Giáo án điện tử Lớp 4 - Tuần 8 - Năm học 2019-2020 - Phạm Thị Ngọc Lan

Giáo án điện tử Lớp 4 - Tuần 8 - Năm học 2019-2020 - Phạm Thị Ngọc Lan

LUYỆN TẬP

I.MỤC TIÊU:

-Kiến thức: Biết tính tổng của các số và vận dụng một số tính chất của phép cộng để tính tổng bằng cách thuận tiện nhất.

-Kĩ năng: Tìm thành phần chưa biết của phép cộng, phép trừ; tính chu vi hình chữ nhật; giải bài toán có lời văn.

-Thái độ: HS chăm chỉ học tập, tính chính xác.

II.ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:

 - GV: bảng phụ

 - HS: đồ dùng học tập.

III.CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU:

 

docx 44 trang Người đăng Đào Lam Sơn Ngày đăng 19/06/2023 Lượt xem 196Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án điện tử Lớp 4 - Tuần 8 - Năm học 2019-2020 - Phạm Thị Ngọc Lan", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TUẦN 8	 Thứ hai ngày 14 tháng 10 năm 2019
ĐẠO ĐỨC
TIẾT KIỆM TIỀN CỦA (tt)
I. MỤC TIÊU:
1.Kiến thức: Nhận thức được: Cần phải tiết kiệm tiền của như thế nào. Biết được vì sao cần phải tiết kiệm tiền của.
2.Kỹ năng:Thực hiện tiết kiệm, giữ gìn sách vở, đồ dùng, đồ chơi  trong sinh hoạt hàng ngày.
3.Thái độ: Biết đồng tình, ủng hộ những hành vi, việc làm tiết kiệm; không đồng tình với những hành vi, việc làm lãng phí tiền của.
II. ĐỒ DÙNG DẠY-HỌC:
- GV: Bảng phụ.
- HS: mỗi em chuẩn bị 2 tấm bìa: màu đỏ, xanh.
III. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC :
Hoạt động giáo viên
Hoạt động học sinh
A/Hoạt động khởi động: 
1.Khởi động: Hát tập thể.
2.Bài cũ: 
-GV gọi 1 – 2 HS tự liên hệ việc tiết kiệm tiền của bản thân trong cuộc sống hằng ngày như thế nào? 
-Nhận xét.
3.Bài mới: Giới thiệu bài:Tiết kiệm tiền của (tt)
-GV nêu mục tiêu bài học, ghi tựa bài lên bảng
B/Các hoạt động chính: 
Hoạt động 1: HS làm việc cá nhân ( bài tập 4, SGK )
Mục tiêu : Giúp học sinh rút ra được kết luận xác đáng qua việc tiết kiệm của bản thân .
Cách tiến hành:
-GV mời một số HS chữa bài tập và giải thích. 
ØGV kết luận: 
+Các việc làm (a), (b), (g), (h), (k) là tiết kiệm tiền của.
+Các việc làm (c), (d), (đ), (e), (i) là lãng phí tiền của
-GV nhận xét, khen những HS đã biết tiết kiệm tiền của và nhắc nhở những HS khác thực hiện việc tiết kiệm tiền của trong sinh hoạt hằng ngày. 
Hoạt động 2 : Thảo luận nhóm và đóng vai ( BT 5, SGK ) 
Mục tiêu : Giúp học sinh biết ứng xử các tình huống qua vai diễn .
Cách tiến hành:
-GV chia nhóm và giao nhiệm vụ cho mỗi nhóm thảo luận và đóng vai một tình huống trong bài tập 5. 
+Cách ứng xử như vậy có hợp chưa? Có cách ứng xử nào khác không? Vì sao? 
+Em cảm thấy thế nào khi ứng xử như vậy? 
-GV kết luận về cách ứng xử phụ hợp trong mỗi tình huống. 
-GV mời một vài HS đọc to phần ghi nhớ trong SGK
C/Hoạt động tiếp nối: 
-Thực hành tiết kiệm tiền của, sách vở, đồ dùng, đồ chơi, điện nước,. Trong cuộc sống hằng ngày.
-Nhận xét tiết học. 
-Về nhà học bài. Chuẩn bị bài:“Tiết kiệm thời giờ”.
-Hát.
-1-2 HS trả lời. HS cả lớp lắng nghe.
-Nhắc lại tựa bài
-HS làm bài tập. 
-Cả lớp trao đổi, nhận xét.
-HS tự liên hệ.
-Các nhóm thảo luận và chuẩn bị đóng vai.
-Một vài nhóm lên đóng vai. 
-Trả lời
- Thực hiện
- Lắng nghe và thực hiện.
Rút kinh nghiệm:
-----------------------------------------------------
TOÁN
LUYỆN TẬP
I.MỤC TIÊU:
-Kiến thức: Biết tính tổng của các số và vận dụng một số tính chất của phép cộng để tính tổng bằng cách thuận tiện nhất.
-Kĩ năng: Tìm thành phần chưa biết của phép cộng, phép trừ; tính chu vi hình chữ nhật; giải bài toán có lời văn.
-Thái độ: HS chăm chỉ học tập, tính chính xác.
II.ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:
 - GV: bảng phụ
 - HS: đồ dùng học tập. 
III.CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU:
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
A/Hoạt động khởi động: 
1/Khởi động:Hát 
2/Bài cũ:Tính chất kết hợp của phép cộng
-Yêu cầu HS làm bài tập
-GV nhận xét
3/Bài mới: Giới thiệu bài : Luyện tập 
B/Các hoạt động chính: 
Hoạt động: Thực hành
Mục tiêu: HS vận dụng kiến thức đã học làm bài nhanh, chính xác.
Cách tiến hành:
Bài tập 1b:
-Cho HS đọc yêu cầu bài? 
-Nêu cách đặt tính và cách thể hiện phép tính
-GV chốt: Khi cộng nhiều số hạng ta phải viết số hạng này dưới số hạng kia sao cho các chữ số cùng hàng phải thẳng cột, viết dấu + ở số hạng thứ hai, dấu gạch ngang
Bài tập 2: dòng 1,2
-Cho HS đọc yêu cầu bài? 
-Dựa vào tính chất nào để thực hiện bài này? 
-GV chốt: Cần cộng các số tròn trăm lại với nhau trước, rồi cộng số lẻ. 
Bài tập 4a: 
-Cho HS đọc yêu cầu bài? 
-Bài toán cho gì?
- Bài toán hỏi gì? 
1HS tóm tắt, 1 HS giải 
GV chốt: Đọc kĩ bài để làm cho đúng. 
C/Hoạt động nối tiếp :
Chuẩn bị bài: Tìm hai số khi biết tổng & hiệu của hai số đó.
Nhận xét tiết học. 
-Tính bằng cách thuận tiện nhất 
(3254+146)+ 567=3400+ 567= 5567 
4000+(199+501)=4000+700 = 4700
-HS nêu 
-Đặt các chữ số cùng hàng thẳng cột với nhau, tính từ phải sang trái 
-1 HS làm bài trên bảng
-HS nhận xét -sửa 
-Nghe
-1 HS nêu 
- Tính chất giao hoán, kết hợp.
-HS làm bài
-HS nêu 
-Có 5256 người, năm I tăng 79 người, năm II tăng thêm 71 người.
- Cả 2 năm tăng bao nhiêu?
 Cả 2 năm dân số có bao nhiêu người?
 HS sửa bài
 Nghe 
-Nghe 
Rút kinh nghiệm:
-----------------------------------------------------
TẬP ĐỌC
NẾU CHÚNG MÌNH CÓ PHÉP LẠ
I /MỤC TIÊU:
Kiến thức: Hiểu ý nghĩa các từ ngữ khó, nội dung và ý nghĩa của bài
Kỹ năng: Đọc diễn cảm bài thơ với giọng hồn nhiên, vui tươi thể hiện niềm vui, niềm khát khao của các bạn nhỏ khi mơ ước về một tương lai tốt đẹp. Học thuộc lòng bài.
Thái độ: HS biết ước mơ và cố gắng thực hiện những ước mơ của mình.
II /ĐỒ DNG DẠY HỌC:
- Giáo viên:Tranh minh họa.
- Học sinh: ĐDHT
III /CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC:
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
A/Hoạt động khởi động: 
 1. Khởi động: Hát.
 2. Bài cũ : Ở Vương quốc Tương Lai 
- Gọi mỗi nhóm đọc phân vai bài Ở Vương quốc Tương Lai. Kết hợp trả lời câu hỏi trong sách giáokhoa. Đọc thuộc nội dung chính của bài.
 3. Bài mới: Giới thiệu bài : Nếu chúng mình có phép lạ 
B/Các hoạt động chính: 
Hoạt động 1: Luyện đọc.
Mục tiêu : Giúp học sinh đọc đúng bài văn, hiểu nghĩa từ khó.
Cách tiến hành:
- GV đọc mẫu.
- Bài này chia làm mấy khổ thơ?
-Cho HS đọc nối tiếp nhau cho đến hết bài. Lưu ý HS đọc câu đầu tiên sẽ đọc luôn tên bài.
- Chú ý cách phát âm cho HS.
- Yêu cầu HS đọc phần giải nghĩa từ
àGV nhận xét: cần hiểu đúng nghĩa của từ
- Yêu cầu HS luyện đọc nhóm đôi(cùng bàn)
- Gọi HS đọc toàn bài
Hoạt động 2: Tìm hiểu bài.
Mục tiêu : Giúp học sinh cảm thụ bài văn 
Cách tiến hành:
- GV hỏi cho HS trả lời:
- Câu thơ nào được lặp lại nhiều lần trong bài?
- Việc lặp lại nhiều lần câu thơ ấy nói lên điều gì?
- Mỗi khổ thơ nói lên một điều ước của các bạn nhỏ. Những điều ước ấy là gì?
- Giải thích ý nghĩa của các cách nói sau:
+ Ước “ Không còn mùa đông” là thế nào ?
+ Còn ước “hoá trái bom thành trái ngon”?
- Nhận xét về ước mơ của các bạn nhỏ trong bài thơ.
- Em thích ước mơ nào trong bài thơ? Vì sao?
Hoạt động 3 : Hướng dẫn đọc diễn cảm 
Mục tiêu : Giúp học sinh đọc diễn cảm bài văn 
Cách tiến hành:
- Hướng dẫn cả lớp luyện đọc diễn cảm 2 – 3 khổ thơ.
+ Đọc mẫu khổ thơ.
+ Sửa chữa, uốn nắn. 
- GV chốt: đọc diễn cảm để cảm nhận hết những cái hay những điều bài muốn gửi gắm.
C/Hoạt động tiếp nối: 
- Hỏi: Bài thơ có ý nghĩa gì? 
- Nhận xét tiết học .
-Thực hiện.
-Nhắc lại tựa bài
-Nghe
- HS đọc nhẩm xác định 5 khổ thơ.
- Học sinh tiếp nối nhau đọc 5 khổ thơ. Đọc 2 – 3 lượt.
- Lắng nghe.
- Thực hiện.
- Luyện đọc theo cặp.
- Thực hiện.
- Đọc thầm các khổ thơ để tìm câu trả lời:
- Nếu chúng mình có phép lạ.
- Ước muốn bạn nhỏ rất tha thiết.
+ Khổ 1:cây mau lớn để cho quả
+ Khổ 2: trẻ em trở thành người lớn ngay để làm việc.
+ Khổ 3: trái đất không còn mùa đông.
+ Khổ 4:trái đất không còn bom đạn, những trái bom biến thành trái ngon chứa toàn kẹovới bi tròn.
- Ước thời tiết lúc nào cũng dễ chịu, không còn thiên tai, không còn những tai hoạ đe doạ con người.
- Ước thế giới hoà bình, không còn bom đạn, chiến tranh.
- Đó là những ước mơ lớn, những ước mơ rất cao đẹp: ước mơ về một cuộc sống no đủ, ước mơ được làm việc, ước không còn thiên tai, thế giới chung sống trong hoà bình.
- Trả lời theo ý kiến cá nhân.
- Học sinh đọc tiếp nối nhau 5 khổ thơ.
+ Luyện đọc diễn cảm theo cặp.
+ Thi đọc diễn cảm trước lớp.
+ Thi học thuộc lòng từng khổ, cả bài.
-Nghe
- Bài thơ nói về ước mơ của các bạn nhỏ muốn có những phép lạ để làm cho thế giới trở nên tốt đẹp hơn.
- Nghe
Rút kinh nghiệm:
-----------------------------------------------------
ĐỊA LÍ
HOẠT ĐỘNG SẢN XUẤT CỦA NGƯỜI DÂN Ở TÂY NGUYÊN
I. MỤC TIÊU:
- Biết được một số hoạt động sản xuất chủ yếu của người dân ở Tây Nguyên: trồng cây Cong nghiệp lâu năm và chăn nuôi gia súc lớn
-Dựa vào bản đồ, tranh, ảnh, bảng số liệu để tìm ra kiến thức.
 -Ham thích mơn học 
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC :
-GV: Bản đồ địa lí Tự nhiên Việt Nam .
-HS: ĐDHT
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU: 
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
A/Hoạt động khởi động: 
1. Khởi động : Hát . 
2. Bài cũ : Một số dân tộc ở Tây Nguyên
3. Bài mới : 
-Giới thiệu bài : Hoạt động sản xuất của người dân ở Tây Nguyên.
B/Các hoạt động chính: 
Hoạt động 1 : Trồng cây công nghiệp trên đất ba dan .
Mục tiêu : Giúp học sinh nắm hoạt động trồng cây công nghiệp trên đất ba dan của đồng bào Tây Nguyên .
Cách tiến hành:
- Dựa vào kênh chữ ở mục I , thảo luận nhóm 4 theo các câu hỏi sau :
+ Kể tên những cây trồng chính ở Tây Nguyên. Chúng thuộc loại cây gì ?
+ Cây công nghiệp lâu năm nào được trồng nhiều nhất ở đây ?
+ Tại sao ở Tây Nguyên lại thích hợp cho việc trồng cây công nghiệp?
- Sửa chữa, giúp các nhóm hoàn thiện phần trình bày.
- Giải thích thêm về sự hình thành đất đỏ ba dan : Xưa kia, nơi này đã từng có núi lửa hoạt động . Đó là hiện tượng vật chất nóng chảy từ lòng đất phun trào ra ngoài ( gọi là dung nham ) nguội dần , đông cứng lại thành đá ba dan . Trải qua hàng triệu năm, dưới tác động của nắng mưa, lớp đá ba dan trên mặt vụn bở tạo thành đất đỏ ba dan.
- Nói: Không chỉ Buôn Ma Thuột mà hiện nay ở Tây Nguyên có những vùng chuyên trồng cây cà phê và những cây công nghiệp lâu năm khác như : cao su , chè , hồ tiêu  
- Hỏi : Các em biết gì về cà phê Buôn Ma Thuột ?
- Hỏi tiếp : 
+ Hiện nay , khó khăn lớn nhất trong việc trồng cây ở Tây Nguyên là gì ?
+ Người dân ở Tây Nguyên đã làm gì để khắc phục khó khăn này ?
Hoạt động 2 : Chăn nuôi trên đồng cỏ.
Mục tiêu : Giúp HS nắm về hoạt động chăn nuôi của đồng bào ở Tây Nguyên .
Cách tiến hành:
- Dựa vào hình 1 , bảng số liệu , mục II sách giáo khoa trả lời các câu hỏi sau :
+ Kể tên những vật nuôi chính ở Tây Nguyên .
+ Con vật nào được nuôi nhiều ở Tây Nguyên ?
+ Tây Nguyên có những thuận lợi nào để phát triển chăn nuôi trâu , bò?
+ Ở Tây Nguyên, voi được nuôi để làm gì ? ( Để chuyên chở người , hàng hóa )
- Sửa chữa, giúp HS hoàn thiện câu trả lời 
C/Hoạt động tiếp nối 
- Trình bày tóm tắt lại những đặc điểm tiêu biểu 
- Học thuộc ghi nhớ.Nhận xét tiết học.
- Nêu lại ghi nhớ bài học trước.
-Thực hiện
- Đại diện các nhóm trình bày kết quả làm việc trước lớp.
-Nghe
- Quan sát tranh , ảnh vùng trồng cây cà phê ... C TIÊU:
Kiến thức: HS hiểu nội dung, ý nghĩa câu chuyện.
Kỹ năng: Biết kể tự nhiên, bằng lời của mình một câu chuyện (mẩu chuyện, đoạn truyện) đã nghe, đã đọc, nói về một ước mơ đẹp hoặc ước mơ viển vông, phi lí..
Thái độ: HS có thái độ vị tha, yêu thương, đối xử tốt với mọi người xung quanh.
II /ĐỒ DNG DẠY HỌC :
- GV:Tranh minh họa. 
- HS: ĐDHT..
III /CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC:
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
A/Hoạt động khởi động: 
1/ Khởi động : Hát 
2/ Bài cũ: Lời ước dưới trăng
- 2, 3 HS tiếp nối nhau kể 1,2 đoạn của câu chuyện Lời ước dưới trăng theo tranh phóng to, trả lời các câu hỏi trong SGK
-Ý nghĩa câu chuyện là gì? 
Nhận xét.
3/ Bài mới: Giới thiệu bài: Kể chuyện đã nghe, đã đọc.
B/Các hoạt động chính: 
@Hoạt động 1: Hướng dẫn HS kể chuyện và trao đổi ý nghĩa câu chuyện.
Mục tiêu: HS hiểu được nội dung bài, kể đúng câu chuyện.
Cách tiến hành :
 Hướng dẫn HS hiểu yêu cầu của bài.
GV yêu cầu HS gạch dưới những chữ quan trọng của đề bài để không kể chuyện lạc đề.
Lưu ý: Các em có thể kể các câu chuyện có trong SGK, nếu kể các chuyện ở ngòai SGK các em sẽ được cộng thêm điểm
-Gọi HS đọc gợi ý SGK
- GV giới thiệu một số sách, báo, truyện cả lớp đã sưu tầm được.
+ Em sẽ chọn kể chuyện về ước mơ cao đẹp (ước mơ về cuộc sống no đủ, hạnh phúc; ước mơ chinh phục thiên nhiên; ước mơ về nghề nghiệp tương lai; về cuộc sống hòa bình...); hay về một ước mơ viển vông, phi lí? Nói truyện em lựa chọn.
GV nhấn mạnh: 
+ Khi kể chuyện em phải giới thiệu câu chuyện (Với các bạn). KC phải có đầu, có cuối, đủ 3 phần: mở đầu, diễn biến, kết thúc.
+ Kể xong câu chuyện, cần trao đổi với các bạn về nội dung, ý nghĩa câu chuyện.
+ Với những truyện khá dài,HS có thể chỉ kể 1,2 đọan
HS thực hành kể chuyện và trao đổi về nội dung câu chuyện.
Dàn ý chung:
+ Giới thiệu tên câu chuyện, nhân vật.
+ Mở đầu câu chuyện: câu chuyện xảy ra với ai, khi nào, ở đâu?
+ Diễn biến câu chuyện (nêu các sự việc theo đúng thứ tự, sự việc nào có trước thì kể trước, sự việc nào có sau thì kể sau).
+ Kết thúc câu chuyện: nói về số phận hoặc tình trạng của nhân vật chính. Nêu ý nghĩa của câu chuyện mình vừa kể.
+ Nghe góp ý của các bạn. Trao đổi cùng các bạn về nội dung câu chuyện.
* Kể chuyện theo nhóm:
-Giáo viên chia nhóm 4 em, quan sát tranh trong SGK tập kể cho nhau nghe. Sau đó 1 em kể toàn bộ câu chuyện.
* Kể chuyện trước lớp:
- Giáo viên tổ chức cho học sinh thi đua 2 vòng:
 * Vòng 1: giáo viên cho đại diện học sinh của các tốp lên thi kể từng đoạn của câu chuyện theo tranh.
* Vòng 2: giáo viên chọn 4 em lọt qua vòng 1 tiếp tục thi kể toàn bộ câu chuyện, chọn ra 1 em học sinh có cách kể chuyện hay nhất.
+ Câu chuyện còn nói với ta điều gì?
-GV chốt: Hiểu đúng ý nghĩa của bài.
C/ Hoạt động nối tiếp : 
- Cho HS kể đoạn mình tâm đắc nhất 
- Chuẩn bị:Kể chuyện đã chứng kiến .
Nhận xét tiết học.
-Hát
-Cá nhân thực hiện các yêu cầu
-Nhắc lại tựa bài.
-1 HS đọc đề bài. lên bảng gạch dưới:
Hãy kể một câu chuyện đã được đọc hoặc được nghe về những ước mơ đẹp hoặc những ước mơ viển vông, phi lí.
-Nghe 
- 3 HS tiếp nối nhau đọc 3 gợi ý 1 (1,2,3)
- Cả lớp theo dõi 
- HS suy nghĩ, trả lời câu hỏi
-Lắng nghe
- Chia nhóm thảo luận, thực hiện 
-Ghi nhớ 
-Nhóm 4 HS kể .
-HS thi kể chuyện trước lớp 
 + Đại diện các tổ thi đua 
 + Các nhóm đại diện thi đua kể 
Các bạn khác lắng nghe 
Nhận xét lời kể của bạn để bình chọn bạn vào vòng 2. 
+ Cá nhân được chọn vào vòng 2 tiếp tục thi đua. 
+Lớp theo dõi chọn bạn kể hay nhất.
+ HS thảo luận nhóm nêu 
-Cá nhân
CHÍNH TẢ
TIẾT 8: NGHE-VIẾT: TRUNG THU ĐỘC LẬP
PHÂN BIỆT: r/d/gi, iên/yên/iêng.
I. MỤC TIÊU:
Kiến thức: Nghe viết lại chính xác đọan văn trong bài Trung thu độc lập 
Kỹ năng: Củng cố cách trình bày một đọan văn. Làm đúng bài tập, nhớ cách viết những tiếng có âm, vần dễ lẫn: r/d/gi, iên/yên/iêng. 
Thái độ: HS có tính cẩn thận khi làm bài, rèn chữ viết đẹp.
II. ĐỒ DNG DẠY HỌC:
- GV: Bảng viết sẵn BT3, thẻ từ.
- HS : ĐDHT
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC:
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
A/Hoạt động khởi động: 
1/ Khởi động :Hát 
2/ Bài cũ: Gà Trống và Cáo
Cho HS viết lại bảng con từ viết sai: quắp đuôi, gian dối .
Nhận xét
3/ Bài mới: Giới thiệu bài: Trung thu độc lập 
B/Cc hoạt động chính: 
*Hoạt động 1: Hướng dẫn HS nghe viết.
Mục tiêu: Hướng dẫn HS tập viết bài 
Cách tiến hành :
-GV đọc đoạn viết. 
-GV hướng dẫn HS nhận xét:
+Đoạn này chép từ đâu ?
+ Cuộc sống mà anh chiến sĩ mơ tới đất nước ta tươi đẹp thế nào? 
+ Đất nước ta hiện nay đã thực hiện được ước mơ của anh chiến sĩ chưa? 
-Luyện viết tiếng khó:
+Gv cho HS gạch chân những tiếng dễ viết sai. 
Cho HS viết bảng con các từ dễ sai vừa gạch.
-GV nhận xét – sửa sai.
-Cho HS viết bài. 
-Nhắc tư thế ngồi, để vở
-GV đọc cho HS viết: câu, cụm từ.
-GV theo dõi, uốn nắn HS.
-Đọc lại toàn bài cho HS dò.
-GV nhận xét một số bài.
-GV nhận xét chung.
Hoạt động 2: HS làm bài.
Mục tiêu: HS làm đúng, nhanh BT.
Cách tiến hành :
 * Bài tập 2
-Yêu cầu của bài là gì?
-Cho HS làm.
-Gọi HS đọc thành tiếng bài làm.
Nhận xét – sửa sai
GV chốt:Cần đọc đúng để điền đúng .
 * Bài tập 3:
- Treo bảng phụ viết sẵn bài. 
- Yêu cầu của bài là gì?
-GV làm mẫu: rẻ 
C/ Hoạt động nối tiếp : 
-Chuẩn bị bài mới: Thợ rèn.
-Nhận xét tiết học.
- Lớp
-HS viết
-Nghe 
-HS mở SGK nghe + đọc thầm. 
-HS trả lời:
+Bài Trung thu độc lập
+ Thác là chạy máy phát điện, nhà máy chi chít.
+ Có, thành tựu to lớn:nhà máy thuỷ điện, khu công nghiệp , .. 
-Thực hiện.
- HS viết bảng con:
Có quyền, cuộc sống, dòng thác, phấp phới, chi chít, cao thẳm
-Lấy vở viết bài
-Nghe
-HS viết vào vở.
-HS dò lại bài, trao đổi vởsoát lỗi.
-HS lắng nghe
-HS nêu.
-Lớp làm nháp,1 HS làm bảng phụ.
-HS nhìn bảng phụ nêu.
-HS nêu
-HS làm cá nhân.
-Nghe
Rút kinh nghiệm:
----------------------------------------------------
KĨ THUẬT
KHÂU ĐỘT THƯA
I/ MỤC TIÊU:
Kiến thức: HS biết khâu đột thưa và ứng dụng của khâu đột thưa.
Kỹ năng: Khâu được các mũi khâu đột thưa theo từng vạch dấu
Thái độ: Hình thành thói quen làm việc kiên trì, cẩn thận.
II/ ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:
GV: Tranh quy trình mẫu khâu đột thưa.
HS: Vải trắng, len, chỉ, kim, kéo, thước, phấn.
III/ CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU:
HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN
HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH
A/HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG: 
1. KHỞI ĐỘNG: Hát 
2. BÀI CŨ:
-Khâu ghép 2 mép vải bằng mũi khâu thường (tiết 2).
- GV nhận xét sản phẩm
- Nêu 1 số ứng dụng thực tế
3. BÀI MỚI: Giới thiệu bài: Khâu đột thưa
B/CÁC HOẠT ĐỘNG CHÍNH: 
HOẠT ĐỘNG 1:Quan sát và nhận xét mẫu.
MỤC TIÊU: HS nắm được cách làm
CÁCH TIẾN HÀNH:
- GV giới thiệu mẫu đường khâu đột thưa, hướngdẫn HS quan sát các mũi khâu ở mặt phải, ở mặt trái kết hợp với quan sát hình 1.
-GV hỏi:
Đặc điểm của mũi khâu đột thưa?
So sánh mũi khâu ở mặt phải đường khâu đột thưa với mũi khâu thường.
- GV nhận xét và kết luận.
Mặt phải: các mũi khâu cách đều nhau giống mũi khâu thường.
Mặt trái: Mũi khâu sau lấn lên 1/3 mũi khâu trước liền kề.
Khâu đột thưa phải khâu từng mũi một (sau mỗi mũi khâu, phải rút chỉ).
HOẠT ĐỘNG 2: Thao tác kĩ thuật
MỤC TIÊU: học sinh thực hiện được mũi khâu
CÁCH TIẾN HÀNH:
- GV treo tranh quy trình.
- GV hướng dẫn thao tác bắt đầu khâu, khâu mũi thứ nhất, mũi thứ hai bằng kim khâu len.
- Nhận xét thao tác HS.
* Lưu ý:
+ Khâu theo chiều từ phải sang trái.
+ Thực hiện theo quy tắc “lùi 1, tiến 3”.
+ Không rút chỉ chặt quá hoặc lỏng quá.
+ Cuối đường khâu xuống kim để kết thúc đường khâu.
-GV làm mẫu
- GV kiểm tra sự chuẩn bị vật liệu, dụng cụ của HS.
- Tổ chức cho HS tập khâu đột thưa trên giấy kẻ ô li.
C/HOẠT ĐỘNG TIẾP NỐI: 
-Yêu cầu HS đọc phần ghi nhớ
- Chuẩn bị: Khâu đột thưa (tiết 2).
-Nhận xét tiết học.
-Vài HS nêu,bạn nhận xét
- HS trả lời câu hỏi.
- HS đọc ghi nhớ
- HS quan sát các bước trong quy trình khâu đột thưa.
- HS đọc mục 2 (SGK) xem hình 3a, b, c, d vànêu cách khâu đột thưa.
-HS quan sát thao tác của GV để thực hiện thao tác khâu lại mũi, nút chỉ cuối đường khâu.
Thực hiện
- Đọc mục 2 phần ghi nhớ.
Rút kinh nghiệm:
..
HOẠT ĐỘNG TẬP THỂ
SINH HOẠT LỚP TUẦN 8
I . MỤC TIÊU: 
- Đánh giá kết quả hoạt động của lớp ở tuần 8 và việc thực hiện nội quy của trường, của lớp. Biết lập kế hoạch hoạt động của tuần 9.
- Rèn kỹ năng giao tiếp, ứng xử, mạnh dạn, tự tin hơn khi tham gia mọi hoạt động.
- Chấp hành nội quy của trường, lớp đề ra. Nghiêm túc trong sinh hoạt.
II. ĐỒ DÙNG DẠY – HỌC:
 - GV: Kế hoạch hoạt động của tuần 9.
- HS: Ban cán sự lớp chuẩn bị nội dung báo cáo.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG CHÍNH:
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
1. Hoạt động khởi động: Hát.
2. Các hoạt động chính:
Hoạt động 1: Đánh giá kết quả hoạt động của lớp tuần 8.
Mục tiêu: HS rèn kỹ năng giao tiếp mạnh dạn, tự tin qua phần báo cáo đánh giá kết quả hoạt động của lớp.
Cách tiến hành:
- Tiến hành báo cáo:
* Báo cáo sơ kết thi đua giữa các tổ.
* Về học tập.
* Về thực hiện nội quy của trường, lớp.
* Nhận xét.
- GV nhận xét, biểu dương.
Hoạt động 2: Lập kế hoạch hoạt động tuần 9.
Mục tiêu: HS nắm được kế hoạch hoạt động tuần 9 từ đó đưa ra phương hướng thực hiện.
Cách tiến hành:
- GV cho HS xem phương hướng của tuần 9:
+ Đi học đều, đúng giờ.
+ Rèn chữ giữ vở
+ Giữ gìn vệ sinh trường, lớp và nề nếp tác phong.
+ Thực hiện nghiêm Luật ATGT đường bộ.
+ Bảo vệ khu vực vườn trường.
- Tổ chức cho HS thảo luận đề ra phương hướng thực hiện kế hoạch.
- GV nhận xét.
Hoạt động 3: Thư giãn
Mục tiêu: HS thư giãn và vui chơi thể hiện tinh thần đoàn kết.
Cách tiến hành:
- Tổ chức cho HS chơi trò chơi, văn nghệ.
3. Hoạt động nối tiếp:
- Hỏi: Qua tiết sinh hoạt lớp em muốn chia sẻ điều gì ?
- GV nhận xét.
- Chuẩn bị: Báo cáo hoạt động tuần 9.
- Ban văn nghệ điều khiển.
- Lớp trưởng điều khiển.
- Lần lượt 4 tổ trưởng báo cáo tình hình của tổ. Các thành viên trong lớp đóng góp ý kiến.
- Ban học tập báo cáo.
- Ban kỉ luật báo cáo.
- Lớp trưởng nhận xét chung.
- Lắng nghe.
- 2 HS đọc cho lớp nghe.
- Thảo luận nhóm theo tổ đề ra biện pháp thực hiện phương hướng của tuần 9.
- Đại diện tồ trình bày.
- Lắng nghe.
- Tham gia chơi trò chơi, hát.
- HS chia sẻ.
- Lắng nghe.
Rút kinh nghiệm:
	KHỐI TRƯỞNG 
BAN GIÁM HIỆU DUYỆT
Ngày 9 tháng 10 năm 2019
Phạm Thị Ngọc Lan
Ngày 11 tháng 10 năm 2019
Dương Thị Nhung

Tài liệu đính kèm:

  • docxgiao_an_dien_tu_lop_4_tuan_8_nam_hoc_2019_2020_pham_thi_ngoc.docx