Giáo án điện tử Lớp 4 - Tuần 33 - Năm học 2021-2022

Giáo án điện tử Lớp 4 - Tuần 33 - Năm học 2021-2022

Tập đọc: (Tiết 65) Vương quốc vắng nụ cười (Tiếp theo)

I. Yêu cầu cần đạt: Giúp HS:

- Đọc lưu loát, trôi chảy toàn bài. Biết đọc diễn cảm bài văn với giọng vui, đầy bất ngờ, hào hứng, phân biệt lời các nhân vật (nhà vua, cậu bé).

- Hiểu nghĩa các từ ngữ mới trong bài.

- Hiểu được nội dung phần tiếp của truyện và ý nghĩa toàn truyện: Tiếng cười như một phép màu làm cho cuộc sống của vương quốc u buồn thay đổi, thoát khỏi nguy cơ tàn lụi, câu chuyện nói lên sự cần thiết của tiếng cười với cuộc sống của chúng ta.

II. Đồ dùng dạy - học:

 Tranh minh hoạ SGK (HĐ1)

III. Các hoạt động dạy - học:

Hoạt động 1: Khởi động

- 2 HS đọc thuộc lòng một trong hai bài thơ “Ngắm trăng - Không đề”

- HS, GV nhận xét, đánh giá.

Hoạt động 2: Giới thiệu bài: GV cho HS quan sát tranh, nêu nội dung tranh. GV chốt ý, dẫn vào bài học.

Hoạt động 3: Hướng dẫn HS luyện đọc

- HS nối tiếp nhau đọc 3 đoạn của bài (2- 3 l¬¬ượt)

- GV kết hợp sửa sai cách đọc cho HS (mép, ngự uyển, cuống, dải rút, rạng rỡ, tàn lụi, )

- 1 HS đọc chú giải - GV giúp HS hiểu nghĩa các từ ngữ trong bài.

- HS luyện đọc theo cặp - 2 HS đọc toàn bài.

- GV đọc diễn cảm toàn bài.

 

docx 20 trang Người đăng Đào Lam Sơn Ngày đăng 19/06/2023 Lượt xem 126Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án điện tử Lớp 4 - Tuần 33 - Năm học 2021-2022", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần 33
 Thứ 2 ngày 18 tháng 4 năm 2022
Tập đọc: (Tiết 65) Vương quốc vắng nụ cười (Tiếp theo)
I. Yêu cầu cần đạt: Giúp HS:
- Đọc lưu loát, trôi chảy toàn bài. Biết đọc diễn cảm bài văn với giọng vui, đầy bất ngờ, hào hứng, phân biệt lời các nhân vật (nhà vua, cậu bé).
- Hiểu nghĩa các từ ngữ mới trong bài. 
- Hiểu được nội dung phần tiếp của truyện và ý nghĩa toàn truyện: Tiếng cười như một phép màu làm cho cuộc sống của vương quốc u buồn thay đổi, thoát khỏi nguy cơ tàn lụi, câu chuyện nói lên sự cần thiết của tiếng cười với cuộc sống của chúng ta.
II. Đồ dùng dạy - học:
 Tranh minh hoạ SGK (HĐ1)
III. Các hoạt động dạy - học: 
Hoạt động 1: Khởi động 
- 2 HS đọc thuộc lòng một trong hai bài thơ “Ngắm trăng - Không đề”
- HS, GV nhận xét, đánh giá.
Hoạt động 2: Giới thiệu bài: GV cho HS quan sát tranh, nêu nội dung tranh. GV chốt ý, dẫn vào bài học. 
Hoạt động 3: Hướng dẫn HS luyện đọc 
- HS nối tiếp nhau đọc 3 đoạn của bài (2- 3 lượt) 
- GV kết hợp sửa sai cách đọc cho HS (mép, ngự uyển, cuống, dải rút, rạng rỡ, tàn lụi,)
- 1 HS đọc chú giải - GV giúp HS hiểu nghĩa các từ ngữ trong bài. 
- HS luyện đọc theo cặp - 2 HS đọc toàn bài.
- GV đọc diễn cảm toàn bài.
Hoạt động 3: Hướng dẫn tìm hiểu bài
- HS đọc thầm đoạn 1, 2 - Trả lời câu hỏi 1, 2/SGK
 Giảng từ: trọng thưởng
- HS đọc thầm đoạn 3 - Trả lời câu hỏi 3/SGK
 Giảng từ: phép mầu
- HS nêu nội dung chính của bài: Tiếng cười như một phép mầu làm cho cuộc sống của vương quốc u buồn thay đổi, thoát khỏi nguy cơ tàn lụi. 
Hoạt động 4: Luyện đọc diễn cảm 
- GV tổ chức cho HS luyện đọc phân vai - HS luyện đọc phân vai.
- GV theo dõi, hướng dẫn HS đọc đúng giọng của nhân vật.
- HS thi đọc phân vai phần 2 và cả toàn truyện.
- GV nhận xét, đánh giá.
Hoạt động 5: Vận dụng
- GV liên hệ thực tế về tác dụng của tiếng cười.
- Nhận xét tiết học, dặn dò luyện đọc ở nhà và chuẩn bị bài sau.
Điều chỉnh nội dung ( nếu có
............................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................
Kể chuyện: (Tiết 33) Kể chuyện đã nghe, đã đọc
I. Yêu cầu cần đạt: Giúp HS:
- Rèn kỹ năng nói: Biết kể tự nhiên băng lời của mình một câu chuyện, đoạn chuyện đã nghe, đã đọc có nhân vật, ý nghĩa nói về tính thần lạc quan, yêu đời. Biết trao đổi với các bạn về nội dung, ý nghĩa câu chuyện, đoạn chuyện.
- Rèn kỹ năng nghe: Lắng nghe bạn kể, nhận xét đúng lời kể của bạn.
II. Đồ dùng dạy - học: 
III. Các hoạt động dạy - học: 
Hoạt động 1 : Khởi động
- 1 HS kể lại đoạn 1, 2 của truyện “Khát vọng sống”. Nêu ý nghĩa của truyện.
- HS, GV nhận xét, đánh giá. GV dẫn vào bài học.
Hoạt động 2: Hướng dẫn HS kể chuyện.
- 2 HS đọc đề bài: Kể một câu chuyện em đã được nghe hoặc được đọc về tinh 
thần lạc quan, yêu đời.
- HS nối tiếp nhau đọc các gợi ý 1, 2/SGK
- HS nối tiếp nhau nêu tên câu chuyện mình định kể.
* GV lưu ý HS: Khi kể cần kể có đầu có cuối, biết kết hợp lời kể với động tác, cử chỉ, điệu bộ.
Hoạt động 3: HS kể chuyện - trao đổi về ý nghĩa câu chuyện
- HS luyện kể theo cặp - Trao đổi về ý nghĩa câu chuyện. 
- HS thi kể chuyện trước lớp - Trao đổi với các bạn về ý nghĩa câu chuyện vừa 
kể.
- HS, GV nhận xét, đánh giá, bình chọn bạn kể hay, hấp dẫn.
Hoạt động 4 : Vận dụng
- Nhận xét tiết học. 
- Dặn dò luyện kể ở nhà và chuẩn bị bài sau.
Điều chỉnh nội dung ( nếu có
...................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................
Toán: (Tiết 161) Ôn tập về các phép tính với phân số
I. Yêu cầu cần đạt: Giúp HS:
- Ôn tập, củng cố về kĩ năng thực hiện các phép tính với phân số (cộng, trừ). 
- Tìm một thành phần chưa biết trong phép cộng, phép trừ phân số.
II. Đồ dùng dạy - học: 
 Bảng phụ vẽ hình BT4 (HĐ1)
III. Các hoạt động dạy - học:
Hoạt động 1: Khởi động
 - 1 HS lên bảng qui đồng MS các phân số sau: 
 - HS, GV nhận xét, củng cố cách qui đồng MS các phân số.
Hoạt động 2: Hướng dẫn HS làm bài tập
- GV yêu cầu HS làm BT1; BT2; BT3.
- HS làm bài tập (3-5 phút) - GV giúp đỡ những HS còn lúng túng.
Bài 1:
- HS nối tiếp nhau lên bảng làm, lớp tiếp tục hoàn thiện BT.
- HS, GV nhận xét, sửa sai.
* GV củng cố cách cộng, trừ hai phân số cùng mẫu số, khác mẫu số.
Bài 2: 
- HS nối tiếp nhau lên bảng làm, lớp tiếp tục hoàn thiện BT.
- HS, GV nhận xét, sửa sai.
* GV nhận xét, củng cố cách cộng, trừ phân số hai phân số khác mẫu số.
Bài 3: 
- 2 em lên bảng làm, nêu cách làm.
- HS, GV nhận xét, sửa sai.
* GV củng cố cách tìm số hạng, số bị trừ, số trừ chưa biết.
 (Nếu còn thời gian cho HSKG làm BT4; 5).
Hoạt động 3: Vận dụng
- Nhận xét tiết học.
- Dặn dò HS về ôn bài ở nhà và chuẩn bị bài sau.
 Điều chỉnh nội dung ( nếu có
.............................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................
Khoa học: (Tiết 66) Quan hệ thức ăn trong tự nhiên
(Giáo dục KNS)
I. Yêu cầu cần đạt: Sau bài học HS biết :
- Kể ra mối quan hệ giữa yếu tố vô sinh và hữu sinh trong tự nhiên
- Vẽ và trình bày sơ đồ mối quan hệ sinh vật này là thức ăn của sinh vật kia.
* GDKNS: KN giao tiếp và hợp tác.
II. Đồ dùng dạy - học:
- Hình vẽ SGK trang 130; 131 (HĐ1).
- Giấy A3 , bút vẽ (HĐ2). Máy tính.
III. Các hoạt động dạy - học:
Hoạt động 1 : Khởi động
- HS nêu quá trình trao đổi chất ở động vật.
- HS, GV nhận xét, đánh giá, củng cố. GV dẫn vào bài học
Hoạt động 2: Trình bày mối quan hệ của thực vật đối với các yếu tố vô sinh trong tự nhiên
- HS quan sát hình vẽ SGK trang 130 thảo luận nhóm đôi các câu hỏi trong SGK. 
- Đại diện nhóm báo cáo kết quả thảo luận. 
- Các nhóm khác nhận xét, bổ sung.
* GVKL: Chỉ có thực vật mới hấp thụ trực tiếp năng lượng ánh sáng mặt trời và lấy các chất vô sinh như nước, khí các- bô-níc để tạo thành chất dinh dưỡng nuôi cây.
Hoạt động 3: Thực hành vẽ sơ đồ mối quan hệ thức ăn giữa các sinh vật
- GV hướng dẫn HS tìm hiểu mối quan hệ thức ăn giữa các sinh vật. 
- GV phát giấy A3 cho 3 nhóm, các em cùng tham gia vẽ sơ đồ sinh vật này là thức ăn của sinh vật kia bằng chữ.
- Nhóm trưởng điều khiển các bạn trong nhóm giải thích sơ đồ.
- Các nhóm treo sản phẩm và cử đại diện trình bày trước lớp.
- Lớp nhận xét, bổ sung.
- Cho HS liên hệ thực tế. 
* GDKNS: Thông qua hoạt động rèn cho HS kĩ năng giao tiếp và hợp tác giữa các thành viên trong nhóm.
Hoạt động 4: Vận dụng
- GV hệ thống nội dung bài học.
- HS đọc mục bạn cần biết SGK: 3 em.
- Nhận xét, dặn dò ôn bài và chuẩn bị bài sau.
Điều chỉnh nội dung ( nếu có
....................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................Thứ 3 ngày 19 tháng 4 năm 2022
Tập đọc: (Tiết 66) Con chim chiền chiện
I. Yêu cầu cần đạt: Giúp HS:
- Đọc lưu loát bài thơ, đọc đúng nhịp thơ. Biết đọc diễn cảm bài thơ với giọng 
hồn nhiên, vui tươi, tràn đầy tình yêu cuộc sống. 
- Hiểu nghĩa các từ ngữ trong bài thơ.
- Hiểu ý nghĩa bài thơ: Hình ảnh con chim chiền chiện tự do bay lượn ca hát giữa không gian rộng trong khung cảnh thiên nhiên thanh bình là hình ảnh của cuộc sống ấm no, hạnh phúc, gieo trong lòng người đọc thêm yêu đời, yêu cuộc sống.
- Học thuộc lòng hai, ba khổ thơ trong bài.
II. Đồ dùng dạy - học: 
 Tranh minh hoạ SGK (HĐ1)
III. Các hoạt động dạy - học: 
Hoạt động 1: Khởi động
- 3 HS đọc phân vai bài “Vương quốc vắng nụ cười”. Nêu nội dung của bài.
- HS, GV nhận xét, đánh giá. 
Hoạt động 2: Giới thiệu bài: GV cho HS quan sát tranh, nêu nội dung tranh. GV chốt ý, dẫn vào bài học. 
Hoạt động 3: Hướng dẫn HS luyện đọc. 
- HS nối tiếp nhau đọc 6 khổ thơ (2 - 3 lượt).
- GV theo dõi sửa lỗi cho HS.
- HS đọc chú giải - GV giúp HS hiểu nghĩa các từ ngữ trong bài.
- HS luyện đọc theo cặp - 2 HS đọc toàn bài.
- GV đọc diễn cảm bài thơ.
Hoạt động 4: Hướng dẫn HS tìm hiểu bài
- HS đọc thầm bài thơ - Trả lời câu hỏi 1/SGK
- HS đọc bài thơ và trả lời câu hỏi 2, 3, 4/SGK.
 Giảng từ: sà; hình ảnh: Cánh đập trời xanh xanh da trời.
- HS nêu nội dung chính của bài: Hình ảnh con chim chiền chiện tự do bay liệng trong khung cảnh thiên nhiên thanh bình cho thấy sự ấm no, hạnh phúc và tràn đầy yêu thương trong cuộc sống.
Hoạt động 5: Hướng dẫn HS luyện đọc diễn cảm và HTL bài thơ.
- 3 HS nối tiếp nhau đọc 6 khổ thơ - GV hướng dẫn HS tìm giọng đọc bài thơ và thể hiện diễn cảm.
- HS luyện đọc diễn cảm 3 khổ thơ đầu - HS thi đọc diễn cảm.
- HS nhẩm HTL 2,3 khổ thơ trong bài - HS thi đọc thuộc lòng.
- GV nhận xét, đánh giá.
Hoạt động 6: Vận dụng
- HS nhắc lại nội dung bài thơ.
- Nhận xét tiết học, dặn dò ôn bài ở nhà và chuẩn bị bài sau.
Điều chỉnh nội dung ( nếu có
..................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................... ... g đơn vị đo khối lượng, mối quan hệ giữa các đơn vị đo KL.
Bài 2: 
- 3 HS lên bảng làm, cả lớp tiếp tục làm bài.
- HS, GV nhận xét, sửa sai.
* GV củng cố cách chuyển đổi các đơn vị đo khối lượng; mối quan hệ giữa các đơn vị đo khối lượng.
Bài 5: 
- HS đọc đề bài - Phân tích đề.
- 1 em lên bảng giải - lớp tiếp tục hoàn thiện BT.
- HS, GV nhận xét, bổ sung.
* GV củng cố cách giải toán liên quan đến đơn vị đo khối lượng.
Hoạt động 3: Vận dụng
- GV củng cố kiến thức toàn bài.
- Nhận xét tiết học, dặn dò ôn bài ở nhà.
Điều chỉnh nội dung ( nếu có
............................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................... Khoa học: (Tiết 67) Chuỗi thức ăn trong tự nhiên
 (Giáo dục KNS)
I. Yêu cầu cần đạt: Sau bài học, HS biết:
- Vẽ và trình bày mối quan hệ giữa bò và cỏ.
- Nêu 1 số VD khác về chuỗi thức ăn trong tự nhiên.
- Nêu định nghĩa về chuỗi thức ăn.
* GDKNS: KN phân tích, phán đoán, đảm nhận trách nhiệm.
II. Đồ dùng dạy - học:
- Hình vẽ SGK trang 132, 133 (HĐ1,2).
- Giấy A0, bút vẽ đủ dùng cho các nhóm (HĐ1). Máy tính.
III. Các hoạt động dạy - học:
Hoạt động 1 : Khởi động
- HS nêu mối quan hệ về thức ăn trong tự nhiên giữa các sinh vật. 
- HS, GV nhận xét, đánh giá. GV dẫn vào bài học.
Hoạt động 2: Thực hành vẽ sơ đồ mối quan hệ thức ăn giữa các sinh vật với nhau và giữa sinh vật với yếu tố vô sinh
- GV yêu cầu HS quan sát hình 1/SGK, đọc kĩ yêu cầu của mục thực hành.
- GV yêu cầu HS dựa vào hình vẽ để vẽ mối quan hệ thức ăn giữa bò và cỏ bằng chữ trên giấy A0 (3 nhóm)
- Các nhóm treo sản phẩm và cử đại diện trình bày trước lớp.
- HS, GV nhận xét, kết luận về sơ đồ mối quan hệ giữa bò và cỏ.
- GV lưu ý HS: + Chất khoáng do phân bò phân huỷ ra là yếu tố vô sinh.
 + Cỏ và bò là yếu tố hữu sinh.
* GDKNS: Thông qua hoạt động rèn cho HS kĩ năng phân tích, phán đoán về mối quan hệ giữa bò và cỏ.
Hoạt động 3: Hình thành khái niệm chuỗi thức ăn
- GV yêu cầu HS quan sát hình 2/ SGK và thảo luận theo bàn câu hỏi trong SGK.
- Đại diện một số nhóm trình bày ý kiến.
- HS, GV nhận xét, bổ sung.
* GV kết luận về chuỗi thức ăn trong tự nhiên: Những mối quan hệ về thức ăn trong tự nhiên được gọi là chuỗi thức ăn.
- HS nhắc lại khái niệm về chuỗi thức ăn. 
- HS nêu VD về các chuỗi thức ăn.
* GDKNS: GV liên hệ giáo dục HS kĩ năng đảm nhận trách nhiệm xây dựng kế hoạch cho bản thân để ngăn chặn các hành vi phá vỡ cân bằng chuỗi thức ăn trong tự nhiên.
Hoạt động 4: Vận dụng
- GV hệ thống nội dung bài.
- HS đọc mục bạn cần biết SGK: 3 em.
- Nhận xét, dặn dò ôn bài và chuẩn bị bài sau. 
Điều chỉnh nội dung ( nếu có
............................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................... 
 Thứ 6 ngày 22 tháng 4 năm 2022
Tập làm văn: (Tiết 66) Điền vào giấy tờ in sẵn
I. Yêu cầu cần đạt: Giúp HS:
- Hiểu các yêu cầu trong thư chuyển tiền.
- Biết điền nội dung cần thiết vào một mẫu “Thư chuyển tiền”.
II. Đồ dùng dạy - học: 
 Mẫu thư chuyển tiền (HĐ2).
III. Các hoạt động dạy - học: 
Hoạt động 1: Khởi động: Giới thiệu bài : GV nêu Yêu cầu cần đạt tiết học.
Hoạt động 2: Hướng dẫn HS điền nội dung vào mẫu “Thư chuyển tiền”.
Bài 1: 
- HS đọc yêu cầu bài tập.
- GV lưu ý HS tình huống trong bài tập, giúp HS hiểu những chữ viết tắt, những chữ khó hiểu.
- 2 HS đọc nội dung của mẫu “Thư chuyển tiền”.
- GV hướng dẫn HS cách điền vào mẫu thư chuyển tiền.
- HS điền vào mẫu thư chuyển tiền trong VBT.
- 1HS lên đóng vai HS điền giúp mẹ những điều cần thiết vào mẫu “Thư chuyển tiền” và nói lại trước lớp.
- HS, GV nhận xét, bổ sung. 
Bài 2:
- HS nêu yêu cầu BT. 
- GV hướng dẫn HS cách viết mặt sau của “Thư chuyển tiền”.
- HS làm vào VBT - 1 số em đọc kết quả.
- HS, GV nhận xét, bổ sung.
Hoạt động 3: Vận dụng
- GV chốt lại cách điền vào giấy tờ in sẵn theo mẫu “Thư chuyển tiền”.
- Nhận xét tiết học, dặn dò ôn bài và chuẩn bị bài sau.
 Điều chỉnh nội dung ( nếu có
............................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................ Chính tả: (Tiết 33) Tuần 33
I. Yêu cầu cần đạt: Giúp HS:
- Nhớ và viết đúng chính tả, trình bày đúng hai bài thơ Ngắm trăng, Không đề.
- Làm đúng các bài tập phân biệt những tiếng có âm vần dễ lẫn ch/tr.
II. Đồ dùng dạy - học: 
 Bảng phụ chép sẵn BT1/a, BT2/a (VBT) (HĐ2). Máy tính.
III. Các hoạt động dạy - học: 
Hoạt động 1: Khởi động
 - HS lên bảng viết tiếng, từ có âm đầu d / r / gi.
 - HS, GV nhận xét, đánh giá. GV dẫn vào bài học.
Hoạt động 2: Hướng dẫn HS nhớ - viết.
- HS đọc thuộc lòng hai bài thơ Ngắm trăng, Không đề.
- HS nhìn SGK và đọc thầm ghi nhớ hai bài thơ, tìm và viết vào nháp những từ ngữ khó: rượu, trăng soi, rừng sâu, dắt, xách bương,.. 
- GV nhắc nhở HS trước khi viết bài: Cách trình bày, cách ngồi, cách viết
- HS nhớ và viết bài vào vở.
- HS đổi vở cho nhau soát lại bài.
- GV thu và chấm một số bài của HS - Nhận xét.
Hoạt động 3: Hướng dẫn HS làm bài tập
Bài 1/a (VBT): 
- GV đưa bảng phụ - HS nêu yêu cầu BT.
- HS làm vào VBT - 2 em lên bảng làm.
- HS, GV nhận xét, bổ sung.
* GV lưu ý HS cách viết các tiếng có âm vần dễ lẫn ch/tr.
Bài 2/a (VBT): 
- GV đưa bảng phụ - HS nêu yêu cầu BT.
- GV tổ chức cho HS chơi trò chơi “Ai nhanh, ai đúng”.
- GV nêu tên trò chơi, cách chơi, luật chơi.
- HS tiến hành chơi - Nhận xét.
* GV lưu ý HS cách viết các từ láy có âm vần dễ lẫn ch/tr.
Nếu còn thời gian, GV cho HS làm tiếp BT1/b và BT2/b.
Hoạt động 4: Vận dụng
- GV nhận xét tiết học.
- Dặn dò HS luyện viết ở nhà và chuẩn bị bài sau.
 Điều chỉnh nội dung ( nếu có)
............................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................... Toán: (Tiết 165) Ôn tập về đại lượng (Tiếp theo)
I. Yêu cầu cần đạt: Giúp HS:
- Củng cố về các đơn vị đo thời gian và quan hệ giữa các đơn vị đo thời gian.
- Rèn kĩ năng chuyển đổi các đơn vị đo thời gian và giải các bài toán có liên quan.
II. Đồ dùng dạy - học: 
 Bảng phụ chép sẵn BT 1, BT 4 (HĐ2)
III. Các hoạt động dạy - học:
Hoạt động 1: Khởi động
- 2 HS lên bảng làm, lớp làm vào nháp: 
 3 tấn 25 kg =.... kg; 1532 kg = ... tạ kg. 
- HS, GV nhận xét, bổ sung. GV dẫn vào bài học.
* Củng cố mối quan hệ giữa các đơn vị đo khối lượng.
Hoạt động 2: Hướng dẫn HS làm bài tập
- GV yêu cầu HS làm BT1; BT2; BT4.
- HS làm BT vào vở (4 - 5 phút) - GV giúp đỡ những HS còn lúng túng.
Bài 1: 
- GV đưa bảng phụ 
- HS nối tiếp nhau nêu miệng kết quả.
- HS, GV nhận xét, sửa sai.
* GV củng cố mối quan hệ giữa các đơn vị đo thời gian.
Bài 2: 
- 3 HS lên bảng làm, giải thích.
- HS, GV nhận xét, bổ sung.
* GV củng cố cách chuyển đổi các đơn vị đo thời gian.
Bài 4: 
- GV đưa bảng phụ 
- HS đọc đầu bài - phân tích đề.
- 1 HS lên bảng giải - lớp tiếp tục hoàn thiện BT
- HS, GV nhận xét, bổ sung.
* GV củng cố giải toán liên quan đến đơn vị đo thời gian.
(Nếu còn thời gian cho HSKG làm BT3; 5).
Hoạt động 3: Vận dụng
- Nhận xét tiết học.
- Dặn dò HS về ôn bài ở nhà.
Điều chỉnh nội dung ( nếu có
.............................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................. Sinh hoạt lớp: Tuần 33
I. Yêu cầu cần đạt: Giúp HS
- Nhận thấy được những ưu, khuyết điểm của bản thân trong việc học tập và thực hiện các nề nếp ở tuần 33 từ đó có biện pháp khắc phục.
- Nắm được kế hoạch tuần 34.
II. Cách tiến hành:
1. Sơ kết lại hoạt động trong tuần 33
- Các tổ trưởng báo cáo lại các hoạt động của tổ trong tuần.
- GV sơ kết lại hoạt động của lớp trong tuần:
Chuyên cần: HS thực hiện nghỉ lễ theo qui định, đi học đầy đủ, đúng giờ.
Khăn quàng: đầy đủ
Vệ sinh trực nhật sạch sẽ. Tham gia tổng vệ sinh trường lớp.
Thể dục: xếp hàng nhanh, tập đúng động tác, múa theo nhạc. 
Học tập: Tích cực ôn bài ở nhà chuẩn bị cho kiểm tra cuối năm học.
- GV xếp loại thi đua của các tổ. Tuyên dương những HS thực hiện tốt các nề nếp, có tiến bộ trong học tập.
2. Phổ biến kế hoạch tuần 34:
- Duy trì và thực hiện tốt mọi nề nếp quy định. Không nghỉ học vô lý do, đi học đúng giờ. 
- Khắc phục những khuyết điểm của tuần trước.
- Nâng cao chất lượng học tập ở các môn và ý thức tự quản trong các giờ học. 
- Duy trì nề nếp ôn bài ở nhà, tích cực ôn tập chuẩn bị cho kiểm tra cuối năm học vào ngày 9,10/ 5.
- Thực hiện tốt bài thể dục và bài múa sân trường.
- Chăm sóc cây trên khuôn viên trường.
- Tổng vệ sinh trường lớp.

Tài liệu đính kèm:

  • docxgiao_an_dien_tu_lop_4_tuan_33_nam_hoc_2021_2022.docx