Giáo án đủ môn Lớp 4 Tuần 13

Giáo án đủ môn Lớp 4 Tuần 13

Khoa học: NGUYÊN NHÂN LÀM NƯỚC

 BỊ Ô NHIỄM.

I/ Mục tiêu:

- HS nêu được một số nguyên nhân làm ô nhiễm nguồn nước; nêu được tác hại của việc sử dụng nguồn nước bị ô nhiễm đối với sức khoẻ của con nguời.

- Giáo dục học sinh có ý thức bảo vệ nguồn nước.

II/ Đồ dùng dạy học: Bảng phụ, phiếu học tập.

III/ Các phương pháp dạy học: Quan sát, hỏi đáp, thuyết trình, trò chơi học tập.

IV/ Hoạt động dạy học:

 

doc 35 trang Người đăng hoaithu33 Lượt xem 898Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án đủ môn Lớp 4 Tuần 13", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Khoa học:	 NGUYÊN NHÂN LÀM NƯỚC 
 BỊ Ô NHIỄM.
I/ Mục tiêu: 
- HS nêu được một số nguyên nhân làm ô nhiễm nguồn nước; nêu được tác hại của việc sử dụng nguồn nước bị ô nhiễm đối với sức khoẻ của con nguời.
- Giáo dục học sinh có ý thức bảo vệ nguồn nước.
II/ Đồ dùng dạy học: Bảng phụ, phiếu học tập.
III/ Các phương pháp dạy học: Quan sát, hỏi đáp, thuyết trình, trò chơi học tập.
IV/ Hoạt động dạy học:
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
1.Kiểm tra bài cũ:
- Gọi 2 HS trả lời câu hỏi bài trước. 
- Nhận xét, ghi điểm.
- 2 HS trả lời câu hỏi GV nêu.
- HS khác nhận xét.
2. Bài mới: Giới thiệu bài.
HĐ1: Tìm hiểu một số nguyên nhân làm nước bị ô nhiễm: 
- GV cho HS tiến hành thảo luận nhóm 4.
- Y/c các nhóm quan sát hình 1, 2, 3, 4, 5, 6, 7, 8 trang 54 SGK và trả lời câu hỏi :
+ Hãy mô tả những gì em thấy trong hình vẽ ?
+ Theo em việc đó sẽ gây ra điều gì?
- Đại diện các nhóm trình bày kết quả.
- GV theo dõi câu trả lời của các nhóm để nhận xét, tổng hợp các ý kiến.
- Nhận xét, kết luận.
- HS quan sát các tranh minh hoạ SGK, thảo luận theo nhóm bốn các câu hỏi.
- Đại diện các nhóm trình bày kết quả thảo luận.
- Các nhóm khác nhận xét, bổ sung.
HĐ2: Thảo luận tác hại của sự ô nhiễm nước: 
- GV cho HS thảo luận nhóm đôi. 
- Yêu cầu các nhóm thảo luận theo câu hỏi sau:
+ Điều gì sẽ xảy ra khi nguồn nước bị ô nhiễm ? Hãy nêu một vài dẫn chứng cụ thể?
+ Yêu cầu các nhóm trình bày kết quả thảo luận, thuyết trình về một số dẫn chứng cụ thể qua nội dung các bức tranh mà các nhóm sưu tầm được. 
- GV nhận xét, tuyên dương nhóm trình bày tốt, có hình ảnh minh hoạ cụ thể. 
- GV kết luận.
- Tiến hành thảo luận nhóm đôi.
- Đại diện các nhóm lên trình bày kết quả thảo luận, nêu một số dẫn chứng cụ thể.
- Các nhóm khác nhận xét, bổ sung.
- HS lắng nghe.
HĐ3: Củng cố, dặn dò:
- GV tổ chức cho HS chơi trò chơi Thi nối đúng, nối nhanh theo tổ.
- Yêu cầu HS đọc mục Bạn cần biết.
- Dặn HS về nhà học bài, tìm hiểu xem gia đình hoặc địa phương mình đã làm sạch nước bằng cách nào?
- HS tham gia chơi.
- 3 HS đọc mục bạn cần biết.Lớp đọc thầm. 
Khoa học:	 NƯỚC BỊ Ô NHIỄM.
I/ Mục tiêu:
- HS nêu được đặc điểm chính của nước sạch và nước bị ô nhiễm.
- Giáo dục HS biết bảo vệ nguồn nước.
II/ Đồ dùng dạy học: Dặn HS chuẩn bị theo nhóm 
+	Một chai nước sông hay hồ, ao ; một chai nước giếng hoặc nước máy 
+	Hai chai không, hai phiểu lọc nước ; bông lọc nước một kính lúp. 
III/ Phương pháp dạy học: Thực hành, quan sát, thảo luận.
IV/ Hoạt động dạy học:
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
1.Kiểm tra bài cũ:
- Y/c 2 HS trả lời các câu hỏi về bài học trước.
- Nhận xét câu trả lời của HS, ghi điểm.
- 2 HS lần lượt trả lời các câu hỏi .
- HS khác nhận xét.
2. Bài mới: Giới thiệu bài.
HĐ1: Tìm hiểu về một số đặc điểm của nước trong tự nhiên: 
- GV tiến hành cho HS làm thí nghiệm theo định hướng ( Nhóm bốn).
- Đề nghị các nhóm trưởng báo cáo việc chuẩn bị của nhóm mình. 
- Y/c 1 HS đọc to trước lớp thí nghiệm.
- GV đi giúp đỡ các nhóm gặp khó khăn.
- Gọi 2 nhóm lên trình bày. Các nhóm khác nhận xét bổ sung.
- Y/c 3 HS lên quan sát nước ao, hồ, qua kính hiển vi. Yêu cầu các em nêu những gì em nhìn thấy trong nước đó. 
- GV nhận xét, kết luận.
+ Tiến hành hoạt động trong nhóm 4.
+ Các nhóm trưởng báo cáo, các thành viên khác chuẩn bị đồ dùng 
+ 1 HS đọc, cả lớp đọc thầm. 
- Đại diện các nhóm trình bày kết quả thí nghiệm.
- Các nhóm khác nhận xét, bổ sung.
- 3 HS lên quan sát và lần lượt nói ra những gì mình nhìn thấy trước lớp. 
HĐ2: Xác định tiêu chuẩn đánh giá nước bị ô nhiểm và nước sạch:
- GV tổ chức cho HS thảo luận nhóm theo định hướng ( Nhóm đôi ).
+ Phát phiếu tiêu chuẩn cho từng nhóm.
+ Y/c HS thảo luận và đưa ra các đặc điểm của từng loại nước theo các tiêu chuẩn đặt ra 
+ GV đỡ giúp đỡ các nhóm gặp khó khăn
+ Y/c 2 đến 3 nhóm đọc nhận xét của nhóm mình 
+ Y/c các nhóm bổ sung vào phiếu 
- Tiến hành thảo luận nhóm đôi.
+ Nhận phiếu học tập và thảo luận hoàn thành phiếu .
+ Cử đại diện trình bày và bổ sung .
+ Sửa chữa trong phiếu.
HĐ3: Củng cố, dặn dò: 
- Yêu cầu HS đọc mục Bạn cần biết.
- GV nhận xét tiết học. Dặn HS về nhà học thuộc mục bạn cần biết và chuẩn bị bài sau.
- 3HS đọc mục bạn cần biết. Lớp đọc thầm. 
- HS lắng nghe.
Kĩ thuật: THÊU MÓC XÍCH.
I. Mục tiêu: 
- HS biết cách thêu móc xích.
II. Đồ dùng dạy học:
Vật liệu và dụng cụ: Vải, len, kim, kéo...
III. Phương pháp dạy học: - Quan sát, hỏi đáp.
IV.Các hoạt động dạy học:
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
1. Bài cũ:
- GV kiểm tra sự chuẩn bị của HS.
- GV nhận xét.
- HS chuẩn bị các vật liệu để GV kiểm tra.
2. Bài mới: Giới thiệu bài.
 HĐ1: GV hướng dẫn HS quan sát và nhận xét mẫu:
- GV giới thiệu mẫu thêu móc xích, hướng dẫn HS quan sát hai mặt của đường thêu móc xích kết hợp với quan sát hình 1a,1b để trả lời các câu hỏi nhận xét về đường thêu móc xích.
- GV gợi ý để HS rút ra khái niệm thêu móc xích.
- GV nhận xét, bổ sung và nêu khái niệm.
- Giới thiệu một số sản phẩm thêu lướt vặn.
- HS theo dõi.
- HS phát biểu ý kiến.
- HS quan sát
HĐ2: GV hướng dẫn thao tác kĩ thuật: 
- GV tổ chức cho HS quan sát các hình 2,3,4 SGK để thảo luận theo nhóm đôi quy trình thêu móc xích.
- GV yêu cầu đại diện một vài nhóm nêu quy trình thêu móc xích.
- GV nhận xét, hướng dẫn lại cách bắt đầu thêu, thêu mũi thứ đầu tiên, thêu mũi thứ nhất, thêu mũi thứ hai.
- GV hướng dẫn cách kết thúc đường thêu móc xích.
- GV hướng dẫn nhanh các thao tác thêu móc xích lần hai.
- Gọi HS đọc phần ghi nhớ.
- Kiểm tra sự chuẩn bị của HS và cho HS tập thêu móc xích trên giấy ô li.
- HS quan sát SGK thảo luận nhóm đôi quy trình thêu móc xích.
- Đại diện các nhóm trình bày kết quả thảo luận.
- HS theo dõi.
- 3HS đọc ghi nhớ.
- HS tập thêu trên giấy ô li.
HĐ3: Củng cố, dặn dò: 
- GV nhận xét giờ học.
- GV dặn HS về nhà xem lại bài, chuẩn bị bài sau. 
HS lắng nghe.
 TUẦN 13 
 Thứ hai ngày 30 tháng 11 năm 2009 Tập đọc: NGƯỜI TÌM ĐƯỜNG LÊN CÁC VÌ SAO.
I/ Mục tiêu: 
- HS đọc đúng tên riêng nước ngoài; biết đọc phân biệt lời nhân vật và lời dẫn câu chuyện.
- Hiểu nội dung bài. Trả lời được các câu hỏi SGK. Giáo dục HS có ý thức chăm học.
II/ Đồ dùng dạy học: Tranh minh hoạ nội dung bài trong SGK.
III/ Phương pháp dạy học: Hỏi đáp, động não, thảo luận.
IV/ Hoạt động dạy học:
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
1. Bài cũ: 
- GV gọi 2HS đọc bài Vẽ trứng, trả lời câu hỏi SGK. 
- GV nhận xét, ghi điểm.
- 2 HS đọc bài, trả lời câu hỏi.
- HS khác nhận xét.
2. Bài mới: Giới thiệu bài: 
HĐ1: Hướng dẫn luyên đọc : 
- Gọi 1HS đọc bài, cả lớp đọc thầm, tập chia đoạn.
- Gọi 4 HS tiếp nối nhau đọc 4 đoạn của bài (3 lượt) - GV sửa lỗi phát âm tên riêng, ngắt giọng cho từng HS.
- GV kết hợp giúp HS hiểu nghĩa từ mới trong bài.
- HS luyện đọc theo nhóm đôi. 
- GV đọc mẫu toàn bài. 
- 1HS đọc bài, cả lớp đọc thầm, tập chia đoạn.
- HS nối tiếp đọc 4 đoạn của bài.
- HS luyện đọc nhóm đôi.
- HS lắng nghe.
HĐ2: Tìm hiểu bài :
- Yêu cầu HS đọc thầm đoạn 1 và suy nghĩ trả lời câu hỏi 1 SGK.
- Gọi HS phát biểu. GV nhận xét, chốt lại.
? Ý chính đoạn 1 là gì?
- Gọi 1HS đọc đoạn 2, 3, cả lớp đọc thầm và thảo luận nhóm đôi câu hỏi 2,3 SGK
- Gọi đại diện nhóm phát biểu. GV nhận xét, chốt lại.
? Ý chính đoạn 2,3 là gì?
- Y/c HS đọc thầm đoạn 4, nêu ý chính đoạn 4.
- HS đọc thầm toàn bài, nêu ý nghĩa của bài.
- HS đọc đoạn 1, lớp đọc thầm, suy nghĩ trả lời câu hỏi.
- HS nối tiếp phát biểu. 
- HS đọc thầm đoạn 1,2, thảo luận theo nhóm đôi.
- Đại diện các nhóm trình bày kết quả thảo luận.
- HS đọc thầm đoạn 4, phát biểu.
- HS nêu ý nghĩa bài.
HĐ3: Hướng dẫn đọc diễn cảm: 
- Y/c 4 HS đọc nối tiếp, cả lớp theo dõi để tìm ra giọng thích hợp. HS chọn đoạn mình thích.
- GV đọc mẫu diễn cảm đoạn 2.
- HS luyện đọc diễn cảm đoạn 2 theo nhóm đôi.
- HS thi đọc diễn cảm trước lớp.
- 4HS đọc bài, lớp đọc thầm, tìm giọng đọc phù hợp.
- HS lắng nghe.
- HS luyện đọc theo nhóm đôi
- HS thi đọc diễn cảm.
HĐ4: Củng cố, dặn dò 
+ Câu chuyện giúp em hiểu điều gì?
- Nhận xét tiết học.
- Dặn HS đọc bài , chuẩn bị bài sau. 
- HS nối tiếp phát biểu.
- HS lắng nghe.
Chính tả( Nghe-viết): NGƯỜI TÌM ĐƯỜNG LÊN CÁC VÌ SAO.
I/ Mục tiêu:
- Nghe – viết đúng bài chính tả và trình bày đúng đoạn văn.
- Làm đúng BT2a/b, 3a/b. 
II/ Đồ dùng dạy - học: - Bảng con, bảng phụ.
III/ Phương pháp dạy học: - Hỏi đáp, động não, thực hành.
III/ Hoạt động dạy - học:
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
1. Kiểm tra bài cũ
- Yêu cầu HS viết vào bảng con các câu ở BT3. GV nhận xét.
- HS thực hiện vào bảng con.
2. Bài mới: Giới thiệu bài.
HĐ1: Hướng dẫn viết chính tả: 
- Gọi HS đọc đoạn văn trong SGK
- Hỏi: 
+ Đoạn văn viết về ai?
+ Em biết gì về nhà bác học Xi-ôn-cốp-xki?
- Yêu cầu HS đọc thầm lại bài cần viết, chú ý những từ ngữ mình dễ viết sai, cách trình bày.
- GV nhắc HS cách viết cho HS.
- Yêu cầu HS gấp SGK. GV đọc từng câu cho HS viết.
- GV đọc lại toàn bài lần cuối, HS soát lại bài.
- GV chấm chữa bài, HS đổi vở soát lỗi.
- GV nêu nhận xét chung.
- HS lắng nghe.
- 1HS đọc. Lớp đọc thầm.
- HS phát biểu ý kiến.
HS đọc thầm lại đoạn văn cần viết, chú ý những từ ngữ mình dễ viết sai.
- HS lắng nghe.
- HS gấp SGK, viết vào vở theo lời đọc của GV.
- HS đổi vở soát lỗi cho nhau.
 - HS lắng nghe.
HĐ2: Hướng dẫn làm bài tập chính tả: 
* Hướng dẫn HS làm bài 2a:
- GV gọi HS đọc yêu cầu BT 2a, lớp đọc thầm.
- GV tổ chức cho HS thi làm bài theo nhóm. 
- Các nhóm thi làm bài vào phiếu học tập.
- Gọi đại diện các nhóm trình bày kết quả, các nhóm khác nhận xét.
- GV nhận xét, tuyên dương nhóm làm đúng, nhanh.
* Hướng dẫn HS làm bài 3a:
- Gọi HS đọc thầm yêu cầu BT, suy nghĩa làm vào VBT.
- GV dạy cá nhân, chấm một số bài, nhận xét.
- 2HS đọc yêu cầu BT2a. Lớp đọc thầm.
- HS thi làm bài theo nhóm. 
- Đại diện các nhóm trình bày kết quả.
- HS đọc thầm yêu cầu BT, suy nghĩ làm vào VBT.
HĐ3: Củng cố, dặn dò:
- GV nhận xét giờ học, dặn HS chuẩn bị bài sau. 
- HS lắng nghe.
Luyện từ và câu: MỞ RỘNG VỐN TỪ: Ý CHÍ - NGHỊ LỰC.
I/ Mục tiêu:
HS biết thêm một số từ ngữ nói về ý chí nghị lực của con người; bước đầu biết tìm từ, đặt câu, viết đoạn văn ngắn cá sử dụng các từ ngữ hướng vào chủ điểm đang học.
II/ Đồ dùng dạy học: 
- Bảng phụ, phiếu học tập.
III/ Phương pháp dạy học: Thảo luận , hỏi đáp.
II ... âng cao:
- GV yêu cầu HS khá giỏi làm bài tập sau:
Mỗi gia đình đều có những kĩ niệm vui và nhiều khi cũng gặp phảo khó khăn đồi hỏi các thành viên phải sát cánh bên nhau để vượt qua.Em hãy kể lại câu chuyện về việc gia đình em đã vượt qua thử thách trong cuộc sống như thế nào.
- GV dạy cá nhân.
- GV chấm một số bài, nhận xét.
- Gọi một số HS đọc kết quả bài làm.
- HS theo dõi.
- HS khá giỏi làm bài tập vào vở.
- Một số HS đọc kết quả bài làm.
HĐ3: Củng cố, dặn dò:
- GV nhận xét giờ học.
- Dặn HS về nhà xem lại bài, chuẩn bị bài sau.
- HS lắng nghe.
 SINH HOẠT ĐỘI.
I/ Mục tiêu:
- Đánh giá hoạt động của đội trong thời gian vừa qua. 
- Giúp HS giải đáp những điều các em muốn nói.
- Phổ biến nhiệm vụ tuần tới.
II/ Các hoạt động dạy học:
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
1. Ổn định tổ chức lớp:
- Cho lớp hát.
- HS hát.
2. Sinh hoạt lớp:
HĐ1: Các phân đội trưởng nhận xét các mặt hoạt động của đội trong tuần qua: 
- Chi đội phó VTM nhận xét 
- Chi đội phó phụ trách lao động nhận xét 
- Chi đội trưởng nhận xét các hoạt động của từng phân đội, tuyên dương phân đội nào nổi bật, tuyên dương cá nhân xuất sắc.
- Ban cán sự chi đội đánh giá hoạt động của chi đội tuần qua.
- HS lắng nghe.
HĐ2: Giải đáp những điều HS muốn nói:
- GV tập hợp những điều các em ghi ở Điều em muốn nói, giải đáp, giải quyết những điều các em bày tỏ.
- HS lắng nghe, nêu ý kiến phản hồi.
HĐ2: Phổ biến nhiệm vụ tuần tới:
- GV nêu nhiệm vụ tuần tới:
+ Ổn định tốt nề nếp lớp học.
+ HS có ý thức cao trong học tập.
+ Phát động HS cùng xây dựng đôi bạn cùng tiến.
+ Yêu cầu HS thực hiện tốt nội quy lớp học.
+ Tiếp tục phong trào giữ vở sạch, viết chữ đẹp trong lớp.
+ Vệ sinh lớp học sạch sẽ.
+ Thực hiện tốt vệ sinh trường .
+ HS đi học hai buổi đầy dủ , có chất lượng.
+ Tiến hành nộp các khoản theo yêu cầu của nhà trường.
- GV truyền thông cho học sinh về dịch cúm AH1N1, yêu cầu HS đeo khẩu trang khi đi học.
- HS lắng nghe.
 Thứ tư ngày 2 tháng 12 năm 2009
TUẦN 13
Hoạt động tập thể: CHUẨN BỊ DỰ THI RUNG CHUÔNG VÀNG.	
I/ Mục tiêu:
Giúp HS biết các nội dung của cuộc thi.
Hướng dẫn cho HS cách tham gia chơi
Giáo dục HS có ý thức tham gai chơi một cách sôi nổi.
II/ Phương pháp dạy học:
- Thuyết trình, hỏi đáp....
III/ Các hoạt động dạy học:
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
1. Ổn định lớp:
- GV cho lớp hát.
- GV tổ chức cho HS chơi trò choi kết bạn.
- GV nhận xét.
- HS hát.
- HS tham gia chơi.
2. Bài mới: GV giới thiệu bài.
HĐ1: Phổ biến cho HS các nội dung của cuộc thi:
- GV nêu cho HS biết các nội dung của cuộc thi: Thi rung chuông vàng, thi đoán ô chữ, thi nhìn tranh đoán câu ca dao.
- HS lắng nghe.
HĐ2: Hướng dẫn HS tham gia chơi:
- GV hướng dẫn HS cách thi :
+ Thi rung chuông vàng: chơi thêo đội, mối đội 5 HS tham gia
+ Chơi đoán ô chữ dành cho khán giả: Các khán giả là HS trong khối có quyền giơ tay trả lời nếu biết.
+ Thi nhìn tranh ghép chữ theo lớp: Mỗi lớp 5 HS tham gia.
+ Thi khéo tay: Theo lớp, mỗi lớp 5 học sinh tham gia.
- HS lắng nghe
HĐ2: Củng cố, dặn dò:
- GV nhận xét giờ học.
- Dặn HS về tập để thi tốt.
- HS lắng nghe.
Hoạt động tập thể: CHUẨN BỊ DỰ THI RUNG CHUÔNG VÀNG.	
I/ Mục tiêu:
Giúp HS biết các nội dung của cuộc thi.
Hướng dẫn cho HS cách tham gia chơi
Giáo dục HS có ý thức tham gai chơi một cách sôi nổi.
II/ Phương pháp dạy học:
- Thuyết trình, hỏi đáp....
III/ Các hoạt động dạy học:
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
1. Ổn định lớp:
- GV cho lớp hát.
- GV tổ chức cho HS chơi trò choi kết bạn.
- GV nhận xét.
- HS hát.
- HS tham gia chơi.
2. Bài mới: GV giới thiệu bài.
HĐ1: Phổ biến cho HS các nội dung của cuộc thi:
- GV nêu cho HS biết các nội dung của cuộc thi: Thi rung chuông vàng, thi đoán ô chữ, thi nhìn tranh đoán câu ca dao.
- HS lắng nghe.
HĐ2: Hướng dẫn HS tham gia chơi:
- GV hướng dẫn HS cách thi :
+ Thi rung chuông vàng: chơi thêo đội, mối đội 5 HS tham gia
+ Chơi đoán ô chữ dành cho khán giả: Các khán giả là HS trong khối có quyền giơ tay trả lời nếu biết.
+ Thi nhìn tranh ghép chữ theo lớp: Mỗi lớp 5 HS tham gia.
+ Thi khéo tay: Theo lớp, mỗi lớp 5 học sinh tham gia.
- HS lắng nghe
HĐ2: Củng cố, dặn dò:
- GV nhận xét giờ học.
- Dặn HS về tập để thi tốt.
- HS lắng nghe.
Lịch sử: CUỘC KHÁNG CHIẾN CHỐNG QUÂN 
 TỐNG XÂM LƯỢC LẦN THỨ HAI (1075 - 1077).
I. Mục tiêu: 
- HS biết được những nét chính về trận chiến tại phòng tuyến sông Như Nguyệt, vài nét công lao của Lý Thường Kiệt.
II. Đồ dùng dạy học: Lược đồ kháng chiến chống quân tống lần thứ 2.
III. Phương pháp dạy học: Quan sát,hỏi thảo luận...
IVCác hoạt động dạy học:
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
1.Bài cũ:
- GV kiểm tra HS trả lời các câu hỏi ở bài trước.
- GV nhận xét, ghi điểm.
- 3HS trả lời câu hỏi GV đưa ra. HS nhận xét.
2. Bài mới: GV giới thiệu bài.
HĐ1: Làm việc cả lớp: 
- GV y/c HS đọc SGK đoạn: “Cuối năm 1072  rồi rút về”
- GV dặt vấn đề yêu cầu HS suy nghĩ trả lời: 
“Việc Lý Thường Kiệt cho quân sang đất Tống có 2 ý kiến khác nhau:
 + Để xâm lược nước Tống.
 + Để phá âm mưu xâm lược nước ta của nhà Tống.
Theo em ý kiến nào đúng ? Vì sao? ”
- Gọi HS phát biểu ý kiến.
- GV nhận xét, tổng kết hoạt động 1.
- 1 HS đọc trước lớp, cả lớp theo dõi bài 
- HS suy nghĩ.
- HS nối tiếp phát biểu ý kiến.
- HS khác nhận xét.
HĐ2: Thảo luận nhóm bốn:
- GV treo lược đồ kháng chiến, yêu cầu HS thảo luận nhóm bốn, các nhóm thảo luận diễn biến của cuộc kháng chiến.
- Đại diện các nhóm lên trình bày diễn biến cuộc kháng chiến.
- GV nhận xét, chốt lại.
- HS quan sát lược đồ, thảo luận về diễn biến của cuộc kháng chiến.
- Đại diện các nhóm trình bày diễn biến cuộc kháng chiến.
- Các nhóm khác nhận xét.
HĐ3: Thảo luận nhóm đôi:
- GV y/c HS đọc SGK từ Sau hơn ba tháng  Nền độc lập của nước ta được giữ vững thảo luận nhóm đôi câu hỏi: 
+ Hãy trình bày kết quả của cuộc kháng chiến? +Theo em, vì sao nhân nhân ta có thể dành được thắng lợi vẻ vang ấy?
- Gọi đại diện các nhóm báo cáo kết quả thảo luận.
- GV nhận xét, nêu kết luận.
- 1 HS đọc trước lớp, HS cả lớp theo dõi SGK.
- HS thảo luận nhóm đôi.
- Đại diện các nhóm trình bày kết quả thảo luận..
- Các nhóm khác nhận xét.
HĐ4: Củng cố dặn dò: 
- Gọi HS đọc phần kết luận cuối bài.
- Tổng kết giờ học, dặn HS về nhà ôn bài, trả lời các câu hỏi cuối bài và chuẩn bị bài sau.
-3HS đọc phần kết luận, lớp đọc thầm.
Đạo đức:	 HIẾU THẢO VỚI ÔNG BÀ, CHA MẸ ( Tiết 2 )
I/ Mục tiêu:
- Giúp HS biết thể hiện lòng hiếu thảo với ông bà, cha mẹ bằng một số việc làm cụ thể trong cuộc sống hằng ngày.
II/ Đồ dung dạy học:
- Bảng phụ ghi các tình huống
III/ Phương pháp dạy học: 
- Thảo luận, trò chơi học tập...
IV/ Các hoạt động dạy học:
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
1.Ổn định: Cho lớp hát.
2. Bài mới:
Giới thiệu bài: nêu mục tiêu bài học
HĐ1: Đóng vai (BT 3 SGK):
- GV chia nhóm và giao nhiệm vụ cho một nửa số nhóm thảo luận, đóng vai theo tính huống tranh 1. Một nửa nhóm đóng vai theo tình huống tranh 2
- Các nhóm thảo luận chuẩn bị đóng vai 
- Mời các nhóm lên đóng vai trước lớp.
 - Yêu cầu các nhóm khác phỏng vấn nhóm bạn.
- GV kết luận: Con cháu hiếu thảo cần quan tâm chăm sóc ông bà, cha mẹ 
- HS hát.
- HS tham gia đóng vai theo nhóm.
- Các nhóm chuẩn bị đóng vai 
- Các nhóm lên đóng vai trước lớp.
 - Các nhóm khác phỏng vấn nhóm bạn.
HĐ2: Thảo luận theo nhóm đôi (BT4, SGK):
- GV nêu yêu cầu của BT 4
- HS thảo luận theo nhóm đôi.
- Gọi đại diện các nhóm trình bày kết quả.
- GV nhận xét và khen những HS biết hiếu thảo với ông bà cha mẹ và nhắc nhở các HS khác học tập các bạn
- HS thảo luận theo nhóm đôi.
- Đại diện các nhóm trình bày kết quả.
HĐ3: Trình bày giới thiệu các sáng tác hoặc tư liệu sưu tầm được (BT 5,6 SGK):
- GV yêu cầu HS trình bày các tư lệu sưu tầm được lên bảng phụ.
- Cho cả lớp đi tham quan, nhận xét.
- GV nhận xét.
* GV mời 1 – 2 HS đọc phần ghi nhớ trong SGK
- HS trình bày các tư lệu sưu tầm được lên bảng phụ.
- Cả lớp đi tham quan, nhận xét.
- 2 HS nhắc lại.
HĐ4: Củng cố dặn dò:
- Nhận xét tiết học
- Dặn HS về nhà chuẩn bị bài sau
- HS lắng nghe.
Địa lí: 	NGƯỜI DÂN Ở ĐỒNG BẰNG BẮC BỘ. 
I/ Mục tiêu: 
- HS biết ĐBBB là nơi dân cư tập trung đông đúc nhất cả nước, sử dụng tranh mô tả nhà ở, trang phục truyền thống của người dân ở ĐBBB.
II/ Đồ dùng dạy học:
 - Tranh ảnh về nhà ở truyền thống và nhà ở hiện nay, cảnh làng quê, trang phục lễ hội của người dân đồng bằng Bắc Bộ (do HS và GV sưu tầm)
III/ Các hoạt động dạy học:
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
1.Kiểm tra bài cũ:
- GV yêu cầu HS trả lời các câu hỏi bài trước.
- GV nhận xét, ghi điểm.
- 2HS trả lời câu hỏi GV nêu.
- Lớp nhận xét.
2. Bài mới: GV giới thiệu bài.
HĐ1: Chủ nhân của đồng bằng: 
Bước 1: Làm việc cả lớp: 
HS dựa vào SGK, trả lời các câu hỏi sau: 
- Đồng bằng Bắc Bộ là nơi đông dân hay thưa dân?
- Người dân sống ở ĐBBB chủ yếu là dân tộc nào ?
- HS suy nghĩ trả lời câu hỏi.
- Hs khác nhận xét.
Bước 2: Thảo luận nhóm: 
- GV yêu cầu HS thảo luận nhóm đôi,các nhóm dựa vào SGK, tranh, ảnh, thảo luận theo các câu hỏi sau:
+Làng của người Kinh ở ĐBBB có đặc điểm gì? 
+ Nêu các đặc điểm về nhà ở của người Kinh ?
+ Vì sao nhà ở có đặc điểm đó ?
+ Làng Việt Cổ có đặc điểm gì?
+ Ngày nay nhà ở làng xóm của người dân ĐBBB có thay đổi ntn?
- Gọi đại diện các nhóm trình bày.
- GV nhận xét, chốt lại.
- HS thảo luận theo nhóm bốn các câu hỏi.
- Đại diện các nhóm lần trình bày kết quả thảo luận.
- Các nhóm khác nhận xét, bổ sung.
HĐ3: Trang phục và lễ hội: 
- GV yêu cầu HS thảo luận nhóm đôi. HS các nhóm dựa vào tranh, ảnh, kênh chữ trong SGK và vốn hiểu biết của bản thân thảo luận theo gợi ý:
+ Hãy mô tả trang phục truyền thống của người Kinh ở ĐBBB?
+ Người dân thường tổ chức lễ hội vào thời gian nào? Nhằm mục đích gì?
+Trong lễ hội có những hoạt động gì? Kể tên một số hoạt động trong lễ hội mà em biết?
+ Kể tên một số lễ hội nổi tiếng của người dân ĐBBB?
- Gọi đại diện các nhóm trình bày.
- GV nhận xét, chốt lại.
- HS quan sát tranh minh hoạ SGK.
- HS thảo luận theo nhóm đôi các câu hỏi.
- Đại diện các nhóm lần trình bày kết quả thảo luận.
- Các nhóm khác nhận xét, bổ sung.
HĐ4: Củng cố dặn dò:
- Y/c 1 – 2 HS đọc phần ghi nhớ trong SGK.
- GV nhận xét, dặn dò HS về nhà học bài,chuẩn bị bài 
- 3HS đọc phần kết luận. Lớp đọc thầm.

Tài liệu đính kèm:

  • docTUAN 13.doc