Giáo án điện tử Lớp 4 - Tuần 31 - Năm học 2022-2023 - Nguyễn Thị Kiều Chinh

Giáo án điện tử Lớp 4 - Tuần 31 - Năm học 2022-2023 - Nguyễn Thị Kiều Chinh

TẬP ĐỌC

TIẾT 61: ĂNG – CO VÁT

I. MỤC TIÊU :

Sau bài học, HS có khả năng:

1. Kiến thức: - Hiểu nghĩa các từ: kiến trúc, điêu khắc, thốt nốt, kì thú, muỗm, thâm nghiêm.

- Hiểu ND, ý nghĩa: Ca ngợi Ăng - co Vát, một công trình kiến trúc và điêu khắc tuyệt diệu của nhân dân Cam - pu - chia.

2. Kĩ năng: - Đọc đúng các từ: Ăng – co Vát, Cam – pu – chia, đẽo gọt, muỗm, thâm nghiêm.

- Biết đọc diễn cảm một đoạn trong bài với giọng chậm rãi, biểu lộ tình cảm kính phục. Trả lời được các câu hỏi trong SGK.

3.Thái độ:

- Biết bảo vệ, giữ gìn các di tích lịch sử.

II. CHUẨN BỊ:

1. Giáo viên: Bài giảng điện tử, bảng phụ ghi đoạn cần luyện đọc, SGK.

2. Học sinh: SGK, vở.

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:

 

docx 45 trang Người đăng Đào Lam Sơn Ngày đăng 19/06/2023 Lượt xem 96Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án điện tử Lớp 4 - Tuần 31 - Năm học 2022-2023 - Nguyễn Thị Kiều Chinh", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TUẦN 31
Thứ hai ngày 17 tháng 4 năm 2023
TOÁN
TIẾT 151: THỰC HÀNH (TIẾP)
I. MỤC TIÊU : 
Sau bài học, HS có khả năng:
1. Kiến thức: Biết được một số ứng dụng của tỉ lệ bản đồ vào vẽ hình.
2. Kĩ năng: Ước lượng, tính toán, sử dụng bản đồ.
3. Thái độ: Chăm chỉ, tích cực học tập.
II. CHUẨN BỊ:
1. Giáo viên: SGK, bảng phụ.
2. Học sinh: SGK, vở.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:
Hoạt động của GV 
Hoạt động của HS 
1. Ổn định:
2. Bài mới:
a. Giới thiệu bài:
- Trong giờ thực hành trước các em đã biết cách đo độ dài khoảng cách giữa hai điểm A và B trong thực tế. Giờ thực hành này chúng ta sẽ vẽ các đoạn thẳng thu nhỏ trên bảng đồ có tỉ lệ cho trước để biểu thị các đoạn thẳng trong thực tế.
b. Hướng dẫn thực hành.
b. 1. Hướng dẫn vẽ đoạn thẳng AB trên bản đồ.
GV nêu ví dụ trong SGK
- Để vẽ được đoạn thẳng AB trên bản đồ, trước hết chúng ta cần xác định được gì?
- Có thể dựa vào đâu để tính độ dài đoạn thẳng AB thu nhỏ ?
- Em hãy tính độ dài đoạn thẳng thu nhỏ?
- Vậy đoạn thẳng AB thu nhỏ trên bản đồ tỉ lệ 1 : 400 dài bao nhiêu cm?
- Em hãy nêu cách vẽ đoạn thẳng AB dài 5 cm?
- GV yêu cầu thực hành vẽ đoạn thẳng AB dài 20 m trên bản đồ tỉ lệ 1 : 400.
b.2. Thực hành
Bài 1: GV y/c nêu chiều dài bảng lớp đã đo ở tiết thực hành trước.
- Y/c HS vẽ đoạn thẳng biểu thị chiều dài bảng lớp trên bản đồ tỉ lệ 1 : 50
4. Củng cố, dặn dò:
- Nhắc lại nội dung bài học.
- Nhận xét giờ học.
- Lắng nghe.
- Cần xác định được độ dài đoạn thẳng AB thu nhỏ.
- Dựa vào độ dài thật của đoạn thẳng AB và tỉ lệ của bản đồ.
Tính và báo cáo kết quả trước lớp.
20 m = 2000 cm.
Độ dài đoạn thẳng AB thu nhỏ là:
2000 : 400 = 5 (cm)
- Dài 5 cm.
- 1 HS nêu trước lớp, cả lớp theo dõi nhận xét.
+ Chọn điểm A trên giấy.
+ Đặt một đầu thước tại điểm A sao cho điểm A trùng với vạch số 0 của thước.
+ Tìm vạch chỉ số 5 cm trên thước, chấm điểm B trùng với vạch chỉ 5 cm của thước.
+ Nối A với B ta được đoạn thẳng AB có độ dài 5 cm.
- HS tính độ dài đoạn thẳng thu nhỏ biểu thị chiều dài bảng lớp và vẽ.
Ví dụ: Chiều dài bảng là 3 m
tỉ lệ bản đồ 1 : 50
3 m = 300 cm
Chiều dài bảng lớp thu nhỏ trên bản đồ là:
300 : 50 = 6 (cm)
HS vẽ đoạn thẳng 6 cm
Điều chỉnh – bổ sung
 ***********************************
TẬP ĐỌC
TIẾT 61: ĂNG – CO VÁT
I. MỤC TIÊU : 
Sau bài học, HS có khả năng:
1. Kiến thức: - Hiểu nghĩa các từ: kiến trúc, điêu khắc, thốt nốt, kì thú, muỗm, thâm nghiêm. 
- Hiểu ND, ý nghĩa: Ca ngợi Ăng - co Vát, một công trình kiến trúc và điêu khắc tuyệt diệu của nhân dân Cam - pu - chia.
2. Kĩ năng:	- Đọc đúng các từ: Ăng – co Vát, Cam – pu – chia, đẽo gọt, muỗm, thâm nghiêm. 
- Biết đọc diễn cảm một đoạn trong bài với giọng chậm rãi, biểu lộ tình cảm kính phục. Trả lời được các câu hỏi trong SGK.
3.Thái độ:	 
- Biết bảo vệ, giữ gìn các di tích lịch sử.
II. CHUẨN BỊ:
1. Giáo viên: Bài giảng điện tử, bảng phụ ghi đoạn cần luyện đọc, SGK. 
2. Học sinh: SGK, vở.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:
HOẠT ĐỘNG CỦA GV
HOẠT ĐỘNG CỦA HS
1. Ổn định: 
2. Bài cũ: Dòng sông mặc áo.
- Gọi 2 HS đọc TL và TLCH SGK.
- GV nhận xét đánh giá.
3. Bài mới: 
a. Giới thiệu bài: 
- Bài tập đọc hôm nay đưa các em đến với đất nước láng giềng Cam-pu-chia để chiêm ngưỡng một công trình kiến trúc và điêu khắc tuyệt diệu của nhân dân Khơ-me đó là Ăng-co Vát. 
b. Hướng dẫn luyện đọc.
- HS hát.
- 2 HS đọc thuộc lòng và trả lời câu hỏi SGK.
- HS nhận xét bạn.	
- HS nghe, ghi vở.
- Gọi 3 HS đọc nối tiếp bài.
- GV kết hợp sửa phát âm, ngắt giọng.
+ Bài được chia làm mấy đoạn?
- Yêu cầu HS dùng bút chì đánh dấu từng đoạn trong SGK.
- Gọi 3 HS đọc nối tiếp đoạn, GV kết hợp sửa cách phát âm cho HS (nếu có).
- HD HS đọc câu dài.
- Luyện đọc từ ngữ khó: Ăng-co Vat, Cam-pu-chia, thế kỉ XII,...
- Yêu cầu 3 HS đọc nối tiếp đoạn lần 2 kết hợp giải nghĩa từ.
- Yêu cầu HS luyện đọc theo cặp.
- GV tổ chức cho HS thi đọc.
- GV đọc mẫu toàn bài.
c. Tìm hiểu bài.
- Y/cầu HS đọc thầm, thảo luận và TLCH. 
- Gọi 1 HS đọc đ.1 thảo luận và TLCH.
+ Ăng-co Vát được xây dựng ở đâu và từ bao giờ?
+ Ý chính đ.1?
- Gọi 1 HS đọc đ.2 thảo luận và TLCH.
+ Khu đền chính đồ sộ như thế nào? 
+ Khu đền chính được xây dựng kì công như thế nào?
+ Đoạn 2 cho em biết điều gì?
- Gọi 1 HS đọc đ.3 thảo luận và TLCH.
+ Phong cảnh khu đền lúc hoàng hôn có gì đẹp?
+ Nội dung đoạn 3 cho biết điều gì?
- Gọi 2 HS nêu nội dung của bài?
d. Hướng dẫn đọc diễn cảm.
- GV giới thiệu đoạn văn đọc diễn cảm: "Lúc hoàng hôn, ... tỏa ra từ các ngách".
- GV đọc mẫu.
- Yêu cầu HS luyện đọc theo nhóm đôi.
- GV tổ chức cho HS thi đọc diễn cảm (ngắt, nghỉ, nhấn giọng).
- GV nhận xét đánh giá, bình chọn, tuyên dương HS đọc hay, đúng giọng.
4. Củng cố, dặn dò: 
- GV cho HS nêu lại nội dung bài.
- GV nhận xét đánh giá tiết học.
- 3 HS nối tiếp đọc, cả lớp đọc thầm.
- HS lắng nghe.
+ Bài được chia làm 3 đoạn. (mỗi xuống hàng là 1 đoạn).
- HS dùng bút chì đánh dấu từng đoạn. (SGK).
- 3 HS đọc nối tiếp đoạn lần 1.
- HS luyện đọc câu dài.
- HS luyện đọc từ: Ăng-co Vat, Cam-pu-chia, thế kỉ XII,...
- 3 HS đọc nối tiếp đoạn lần 2, nêu chú giải SGK: Kiến trúc, điêu khắc, thốt nốt, kì thú, muỗm, thâm nghiêm,...
- HS luyện đọc theo cặp.
- HS thi đọc.
- HS lắng nghe GV đọc mẫu.
- HS đọc thầm, thảo luận nhóm TLCH. 
- 1 HS đọc, cả lớp đọc thầm và TLCH.
+ Ăng-co Vát được xây dựng ở đất nước Cam-pu-chia từ thế kỉ thứ mười hai.
+ Đ.1: Giới thiệu về vị trí và thời gian ra đời của ngôi đền Ăng-co Vát.
- 1 HS đọc, cả lớp đọc thầm và TLCH.
+ Khu đền chính gồm ba tầng với những ngọn tháp lớn, ba tầng hành lang dài gần 1500 mét. Có 398 gian phòng.
+ Khu đền chính được kiến trúc với những cây tháp lớn được dựng bằng đá ong và được bọc ngoài bằng đá nhẵn. Những bức tường buồng nhẵn như mặt ghế đá, được ghép bằng những tảng đá lớn đẽo gọt vuông vức và lựa ghép vào nhau kín khít như xây gạch vữa.
+ Đ.2: Miêu tả về sự kiến trúc kì công của khu đền chính Ăng-co Vát.
- 1 HS đọc, cả lớp đọc thầm và TLCH.
+ Vào hoàng hôn Ăng-co Vát thật huy hoàng: Ánh sáng chiếu soi vào bóng tối của đền; những ngọn tháp cao vút lấp loáng giữa những chùm lá thốt nốt xoà tán tròn; Ngôi đền cao với những thềm đá rêu phong càng trở nên uy nghi, thâm ngiêm hơn dưới ánh chiều vàng, khi đàn dơi bay toả ra từ các ngách.
+ Đ.3: Miêu tả vẻ đẹp huy hoàng của đền Ăng-co Vát lúc hoàng hôn.
- 2 HS nêu: Ca ngợi Ăng-co Vát là một công trình kiến trúc và điêu khắc tuyệt diệu của nhân dân Cam-pu-chia.
- HS theo dõi.
- 1 HS đọc lại.
- HS luyện đọc diễn cảm theo nhóm đôi.
- HS thi đọc diễn cảm theo hướng dẫn của GV.
- HS nhận xét, tuyên dương bạn đọc diễn cảm hay nhất.
- HS nêu lại nội dung bài học.
- HS lắng nghe.
Điều chỉnh – bổ sung
 *********************************
ĐẠO ĐỨC
TIẾT 31: BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG 
I. MỤC TIÊU : 
Sau bài học, HS có khả năng:
1. Kiến thức:  - Biết được sự cần thiết phải bảo vệ môi trường (BVMT) và trách nhiệm tham gia BVMT.
- Nêu được những việc làm cần phù hợp với lứa tuổi để BVMT.
2. Kỹ năng:  - Tham gia BVMT ở nhà, ở trường học và nơi công cộng bằng những việc làm phù hợp với khả năng. 
- Kĩ năng đảm nhận trách nhiệm bảo vệ môi trường ở nhà và ở trường.
3. Thái độ:  Không đồng tình với những hành vi làm ô nhiễm môi trường và biết nhắc bạn bè, người thân cùng thực hiện bảo vệ môi trường.
* Có ý thức bảo vệ môi trường, sống thân thiện với môi trường biển, hải đảo.
* Đồng tình, ủng hộ những hành vi bảo vệ môi trường, vùng biển, hải đảo.
II. CHUẨN BỊ:
1. Giáo viên: Bài giảng điện tử, các tấm bìa xanh, đỏ, SGK.
2. Học sinh: SGK, vở.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:
HOẠT ĐỘNG CỦA GV
HOẠT ĐỘNG CỦA HS
1. Ổn định:
2. Bài cũ: Bảo vệ môi trường (t.1).
- Gọi 2 HS trả lời trước lớp.
+ Vì sao cần phải bảo vệ môi trường? 
+ Em cần làm gì để bảo vệ môi trường?
- GV nhận xét, đánh giá.
3. Bài mới: 
a. Giới thiệu bài: Tiết học hôm nay, chúng ta tiếp tục học bài “Bảo vệ môi trường (t.2).”
b. Bày tỏ ý kiến:
 BT2(tr.44/SGK)
- GV chia 6 nhóm: a, b, c, d, đ, e và yêu cầu thảo luận và bàn cách giải quyết: (mỗi nhóm chọn 1 câu).
+ Điều gì sẽ xảy ra với môi trường, với con người, nếu:
a) Dùng điện, dùng chất nổ để đánh cá, tôm.
b) Sử dụng thuốc bảo vệ thực vật không đúng quy định.
c) Đốt phá rừng.
d) Chất thải nhà máy chưa được xử lí đã cho chảy xuống sông, hồ.
đ) Quá nhiều ôtô, xe máy chạy trong thành phố.
e) Các nhà máy hóa chất nằm gần khu dân cư hay đầu nguồn nước.
- GV nhận xét, đánh giá.
c. Xử lí tình huống: 
BT4(tr.44/SGK).
* Sự cần thiết phải BVMT và trách nhiệm tham gia BVMT của HS. Những việc HS cần làm đểBVMT ở nhà, ở lớp học, trường học và nơi công cộng.
- GV chia HS thành 3 nhóm và giao nhiệm vụ cho từng nhóm. (mỗi nhóm 1 câu).
+ Em sẽ làm gì trong các tình huống sau? Vì sao?
a) Hàng xóm nhà em đặt bếp than tổ ong ở lối đi chung để đun nấu.
b) Anh trai em nghe nhạc, mở tiếng quá lớn.
c) Lớp em thu nhặt phế liệu và dọn sạch đường làng.
- GV nhận xét, đánh giá.
d. Dự án: Tình nguyện xanh.
- GV chia HS thành 3 nhóm và giao nhiệm vụ cho các nhóm như sau:
+ Nhóm 1: Tìm hiểu về tình hình môi trường, ở xóm / phố, những hoạt động bảo vệ môi trường, những vấn đề còn tồn tại và cách giải quyết.
+ Nhóm 2: Tương tự đối với môi trường trường học.
+ Nhóm 3: Tương tự đối với môi trường lớp học.
- GV nhận xét, đánh giá kết quả làm việc của từng nhóm.
4. Củng cố, dặn dò: 
- Tích cực tham gia các hoạt động bảo vệ môi trường tại địa phương.
- GV nhận xét đánh giá tiết học.
- HS hát.
- 2 HS trả lời trước lớp.
- HS nhận xét, bổ sung.
- HS nghe, ghi vở.
- Các nhóm thảo luận.
- Đại diện các nhóm trình bày kết quả.
a) Các loại cá tôm bị tuyệt diệt, ảnh hưởng đến sự tồn tại của chúng và thu nhập của con người sau này.
b) Thực phẩm không an toàn, ảnh hưởng đến sức khỏe con người và làm ô nhiễm đất và nguồn nước.
c) Gây ra hạn hán, lũ lụt, hỏa hoạn, xói mòn đất, sạt núi, giảm lượng nước ngầm dự trữ, ...
d) Làm ô nhiễm nguồn nước, động vật dưới nước bị chết.
đ) Làm ô nhiễm không khí (bụi, tiếng ồn).
e) Làm ô nhiễm nguồn nước, không khí.
- Các nhóm khác nhận xét, bổ sung.
- Các nhóm thảo luận.
- Đại diện các nhóm trình bày kết quả.
a) Thuyết phục hàng xóm chuyển bếp than sang chỗ khác.
b) Đề nghị giảm âm thanh.
c)Tham gia thu nhặt phế liệu và dọn sạch đường làng.
- Các nhóm khác nhận xét, bổ sung.
- HS thực hiện theo yêu cầu của GV.
- HS nhận ... *************************
TẬP LÀM VĂN
TIẾT 62: LUYỆN TẬP XÂY DỰNG ĐOẠN VĂN MIÊU TẢ CON VẬT
I. MỤC TIÊU : 
Sau bài học, HS có khả năng:
1. Kiến thức:  Nhận biết được đoạn văn và ý chính của từng đoạn trong bài văn tả con chuồn chuồn nước.
2. Kỹ năng: Biết sắp xếp các câu cho thành một đoạn văn; bước đầu viết được một đoạn văn có câu mở đầu cho sẵn.
3. Thái độ: Có ý thức học tốt môn TLV.
II. CHUẨN BỊ:
1. Giáo viên: Bài giảng điện tử, bảng phụ. 
2. Học sinh: SGK, vở.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:
HOẠT ĐỘNG CỦA GV
HOẠT ĐỘNG CỦA HS
1. Ổn định: 
2. Bài cũ: Luyện tập miêu tả các bộ phận của cây cối. 
- Gọi 2 HS đọc bài viết tả hoạt động của con vật.
- GV nhận xét, đánh giá.
3. Bài mới:
a. Giới thiệu bài: Trong các tiết tập làm văn trước các em đã học cách quan sát các bộ phận của con vật mà mình yêu thích, đã tìm được những từ ngữ miêu tả, hình ảnh so sánh để làm nổi bật những đặc điểm của con vật đó. Trong tiết học này, các em sẽ học cách xây dựng đoạn văn trong bài văn miêu tả con vật qua bài “Luyện tập xây dựng đoạn văn miêu tả con vật”. 
b. Hướng dẫn HS làm bài tập. 
Bài 1:
- Gọi 1 HS nêu yêu cầu bài tập.
- Gọi 1 HS đọc dàn ý về bài văn miêu tả: Con chuồn chuồn nước. 
- Hướng dẫn HS thực hiện yêu cầu.
- Yêu cầu HS đọc thầm các đoạn văn và thảo luận nhóm bàn để thực hiện xác định đoạn và ý của từng đoạn của bài.
- GV giúp HS những HS gặp khó khăn. 
- Yêu cầu HS phát biểu ý kiến.
- GV nhận xét, đánh giá. 
* Kết luận: Trong bài văn Con chuồn chuồn nước, tác giả đã xây dựng hai đoạn với nội dung cụ thể. Đoạn 1 tác giả miêu tả ngoại hình chú chuồn chuồn nước khi đậu trên cành lộc vừng với những đặc điểm, màu sắc nổi bật. Đặc biệt là các hình ảnh so sánh đã làm cho ta hình dung được hình dáng, màu sắc, đường nét của chú chuồn chuồn nước. Đoạn 2 tác giả tả lúc chú tung cánh bay. Theo cánh bay của chú tác gải tả cảnh đẹp của quê hương, đất nước. Tất cả đều sinh động, thanh bình.
Bài 2:
- Yêu cầu HS đọc đề bài, lớp đọc thầm bài.
- GV treo bảng 3 câu văn, gọi 1 HS đọc các câu văn.
* GV lưu ý HS: 
- Các em cần xác định thứ tự đúng của các câu văn để tạo thành đoạn văn hợp lí ... 
- HD HS thực hiện yêu cầu.
- GV giúp những HS gặp khó khăn. 
- Gọi 2 HS lên bảng làm bài trên phiếu. 
- Gọi HS tiếp nối trình bàykết quả bài làm. 
- GV nhận xét, tuyên dương những HS có lời văn hay sát với ý của đoạn. 
Bài 3:
- Yêu cầu HS đọc đề bài, lớp đọc thầm bài.
- GV treo bảng các đoạn văn viết dở, gọi 1 HS đọc thành tiếng các câu văn.
- GV treo tranh con gà trống. 
*GV lưu ý HS: 
- Các em cần xác định thứ tự đúng và viết tiếp các câu văn để tạo thành đoạn văn hợp lí bằng cách miêu tả các bộ phận con gà trống ...
- HD HS thực hiện yêu cầu.
- GV giúp HS những HS gặp khó khăn. 
- Gọi HS tiếp nối trình bày kết quả bài làm. 
- GV nhận xét, tuyên dương những HS có lời văn hay sát với ý của đoạn. 
4 Củng cố, dặn dò:
- Gọi 2 HS nhắc lại nội dung bài học.
- GV nhận xét tiết học.
- HS hát.
- 2 HS đọc. 
- HS nhận xét bạn.
- HS nghe, ghi vở. 
 Bài 1:
- 1 HS nêu yêu cầu bài tập.
- 1 HS đọc dàn ý.
- HS lắng nghe. 
- HS đọc thầm các đoạn văn và thảo luận nhóm bàn.
- HS nối tiếp trình bày.
a) Đ.1: 
+ Từ đầu ... như còn đang phân vân.
+ Ý chính của đoạn này miêu tả ngoại hình của chú chuồn chuồn nước khi đậu một chỗ.
b) Đ.2: 
+ Phần còn lại.
+ Tả chú chuồn chuồn nước lúc tung cánh bay lên và kết hợp miêu tả cảnh đẹp cảnh đẹp thiên nhiên theo cánh bay của chú chuồn chuồn. 
- HS nhận xét bổ sung.
Bài 2:
- 1 HS đọc thành tiếng, lớp đọc thầm.
- 1 HS đọc, lớp quan sát, đọc thầm bài và thảo luận nhóm bàn.
- HS lắng nghe.
- HS thực hiện yêu cầu.
- 2 HS lên bảng làm bài trên phiếu.
- HS tiếp nối trình bàykết quả.
+ Xếp đúng: b - a - c.
 Con chim gáy hiền lành, béo nục. Đôi mắt nâu trầm ngâm ngơ ngác, nhìn xa, cái bụng mịn mượt, cổ yếm quàng chiếc tạp dề công nhân đầy hạt cườm lấp lánh biêng biếc. Chàng chim gáy nào giọng càng trong, càng dài thì quanh cổ càng được đeo nhiều vòng cườm đẹp. 
- HS nhận xét, tuyên dương những bạn có lời văn hay sát với ý của đoạn. 
Bài 3:
- 1 HS đọc thành tiếng, lớp đọc thầm.
- 1 HS đọc, lớp quan sát, đọc thầm bài và thảo luận nhóm bàn.
- HS lắng nghe.
- HS thực hiện yêu cầu.
- HS tiếp nối trình bàykết quả bài làm. 
 Chú gà trống nhà em đã ra dáng một chú gà trống đẹp. Chú có thân hình chắc nịch, vạm vỡ khác hẵn với bạn gà mái cùng đàn,bộ lông màu nâu đỏ tía pha xanh đen óng ánh, trông chú thật rưc rỡ dưới ánh nắng mặt trời. Dường như chú cũng biết mình đẹp nên bước đi của chú mới ra dáng làm sao! Chú ngẩng cao đầu, kiêu hãnh khoe cái mào đỏ rực. Đôi mắt chú sáng long lanh, linh hoạt chao đi chao lại như có nước. Đuôi của chú thật là tuyệt! Xen lẫn giữa những cọng đỏ là dăm ba cọng màu đen dài, cao vống lên rồi uốn cong xuống nom oai vệ làm sao! Đôi chân chú cao to, xù xì vẩy bóng với cái cựa và móng sắc nhọn - một thứ vũ khí vô cùng lợi hại của chú.
- HS nhận xét, tuyên dương những bạn có lời văn hay sát với ý của đoạn. 
- 2 HS nhắc lại nội dung bài học.
- HS lắng nghe, tiếp thu.
Điều chỉnh – bổ sung
****************************************
KHOA HỌC
TIẾT 62: ĐỘNG VẬT CẦN GÌ ĐỂ SỐNG?
I. MỤC TIÊU : 
Sau bài học, HS có khả năng:
1. Kiến thức: Sau bài học HS biết những yếu tố cần để duy trì sự sống của động vật.
2. Kỹ năng: Nêu được những yếu tố cần để duy trì sự sống của động vật như nước, thức ăn, không khí, ánh sáng.
3. Thái độ: Thêm yêu thích khoa học, thích khám phá xung quanh.
II. CHUẨN BỊ:
1. Giáo viên: Bài giảng điện tử, SGK, bảng phụ.
2. Học sinh: SGK, vở.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:
HOẠT ĐỘNG CỦA GV
HOẠT ĐỘNG CỦA HS
1. Ổn định: 
2. Bài cũ: Trao đổi chất ở thực vật.
- Gọi 2 HS lên bảng vẽ và trình bày sơ đồ sự trao đổi khí và sự trao đổi thức ăn ở thực vật.
- GV nhận xét đánh giá.
3. Bài mới: 
a. Giới thiệu bài: Tiết học hôm nay, chúng ta cùng đi tìm hiểu động vật cần gì để sống?
b. Mô tả thí nghiệm.
- HS biết cách làm thí nghiệm chứng minh vai trò của nước, thức ăn, không khí và ánh sáng đối với đời sống động vật. 
- GV tổ chức cho HS tiến hành miêu tả, phân tích thí nghiệm theo nhóm 4.
- Yêu cầu: HS quan sát 5 con chuột trong thí nghiệm và trả lời câu hỏi:
 + Mỗi con chuột được sống trong những điều kiện nào?
 + Mỗi con chuột này chưa đuợc cung cấp điều kiện nào?
- GV đi giúp đỡ từng nhóm.
- Gọi đại diện nhóm trình bày yêu cầu mỗi nhóm chỉ nói về 1 hình, các nhóm khác bổ sung. GV kẻ bảng thành cột và ghi nhanh lên bảng.
- GV nhận xét, tuyên dương các nhóm đã hoạt động tích cực, có kết quả đúng.
GV:
+ Các con chuột trên có những điều kiện sống nào giống nhau?
+ Con chuột nào thiếu điều kiện gì để sống và phát triển bình thường? Vì sao em biết điều đó?
+ Thí nghiệm các em vừa phân tích để chứng tỏ điều gì?
+ Em hãy dự đoán xem, để sống thì động vật cần có những điều kiện nào?
+ Trong các con chuột trên, con nào đã được cung cấp đủ các điều kiện đó?
GV: Thí nghiệm các em đang phân tích giúp ta biết động vật cần gì để sống. Các con chuột trong hộp số 1,2,4,5 gọi là con vật thực nghiệm, mỗi con vật đều lần lượt được cung cấp thiếu một yếu tố. Riêng con chuột trong hộp số 3 là con đối chứng, con này phải đảm bảo được cung cấp tất cả mọi điều kiện cần để cho nó sống thì thí nghiệm mới cho kết quả đúng. Vậy với những điều kiện nào thì động vật sống và phát triển bình thường? Thiếu một trong các điều kiện cần thì nó sẽ ra sao? Chúng ta cùng phân tích để biết.
c. Điều kiện cần để động vật sống và phát triển bình thường.
- GV tổ chức cho HS hoạt động trong nhóm, mỗi nhóm gồm 4 HS.
+ Quan sát tiếp các con chuột và dự đoán xem các con chuột nào sẽ chết trước? Vì sao?
- GV đi giúp đỡ các nhóm.
- Gọi các nhóm trình bày. Yêu cầu mỗi nhóm về 1 con chuột, các nhóm khác bổ sung. GV kẻ thêm cột và ghi nhanh lên bảng.
+ Động vật sống và phát triển bình thường cần phải có những điều kiện nào?
GV giảng: Động vật cần có đủ không khí, thức ăn, nước uống và ánh sáng thì mới tồn tại, phát triển bình thường. Không có không khí để thực hiện trao đổi khí, động vật sẽ chết ngay. Nước uống cũng đóng vai trò rất quan trọng đối với động vật. Nó chiếm tới 80 - 95% khối lượng cơ thể của sinh vật. Không có thức ăn động vật sẽ chết vì không có các chất hữu cơ lấy từ thức ăn để đi nuôi cơ thể. Thiếu ánh sáng động vật sẽ sống yếu ớt, mất dần một số khả năng có thể thích nghi với môi trường.
4. Củng cố, dặn dò:
+ Động vật cần gì để sống?
- GV nhận xét đánh giá tiết học.
- HS hát.
- 2 HS lên bảng vẽ sơ đồ đơn giản và trình bày trên sơ đồ.
- HS nhận xét bạn.
- HS nghe, ghi vở.
- HS thảo luận nhóm 4 theo sự HD của GV.
- HS quan sát 5 con chuột sau đó điền vào phiếu thảo luận.
- Đại diện nhóm trình bày, bổ sung sửa chữa.
- HS nhận xét, tuyên dương các nhóm bạn đã hoạt động tích cực, có kết quả đúng.
+ Cùng nuôi thời gian như nhau, trong một chiếc hộp giống nhau.
+ Con chuột số 1 thiếu thức ăn vì trong hộp của nó chỉ có bát nước.
+ Con chuột số 2 thiếu nước uống vì trong hộp của nó chỉ có đĩa thức ăn.
+ Con chuột số 4 thiếu không khí để thở vì nắp hộp của nó được bịt kín, không khí không thể chui vào được.
+ Con chuột số 5 thiếu ánh sáng vì chiếc hộp nuôi nó được đặt trong góc tối.
+ Biết xem động vật cần gì để sống.
+ Cần phải được cung cấp không khí, nước, ánh sáng, thức ăn.
+ Chỉ có con chuột trong hộp số 3 đã được cung cấp đầy đủ các điều kiện sống.
- HS lắng nghe.
- HS thảo luận theo sự HD của GV.
+ Các nhóm quan sát các con chuột.
- Đại diện các nhóm trình bày, các nhóm khác bổ sung.
+ Con chuột số 1 sẽ bị chết sau con chuột số 2 và số 4. Vì con chuột này không có thức ăn, chỉ có nước uống nên nó chỉ sống được một thời gian nhất định.
+ Con chuột số 2 sẽ chết sau con chuột số 4, vì nó không có nước uống. Khi thức ăn hết, lượng nước trong thức ăn không đủ để nuôi dưỡng cơ thể, nó sẽ chết.
+ Con chuột số 3 sống và phát triển bình thường.
+ Con chuột số 4 sẽ chết trước tiên vì bị ngạt thở, đó là do chiếc hộp của nó bịt kín, không khí không thể vào được.
+ Con chuột số 5 vẫn sống nhưng không khỏe mạnh, không có sức đề kháng vì nó không được tiếp xúc với ánh sáng.
+ Để động vật sống và phát triển bình thường cần phải có đủ: không khí, nước uống, thức ăn, ánh sáng.
- HS lắng nghe.
+ HS trả lời.
- HS lắng nghe tiếp thu.
Điều chỉnh – bổ sung
****************************************************************

Tài liệu đính kèm:

  • docxgiao_an_dien_tu_lop_4_tuan_31_nam_hoc_2022_2023_nguyen_thi_k.docx