnh nêu tên các cây trồng, vật nuôi khác của ĐB Bắc Bộ. + Vì sao nơi đây nuôi nhiều lợn, gà, vịt? Họat động 2: Vùng trồng nhiều rau xứ lạnh: + Mùa đông của ĐB Bắc Bộ dài bao nhiêu tháng? Khi đó nhiệt độ như thế nào? + Quan sát bảng số liệu và trả lời câu hỏi: Hà Nội có mấy tháng nhiệt độ dưới 200c? Đó là những tháng nào? + Nhiệt độ thấp vào mùa đông có thuận lợi và khó khăn gì cho sản xuất nông nghiệp? + Kể tên các loại rau xứ lạnh được trồng ở ĐB Bắc Bộ. - GV nhận xét và giải thích thêm ảnh hưởng của gió mùa đông bắc đối với thời tiết và khí hậu của ĐB Bắc Bộ. - Chốt nội dung bài 3. Hoạt động ứng dụng (1p) - Giáo dục BVMT: Người dân đồng bằng BB đã có những hoạt động gì thích nghi và BVMT? 4. Hoạt động sáng tạo (1p) - Ngày nay, người dân ĐBBB đã có sáng tạo gì trong việc sản xuất lúa gạo? Nhóm 2 - Lớp + Đất phù sa màu mỡ, nguồn nước dồi dào, người dân có kinh nghiệm trồng lúa... + Làm đất, gieo mạ, nhổ mạ, cấy lúa, chăm sóc, gặt lúa, tuốt láu, phơi thóc. - Lắng nghe - Liên hệ + Cây trồng, vật nuôi khác của đồng bằng Bắc Bộ là trồng ngô, khoai, cây ăn quả, nuôi gia súc, gia cầm, nuôi và đánh bắt cá, tôm. + Do có sẵn nguồn thức ăn là lúa gạo và các sản phẩm phụ của lúa gạo là ngô, khoai. Nhóm 4 – Lớp + Từ 3 đến 4 tháng. Nhiệt độ thường giảm nhanh khi có các đợt gió mùa đông bắc tràn về. + Có 3 tháng nhiệt độ dưới 200c. Đó là những tháng: 1,2,12. + Thuận lợi: trồng thêm cây vụ đông; + Khó khăn: nếu rét quá thì lúa và một số loại cây bị chết. + Bắp cải, su hào, cà rốt, cà chua, xà lách, khoai tây,... - HS đọc phần ghi nhớ + Tận dụng đất phù sa, nguồn nước trồng lúa. + Đánh bắt và nuôi tôm, cá + Trồng rau xứ lạnh vào vụ đông,... + Thay cho gieo mạ, nhổ mạ và cấy lúa thì người ta gieo vãi (gieo thẳng) và tỉa lúa. + Dùng máy trong khâu gieo mạ và cấy lúa cũng như chăm sóc lúa,.... SHTT ĐÁNH GIÁ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC TUẦN 14 KĨ NĂNG THUYẾT PHỤC (T1) I. MỤC TIÊU: - Nắm được ưu - khuyết điểm trong tuần 14 - Phát huy ưu điểm, khắc phục nhược điểm. - Biết được phương hướng tuần 15 - GD HS có tinh thần đoàn kết, giúp đỡ lẫn nhau. - Thu gom giấy vụn, sách báo làm kế hoạch nhỏ II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC: - GV: Nắm được ưu – khuyết điểm của HS trong tuần - HS: Chủ tịch Hội đồng tự quản và các Trưởng ban ĐỒ DÙNG DẠY HỌC ND báo cáo. III. CÁC HOẠT ĐỘNG CHÍNH: 1. Khởi động - Lớp tham gia trò chơi: Truyền tin 2. Lớp báo cáo hoạt động trong tuần: - 4 Trưởng ban lên nhận xét các thành viên trong tổ và xếp loai từng thành viên. - Tổ viên các tổ đóng góp ý kiến. - Chủ tịch HĐTQ lên nhận xét chung các ban. - GV nhận xét chung: + Nề nếp: + Học tập: 3. Phương hướng tuần sau: - Tiếp tục thi đua: Học tập tốt, thực hiện tốt nề nếp, vâng lời thầy cô, nói lời hay làm việc tốt, chào mừng ngày hội Quốc phòng toàn dân 22/12 ................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................. 4. Lớp văn nghệ - múa hát tập thể.
Tài liệu đính kèm: