Giáo án điện tử Lớp 4 - Tuần 28 - Năm 2023

Giáo án điện tử Lớp 4 - Tuần 28 - Năm 2023

Tiết 136: LUYỆN TẬP CHUNG

I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT:

1. Kiến thức

- Ôn tập một số tính chất của hình chữ nhật, hình thoi.

2. Năng lực

- Tính được diện tích hình vuông, hình chữ nhật, hình bình hành, hình thoi.

3. Phẩm chất

- HS có phẩm chất học tập tích cực.

* Bài tập cần làm: Bài 1, bài 2, bài 3

II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:

 - GV: Bảng phụ

 - HS: Sách, bút

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC CHỦ YẾU;

 

docx 35 trang Người đăng Đào Lam Sơn Ngày đăng 19/06/2023 Lượt xem 91Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án điện tử Lớp 4 - Tuần 28 - Năm 2023", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TUẦN 28
Ngày thứ 1: 
Ngày soạn: 25/03/2023
Ngày giảng: Thứ Hai ngày 27/03/2023
Tiết 136: LUYỆN TẬP CHUNG
I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT:
1. Kiến thức
- Ôn tập một số tính chất của hình chữ nhật, hình thoi.
2. Năng lực
- Tính được diện tích hình vuông, hình chữ nhật, hình bình hành, hình thoi.
3. Phẩm chất
- HS có phẩm chất học tập tích cực.
* Bài tập cần làm: Bài 1, bài 2, bài 3
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:
 - GV: Bảng phụ
 - HS: Sách, bút
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC CHỦ YẾU;
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
1. Khởi động, kết nối: (5p)
+ Bạn hãy nêu cách tính diện tích hình thoi ?
+ Bạn hãy viết công thức tính diện tích hành thoi ra bảng con.
- GV giới thiệu bài – Ghi tên bài 
+ Phát biểu quy tắc.
+ Viết công thức tính: S = 
2. Luyện tập, thực hành (30p)
* Mục tiêu: 
- Ôn tập một số tính chất của hình chữ nhật, hình thoi.
- Tính được diện tích hình vuông, hình chữ nhật, hình bình hành, hình thoi.
* Cách tiến hành: Cá nhân – Lớp
Bài 1: Gắn bảng phụ, mời HD đọc và nêu YC của BT.
+ Vì sao câu d sai?
- Động viên HS chia sẻ với cả lớp về đặc điểm của hình vuông và hình chữ nhật.
* Lưu ý: Giúp hs M1+M2 biết đặc điểm của một số hình
Bài 2: 
Gắn bảng phụ, mời HD đọc và nêu YC của BT.
+ Tại sao câu a sai? 
- Động viên HS chia sẻ với cả lớp về đặc điểm của hình thoi.
Bài 3:
- Động viên HS chia sẻ với cả lớp về cách tính diện tích các hình: hình vuông, hình chữ nhật, hình bình hành, hình thoi.
Bài 4 (Bài tập chờ dành cho HS hoàn thành sớm)
- Chốt cách tính diện tích hình CN
3. Vận dụng, trải nghiệm (2p)
-GV dặn dò HS, nhắc nhở HS
- Thực hiện cá nhân – Chia sẻ lớp
Đáp án:
a – Đ ; b – Đ ; c – Đ ; d – S
+ Câu d sai vì tứ giác ABCD trong hình vẽ là hình chữ nhật nên 4 cạnh không thể bằng nhau.
Đáp án: 
a – S ; b – Đ ; c – Đ ; d – Đ
+ Câu a sai vì hình thoi có 4 cạnh dài bằng nhau.
+ Hình thoi có hai cặp cạnh đối diện và 4 cạnh dài bằng nhau.
Đáp án: A: Hình có diện tích lớn nhất là hình vuông 
Vì: 
DT hình vuông : 5 x 5 = 25 (cm2)
(Cạnh nhân với cạnh)
DT hình chữ nhật : 6 x 4 = 24 (cm2)
(Chiều dài nhân chiều rộng)
DT hình bình hành: 5 x 4 = 20 (cm2)
(Độ dài đáy nhân với chiều cao)
DT hình thoi : 6 x 4 : 2 = 12 (cm2)
(Tích của độ dài hai đường chéo chia 2)
- HS làm vở Tự học – Chia sẻ lớp
Bài giải
Nửa chu vi hình chữ nhật là:
56 : 2 = 28 (cm)
Chiều rộng hình chữ nhật là:
28 – 18 = 10 (cm)
 Diện tích HCN là:
18 x 10 = 180 (cm 2)
 Đáp số: 180cm2
- Chữa lại các phần bài tập làm sai
ĐIỀU CHỈNH SAU BÀI DẠY
............................................................................................................................................................................................................................................................................................
******************** 
TIẾNG VIỆT
ÔN TẬP GIỮA HỌC KÌ II (TIẾT 1)
I.YÊU CẦU CẦN ĐẠT:
1. Kiến thức
- Hiểu nội dung chính của từng đoạn, nội dung của cả bài; nhận biết được một số hình ảnh, chi tiết có ý nghĩa trong bài; bước đầu biết nhận xét về nhân vật trong văn bản tự sự thuộc chủ điểm Người ta là hoa đất
2. Năng lực
- Đọc rành mạch, tương đối lưu loát bài tập đọc đã học (tốc độ đọc khoảng 85 tiếng/phút); bước đầu biết đọc diễn cảm đoạn văn, đoạn thơ phù hợp với nội dung đoạn đọc.
* HS năng khiếu đọc tương đối lưu loát, diễn cảm được đoạn văn, đoạn thơ (tốc độ đọc trên 85 tiếng/phút).
3. Phẩm chất
- HS ý thức tự giác, tích cực, chủ động tham gia các HĐ học tập.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC
1. GV: + Các phiếu ghi sẵn tên các bài tập đọc
 + Một số từ khổ to kẻ sẵn bảng ở BT2 để HS điền vào chỗ trống.
2.HS: SGK, vở viết
III.CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC CHỦ YẾU:
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
1. Khởi động, kết nối: (2p)
- GV nhận xét chung, dẫn vào bài học
2. Luyện tập,Thực hành (35p)
* Mục tiêu: 
- Hiểu nội dung chính của từng đoạn, nội dung của cả bài; nhận biết được một số hình ảnh, chi tiết có ý nghĩa trong bài; bước đầu biết nhận xét về nhân vật trong văn bản tự sự thuộc chủ điểm Người ta là hoa đất.
- Đọc rành mạch, tương đối lưu loát bài tập đọc đã học (tốc độ đọc khoảng 85 tiếng/phút); bước đầu biết đọc diễn cảm đoạn văn, đoạn thơ phù hợp với nội dung đoạn đọc.
* Cách tiến hành: 
HĐ 1: Ôn luyện tập đọc và học thuộc lòng: (1/3 lớp)
- GV gọi HS lên bảng bốc thăm bài đọc: 
- Gọi 1 HS đọc và trả lời 1,2 câu hỏi về nội dung bài đọc
- Nhận xét trực tiếp từng HS.
Chú ý: Những HS chuẩn bị chưa tốt GV có thể đưa ra những lời động viên để lần sau tham gia tốt hơn. 
HĐ 2: Tóm tắt vào bảng sau nội dung các bài tập đọc là truyện kể đã học trong chủ điểm “Người ta là hoa đất”
+ Trong chủ điểm “Người ta là hoa đất” (tuần 19, 20, 21) có những bài TĐ nào là truyện kể?
- GV nhận xét, chốt lại lời giải đúng; khen ngợi/ động viên.
* Lưu ý giúp đỡ hs M1+M2 nêu được tên nhân vật và hiểu nội dung bài.
3. Vận dụng (trải nghiệm) (2p)
- GV nhận xét tiết học.
- GV dặn dò HS.
Cá nhân - Cả lớp
- Lần lượt từng HS bốc thăm bài, về chỗ chuẩn bị, cứ 1 HS kiểm tra xong, 1 HS tiếp tục lên bốc thăm bài đọc.
- Đọc và trả lời câu hỏi.
- Theo dõi và nhận xét.
HS thực hiện nhóm 2 – Lớp
- 1 HS đọc yêu cầu 
+ Bài: Bốn anh tài, Anh hùng lao động Trần Đại Nghĩa.
* Tên bài: Bốn anh tài
* Nội dung chính: Ca ngợi sức khỏe, tài năng, nhiệt thành làm việc nghĩa: trừ ác, cứu dân lành của bốn anh em Cẩu Khây.
* Nhân vật: Cẩu Khây, Nắm Tay Đóng Cọc, Lấy Tai Tát Nước, Móng Tay Đục Máng, yêu tinh, bà lão chăn bò.
* Tên bài: Anh hùng lao động Trần Đại Nghĩa.
* Nội dung chính: Ca ngợi anh hùng lao động Trần đại Nghĩa đã có những cống hiến xuất sắc cho sự nghiệp quốc phòng và xây dựng nền khao học trẻ của đất nước.
* Nhân vật: Trần Đại Nghĩa.
- Đọc lại tất cả các bài tập đọc thuộc chủ điểm Người ta là hoa đất
- Lập bảng thống kê tác giả, tác phẩm, thể loại của các bài tập đọc thuộc chủ điểm này.
ĐIỀU CHỈNH SAU BÀI DẠY
............................................................................................................................................................................................................................................................................................
******************** 
TIẾNG VIỆT
ÔN TẬP GIỮA HỌC KÌ II (Tiết 2)
I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT:
1. Kiến thức: 
- Nghe - viết đúng bài CT (tốc độ viết khoảng 85 chữ/15 phút), không mắc quá 5 lỗi trong bài; trình bày đúng hình thức bài văn miêu tả.
2. Năng lực:
- Biết đặt câu theo các kiểu câu đã học (Ai làm gì? Ai thế nào? Ai là gì?) để kể, tả hay giới thiệu.
- Rèn kĩ năng viết đẹp, viết đúng chính tả.
3. Phẩm chất: 
- Giáo dục tính cẩn thận, chính xác, yêu thích chữ viết
4. Góp phần phát triển năng lực:
- NL tự chủ và tự học, NL sáng tạo, NL ngôn ngữ, NL thẩm mĩ.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC
1. GV: + Tranh, ảnh hoa giấy minh hoạ cho đoạn văn ở BT1.
 + 3 tờ giấy khổ to để HS làm BT2.
2. HS: Vở, bút,...
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC CHỦ YẾU:
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
1. Khởi động, kết nối: (2p)
- GV dẫn vào bài mới
2. Luyện tập, thực hành
Viết chính tả: (27p))
* Mục tiêu: Nghe - viết đúng bài CT (tốc độ viết khoảng 85 chữ/15 phút), không mắc quá 5 lỗi trong bài; trình bày đúng bài văn miêu tả.
* Cách tiến hành: 
* Trao đổi về nội dung đoạn cần viết 
- Gọi HS đọc đoạn văn cần viết.
+ Nêu nội dung đoạn viết?
- Hướng dẫn viết từ khó: Gọi HS nêu từ khó, sau đó GV đọc cho HS luyện viết.
- 1 HS đọc - HS lớp đọc thầm
+ Bài Hoa giấy giới thiệu về vẻ đẹp giản dị của hoa giấy. Hoa giấy có nhiều màu: màu đỏ thắm, màu tím nhạt, màu da cam, màu trắng muốt tinh khiết.
- HS nêu từ khó viết: trắng muốt tinh khiết, thoảng, tản mát
- Viết từ khó vào vở nháp
* Viết bài chính tả 
- GV lưu ý HS các câu thơ cách lề 1 ô vuông
- GV theo dõi và nhắc nhở, giúp đỡ HS viết chưa tốt.
- Nhắc nhở cách cầm bút và tư thế ngồi viết.
- HS nghe - viết bài vào vở
* Đánh giá và nhận xét bài: 
- Cho học sinh tự soát lại bài của mình theo.
- GV nhận xét, đánh giá 5 - 7 bài
- Nhận xét nhanh về bài viết của HS
- Học sinh xem lại bài của mình, dùng bút chì gạch chân lỗi viết sai. Sửa lại xuống cuối vở bằng bút mực
- Trao đổi bài (cặp đôi) để soát hộ nhau
- Lắng nghe.
3. Làm bài tập (10p)
* Mục tiêu: Biết đặt câu theo các kiểu câu đã học (Ai làm gì? Ai thế nào? Ai là gì?) để kể, tả hay giới thiệu.
* Cách tiến hành: Cá nhân - Chia sẻ trước lớp
* Bài tập 2:
- Cho HS đọc yêu cầu BT2.
+ Câu a yêu cầu các em đặt các câu văn tương ứng với kiểu câu hỏi nào các em đã học?
+ Câu b yêu cầu đặt các câu văn tương ứng với kiểu câu nào?
+ Câu c yêu cầu đặt các câu văn tương ứng với kiểu câu nào?
4. Vận dụng (trải nghiệm) (2p)
- GV nhận xét tiết học.
- GV dặn dò HS.
- 1 HS đọc to, lớp lắng nghe.
+ Kiểu câu: Ai làm gì?
+ Kiểu câu: Ai thế nào? 
+ Kiểu câu: Ai là gì?
Ví dụ:
a. Đến giờ ra chơi, chúng em ùa ra sân trường như một đàn ong vỡ tổ. Các bạn nam đá cầu. Các bạn nữ nhảy dây. Riêng em và mấy bạn chỉ thích đọc truyện dưới gốc cây bàng.
b. Lớp em mỗi bạn một vẻ: Thu Hương thì luôn dịu dàng, vui vẻ. Hoa thì bộc tuệch, nhưng tốt bụng. Thắng thì nóng nảy như Trương Phi
c. Em xin giới thiệu với các chị thành viên trong tổ em: Em tên là Na. Em là tổ trưởng tổ 2. Bạn Hiền là học sinh giỏi Toán Cấp huyện. Bạn Nam là học sinh giỏi môn tiếng Việt
- Sửa các lỗi sai trong bài viết
- Viết lại các đoạn văn cho hay hơn
- HS lắng nghe.
ĐIỀU CHỈNH SAU BÀI DẠY
..........................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................
******************** 
Ngày thứ 2: 
Ngày soạn: 25/03/2023
Ngày giảng: Thứ Ba ngày 28/03/2023
TOÁN
TIẾT 137: GIỚI THIỆU TỈ SỐ 
I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT:
1. Kiến thức
- Nắm được kiến thức về tỉ số
2. Năng lực
- Biết lập tỉ số của hai đại lượng cùng loại.
3. Phẩm chất
- HS có phẩm chất học tập tích cực.
* Bài tập cần làm: Bài 1, bài 3
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC
1. GV: Bảng phụ
2. HS: Sách, bút
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC CHỦ YẾU;
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
1. Khởi động, kết nối: (2p)
- G ... v nghe và sửa sai.
- Cho HS hát dưới nhiều hỡnh thức:
Hoạt động 2 :Luyện tập:Hát kết hợp gõ đệm. 
- Gv hát và làm mẫu cho hs quan xỏt.
- Hướng dẫn HS hát gõ đệm theo TT lời ca:
 - GV cho dóy này hát, dóy kia gõ đệm và ngược lại.
- Cho các nhóm thực hiện, GV nhận xét – tuyờn dương.
5. Vận dụng, trải nghiệm (2-3,):
- Hỏi HS nội dung bài học, tờn bài và tờn tỏc giả? 
 - GV đàn cho hs hát lại bài hát+ gõ đệm theo TT lời ca.
 - Nhận xét giờ học:
-Nhắc HS về học thuộc lời bài hát, tập vận động phụ họa cho bài hát.
- Cho HS ghi bài.
- HS chào, ổn định vị trớ ngồi.
 - HS hát
- Quan sát, nghe.
- Nghe.
- Nhận xét.
- Lớp khởi động giọng theo mẫu âm La.
- Cá nhân đọc, cả lớp đọc
- Nghe.
- Tập hát theo HD.
- HS hát.
- HS quan xát
- Tập hát và gõ đệm theo HD.
Chỳ voi con ở Bản Đụn chưa cú ngà. 
 - Hát + gõ đệm.
 - Nhóm t/h
- HS trả lời
- Nghe.
- Ghi bài.
ĐIỀU CHỈNH SAU BÀI DẠY
............................................................................................................................................................................................................................................................................................
******************** 
KĨ THUẬT
TIẾT 28: LẮP CÁI ĐU (tiết 2)
I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT:
1. Kiến thức
- Chọn đúng, đủ số lượng các chi tiết để lắp cái đu.
2. Năng lực
- Thực hành lắp được cái đu.
3. Phẩm chất
- Tích cực, tự giác, yêu thích môn học
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC
1. GV: Tranh quy trình, mẫu cái đu
2.HS: Bộ dụng cụ lắp ghép
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY- HỌC CHỦ YẾU: 
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
1. Khởi động, kết nối: (3p)
- GV dẫn vào bài mới
2. Luyện tập, thực hành (30p)
* Mục tiêu: HS thực hành lắp được cái đu. Đánh giá được sản phẩm của bạn
* Cách tiến hành: Cá nhân- Nhóm- Lớp
HĐ1: HS thực hành 
+ Nêu lại quy trình lắp cái đu
- GV đưa tranh chốt lại quy trình lắp cái đu
- Yêu cầu thực hành
- GV quan sát, giúp đỡ, hướng dẫn các nhóm còn lúng túng
HĐ2: Đánh giá sản phẩm
- GV đưa ra các tiêu chí đánh giá sản phẩm
+ Sản phẩm lắp ráp đúng kĩ thuật
+ Có thể chuyển động được
+ Có sáng tạo trong quá trình lắp ghép.
- GV nhận xét, đánh giá chung
3. Vận dụng (trải nghiệm) (1p)
- GV nhận xét tiết học.
- GV dặn dò HS.
Nhóm 2 – Lớp
- 1 HS nêu
- HS quan sát
- HS thực hành trong nhóm 2
- HS trưng bày sản phẩm
- HS đánh giá chéo sản phẩm của nhóm bạn
- Bình chọn sản phẩm tốt nhất
- Hoàn thiện lắp ghép cái đu
- Sáng tạo thêm chi tiết trong lắp ghép cái đu.
- HS lắng nghe
ĐIỀU CHỈNH SAU BÀI DẠY
............................................................................................................................................................................................................................................................................................
******************** 
Ngày thứ 5: 
Ngày soạn: 25/03/2023
Ngày giảng: Thứ Sáu ngày 31/3/2023
TOÁN
TIẾT 140: LUYỆN TẬP 
I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT:
1. Kiến thức
- Giúp HS tiếp tục củng cố cách giải bài toán Tìm hai số khi biết tổng và tỉ số của hai số đó
2. Năng lực
- HS vận dụng giải tốt các bài toán Tìm hai số khi biết tổng và tỉ số của hai số đó.
3. Phẩm chất
- Tự giác, cẩn thận, trình bày bài sạch sẽ.
* Bài tập cần làm: Bài 1, bài 3. HSNK làm tất cả bài tập
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC
1. GV: Phiếu học tập
2.HS: Sách, bút
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC CHỦ YẾU:
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
1.Khởi động, kết nối(3p)
- GV dẫn vào bài mới
.
2. Luyện tập, thực hành (35p)
* Mục tiêu: HS vận dụng giải tốt các bài toán Tìm hai số khi biết tổng và tỉ số của hai số đó.
* Cách tiến hành
Bài 1: 
- Yêu cầu HS đọc đề bài 
- YC HS chia sẻ cặp đôi tìm hiểu bài toán:
 + Bài toán cho biết gì?
 + Bài toán YC tìm gì?
 + Để tìm được hai số, ta áp dụng cách giải dạng toán nào?
 + Các bước giải bài toán là gì?
- GV chốt KQ đúng; khen ngợi/ động viên.
* Lưu ý: Giúp đỡ hs M1+M2 hoàn thành bài tập.
 Bài 3
- Gọi HS đọc đề bài toán.
+ Tổng của hai số là bao nhiêu?
+ Tỉ số của hai số là bao nhiêu?
- GV chốt đáp án, chốt lại các bước giải bài toán. Lưu ý cách xác định tỉ số cho dưới dạng ẩn.
Bài 2 + bài 4 (bài tập chờ dành cho HS hoàn thành sớm)
3. Vận dụng (trải nghiệm) (1p)
- GV nhận xét tiết học.
- GV dặn dò HS.
 Cá nhân – Chia sẻ nhóm 2 - Lớp
- 1 HS lên bảng làm bài, HS cả lớp làm bài vào vở.
 Giải:
Ta có sơ đồ:
 ?m
Đoạn 1:
Đoạn2: 28m 
 ?m
Tổng số phần bằng nhau là: 1 + 3 = 4 (phần)
Đoạn thứ nhất dài là: 28 : 4 x 3 = 21 (m)
Đoạn thứ hai dài là: 28 – 21 = 7 (m)
 Đáp số: Đoạn 1: 21m
 Đoạn 2: 7 m
+ Là 72.
+ Vì giảm số lớn đi 5 lần thì được số nhỏ nên số lớn gấp 5 lần số nhỏ (số nhỏ bằng số lớn).
- HS làm cá nhân – Chia sẻ lớp
 Giải:
Vì giảm số lớn 5 lần thì được số bénen số lớn gấp 5 lần số bé.
Ta có sơ đồ:
 ?
Số lớn:
Sốbé: 72
 ?
Tổng số phần bằng nhau là: 1 + 5 = 6 (phần)
Số bé là: 72 : 6 = 12
Số lớn là: 72 – 12 = 60
 Đáp số: SB:12 
 SL: 60
- HS làm vào vở Tự học – Chia sẻ lớp
* Bài 2: 
 Tổng số phần bằng nhau là:
 2 + 1 = 3 (phần)
Số bạn nam là:
 12 : 3 = 4 (bạn)
 Số bạn nữ là: 12 - 4 = 8 (bạn)
 Đáp số: bạn nam: 4 bạn
 bạn nữ: 8 bạn
* Bài 4:
HS có thể nêu bài toán: Hai thùng đựng 180 l dầu. Biết số dầu ở thùng thứ nhất bằng số lít dầu ở thùng thứ hai. Tính số lít dầu có trong mỗi thùng và tự giải bài toán
- HS lắng nghe.
ĐIỀU CHỈNH SAU BÀI DẠY
............................................................................................................................................................................................................................................................................................
******************** 
TIẾNG VIỆT
TIẾT 56: KIỂM TRA GIỮ HỌC KÌ 2. 
I. Luyện từ và câu. 
1. Tìm 3 từ 
a. Là từ láy miêu tả đặc điểm, vẻ đẹp của cây cối 
b. Là từ miêu tả tính nết , vẻ đẹp của con người
a. Thành ngữ nào sau đây nói về vẻ đẹp của phong cảnh?
 A. Ruộng cả ao liền
 B. Non xanh nước biếc
 C. Núi cao sông sâu
b. Câu tục ngữ " Cái nết đánh chết cái đẹp " khuyên ta điều gì ?
 A . Phẩm chất đạo đức tốt quan trọng hơn vẻ đẹp bề ngoài .
 B .Người có phẩm chất tốt không cần phải có hình thức đẹp .
 C . Phải bảo vệ hình đẹp, không để cho cái nết làm lu mờ. 
3. Câu " Cần trục là cánh tay kì diệu của các chú công nhân " thuộc loại câu gì ? 
 A . Ai làm gì ? B . Ai thế nào ? C . Ai là gì ? 
4. Viết tiếp 2 từ ngữ có tiếng tài nói về:
a. Tài năng của con người: tài ba,..
 b. Tiền của: tài nguyên, 
5. Câu: Bạn Hương - lớp trưởng lớp 4B - đang nhận xét các mặt hoạt động trong tuần.
Dấu gạch ngang trong câu trên dùng để:
A. Chỗ bắt đầu lời nói của nhân vật trong đối thoại.
B. Các ý trong một đoạn liệt kê.
C. Phần chú thích trong câu. 
 II. Tập làm văn
 Đề bài: Em hãy tả một cây bóng mát mà em biết.
*********************
KHOA HỌC
ÔN TẬP: VẬT CHẤT VÀ NĂNG LƯỢNG (tt)
I.YÊU CẦU CẦN ĐẠT:
1. Kiến thức 
- Tiếp tục ôn tập các kiến thức về nước, âm thanh, ánh sáng, không khí.
2. Năng lực
- Sưu tầm và triển lãm các tranh, ảnh theo yêu cầu.
- Thực hành kiểm tra sự thay đổi của bóng tối
3. Phẩm chất
- HS học tập nghiêm túc, tích cực
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC
1. GV: Dụng cụ thí nghiệm
2. HS: Tranh, ảnh sưu tầm
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY- HỌC CHỦ YẾU: 
Hoạt đông của giáo viên
Hoạt đông của của học sinh
1. Khởi động, kết nối (2p)
- Giới thiệu bài, ghi bảng.
2. Hình thành kiến thức mới: (35p)
* Mục tiêu: 
- Tiếp tục ôn tập các kiến thức về nước, âm thanh, ánh sáng, không khí.
- Sưu tầm và triển lãm các tranh, ảnh theo yêu cầu.
- Thực hành kiểm tra sự thay đổi của bóng tối
* Cách tiến hành: Cá nhân - Nhóm – Lớp
2.1 Triển lãm: 
 Cách tiến hành:
- GV phát giấy khổ to cho nhóm 4 HS.
- Yêu cầu các nhóm dán tranh, ảnh nhóm mình sưu tầm được, sau đó tập thuyết minh, giới thiệu về các nội dung tranh, ảnh.
**GV cùng 3 HS làm Ban giám khảo thống nhất tiêu chí đánh giá.
 + Nội dung đầy đủ, phong phú, phản ánh các nội dung đã học: 10 điểm
+ Trình bày đẹp, khoa học: 3 điểm
+ Thuyết minh rõ, đủ ý, gọn: 3 điểm
+ Trả lời được các câu hỏi đặt ra: 2 điểm
+ Có tinh thần đồng đội khi triển lãm: 2 điểm.
- Ban giám khảo chấm điểm và thông báo kết quả.
- Nhận xét, kết luận chung về sự sưu tầm, chuẩn bị của HS
3. Luyện tập, thực hành
 - Phương án 2: GV vẽ các hình sau lên bảng
- Yêu cầu HS: 
 + Quan sát các hình minh họa.
 + Nêu từng thời gian trong ngày tương ứng với sự xuất hiện bóng của cọc.
- Kết luận:
1. Buổi sáng, bóng cọc dài ngả về phía tây.
2. Buổi trưa, bóng cọc ngắn lại, ở ngay dưới chân cọc đó.
3. Buổi chiều, bóng cọc dài ra ngả về phía đông.
3.1 Quan sát và trả lời
 Những thí nghiệm thể hiện trong các hình dưới đây nhằm chứng minh điều gì?
4. Vận dụng (trải nghiệm) (2p)
- chuẩn bị bài sau: Chia nhóm, mỗi nhóm 4 HS và giao nhiệm vụ cho từng HS trong nhóm. Chuẩn bị lon sữa bò, hạt đậu, đất trồng cây.
HS 1: Gieo 1 hạt đậu, tưới nước thường xuyên nhưng đặt trong góc tối.
HS 2: Gieo 1 hạt đậu, tưới nước thường xuyên, đặt chỗ có ánh sáng nhưng dùng keo dán giấy bôi lên 2 mặt của lá cây.
HS 3: Gieo 1 hạt đậu, để nơi có ánh sáng nhưng không tưới nước.
HS 4: Gieo 2 hạt đậu, để nới có ánh sáng, tưới nước thường xuyên, sau khi lên lá nhổ 1 cây ra trồng bằng sỏi đã rửa sạch.
- GV nhận xét tiết học.
- GV dặn dò HS.
Nhóm 6 – Lớp
- HS trình bày tranh theo nhóm.
- Thuyết trình giải thích về tranh ảnh của nhóm.
- Cả lớp đi tham quan khu triển lãm của từng nhóm nghe các thành viên trong nhóm trình bày.
+ Các nhóm đưa ra nhận xét riêngcủa nhó
Cá nhân – Lớp
- HS quan sát, nhân xét
- HS nghe và ghi nhớ, giải thích sự thay đổi của bóng của chiếc cọc khi vị trí nguồn chiếu sáng thay đổi.
Cá nhân – Lớp
Đáp án:
+ TN 1: Không khí có thể nén lại hoặc giãn ra
+ TN 2: Nước là một chất lỏng trong suốt
+ TN 3: Không khí có ở bên trong tất cả các vật rỗng
- HS chuẩn bị theo phân công của GV
- Thực hành làm các TN liên quan đến các bài học trong chương Vật chất và năng lượng.
- HS lắng nghe. 
ĐIỀU CHỈNH SAU BÀI DẠY
............................................................................................................................................................................................................................................................................................
******************** 

Tài liệu đính kèm:

  • docxgiao_an_dien_tu_lop_4_tuan_28_nam_2023.docx