I.Yêu cầu :
- Học sinh biết ki-lô-mét vuông là đơn vị đo diện tích.
- Biết đọc, viết đúng các số đo diện tích theo đơn vị đo là ki - lô - mét vuông. Biết 1 km2 = 1 000 000 m2 .
- Bước đầu biết chuyển đổi từ km2 sang m2 và ngược lại.HS làm bài tập 1; 2; 4b.
- HS khá, giỏi làm thêm bài tập 3; 4a
- Gd HS có ý thức tốt trong học tập, vận dụng trong thực tế.
II. Chuẩn bị :
- Bức tranh hoặc ảnh chụp cánh đồng, khu rừng, mặt hồ, vùng biển .
- Bộ đồ dùng dạy - học toán lớp 4 .
III. Hoạt động dạy - học:
TUẦN 19 Ngày soạn: 2 / 1 /2011 . Ngày giảng: Thứ hai ngày 10 tháng 1 năm 2011 Toán: Ki lô mét vuông. I.Yêu cầu : - Học sinh biết ki-lô-mét vuông là đơn vị đo diện tích. - Biết đọc, viết đúng các số đo diện tích theo đơn vị đo là ki - lô - mét vuông. Biết 1 km2 = 1 000 000 m2 . - Bước đầu biết chuyển đổi từ km2 sang m2 và ngược lại.HS làm bài tập 1; 2; 4b. - HS khá, giỏi làm thêm bài tập 3; 4a - Gd HS có ý thức tốt trong học tập, vận dụng trong thực tế. II. Chuẩn bị : - Bức tranh hoặc ảnh chụp cánh đồng, khu rừng, mặt hồ, vùng biển . - Bộ đồ dùng dạy - học toán lớp 4 . III. Hoạt động dạy - học: Hoạt động của GV Hoạt động của HS 1. Kiểm tra bài cũ: - Nhận xét chung bài kiểm tra . 2.Bài mới a) Giới thiệu bài: Gv giới thiệu ghi đề. b) Khai thác: + Cho HS quan sát bức tranh hoặc ảnh chụp về một khu rừng hay cánh đồng có tỉ lệ là hình vuông có cạnh dài 1km + Gợi ý để học sinh nắm được khái niệm về ki lô mét vuông là diện tích hình vuông có cạnh dài 1ki lô mét . - Yêu cầu HS dựa vào mô hình ô vuông kẻ trong hình vuông có diện tích 1dm2 đã học để nhẩm tính số hình vuông có diện tích 1 m2 có trong mô hình vuông có cạnh dài 1km ? - Đọc là : ki - lô - mét vuông . - Viết là : km2 ; 1 km2 = 1 000 000 m2 c) Luyện tập : Bài 1 : - Yêu cầu học sinh nêu đề bài - Hỏi học sinh yêu cầu đề bài . + GV kẻ sẵn bảng như SGK . - Gọi học sinh lên bảng điền kết quả - Nhận xét bài làm học sinh . - Qua bài tập này giúp em củng cố điều gì ? Bài 2 : - Gọi học sinh nêu yêu cầu đề bài - Yêu cầu lớp làm vào vở. - Gọi hai em lên bảng sửa bài - Gọi em khác nhận xét bài bạn - Nhận xét, ghi điểm bài làm học sinh. Bài 3 : Dành cho HS khá, giỏi - Gọi học sinh nêu đề bài - Gọi 1 em lên bảng làm bài , cả lớp làm vào vở . - Giáo viên nhận xét bài học sinh . Bài 4 - Gọi 1 HS đọc đề bài. + Yêu cầu HS suy nghĩ tự làm bài . - GV nhận xét và cho điểm HS. - HS khá, giỏi làm 4b 3) Củng cố - Dặn dò: - Nhận xét đánh giá tiết học . - Dặn về nhà học bài và làm bài. Chuẩn bị bài: Luyện tập. - HS theo dõi. - Lớp theo dõi giới thiệu - Quan sát để nhận biết về khái niệm đơn vị đo diện tích ki - lô - mét vuông - Nắm về tên gọi và cách đọc, cách viết đơn vị đo này . - Nhẩm và nêu số hình vuông có trong hình vuông lớn có 1000 000 hình - Vậy : 1 km2 = 1000 000 m2. + Đọc là : Ki - lô - mét vuông - Lấy bảng con để tập viết một số đơn vị đo có đơn vị đo là km2 . - Hai học sinh đọc thành tiếng . + Viết số hoặc chữ vào ô trống . - Một HS lên bảng viết và đọc Đọc Viết Chín trăm hai mươi mốt li lô mét vuông 921km2 Hai nghìn ki lô mét vuông 2000km2 Năm trăm linh chín ki lô mét vuông 509km2 Ba trăm hai mươi nghìn ki lô mét vuông 320 000 km2 - Học sinh khác nhận xét bài bạn - Đọc viết số đo diện tích có đơn vị đo là ki - lô - mét vuông . - Hai em đọc đề bài. - Hai em sửa bài trên bảng. 1km2 = 1000 000 m2 1m2 = 100 dm2 ; m2 49dm2 = 3249dm2 1000 000 m2 = 1 km2 5km2 = 5000 000 m2 2 000 000 m2 = 2 km2 - Hai học sinh nhận xét bài bạn . - Hai học sinh đọc thành tiếng . - Lớp thực hiện vào vở . Giải : Diện tích của khu rừng hình chữ nhật là : 3 x 2 = 6 ( km2 ) - 1 HS đọc thành tiếng . + Lớp làm vào vở . + Một HS làm trên bảng . a/ Diện tích phòng học : 40 m 2 b/ Diện tích nước Việt Nam : 330 991km2 - Học sinh nhắc lại nội dung bài. - Về nhà học bài và làm bài tập còn lại Tập đọc: Bốn anh tài. I.Yêu cầu: - Đọc đúng các tiếng, từ khó hoặc dễ lẫn: Nắm tay đóng cọc, Lấy tai tát nước, móng tay đục máng , - Biết đọc với giọng kể chuyện, bước đầu biết nhấn giọng những từ ngữ thể hiện tài năng, sức khỏe của bốn cậu bé. - Hiểu nội dung bài: Ca ngợi sức khoẻ, tài năng, lòng nhiệt thành làm việc nghĩa của bốn anh em Cẩu Khây. (Trả lời được các CH trong SGK) - Hiểu nghĩa các từ ngữ : Cẩu Khây , yêu tinh , thông minh , - Gd HS làm nhiều việc tốt. II. Đồ dùng dạy học: - Bảng phụ ghi nội dung các đoạn cần luyện đọc . - Tranh ảnh hoạ bài đọc trong SGK III. Hoạt động dạy – học: Hoạt động của GV Hoạt động của HS 1.Kiểm tra bài cũ: - Gọi 2 HS lên bảng tiếp nối nhau đọc bài" Rất nhiều mặt trăng " và trả lời câu hỏi về nội dung bài. - Nhận xét và cho điểm HS . 2. Bài mới: a. Giới thiệu bài: GV giới thiệu ghi đề. * Luyện đọc: - Gọi HS đọc toàn bài - Gv phân đoạn đọc nối tiếp - Gọi 5 HS nối tiếp nhau đọc - HS đọc lần 1: Gv sửa lõi phát âm. - Lần 2: giải nghĩa từ. - Lần 3: đọc trơn. - Cho HS luyện đọc nhóm đôi - Gọi HS đọc toàn bài. - GV đọc mẫu, chú ý cách đọc. * Tìm hiểu bài: - Yêu cầu HS đọc đoạn 1, trao đổi và trả lời câu hỏi. + Tìm những chi tiết nói lên sức khoẻ và tài năng đặc biệt của Cẩu Khây ? + Đoạn 1 cho em biết điều gì? - Yêu cầu HS đọc đoạn 2, 3 + Có chuyện gì xảy ra với quê hương Cẩu Khây ? +Cẩu Khây lên đường đi trừ diệt yêu tinh với những ai ? - Yêu cầu HS đọc đoạn 5 + Mỗi người bạn của Cẩu Khây có tài năng gì ? - Ý chính của đoạn còn lại là gì? - Câu truyện nói lên điều gì? * Đọc diễn cảm: - yêu cầu 5 HS tiếp nối nhau đọc từng đoạn của bài. HS cả lớp theo dõi để tìm ra cách đọc hay. - Treo bảng phụ ghi đoạn văn cần luyện đọc. - Tổ chức cho HS thi đọc diễn cảm đoạn văn. Ngày xưa , / ở bản kia... tinh thông võ nghệ - Nhận xét và cho điểm học sinh. 3. Củng cố – dặn dò: - Hỏi: Câu truyện giúp em hiểu điều gì? - Nhận xét tiết học. - Dặn HS về nhà học bài. Chuẩn bị bài: Chuyện cổ tích về loài người (HTL). - 2 HS lên bảng thực hiện yêu cầu. - Quan sát và lắng nghe. - 1 HS đọc, lớp đọc thầm - HS theo dõi - 5HS nối tiếp nhau đọc theo trình tự. + Đoạn 1: Ngày xưa đến thông võ nghệ. + Đoạn 2:Hồi ấy đến yêu tinh. + Đoạn 3: Tiếp đến diệt trừ yêu tinh + Đoạn 4: Tiếp đến hai bạn lên đường . + Đoạn 5: được đi ít lâu đến em út đi theo. - HS luyện đọc nhóm đôi. -1 HS đọc toàn bài. - HS lắng nghe. -1 HS đọc thành tiếng. Cả lớp đọc thầm, 2 HS ngồi cùng bàn trao đổi, trả lời câu hỏi. + Cẩu Khây nhỏ người nhưng ăn một lúc hết chín chõ xôi, 10 tuổi sức đã bằng trai 18 . + 15 tuổi đã tinh thông võ nghệ ... - Sức khoẻ và tài năng của Cẩu Khây . -2 HS đọc thành tiếng. Cả lớp đọc thầm. + Yêu tinh xuất hiện bắt người và súc vật khiến cho làng bản tan hoang ... + Cẩu Khây cùng ba người bạn Nắm Tay Đóng Cọc, Lấy Tai Tát Nước, và Móng Tay Đục Máng lên đường đi diệt rừ yêu tinh -1 HS đọc thành tiếng, + Nắm Tay Đóng Cọc có thể dùng nắm tay làm vồ để đóng cọc xuống đất , Lấy Tai Tát Nước có thể dùng tai của mình để tát nước Móng Tay Đục Máng có thể dùng móng tay của mình đục gỗ thành lòng máng - Sự tài năng của ba người bạn Cẩu Khây . + Nội dung câu truyện ca ngợi sự tài năng và lòng nhiệt thành làm việc nghĩa của 4 cậu bé - 5 HS tiếp nối nhau đọc và tìm cách đọc - 1 HS đọc thành tiếng - HS luyện đọc theo cặp. - 3 đến 5 HS thi đọc diễn cảm. - 3 HS thi đọc toàn bài. - HS tự nêu - HS cả lớp . Địa lí: Đồng bằng Nam Bộ IYêu cầu: - Học xong bài này HS biết: - Nêu được một số đặc điểm tiêu biểu về địa hình, đất đai, sông ngòi của đồng bằng Nam Bộ: ĐB Nam Bộ là đồng bằng lớn nhất của nước ta, do phù sa của hệ thống sông Mê Công và song Đồng Nai bồi đắp. + ĐB Nam Bộ có hệ thống sông ngòi, kênh rạch chằng chịt. Ngoài đất phù sa màu mỡ, đồng bằng còn nhiều đất phèn, đất mặn cần cải tạo. - Chỉ được vị trí ĐB Nam Bộ: sông Tiền, sông Hậu trên bản đồ (lược đồ) tự nhiên Việt Nam. - Quan sát hình, tìm, chỉ và kể tên một số sông lớn của ĐB Nam Bộ: sông Tiền, sông Hậu - HS khá, giỏi: Giải thích vì sao ở nước ta sông Mê Công lại có tên là sông Cửu Long: do nước sông đổ ra biển qua 9 cửa sông. + Giải thích vì sao ở ĐB Nam Bộ người dân không đắp đê ven sông: để nước lũ đưa phù sa vào các cánh đồng. - Gd HS yêu cảnh vật và con người ở ĐB Nam Bộ. II.Chuẩn bị : - Bản đồ :Địa lí tự nhiên, hành chính VN. - Tranh, ảnh về thiên nhiên của đồng bằng Nam Bộ. III.Hoạt động dạy –học : Hoạt động của GV Hoạt động của HS 1.Kiểm tra bài cũ : - Nhận xét bài kiểm tra của HS. 2.Bài mới : a.Giới thiệu bài: Ghi tựa b.Phát triển bài : 1/.Đồng bằng lớn nhất của nước ta: *Hoạt động nhóm 4: - GV yêu cầu HS dựa vào SGK và vốn hiểu biết của mình để trả lời các câu hỏi: + ĐB Nam Bộ nằm ở phía nào của đất nước? Do các sông nào bồi đắp nên ? + ĐB Nam Bộ có những đặc điểm gì tiêu biểu (diện tích, địa hình, đất đai.)? + Tìm và chỉ trên BĐ Địa Lí tự nhiên VN vị trí ĐB Nam Bộ, Đồng Tháp Mười, Kiên Giang, Cà Mau, các kênh rạch . GV nhận xé, kết luận. 2/.Mạng lưới sông ngòi, kênh rạch chằng chịt: *Hoạt động nhóm đôi: GV cho HS quan sát SGK và trả lời câu hỏi: + Tìm và kể tên một số sông lớn, kênh rạch của ĐB Nam Bộ. + Nêu nhận xét về mạng lưới sông ngòi, kênh rạch của ĐB Nam Bộ (nhiều hay ít sông?) + Nêu đặc điểm sông Mê Công . - HS khá, giỏi + Giải thích vì sao nước ta lại có tên là sông Cửu Long ? - GV nhận xét và chỉ lại vị trí sông Mê Công, sông Tiền, sông Hậu, sông Đồng Nai, kênh Vĩnh Tế trên bản đồ . * Hoạt động cá nhân: - Cho HS dựa vào SGK trả lời câu hỏi : - HS khá, giỏi: + Vì sao ở ĐB Nam Bộ người dân không đắp đê ven sông ? 3.Củng cố : - GV cho HS so sánh sự khác nhau giữa ĐB Bắc Bộ và ĐB Nam Bộ về các mặt địa hình, khí hậu, sông ngòi, đất đai . - Cho HS đọc phần bài học trong khung. 4.Tổng kết - Dặn dò: -Về nhà xem lại bài và chuẩn bị trước bài: “Người dân ở ĐB Nam Bộ”. - Nhận xét tiết học . - HS theo dõi . - HS lắng nghe - HS đọc bài và trả lời câu hỏi. - HS thảo luận nhóm, đại diện nhóm trình bày + Nằm ở phía Nam. Do sông Mê Công và sông Đồng Nai bồi đắp nên. + Là ĐB lớn nhất cả nước,có diện tích lớn gấp 3 lần ĐB Bắc Bộ. ĐB có mạng lưới sông ngòi kênh rạch chằng chịt. Ngoài đất đai màu mỡ còn nhiều đất chua, mặn, cần cải tạo. + HS lên chỉ BĐ. - HS nhận xét, bổ sung. - HS thảo luận, trình bày. + HS tìm. + Do dân đào rất nhiều kênh rạch nối các sông với nhau, làm cho ĐB có hệ thống kênh rạch chằng chịt . + Là một trong những sông lớn trên thế giới bắt nguồn từ TQ chảy qua nhiều nước và đổ ra Biển Đông. + Do hai nhánh sông Tiền, sông Hậu đổ ra bằng chín cửa nên có tên là Cửu Long . - HS nhận xét, bổ sung. - HS trả lời . - HS khác nhận xét, bổ sung. - Để nước lũ đưa phù sa vào các cánh đồng - HS so sánh . - 3 HS đọc . - HS cả lớp. Ngày soạn: 3 / 1/ 2011 Ngày giảng: Thứ ba ngày 1 tháng 1 năm 2011 Đạo đức: Kính trọng b ... bài . + GV treo hình vẽ và giới thiệu đến học sinh tên gọi các cạnh của hình bình hành . + Giới thiệu cách tính chu vi hình bình hành + Tính tổng độ dài 2 cạnh rồi nhân với 2 . - Công thức tính chu vi : + Gọi chu vi hình bình hành ABCD là P , cạnh AB là a và cạnh BC là b ta có : P = ( a + b ) x 2 -Yêu cầu cả lớp làm vào vở . - Gọi 1 em lên bảng tính . - Giáo viên nhận xét ghi điểm học sinh . *Bài 4: Dành cho HS khá, giỏi -Yêu cầu học sinh đọc đề bài . + Đề bài cho biết gì ? và yêu cầu gì ? - Yêu cầu HS tự làm bài vào vở . - Gọi 1 HS sửa bài . - Giáo viên nhận xét ghi điểm học sinh . 3. Củng cố - Dặn dò: - Nhận xét đánh giá tiết học . - Dặn về nhà học bài và làm bài trên. Chuẩn bị bài: Phân số. - HS thực hiện yêu cầu . - 2 HS trả lời . - Học sinh nhận xét bài bạn . - Lớp theo dõi giới thiệu -Vài học sinh nhắc lại tựa bài. - 1 HS đọc thành tiếng . - Nêu tên các cặp cạnh đối diện trong các hình chữ nhật ABCD, hình bình hành EGHK và tứ giác MNPQ - HS ở lớp thực hành vẽ hình và và nêu tên các cặp cạnh đối diện của từng hình vào vở + 3 HS đọc bài làm . a) Hình chữ nhật ABCD có: - Cạnh AB và CD, cạnh AC và BD b) Hình bình hành EGHK có: - Cạnh EG và KH, cạnh EKvà GH c) Tứ giác MNPQ có: - Cạnh MN và PQ, cạnh MQ và NP -1 HS đọc thành tiếng . - Kẻ vào vở . - 1 HS nhắc lại tính diện tích hình bình hành . - HS ở lớp tính diện tích vào vở + 1 HS lên bảng làm . Độ dài đáy 7cm 14 dm 23 m Chiều cao 16cm 13dm 16m Diện tích 7 x 16 = 112 cm2 14 x 13= 182 dm2 23 x 16= 368 m 2 - Tính diện tích hình bình hành . - 1 em đọc đề bài . + Quan sát nêu tên các cạnh và độ dài các cạnh AB và cạnh BD . + Thực hành viết công thức tính chu vi hình bình hành . + Hai HS nhắc lại . - Lớp làm bài vào vở . -1 em sửa bài trên bảng . a) Chu vi hình bình hành : ( 8 + 3 ) x 2 = 22 cm b) Chu vi hình bình hành : ( 10 + 5 ) x 2 = 30 dm - 1 HS đọc thành tiếng . - Cho biết mảnh đất hình bình hành có đáy 40 dm, chiều cao 25 dm . + Đề bài yêu cầu tính diện tích của mảnh đất . + Lớp làm vào vở, 1 HS lên bảng làm bài . - Diện tích mảnh đất hình bình hành : 40 x 25 = 1000 ( dm 2 ) Đáp số : 1000 dm 2 - Học sinh nhắc lại nội dung bài. - Về nhà học bài và làm bài tập còn lại Tập làm văn:Luyện tập xây dựng kết bài trong bài văn miêu tả đồ vật I. Mục đích, yêu cầu: - HS nắm vững 2 cách kết bài ( mở rộng và không mở rộng ) trong bài văn miêu tả đồ vật . - Viết được đoạn kết bài mở rộng cho một bài văn miêu tả đồ vật. - Gd HS viết văn hay, vận dụng trong thưc tiễn. II. Đồ dùng dạy - học: - Bảng phụ viết sẵn nội dung cần ghi nhớ về 2 cách kết bài ( mở rộng và không mở rộng) trong bài văn miêu tả đồ vật . - Bút dạ , 3 - 4 tờ giấy trắng để HS làm bài tập 2 III. Hoạt động dạy – học: Hoạt động của GV Hoạt động của HS 1. Kiểm tra bài cũ: - Gọi 2 HS nhắc lại kiến thức về hai cách mở bài trong bài văn tả đồ vật ( mở bài trực tiếp và mở bài gián tiếp ) . -Nhận xét chung. +Ghi điểm từng học sinh 2. Bài mới: a. Giới thiệu bài: b. Hướng dẫn làm bài tập: Bài 1: - Yêu cầu 2 HS nối tiếp đọc đề bài . - Yêu cầu trao đổi, thực hiện yêu cầu . - Các em chỉ đọc và xác định đoạn kết bài trong bài văn miêu tả chiếc nón . + Sau đó xác định xem đoạn kết bài này thuộc kết bài theo cách nào ? ( mở rộng hay không mở rộng) . - Gọi HS trình bày GV sửa lỗi nhận xét chung và cho điểm những HS làm bài tốt . Bài 2 : - Yêu cầu 1 HS đọc đề bài . - Yêu cầu trao đổi, lựa chọn đề bài miêu tả ( là cái thước kẻ, hay cái bàn học, cái trống trường,..) . + Nhắc HS: - Các em chỉ viết một đoạn kết bài theo kiểu mở rộng cho bài bài văn miêu tả đồ vật do mình tự chọn . + Sau đó GV phát giấy khổ lớn và bút dạ cho 4 HS làm, dán bài làm lên bảng. - Gọi HS trình bày GV sửa lỗi nhận xét chung và cho điểm những HS làm bài tốt . 3. Củng cố – dặn dò: - Nhận xét tiết học. - Dặn HS về nhà hoàn thành đoạn kết theo hai cách mở rộng và không mở rộng cho bài văn: Tả cây thước kẻ của em hoặc của bạn em - Dặn HS chuẩn bị bài sau: Miêu tả đồ vật -2 HS thực hiện . - Lắng nghe . - 2 HS đọc thành tiếng . - 2 HS ngồi cùng bàn trao đổi, và thực hiện tìm đoạn văn kết bài về tả chiếc nón và xác định đoạn kết thuộc cách nào như yêu cầu . + Lắng nghe . - Tiếp nối trình bày, nhận xét . a) Đoạn kết là đoạn: Má bảo: " Có của phải biết giữ gìn thì mới được lâu bền " Vì vậy mỗi khi đi đâu về, tôi đều móc chiếc nón vào cái đinh đóng trên tường. Không khi nào tôi dùng nón để quạt vì quạt như thế nón sẽ bị méo vành. + Đó là kiểu kết bài mở rộng: căn dặn của mẹ; ý thức gìn giữ cái nón của bạn nhỏ. - 1 HS đọc thành tiếng . - 2 HS ngồi cùng bàn trao đổi tìm và chọn đề bài miêu tả . + Lắng nghe . - 4 HS làm vào giấy và dán lên bảng, đọc bài làm và nhận xét. - Tiếp nối trình bày, nhận xét. - Về nhà thực hiện theo lời dặn của giáo viên Khoa học: Gió nhẹ, gió mạnh. Phòng chống bão. I. Mục đích, yêu cầu: - Nêu được một số tác hại của bão: thiệt hại về người và của. - Nêu cách phòng chống: theo dõi bản tin thời tiết; cắt điện tàu tuyền không ra khơi đến nơi trú ẩn an toàn. - Có ý thức về phòng tránh gió bão. II. Chuẩn bị: - Các hình minh hoạ trong SGK - Phiếu học tập III. Hoạt động dạy – học: Hoạt động của GV Hoạt động của HS 1.Bài cũ: - Gọi 2 HS lên bảng trả lời câu hỏi: 1) Giải thích nguyên nhân tại sao có gió ? 2) Giải thích tại sao ban ngày gió từ biển thổi vào đất liền, ban đêm gió từ đất liền thổi ra biển ? 2.Dạy bài mới: * Giới thiệu bài –Ghi đề: * Hoạt động 1: Tìm hiểu về một số cấp gió. - GV giới thiệu cho HS biết về người đầu tiên nghĩ ra cách phân chia sức gió thổi thành 13 cấp độ. -Yêu câu HS các nhóm quan sát các hình minh hoạ và đọc các thông tin trong SGK để hồn thành phiếu học tập. 1) Khi có gió này, mây bay, cây cỏ đu đưa, sóng nước trong hồ dập dờn. 2) Khi có gió này, bầu trời đầy những đám mây đen, cây lớn gãy cành, nhà có thể bị tốc mái. 3) Lúc này khói bay thẳng lên trời, cây cỏ đứng im. 4) Khi có gió này, trời có thể tối và có bão. Cây lớn đu đưa, người đi bộ ở ngồi trời sẽ rất khó khăn vì phải chống lại sức gió. 5) Khi có gió này, bầu trời thường sáng sủa, bạn có thể cảm thấy gió trên da mặt, nghe thấy tiếng lá rì rào, nhìn được lan khói bay. - Gọi đại diện HS trình bày. - GV nhận xét sửa sai. - GV theo dõi câu trả lời của các nhóm để nhận xét, tổng hợp ý kiến. * Hoạt động 2: Thảo luận về sự thiệt hại của bão và cách phòng chống bão. - GV yêu cầu HS quan sát hình SGK và thảo luận trong nhóm. + Nêu những dấu hiệu đặc trưng cho bão. + Nêu tác hại do bão gây ra và một số cách phòng chống bão. - GV tóm tắt nội dung và có thể giới thiệu một số tranh ảnh và thông tin về bão và tác hại của bão. * Hoạt động 3: Trò chơi ghép chữ vào hình. - GV tổ chức cho HS hoạt động nhóm. -Yêu cầu các nhóm thực hiện vẽ lại 4 hình minh hoạ các cấp độ của gió và viết lời ghi chú vào các hình vẽ trên. - Các nhóm thi nhau làm việc nhóm nào làm nhanh và đúng thì thắng cuộc. - GV giúp đỡ các nhóm gặp khó khăn. - GV nhận xét câu trả lời của từng nhóm. 3.Củng cố- dặn dò: - Nhận xét giờ học. - Dặn HS về nhà học thuộc mục Bạn cần biết. - Dặn HS về nhà tìm hiểu xem gia đình hoặc địa phương mình đã phòng chống bão bằng cách nào ? - 2 HS trả lời. - HS lắng nghe. - HS lắng nghe. - HS thảo luận. - HS quan sát, trả lời: - Gió khá mạnh (cấp 5) - Gió dữ, bão to (cấp 9) - Không có gió (cấp0) - Gió to, bão (cấp 7) - Gió nhẹ (cấp 2) - HS trình bày. - HS lắng nghe. - HS tiến hành thảo luận - Đại diện nhóm trả lời, nhóm khác nhận xét, bổ sung. - HS quan sát, lắng nghe. - HS thực hiện. - HS cả lớp. Hoạt độg tập thể: Sinh hoạt lớp. I. Mục đích, yêu cầu : - Đánh giá các hoạt động tuần 19 phổ biến các hoạt động tuần 20 - Học sinh biết được các ưu khuyết điểm trong tuần để có biện pháp khắc phục hoặc phát huy . II. Chuẩn bị : - Giáo viên : Những hoạt động về kế hoạch tuần 20 . - Học sinh : Các báo cáo về những hoạt động trong tuần vừa qua . III. Hoạt động dạy - học: Hoạt động của GV Hoạt động của HS 1. Kiểm tra: - Giáo viên kiểm tra về sự chuẩn bị của học sinh . 2. Nội dung: a) Giới thiệu : - Giáo viên giới thiệu tiết sinh hoạt cuối tuần b)Đánh giá hoạt động tuần qua. - Giáo viên yêu cầu lớp chủ trì tiết sinh hoạt -Giáo viên ghi chép các công việc đã thực hiện tốt và chưa hoàn thành . - Đề ra các biện pháp khắc phục những tồn tại còn mắc phải . c) Phổ biến kế hoạch tuần 20 - Giáo viên phổ biến kế hoạch hoạt động cho tuần tới : - Về học tập . - Về lao động . -Về các phong trào khác theo kế hoạch của ban giám hiệu 3. Củng cố - Dặn dò: - Giáo viên nhận xét đánh giá tiết học. - Dặn dò học sinh về nhà học bài và làm bài xem trước bài mới . - Các tổ trưởng lần lượt báo cáo về sự chuẩn bị của các tổ cho tiết sinh hoạt - Lớp truởng yêu cầu các tổ lần lượt lên báo cáo các hoạt động của tổ mình . - Các lớp phó :phụ trách học tập, phụ trách lao động, lớp trưởng báo cáo hoạt động lớp trong tuần qua . - Lớp trưởng báo cáo chung về hoạt động của lớp trong tuần qua. - Các tổ trưởng và các bộ phận trong lớp ghi kế hoạch để thực hiện theo kế hoạch. - Ghi nhớ những gì giáo viên Dặn dò và chuẩn bị tiết học sau. Hoạt động ngoài giờ: Tìm hiểu về Tết cổ truyền Việt Nam. I. Mục đích, yêu cầu: - HS nhận biết được Tết cổ truyền Việt Nam thường là những ngày gặp mặt của người thân, bạn bè khắp mọi nơi đều đón Tết đầy vui tươi và hạnh phúc, cầu phúc cho điều may mắn, tốt đẹp trong năm. - Gd HS có ý thức tốt trong những ngày tết cổ truyền hằng năm của Việt nam II.Chuẩn bị: - Nội dung và tranh ảnh về cảnh ngày Tết ở Việt Nam III. Hoạt động dạy – học: Hoạt động của GV Hoạt động của HS Ổn định tổ chức: Vui văn nghệ Nội dung hoạt động: - GV: Người dân Việt Nam thường đón tết vào những ngày nào trong năm ? Trong những ngày đó người ta thường tổ chức ra sao ? - GV nhận xét kết luận: - Ở gia đình các em thường tổ chức ăn tết như thế nào ? 3. Củng cố - Dặn dò: - Cho HS nhắc lại những ngày tết cổ truyền ở Việt Nam - GV nhận xét giờ học - Dặn về thực hiện tốt cho tết năm nay - Vào 0 giờ tháng 1 âm lịch là đón giao thừa chuyển giao năm mới, chủ tịch nước đọc lời chúc tết. Các người thân đến với nhau chúc tết, chúc những điều tốt đẹp trong năm,... - HS trả lời HS tự nêu - Cả lớp thực hiện
Tài liệu đính kèm: