Giáo án đủ môn Lớp 4 Tuần 16

Giáo án đủ môn Lớp 4 Tuần 16

Tập đọc: KÉO CO.

I/ Mục tiêu:

- HS bước đầu biết đọc diễn cảm một đoạn diễn tả trò chơi kéo co sôi nổi trong bài.

- Hiểu nội dung bài, trả lời được các câu hỏi trong SGK.

- Giáo dục HS yêu thích trò chơi kéo co.

II/ Đồ dùng dạy học:Tranh minh hoạ nội dung bài học trong SGK.

III/ Phương pháp dạy học: Quan sát, hỏi đáp, thảo luận, luyện tập.

IV/ Hoạt động dạy học:

 

doc 32 trang Người đăng hoaithu33 Lượt xem 726Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án đủ môn Lớp 4 Tuần 16", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
 TUẦN 16 
 Thứ hai ngày 21 tháng 12 năm 2009
Tập đọc:	KÉO CO.
I/ Mục tiêu: 
- HS bước đầu biết đọc diễn cảm một đoạn diễn tả trò chơi kéo co sôi nổi trong bài.
- Hiểu nội dung bài, trả lời được các câu hỏi trong SGK.
- Giáo dục HS yêu thích trò chơi kéo co.
II/ Đồ dùng dạy học:Tranh minh hoạ nội dung bài học trong SGK.
III/ Phương pháp dạy học: Quan sát, hỏi đáp, thảo luận, luyện tập.
IV/ Hoạt động dạy học:
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
1. Kiểm tra bài cũ:
- Gọi 3 HS đọc thuộc bài thơ Tuổi Ngựa và trả lời câu hỏi về nội dung bài. 
- Nhận xét, ghi điểm. 
- 3 HS thực hiện yêu cầu.
- HS khác nhận xét. 
2. Bài mới: Giới thiệu bài. 
HĐ1: Hướng dẫn luyên đọc : 
- Gọi 1HS đọc bài, lớp đọc thầm, tập chia đoạn.
- Gọi 3 HS tiếp nối nhau đọc ba đoạn của bài (3 lượt). GV sửa lỗi phát âm tên riêng, ngắt giọng cho từng HS.
- GV kết hợp giúp HS hiểu nghĩa từ mới trong bài.
- Yêu cầu HS luyện đọc nhóm đôi.
- GV đọc mẫu toàn bài.
- 1HS đọc bài, lớp đọc thầm, tập chia đoạn.
- HS nối tiếp đọc ba đoạn của bài, lớp đọc thầm tìm từ khó đọc, giải nghĩa từ mới.
- HS luyện đọc nhóm đôi.
- HS lắng nghe.
 HĐ2: Tìm hiểu bài :
- Yêu cầu HS đọc thầm đoạn 1 và trả lời CH1 SGK.
? Ý chính đoạn 1 là gì?
- Gọi HS đọc đoạn 2, cả lớp trả lời câu hỏi 2 SGK.
- Đoạn 2 giới thiệu điều gì?
- Gọi HS đọc thầm đoạn 3 và thảo luận nhóm bốn các câu hỏi 3 và 4 SGK.
- Gọi đại diện các nhóm trình bày.
? Ý chính đoạn 3 là gì?
? Nội dung chính của bài là gì?
- GV nhận xét, chốt lại.
- HS nối tiếp phát biểu ý kiến.
- HS phát biểu.
- HS thảo luận nhóm bốn. 
- Đại diện các nhóm trình bày.
- HS phát biểu.
HĐ3: Luyện đọc diễn cảm:
- Y/c 1 HS đọc đoạn 1 của bài. Lớp đọc thầm, suy nghĩ tìm từ cần nhấn giọng ở đoạn 1. 
- Treo bảng phụ đoạn văn cần luyện đọc.
- Tổ chức cho HS thi đọc đoạn văn theo nhóm 2. 
- Nhận xét, bình chọn HS có giọng đọc hay.
- HS đọc, lớp đọc thầm, suy nghĩ tìm từ cần nhấn giọng.
- HS luyện đọc nhóm đôi.
- HS bình chọn HS đọc diễn cảm nhất.
HĐ4: Củng cố dặn dò: 
+ Trò chơi kéo co có gì vui?
- Nhận xét tiết học, dặn HS học bài, CB bài sau.
- HS phát biểu ý kiến.
- HS lắng nghe.
Luyện từ và câu: MỞ RỘNG VỐN TỪ:
 ĐỒ CHƠI –TRÒ CHƠI.
I/ Mục tiêu: 
- HS biết dựa vào mục đích, tác dụng để phân loại một số trò chơi quen thuộc, tìm được một vài thành ngữ, tục ngữ có nghĩa cho trước liên quan đến chủ điểm...
II/ Đồ dùng dạy học: 
- Một số tờ phiếu HS làm BT1. Bảng phụ.
III/ Phương pháp dạy học: Động não, hỏi đáp, thảo luận.
IV/ Các hoạt động dạy học chủ yếu:
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
1. Kiểm tra bài cũ:
- Gọi 3 HS, mỗi HS đặt 2 câu hỏi: thể hiện thái độ: khen, chê, sự khẳng định, phủ định 
- Nhận xét, cho điểm HS. 
- 3 HS nối tiếp đặt câu hỏi.
- HS khác nhận xét.
2. Bài mới: Giới thiệu bài. 
HĐ1:Hướng dẫn làm bài tập 1:
- Gọi 1HS đọc yêu cầu BT, lớp đọc thầm.
- GV yêu cầu HS thảo luận nhóm bốn. Y/c HS thảo luận trong nhóm và hoàn thành phiếu. 
- Gọi các nhóm xong trước dán phiếu lên bảng.
- Gọi các nhóm đi tham quan sản phẩm của các nhóm bạn. 
- Gọi các nhóm khác nhận xét, bổ sung.
- Nhận xét, kết luận lời giải đúng. 
- HS thảo luận nhóm bốn.
- Các nhóm trưng bày sản phẩm.
- Các nhóm đi tham quan sản phẩm.
- HS nhận xét, bổ sung.
HĐ2: Hướng dẫn làm bài tập 2:
- Gọi HS đọc yêu cầu BT, lớp đọc thầm.
- GV yêu cầu HS hoàn thành bài tập ở VBT.
- Gọi HS đọc kết quả bài làm.
- GV nhận xét, ghi điểm một số bài làm tốt.
- HS đọc yêu cầu BT.
- HS làm vào VBT.
- HS đọc kết quả làm bài.
HĐ3: Hướng dẫn làm bài tập 3:
- Yêu cầu HS đọc thầm bài tập, làm việc nhóm đôi yêucầu BT.
- Gọi đại diện HS trình bày.
- Gọi các nhóm khác nhận xét, bổ sung. 
- GV nhận xét, chốt lại.
- Gọi HS đọc thuộc lòng các câu thành ngữ, tục ngữ vừa học.
- HS đọc htầm yêu cầu BT.
- HS thảo luận nhóm đôi.
- Đại diện các nhóm trình bày kết quả
- Các nhóm khác nhận xét, bổ sung.
- HS đọc thuộc lòng các thành ngữ.
HĐ4: Củng cố, dặn dò:
- Nhận xét tiết học.
- Dặn HS về nhà làm lại BT3 và sưu tầm 5 câu tục ngữ, thành ngữ. 
- HS lắng nghe.
Khoa học: KHÔNG KHÍ CÓ NHỮNG TÍNH CHẤT GÌ ?
I/ Mục tiêu: 
- HS quan sát và làm thí nghiệm để phát hiện ra một số tính chất của không khí; nêu được ví dụ về ứng dụng một số tính chất của không khí trong đời sống.
II/ Đồ dùng dạy học:
- Hình trang 64, 65 SGK, bảng phụ. 
- huẩn bị theo nhóm: 8 – 10 quả bóng bay với hình dạng khác nhau. Bơm xe đạp.
III/ Phương pháp dạy học: Quan sát, hỏi đáp thảo luận, thực hành.
IV/ Hoạt động dạy học:
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
1.Kiểm tra bài cũ:
- Y/c 2 HS trả lời các câu hỏi của bài 30.
- Nhận xét câu trả lời của HS, ghi điểm.
- 2HS thực hiện y/c của GV.
- HS khác nhận xét.
2. Bài mới: Giới thiệu bài.
HĐ1: Phát hiện màu, mùi, vị của không khí: 
- GV nêu câu hỏi: 
+ Em có nhìn thấy không khí không? Tại sao?
+ Dùng mũi ngửi, dùng lưỡi nếm, em nhận thấy không khí có mùi gì? Có vị gì?
+ Đôi khi ta ngửi thấy một mùi thơm hay một mùi khó chịu, đó có phải là mùi của không khí không ?
- Gọi HS phát biểu ý kiến. GV nhận xét, kết luận.
- Lắng nghe
- HS suy nghĩ, trả lời câu hỏi.
- HS nối tiếp phát biểu ý kiến. HS khác nhận xét.
HĐ2: Chơi thổi bóng phát hiện hình dạng của không khí: 
- GV tổ chức cho HS hoạt động nhóm bốn. 
- Kiểm tra sự chuẩn bị của HS và y/c HS trong nhóm thi thổi bóng trong 3 – 5 phút. Sau đó thảo luận các câu hỏi sau:
+ Cái gì làm cho những quả bóng căng phồng lên?
+ Các quả bóng này có hình dạng ntn?
+ Điều đó chứng tỏ không khí có hình dạng nhất định không? Vì sao?
- Gọi đại diện các nhóm trình bày kết quả.
- GV nhận xét, kết luận.
- HS thảo luận nhóm bốn. Các nhóm thực hiện theo yêu cầu của GV.
- Đại diện các nhóm trình bày kết quả thảo luận.
HĐ3: Tìm hiểu tính chất bị nén và giãn ra của không khí: 
- GV tổ chức cho HS thảo luận nhóm đôi. Y/c các nhóm quan sát hình vẽ và mô tả hiện tượng xảy ra ở hình 2b, 2c và sử dụng các từ nén lại và giãn ra để nói về tính chất của không khí. 
- Gọi đại diện các nhóm trình bày kết quả. 
- GV nhận xét, chốt lại.
- HS thảo luận nhóm đôi. Các nhóm quan sát hình vẽ và mô tả hiện tượng xảy ra.
- Đại diện các nhóm trình bày kết quả thảo luận.
HĐ4: Củng cố dặn dò: 
- Gọi HS đọc mục Bạn cần biết
- GV nhận xét giờ học, dặn HS học bài, chuẩn bị bài sau. 
- 2 – 3HS đọc ghi nhớ. Lớp đọc thầm.
Chính tả: KÉO CO.
I/ Mục tiêu:
- HS nghe, viết đúng bài chính tả, trình bày đúng bài văn.
- Làm đúng bài tập 2a/b.
II/ Đồ dùng dạy - học: 
- Bảng phụ để HS thi làm BT2a . 
- Một tờ giấy khổ to viết sẵn lời giải BT2a.
III/ Các hoạt động dạy học: Luyện tập, thảo luận.
III/ Hoạt động dạy - học:
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
1. Kiểm tra bài cũ
- GV đọc cho HS viết vào bảng con một số từ có âm s/x.
- Nhận xét. 
- HS viết vào bảng con.
2. Bài mới 
- Giới thiệu bài: 
HĐ1: Hướng dẫn viết chính tả: 
- Gọi HS đọc đoạn văn trang 155 SGK.
- HS thảo luận nhóm đôi: Cách chơi kéo co ở làng Hữu Trấp có gì đặc biệt?
- HS đọc thầm lại đoạn văn chú ý những từ mình dễ viết sai, cách trình bày.
- HS gấp SGK.
- GV đọc từng câu cho HS viết.
- GV đọc lần cuối cho HS dò bài.
- GV chấm một số bài, nhận xét.
- HS đổi vở sữa lỗi cho nhau.
- GV nêu nhận xét chung.
- Lắng nghe
- 1 HS đọc thành tiếng. Lớp đọc thầm.
- HS thảo luận nhóm đôi câu hỏi.
- HS đọc thầm lại đoạn cần viết, chú ý những từ mình dễ viết sai.
- HS viết bài.
- HS đổi vở chữa lỗi cho nhau.
HĐ2: Hướng dẫn làm bài tập:
+ Hướng dẫn HS làm bài tập 2a:
 - Gọi HS đọc yêu cầu bài tập.
- Cho HS thảo luận theo nhóm bốn. 
- Yêu cầu các nhóm thi tìm từ ghi vào bảng phụ.
- Các nhóm trình bày kết quả.
- Gọi HS nhận xét, bổ sung.
- Nhận xét chung, kết luận lời giải đúng. 
- 1 HS đọc BT. Lớp đọc thầm. 
- HS thảo luận nhóm đôi.
- Các nhóm thi tìm nhanh từ vào bảng phụ. Đại diện các nhóm trình bày kết quả.
HĐ3: Củng cố dặn dò:
- Nhận xét tiết học.
- Dặn HS về nhà viết viết lại các từ vừa tìm được ở BT2. Chuẩn bị bài sau.
- HS lắng nghe.
Kĩ thuật: CẮT, KHÂU, THÊU SẢN PHẨM 
 TỰ CHỌN ( Tiết 2 ).
I. Mục tiêu:
- HS sử dụng được một số dụng cụ, vật liệu cắt, khâu, thêu để tạo thành sản phẩm đơn giản.
- Giáo dục HS yêu thích môn học.
II. Đồ dùng dạy học:
- Mẫu khâu, thêu đã học.
III. Phương pháp dạy học:
- Hỏi đáp, thực hành.
III. Các hoạt động dạy học:
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
1. Bài cũ:
- GV kiểm tra sự chuẩn bị của HS.
- GV nhận xét.
- HS chuẩn bị các vật liệu để GV kiểm tra.
2. Bài mới:
- Giới thiệu bài.
 HĐ1: HS tự chọn sản phẩm và thực hành làm sản phẩm tự chọn:
- GV nêu yêu cầu thực hành và hướng dẫn lựa chọn sản phẩm : Sản phẩm tự chọn được thực hiện bằng cách vận dụng những kĩ thuật cắt, khâu, thêu đã học.
- GV theo dõi HS thực hành.
- HS thực hành.
HĐ2: Đánh giá sản phẩm thực hành:
- GV tổ chức cho HS trưng bày sẩn phẩm thực hành.
- GV nêu các tiêu chuẩn đánh giá sản phẩm:
+ Sản phẩm có nhiều sáng tạo.
+ Sản phẩm đẹp.
+ Hoàn thành sản phẩm đúng thời gian quy định.
- Yêu cầu HS dựa vào các tiêu chuẩn để tự đánh giá sản phẩm thực hành.
- GV nhận xét, đánh giá kết quả học tập của HS.
- HS trưng bày sản phẩm thực hành.
- HS theo dõi.
- HS đánh giá sản phẩm thực hành.
HĐ3: Củng cố, dặn dò: 
- GV nhận xét sự chuẩn bị, tinh thần thái độ học tập của HS.
- GV dặn HS về nhà xem lại bài, chuẩn bị bài sau và chuẩn bị vật liệu dụng cụ cho bài sau. 
- HS lắng nghe.
Kể chuyện: KỂ CHUYỆN ĐƯỢC CHỨNG KIẾN 
 HOẶC THAM GIA. 
I/ Mục tiêu: 
- HS chọn được câu chuyện ( được chứng kiến hoặc tham gia) liên quan đến đồ chơi của mình hoặc của bạn. Biết sắp xếp các sự việc thành một câu chuyện để kể lại rõ ý.
II/ Đồ dùng dạy học: Bảng lớp viết đề bài, 3 cách xây dựng cốt chuyện. 
III/ Phương pháp dạy học: Kể chuyện, thảo luận, hỏi đáp.
III/ Các hoạt động dạy và học chủ yếu:
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
1.Kiểm tra bài cũ:
- Gọi 2 HS kể lại câu truyện các em đã được học được nghe có nhân vật là những đồ chơi trẻ em hoặc những con vật gần gũi với trẻ em
- Nhận xét, ghi điểm. 
- 2 HS thực hiện yêu cầu.
- HS khác nhận xét. 
2. Bài mới: Giới thiệu bài:
HĐ1: Hướng dẫn kể chuyện:
Bước 1: Hướng dẫn HS hiểu yêu cầu BT:
- Gọi HS đọc đề bài. 
- GV viết đề bài, gạch chân dưới các từ ngữ: đồ chơi của trẻ em, của các bạn.
- Gọi 3 HS nói tiếp nhau đọc 3 gợi ý. 
- Yêu cầu HS quan sát tranh minh hoạ, suy nghĩ trả lời câu hỏi SGK.
- Gọi  ... hóm bốn các yêu cầu BT.
- Gọi đại diện các nhóm trình bày. 
- GV nhận xét, chốt lại.
- Lắng nghe
- 1 HS đọc, lớp đọc thầm.
- HS thảo luận nhóm đôi yêu cầu BT.
- Đại diện các nhóm trình bày. 
- HS đọc thầm bài tập, suy nghĩ phát biểu ý kiến.
- 1 HS đọc, lớp đọc thầm.
- HS thảo luận nhóm 4 yêu cầu BT.
- Đại diện các nhóm trình bày. 
HĐ2: Phần ghi nhớ:
- Gọi HS đọc ghi nhớ SGK. Lớp đọc thầm.
- HS nối tiếp đọc ghi nhớ.
HĐ3: Phần luyện tập:
Bước 1: Hướng dẫn HS làm bài 1:
- Gọi HS đọc y/c và nội dung BT.
- Yêu cầu HS làm việc theo nhóm 4 vào bảng phụ.
- Gọi đại diện các nhóm trình bày.
- GV nhận xét, chốt lại.
Bước 2: Hướng dẫn HS làm bài 2:
- Gọi HS đọc y/c và nội dung BT.
- Y/c HS tự làm bài vào vở.
- Gọi HS trình bày, GV sửa lỗi dùng từ, diễn đạt
- GV nhận xét, ghi điểm. 
- 1 HS đọc, lớp đọc thầm.
- HS thảo luận nhóm 4 yêu cầu BT.
- Đại diện các nhóm trình bày. 
- HS đọc thầm bài tập, suy nghĩ làm vào vở.
- Một số HS trình bày bài làm.
HĐ4: Củng cố dặn dò:
- Nhận xét tiết học. Dặn HS học bài, chuẩn bị bài sau.
- HS lắng nghe.
Tập làm văn: LUYỆN TẬP GIỚI THIỆU ĐỊA PHƯƠNG. 
I/ Mục tiêu: 
- Dựa vào bài tập đọc Kéo co, HS biết thuật lại được các trò chơi đã giới thiệu trong bài, biết giới thiệu một trò chơi ở quê hương...GDHS thêm yêu quê hương đất nước.
II/ Đồ dùng dạy học: Tranh minh hoạ một số trò chơi, lễ hội trong SGK. 
III/ Phương pháp dạy học: Quan sát, hỏi đáp, kể chuyện.
IV/ Các hoạt động dạy học:
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
1. Kiểm tra bài cũ:
- Gọi 1 HS trả lời câu hỏi: Khi quan sát đến đồ vật ta cần chú ý đến điều gì?
- Gọi 2 HS đọc dàn ý tả một đồ chơi mà em chọn 
- Nhận xét, ghi điểm. 
- 2HS thực hiện yêu cầu của GV.
- HS khác nhận xét.
-2 HS đọc dàn bài.
2. Bài mới: Giới thiệu bài. 
HĐ1: Hướng dẫn HS làm bài tập 1:
- Gọi HS đọc y/c bài tập.
- Y/c HS đọc thầm bài tập Kéo co.
? Bài “Kéo co” giới thiệu trò chơi của những địa phương nào?
- Hướng dẫn HS thực hiện y/c. GV nhắc HS giới thiệu bằng lời của mình để thể hiện không khí sôi động hấp dẫn. 
- Gọi HS trình bày, nhận xét, sửa lỗi, dùng từ diễn đạt và cho điểm từng HS.
- GV nhận xét chung. 
- 1HS đọc yêu cầu BT, lớp đọc thầm.
- HS suy nghĩ trả lời câu hỏi.
- HS nối tiếp phát biểu ý kiến.
HĐ2: Hướng dẫn HS làm bài tập 2:
- Gọi HS đọc yêu cầu bài tập. 
? Ở địa phương mình hằng năm có những lễ hội nào?
? Ở lễ hội có những trò chơi nào thú vị ?
- GV treo bảng phụ, gợi ý cho HS biết dàn ý chính. Gọi HS đọc dàn ý.
* Kể theo nhóm: 
- Y/c HS kể trong 2 nhóm HS. GV đi giúp đỡ, hướng dẫn từng nhóm 
* Giới thiệu trước lớp:
- Gọi HS trình bày. Nhận xét sữa lỗi dùng từ diễn đạt. 
- HS phát biểu ý kiến.
- 2 HS ngồi cùng bàn giới thiệu, sửa cho nhau 
- 3 đến 5 HS trình bày. HS khác nhận xét. 
HĐ3: Củng cố dặn dò:
- Nhận xét tiết học. Dặn HS về nhà viết lại bài giới thiệu của em và chuẩn bị bài sau.
- HS lắng nghe.
 Thứ tư ngày 23 tháng 12 năm 2009
Toán: CHIA CHO SỐ CÓ BA CHỮ SỐ.
I/ Mục tiêu: 
- HS biết thực hiện phép chia số có bốn chữ số cho số có ba chữ số( chia hết, chia có dư). Rèn kĩ năng tính toán cho học sinh.
II/ Đồ dùng dạy học:Bảng con, VBT.
III/ Phương pháp dạy học: Động não, hỏi đáp, thực hành.
IV/ Các hoạt động dạy - học:
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
1. Kiểm tra bài cũ:
- GV yêu cầu HS làm vào bảng con phép chia: 31902 : 78 = ?
- GV chữa bài, nhận xét. 
- HS tính vào bảng con.
2. Bài mới: GV giới thiệu bài.
HĐ1: Hướng dẫn thực hiện phép chia 1944: 162: 
- Viết lên bảng phép chia 1944 : 162, yêu cầu HS nêu lại phép chia.
- GV hướng dẫn HS thực hiện tính và tính như nội dung SGK.
- GV hỏi: Phép chia 1944 : 162 là phép chia hết hay phép chia có dư ?
- GV h/d HS cách ước lượng thương. 
- GV y/c HS thực hiện lại phép chia trên vào bảng con.
- HS nêu lại phép chia.
- HS theo dõi.
- HS trả lời. HS khác nhận xét.
- HS theo dõi.
- HS thực hiện vào bảng con.
HĐ2: Thực hiện phép chia 8496 : 241: 
- Viết lên bảng phép chia 8499 : 241. 
- Yêu cầu HS thực hiện phép tính vào bảng con.
- Gọi HS nêu cách đặt tính và tính.
- GV hướng dẫn lại HS thực hiện tính và tính như nội dung SGK.
- GV hỏi: Phép chia 8469 : 241 là phép chia hết hay phép chia có dư ?
- GV h/d HS cách ước lượng thương. 
- HS thực hiện phép tính vào bảng con.
-HS nêu cách đặt tính và tính.
- HS theo dõi.
- HS trả lời.
HĐ3: Thực hành:
- GV yêu cầu HS làm các bài tập 1 (a), 2(b) ở SGK. Riêng HS khá, giỏi làm thêm bài 3. GV dạy cá nhân.
- GV chấm một số bài, nhận xét.
- HS theo dõi.
HS làm các bài tập 1 (a), 2(b) ở SGK. HS khá, giỏi làm thêm bài 3.
HĐ4: Củng cố dặn dò:
- GV nhận xét giờ học. Dặn dò HS về nhà làm bài tập ở nhà, chuẩn bị bài sau.
- HS theo dõi.
Địa lí: THỦ ĐÔ HÀ NỘI.	
I/ Mục tiêu: 
- HS nêu được một số đặc điểm chủ yếu của thủ đô Hà Nội.
II/ Đồdùng dạy học:
 - Các bản đồ: hành chính Việt Nam, bản đồ Hà Nội. 
III/ Phương pháp dạy học: Quan sát, hỏi đáp, thảo luận.
IV/ Các hoạt động dạy học:
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
1.Kiểm tra bài cũ: 
- GV y/c 3 HS trả lời 3 câu hỏi của bài 14.
- Nhận xét việc học ở nhà của HS, ghi điểm.
- 3 HS trả lời.
- HS khác nhận xét. 
2. Bài mới: Giới thiệu bài.
HĐ1: Làm việc cả lớp: 
- Y/c HS quan sát bản đồ hành chínhViệt Nam treo tường kết hợp lược đồ trong SGK trả lời các câu hỏi ở SGK.
- Gọi HS nối tiếp phát biểu.
- GV nhận xét, kết luận.
- HS quan sát bản đồ, suy nghĩ trả lời câu hỏi.
- HS nối tiếp phát biểu ý kiến.
HĐ2: Thảo luận nhóm đôi:
- Cho HS làm việc theo nhóm đôi.
- HS các nhóm dựa vào vốn hiểu biết của mình, vào SGK và tranh, ảnh thảo luận các câu hỏi:
+ Thủ đô Hà Nội còn có những tên gọi nào khác ? Tới nay Hà nội được bao nhiêu tuổi ?
+ Em hãy kể tên những danh lam thắng cảnh, di tích lịch sử của Hà Nội?
- Gọi đại diện các nhóm báo cáo kết quả.
- GV hỏi HS khá, giỏi:
+ Khu phố cổ có đặc điểm gì? 
+ Khu phố mới có đặc điểm gì?
- GV nhận xét, chốt lại.
- HS quan sát thảo luận nhóm đôi các câu hỏi GV yêu cầu.
- Đại diện các nhóm báo cáo kết quả thảo luận.
- Các nhóm khác nhận xét.
- HS khá, giỏi phát biểu ý kiến.
HĐ3: Thảo luận nhóm bốn:
- GV yêu cầu HS làm việc theo nhóm bốn.
- HS các nhóm dựa vào SGK thảo luận:
- Nêu những dẫn chứng thể hiện Hà Nội là:
+ Trung tâm chính trị. + Trung tâm kinh tế lớn. 
+ Trung tâm văn hoá, khoa học 
- Kể một số trường đại học,viện bảo tàng ở HN? 
- Gọi đại diện các nhóm báo cáo kết quả.
- GV nhận xét, kết luận.
- HS quan sát thảo luận nhóm 4 các câu hỏi GV yêu cầu.
- Đại diện các nhóm báo cáo kết quả thảo luận.
- Các nhóm khác nhận xét.
HĐ4: Củng cố dặn dò:
- GV y/c HS đọc phần ghi nhớ trong SGK. 
- Nhận xét giờ học. Dặn HS học bài, chuẩn bị bài. 
- 3HS đọc ghi nhớ. Lớp đọc thầm.
Tập đọc:	TRONG QUÁN ĂN" BA CÁ BỐNG".
I/ Mục tiêu: 
- HS biết đọc đúng tên riêng nước ngoài., bước đầu đọc phân biệt rõ lời người dẫn truyện với lời người nhân vật.
- Hiểu nội dung bài, trả lời được các câu hỏi trong SGK.
II/ Đồ dùng dạy học:Tranh minh hoạ nội dung bài học trong SGK.
III/ Phương pháp dạy học: Quan sát, hỏi đáp, thảo luận, luyện tập.
IV/ Hoạt động dạy học:
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
1. Kiểm tra bài cũ:
- Gọi 2 HS đọc bài Kéo co và trả lời câu hỏi về nội dung bài. 
- Nhận xét, ghi điểm. 
- 2 HS thực hiện yêu cầu.
- HS khác nhận xét. 
2. Bài mới: Giới thiệu bài. 
HĐ1: Hướng dẫn luyên đọc : 
- Gọi 1HS đọc bài, lớp đọc thầm, tập chia đoạn.
- Gọi 3 HS tiếp nối nhau đọc ba đoạn của bài (3 lượt). GV sửa lỗi phát âm tên nước ngoài, ngắt giọng cho từng HS.
- GV kết hợp giúp HS hiểu nghĩa từ mới trong bài.
- Yêu cầu HS luyện đọc nhóm đôi.
- GV đọc mẫu toàn bài.
- 1HS đọc bài, lớp đọc thầm, tập chia đoạn.
- HS nối tiếp đọc ba đoạn của bài, lớp đọc thầm tìm từ khó đọc, giải nghĩa từ mới.
- HS luyện đọc nhóm đôi.
- HS lắng nghe.
 HĐ2: Tìm hiểu bài :
- Yêu cầu HS đọc thầm phần đầu và trả lời CH1 SGK.
- Gọi HS đọc đoạn 1, thảo luận nhóm đôi câu hỏi 2 SGK.
- Ý chính đoạn 1 là gì?
- Gọi HS đọc thầm đoạn 2,3 và thảo luận nhóm bốn các câu hỏi 3 SGK.
- Gọi đại diện các nhóm trình bày.
? Ý chính đoạn 2,3 là gì?
- Gọi HS đọc thầm toàn truyện trả lời câu hỏi 4.
- Gọi HS phát biếu ý kiến. GV nhận xét, kết luận.
? Ý nghĩa của trựên là gì?
- GV nhận xét, chốt lại.
- HS nối tiếp phát biểu ý kiến.
- HS thảo luận nhóm đôi.
- Đại diện các nhóm trình bày
- HS phát biểu ý kiến..
- HS thảo luận nhóm bốn. 
- Đại diện các nhóm trình bày.
- HS phát biểu.
- HS phát biểu.
HĐ3: Luyện đọc diễn cảm:
- Y/c HS đọc phân vai, cả lớp theo dõi để tìm ra giọng thích hợp. HS chọn đoạn mình thích.
- GV đọc mẫu diễn cảm đoạn 2.
- HS luyện đọc diễn cảm đoạn 2 theo nhóm đôi.
- HS thi đọc diễn cảm trước lớp.
- GV tuyên dương HS đọc diễn cảm nhât.
- HS đọc phân vai, lớp đọc thầm, tìm giọng đọc phù hợp.
- HS lắng nghe.
- HS luyện đọc theo nhóm đôi
- HS thi đọc diễn cảm.
HĐ4: Củng cố dặn dò: 
- Gọi HS nhắc lại ý nghĩa.
- Nhận xét tiết học, dặn HS học bài, CB bài sau.
- HS phát biểu ý kiến.
- HS lắng nghe.
SINH HOẠT ĐỘI.
I/ Mục tiêu:
- Đánh giá hoạt động của đội trong thời gian vừa qua. 
- Giúp HS giải đáp những điều các em muốn nói.
- Phổ biến nhiệm vụ tuần tới.
II/ Các hoạt động dạy học:
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
1. Ổn định tổ chức lớp:
- Cho lớp hát.
- HS hát.
2. Sinh hoạt lớp:
HĐ1: Các phân đội trưởng nhận xét các mặt hoạt động của đội trong tuần qua: 
- Chi đội phó VTM nhận xét 
- Chi đội phó phụ trách lao động nhận xét 
- Chi đội trưởng nhận xét các hoạt động của từng phân đội, tuyên dương phân đội nào nổi bật, tuyên dương cá nhân xuất sắc.
- Ban cán sự chi đội đánh giá hoạt động của chi đội tuần qua.
- HS lắng nghe.
HĐ2: Giải đáp những điều HS muốn nói:
- GV tập hợp những điều các em ghi ở Điều em muốn nói, giải đáp, giải quyết những điều các em bày tỏ.
- HS lắng nghe, nêu ý kiến phản hồi.
HĐ2: Phổ biến nhiệm vụ tuần tới:
- GV nêu nhiệm vụ tuần tới:
+ Ổn định tốt nề nếp lớp học.
+ HS có ý thức cao trong học tập.
+ Phát động HS cùng xây dựng đôi bạn cùng tiến.
+ Học sinh vừa học vừa ôn tập chuẩn bị thi học kì I.
+ Yêu cầu HS thực hiện tốt nội quy lớp học.
+ Tiếp tục phong trào giữ vở sạch, viết chữ đẹp trong lớp.
+ Vệ sinh lớp học sạch sẽ.
+ Thực hiện tốt vệ sinh trường .
+ HS đi học hai buổi đầy dủ , có chất lượng.
+ Tiến hành nộp các khoản theo yêu cầu của nhà trường.
- HS lắng nghe.

Tài liệu đính kèm:

  • docTUAN 16.doc