Giáo án dự thi giáo viên giỏi ôn tập về tả cây cối

Giáo án dự thi giáo viên giỏi ôn tập về tả cây cối

I. MỤC ĐÍCH, YÊU CẦU

1. - Củng cố hiểu biết về văn tả cây cối:

+ Cấu tạo của bài văn miêu tả cây cối,

+ Trình tự miêu tả.

+ Những giác quan sử dụng để quan sát.

+ Những biện pháp tu từ được sử dụng trong bài văn.

2. Nâng cao kĩ năng làm bài văn tả cây cối.

.II. ĐỒ DÙNG DẠY- HỌC

- Bút dạ và một số tờ giấy khổ to kẻ bảng nội dung BT1.

- Một tờ giấy khổ to ghi những kiến thức cần ghi nhớ về bài văn tả cây cối.

- Có thể sưu tầm tranh ảnh hoặc vật thật về một số loài cây, hoa, quả (giúp HS quan sát, làm BT2).

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY- HỌC

1. Kiểm tra bài cũ: (2ph-3ph)

- Đọc đoạn văn viết lại của hs ở tiết trả bài trước.

2. Dạy bài mới

a. Giới thiệu bài (1ph- 2ph)

- Nêu MĐYC của tiết học

b. Hướng dẫn thực hành (32ph-34ph)

 

doc 4 trang Người đăng thuthuy90 Lượt xem 930Lượt tải 2 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án dự thi giáo viên giỏi ôn tập về tả cây cối", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
GIÁO ÁN DỰ THI GIÁO VIÊN GIỎI
ÔN TẬP VỀ TẢ CÂY CỐI
	Tiết Tập làm văn : Tuần 27 - Tiếng Việt 5 – tr. 96	
 Người dạy: Phạm Khắc Lập – Trường Tiểu học Cao Nhân - Thuỷ Nguyên – HP.
I. MỤC ĐÍCH, YÊU CẦU
1. - Củng cố hiểu biết về văn tả cây cối: 
+ Cấu tạo của bài văn miêu tả cây cối, 
+ Trình tự miêu tả. 
+ Những giác quan sử dụng để quan sát. 
+ Những biện pháp tu từ được sử dụng trong bài văn.
2. Nâng cao kĩ năng làm bài văn tả cây cối.
.II. ĐỒ DÙNG DẠY- HỌC 
 Bút dạ và một số tờ giấy khổ to kẻ bảng nội dung BT1.
Một tờ giấy khổ to ghi những kiến thức cần ghi nhớ về bài văn tả cây cối.
- Có thể sưu tầm tranh ảnh hoặc vật thật về một số loài cây, hoa, quả (giúp HS quan sát, làm BT2).
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY- HỌC
1. Kiểm tra bài cũ: (2ph-3ph)
- Đọc đoạn văn viết lại của hs ở tiết trả bài trước.
2. Dạy bài mới
a. Giới thiệu bài (1ph- 2ph) 
- Nêu MĐYC của tiết học
b. Hướng dẫn thực hành (32ph-34ph)
Bài tập 1/96 (15ph-16ph); 
A. Kiểm tra bài cũ: (2ph-3ph)
- Nhận xét – Đánh giá về chuẩn bị bài ở nhà.
- Đọc đoạn văn viết lại của hs ở tiết trả bài trước. Nêu rõ đã viết lại đoạn văn nào?
- Nhận xét. - Bổ sung
B. Dạy bài mới
a. Giới thiệu bài: (1ph- 2ph) 
- Nêu MĐYC của tiết học.
b. Hướng dẫn thực hành (32ph-34ph)
Hoạt động 1: Ôn về cấu tạo bài văn tả cây cối: 
- Nhắc lại cấu tạo của bài văn tả cây cối đã học ở lớp 4.
- Nhận xét và đưa ra bảng phụ : Cấu tạo của bài văn tả cây cối 
Chốt: - Cấu tạo chung của bài văn tả cây cối cũng có 3 phần.
- 2 hs nhắc lại.
- 2 HS đọc to cấu tạo bài văn tả cây cối.
Hoạt động 1: Ôn về trình tự miêu tả, cách quan sát, sử dụng biện pháp tu từ
- Bài tập 1: ( 10 – 12 ph)
- Nêu yêu cầu bài tập.
- BT có mấy yêu cầu nhỏ?
+ Đọc thầm bài văn “Cây chuối mẹ” 
+ Thảo luận nhóm đôi để tìm chi tiết ghi nhanh vào Vở bài tập.
==> Chú ý: Hs chỉ ghi vắn tắt ý và hình ảnh.
- Đọc yêu cầu bài tập.
- Nêu: 2 yêu cầu.
- 3 HS đọc nối tiếp 3 câu hỏi.
- Đọc thầm bài văn. 
– Làm việc nhóm đôi.
Câu hỏi a: Chia làm 2 ý.
- Bài văn tả theo thình tự nào?
- Nêu trình tự khác trong văn tả cây cối?
=> Chốt ý câu hỏi a: Trình tự miêu tả cây cối thường là tả từng bộ phận của cây và tả theo trình tự phát triển của cây.
Lưu ý: + Có thể kết hợp cả hai cách tả.
+ Khi tả theo cách từng bộ phận của cây thì tả từ bao quát đến chi tiết.
- Đọc to câu hỏi
- Nêu. Giải thích căn cứ vào đâu để em nhận ra điều đó.
- Nêu ý kiến.
Câu hỏi b: Chia làm 2 ý.
- Bài văn tả cây chuối tác giả đã sử dụng giác quan nào quan sát là chủ yếu?
- Ngoài ra khi miêu tả cây cối ta còn sử dụng những giác quan nào?
=> Chốt ý câu hỏi b: Bài văn tác giả chủ yếu quan sát bằng giác quan thị giác. - Cần kết hợp nhiều giác quan khác.
Lưu ý: 
- Để làm bài văn tả cây cối cho tốt thì đòi hỏi người viết phải cảm nhận bằng các giác quan. Phải phối hợp chúng với nhau. Khi viết cần lồng cảm xúc cảu người viết vào bài văn thêm sinh động.
- Đọc to câu hỏi
- Nêu.
- Giải thích chỉ ra một vài chi tiết: nhìn thấy cây chuối còn bé, cây chuối trưởng thành, hoa chuối, lá, buồng... ==> chủ yếu bằng thị giác.
- Nêu ý kiến.
Câu hỏi c: Chia làm 2 ý.
- Tìm hình ảnh so sánh?
- Tìm hình ảnh nhân hoá?
=> Chốt ý câu hỏi c: Tác giả đã sử dụng những hình ảnh nhân hoá và so sánh như.
Lưu ý: 
+ So sánh và nhân hoá làm cho bài văn thêm sinh động, gợi cho người đọc người nghe cảm nhận được rõ hình dáng, màu sắc, mùi vị của cây cối định tả.
- Đọc to câu hỏi
- Nêu. và Chỉ ra các hình ảnh so sánh:
+ Lá: ...dài như lưỡi mác, cái quạt lớn.
+ Thân: ..... cột hiên.
+ Hoa: ... mầm lửa non, cái chày giã cua.
+ Buồng: Cái rọ lợn.
- Nêu. và Chỉ ra các hình ảnh nhân hoá.
 Các hình ảnh nhân hoá;
 Đĩnh đạc, nhanh chóng thành mẹ, đánh động cho mọi người biết, lớn nhanh hơn hớn, bận đơm hoa, khẽ khàng...
- Rút ra kiến thức ôn tập: 
- Vậy để làm bài văn tả cây cối cho tốt em cần nhớ những gì?
- Chốt kiến thức ôn tập: 4 ý:
- Nêu ý kiến cá nhân.
Hoạt động 3: Luyện tập xây dựng đoạn văn tả bộ phận của cây cối
- Bài tập 2: ( 13 – 15ph)
- KT: Viết đoạn văn tả một bộ phận của cây
- Chép đề văn lên bảng.
 - Lưu ý làm việc cá nhân với vở ghi.
- Làm vở ghi.
- Nêu yêu cầu
- hs đọc đề văn trong sgk tr 97
- Nhắc HS: làm bài theo các bước sau: 
+ Chọn đề văn, chú ý chọn đề nói về đối tượng em yêu thích...
+ Suy nghĩ về một bộ phận của cây cụ thể nào em sẽ tả.
- Em tả cây gì và bộ phận nào?
- Tả bộ phận đó theo cách nào?
- Để tả chi tiết, đặc điểm của bộ phận của cây, em có thể dùng biện pháp nt nào?
- Nêu yêu cầu bài tập. - Cả lớp đọc thầm lại yêu cầu bài tập trong sgk.
Vài HS nói đề bài em chọn
- Đọc đoạn văn của mình trước lớp.
- Tiếp nối nhau đọc đoạn viết
- Nhận xét, trao đổi, tìm ra những cách miêu tả hay và độc đáo.
- Hướng dẫn học sinh nhận xét.
- Nhận xét, góp ý
==> Chốt kĩ năng xây dựng đoạn văn tả cây cối.
- Nhận xét, góp ý
c. Củng cố, dặn dò (2ph- 4ph)
- Nhắc lại kiến thức về văn tả cây cối
- Nhận xét tiết học.
- VN: chuẩn bị bà tiếtsau Kiểm tra viết.
- Xem trước 5 đề ở trong sgk. Và chọn lấy một đề bài mà em thích

Tài liệu đính kèm:

  • docGIÁO ÁN DỰ THI GIÁO VIÊN GIỎI.doc