I.MỤC TIÊU:
- Đọc, viết được các số đến 100 000.
- Biết phân tích cấu tạo số.
-Yêu cầu đối với tất cả HS: Bài 1 ; Bài 2 ; Bài 3a(viết được 2 số), b(dòng 1)
- HS khá giỏi làm thêm các bài còn lại.
II.ĐỒ DÙNG DẠY HỌC
III.CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU
Khởi động:
Bài cũ: Kiểm tra đồ dùng học tập của HS
Bài mới:
TOÁN Ngày dạy: / / 20 Tiết 1: ÔN TẬP CÁC SỐ ĐẾN 100 000 I.MỤC TIÊU: - Đọc, viết được các số đến 100 000. - Biết phân tích cấu tạo số. -Yêu cầu đối với tất cả HS: Bài 1 ; Bài 2 ; Bài 3a(viết được 2 số), b(dòng 1) - HS khá giỏi làm thêm các bài còn lại. II.ĐỒ DÙNG DẠY HỌC III.CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU Khởi động: Bài cũ: Kiểm tra đồ dùng học tập của HS Bài mới: HOẠT ĐỘNG CỦA GV HOẠT ĐỘNG CỦA HS Hoạt động1: Ôn lại cách đọc số, viết số & các hàng - GV viết số: 83 251 và yêu cầu HS đọc số - Nêu rõ chữ số các hàng (hàng đơn vị, hàng chục, hàng trăm) - Muốn đọc số ta phải đọc từ đâu sang đâu? - Tương tự như trên với số: 83001, 80201, 80001 - Nêu quan hệ giữa hai hàng liền kề nhau? - Yêu cầu HS nêu các số tròn chục, tròn trăm, tròn nghìn (GV viết bảng các số mà HS nêu) +Tròn chục có mấy chữ số 0 tận cùng? +Tròn trăm có mấy chữ số 0 tận cùng? +Tròn nghìn có mấy chữ số 0 tận cùng? Hoạt động 2: Thực hành Bài tập 1: GV cho HS nhận xét, tìm ra quy luật viết các số trong dãy số này; cho biết số cần viết tiếp theo 8000 là số nào, sau đó nữa là số nào Bài tập 2: GV cho HS tự phân tích mẫu Bài tập 3: Yêu cầu HS phân tích cách làm & nêu cách làm. Yêu cầu cần đạt đối với HS: câu a viết được 2 số, câu b viết dòng 1 (Yêu cầu HS nào làm xong thì làm tiếp các bài còn lại) -Tổ chức chữa bài Bài tập 4: (Dành cho HS khá, giỏi) -HS đọc y/c BT -Y/c nêu cách tính chu vi 1 hình -Cho HS nhận xét +Hình có mấy cạnh? +Cạnh nào đã biết số đo? Cạnh nào chưa biết số đo? +Xác định chiều dài các cạnh chưa có số đo? -Yêu cầu HS nêu cách tìm chu vi hình Hoạt động 3: Củng cố, dặn dò -Viết 1 số lên bảng cho HS phân tích -Nêu ví dụ số tròn chục, tròn trăm, tròn nghìn -Về làm lại các bài tập, chuẩn bị bài sau: Ôn tập các số đến 100 000 (tt) -HS đọc -HS nêu -Đọc từ trái sang phải -HS đọc và nêu -Quan hệ giữa hai hàng liền kề nhau là: + 10 đơn vị = 1 chục + 10 chục = 1 trăm . -HS nêu ví dụ +Có 1 chữ số 0 ở tận cùng +Có 2 chữ số 0 ở tận cùng +Có 3 chữ số 0 ở tận cùng -HS nhận xét: + số 7000, 8000 là số tròn nghìn. + hai số này hơn kém nhau 1000 đơn vị theo thứ tự tăng dần -HS làm bài -HS sửa bài -HS phân tích mẫu -HS làm bài -HS sửa & thống nhất kết quả -Cách làm: Phân tích số thành tổng -HS làm bài -HS sửa 3a/ 9171= 9000 + 100 + 70 + 1 3082 = 3000 + 80 + 2 b/ 7000 + 300 + 50 + 1 = 7351 -HS đọc -HS nêu cách tính chu vi của 1 hình +4 cạnh có số đo, 2 cạnh chưa có số đo +HS bàn cách tìm số đo: 8 cm + 4 cm = + 8 cm 5 cm + 5 cm = 5 cm + . cm -HS nêu quy tắc tính chu vi hình Hình chữ nhật, hình vuông, hình tứ giác, -HS làm bài -HS sửa bài - HS phân tích và nêu. TẬP ĐỌC Ngày dạy: / / 20 Tiết 1: Dế Mèn bênh vực kẻ yếu I. MỤC ĐÍCH,YÊU CẦU: - Đọc rành mạch, trôi chảy; bước đầu có giọng đọc phù hợp tính cách của nhân vật (Nhà Trò, Dế Mèn). - Hiểu nội dung bài: Ca ngợi Dế Mèn có tấm lòng nghĩa hiệp – bênh vực người yếu. Phát hiện được những lời nói, cử chỉ cho thấy tấm lòng nghĩa hiệp của Dế Mèn; bước đầu biết nhận xét về một nhân vật trong bài. (trả lời được câu hỏi trong sách giáo khoa) II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC - Tranh minh hoạ nội dung bài học trong SGK. - Tranh trong truyện về Dế Mèn phiêu lưu ký (nếu có). III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC Hoạt động của giáo viên (GV) Hoạt động của học sinh (HS) Hoạt động 1: Trong tiết đầu tiên về chủ điểm Thương người như thể thương thân hôm nay, thầy và các em sẽ cùng đi phiêu lưu với chú Dế Mèn qua bài TĐ Dế Mèn bênh vực kẻ yếu. -HS lắng nghe. Hoạt động 2: Luyện đọc. -Đọc toàn bài -Chia đoạn và y/c đọc từng đoạn nối tiếp +lần 1: kết hợp sửa phát âm và luyện đọc từ : Nhà Trò, chùn chùn, thui thủi, xoè, xoè, quãng. +lần 2: kết hợp giảng từ khó +lần 3: kết hợp hướng dẫn HS luyện đọc câu -Luyện đọc theo nhóm -Gọi vài cá nhân đọc cả bài -GV đọc diễn cảm toàn bài một lần -1HS đọc toàn bài -Mỗi HS đọc một đoạn, đoạn 1 có thể cho 2 HS đọc. (3 lượt) -HS đọc theo hướng dẫn của GV. -HS đọc chú giải SGK -HS lắng nghe. -HS đọc theo nhóm đôi -2 HS đọc cả bài. -Theo dõi, lắng nghe Hoạt động 3: Tìm hiểu bài * Đoạn 1: Y/c đọc Đ1 và trả lời câu hỏi sau: +Em hãy tìm những chi tiết cho thấy chị Nhà Trò rất yếu ớt ? Nhận xét * Đoạn 2: Y/c các em đọc thầm Đ2 và cho biết: +Nhà Trò bị bọn nhện ức hiếp, đe doạ như thế nào? Nhận xét *Đoạn 3: Y/c HS đọc thầm + trả lời câu hỏi. +Những lời nói và cử chỉ nào nói lên tấm lòng hào hiệp của Dế Mèn ? +Em đã bao giờ thấy một người biết bênh vực kẻ yếu như Dế Mèn chưa ? Hãy kể vắn tắt câu chuyện đó. +Nêu một hình ảnh nhân hoá mà em thích. Cho biết vì sao em thích ? Nhận xét, tuyên dương và giáo dục -1 HS đọc to, cả lớp đọc thầm. + Những chi tiết đó là:thân hình chị bé nhỏ, gầy yếu, người bự những phân như mới lột. Cánh chị mỏng ngắn chùn chùn, quá yếu, lại chưa quen mở - HS đọc thầm Đ2. -Trước đây mẹ Nhà Trò có vay lương ăn của bọn nhện chưa trả được thì đã chết. Nhà Trò ốm yếu kiếm không đủ ăn, không trả được nợ. Bọn nhện đã đánh Nhà Trò, lần này, chúng định chặn đường bắt, vặt chân, vặt cánh, ăn thịt Nhà Trò. -HS đọc thầm + trả lời câu hỏi. -Lời nói : Em đừng sợ hãy trở về cùng với tôi đây. Đứa độc ác không thể cậy khỏe ăn hiếp kẻ yếu. - Cử chỉ: (Dế Mèn khi nghe Nhà Trò nói: ) “ Xòe cả hai càng ra ” “dắt Nhà Trò đi .” - Cho HS phát biểu - HS phát biểu. Hoạt động 4: Đọc diễn cảm - GV đọc diễn cảm toàn bài – chú ý: Những câu văn tả hình dáng Nhà Trò: cần đọc chậm, cần thay đổi giọng đọc, thể hiện được cái nhìn ái ngại của Dế Mèn đối với Nhà Trò. Những câu nói của Nhà Trò: cần đọc giọng kể lể đáng thương của một người đang gặp nạn. Lời của Dế Mèn cần đọc to, mạnh, dứt khoát thể hiện sự bất bình, thái độ dứt khoát, kiên quyết của nhân vật. Cần nhấn giọng ở những từ ngữ sau: mất đi, thui thủi, ốm yếu, chẳng đủ, nghèo túng, bắt em, đánh em, vặt chân, vặt cánh xoè cả, đừng sợ, cùng với tôi đây, độc ác, cậy khỏe, ăn hiếp. -Tổ chức luyện đọc trong nhóm, cá nhân và thi đọc - HS lắng nghe. - Nhiều HS đọc. - GV uốn nắn, sửa chữa Hoạt động 5: Củng cố – Dặn dò -Rút ra nội dung và ý nghĩa của truyện: Ca ngợi Dế Mèn có tấm lòng nghĩa hiệp – bênh vực người yếu. -GV nhận xét tiết học. -Dặn những HS đọc còn yếu về nhà luyện đọc -Về nhà tìm đọc truyện “Dế Mèn phiêu lưu kí ” tiếp theo. -HS nêu - HS lắng nghe. TOÁN Ngày dạy: / / 20 Tiết 2: ÔN TẬP CÁC SỐ ĐẾN 100 000 (tiếp theo) I. MỤC TIÊU: - Thực hiện được phép cộng, phép trừ các số đến năm chữ số; nhân (chia) số đến có năm chữ số với (cho) số có một chữ số. - Biết so sánh, xếp thứ tự (đến 4 số) các số đến 100 000. -Yêu cầu đối với tất cả HS: Bài 1(cột 1) ; Bài 2a ; Bài 3(dòng 1,2) ; Bài 4b - HS khá giỏi làm thêm các bài còn lại. II - ĐỒ DÙNG DẠY HỌC : III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU : HOẠT ĐỘNG CỦA GV HOẠT ĐỘNG CỦA HS Bài cũ: Ôn tập các số đến 100000 Yêu cầu HS sửa bài GV nhận xét Bài mới: Luyện tập Bài 1(cột 1): Tính nhẩm (trò chơi: tính nhẩm truyền) - GV đọc phép tính đầu tiên và gọi 1HS nêu kết quả. Sau đó 1HS nêu phép tính gọi bạn kế bên đọc kết quả và cứ tiếp tục đến hết. VD : 7000 + 2000 = ? Bài 2(a): - GV hỏi lại cách đặt tính dọc -Gọi lần lượt HS lên bảng tính, cả lớp tính bảng con. -Giáo viên quan tâm giúp đỡ các em yếu thực hiện được 4 phép tính. (Cho HS làm hết câu a nếu có thời gian làm tiết câu b) Bài 3(dòng 1,2): -Yêu cầu HS nêu cách so sánh 2 số tự nhiên? -Y/c HS làm vào vở sau đó sửa bài Bài 4(b): Yêu cầu HS so sánh & khoanh tròn vào kết quả l số lớn nhất và xếp lại cho đúng. Củng cố -Tính nhẩm -So sánh các số Dặn dò: Chuẩn bị bi: Ôn tập các số đến 100 000 (tt) - Hs đọc, viết số 100 000 - 2HS lên sửa bài tập. - 1HS nêu phép tính và bạn kế bên đứng lên đọc kết quả và cứ tiếp tục - HS làm bài - HS sửa bài & thống nhất kết quả - HS làm bài và sửa bài 2a. 25968 3 19 16 18 0 8656 7035 – 2316 4719 325 x 3 975 4637 + 8245 12882 2b. Tương tự - vài HS nêu - HS làm bài và sửa bài: 4327 > 3742 28 676 = 28 676 5870 <5890 97 321 < 97400 - HS thi đua trên bảng lớp. 92 678 ; 82 697 ; 79 862 ; 62 978. CHÍNH TẢ (NGHE-VIẾT) Ngày dạy: / / 20 Dế Mèn bênh vực kẻ yếu I. MỤC ĐÍCH, YÊU CẦU - Nghe viết và trình bày đúng bài chính tả; không mắc quá 5 lỗi trong bài. - Làm đúng bài tập CT phương ngữ: BT(2) b II. ĐỒ DÙNG DẠY – HỌC Bảng phụ hoặc giấy khổ lớn viết sẵn nội dung bài tập 2. III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC Hoạt động của GV Hoạt động của HS Hoạt động 1: Giới thiệu bài Các em đã được gặp một chú Dế Mèn biết lắng nghe và sẵn sàng bênh vực kẻ yếu trong bài TĐ Dế Mèn bênh vực kẻ yếu. Một lần nữa chúng ta gặp lại Dế Mèn qua bài chính tả nghe-viết hôm nay. - HS lắng nghe Hoạt động 2: Viết chính tả a/Hướng dẫn chính tả: GV đọc đoạn văn cần viết CT một lượt. HS đọc thầm lại đoạn văn viết chính tả. Hướng dẫn HS viết một số từ ngữ dễ sai: cỏ xước, tỉ tê, ngắn chùn chùn ... - GV nhắc HS: ghi tên bài vào giữa dòng. Sau khi chấm xuống dòng, chữ đầu nhớ viết hoa, viết lùi vào một ô li, chú ý ngồi đúng tư thế. b/GV đọc cho HS viết chính tả: GV đọc từng câu hoặc cụm từ cho HS viết. Mỗi câu (bộ phận câu) đọc 2 lượt cho HS viết theo tốc độ viết quy định. GV đọc lại toàn bài chính tả một lượt. c/Chấm, chữa bài: GV chấm từ 5-7 bài. GV nêu nhận xét chung. Hoạt động 3: Làm bài tập chính tả BT2: Điền vào chỗ trống GV chọn BT 2b cho HS làm. 2b/ Điền vào chỗ trống an hay ang: Lời giải đúng: Mấy chú ngan con dàn hàng ngang lạch bạch đi kiếm mồi. Lá bàng đang đỏ ngọn cây Sếu giang mang lạnh đang bay ngang trời. -HS lắng nghe. - HS viết bảng con. -HS lắng nghe. -HS viết chính tả. -HS soát lại bài -HS đổi tập cho nhau để rà soát lỗi và ghi ra bên lề trang vở. -1 HS đọc to, lớp đọc thầm theo. -HS làm bài cá nhân vào vở hoặc VBT. -HS lên điền vào chỗ trống an hoặc ang. -Lớp nhận xét. -HS chép lời giải đúng vào vở hoặc VBT. * Nếu còn thời gian cho HS tập giải Câu đố. Hoạt động 4: BT3: Giải câu đố: Cho HS đọc yêu cầu BT3 + đọc câu đố. GV giao việc: theo nội dung bài. a/Câu đố 1: - GV đọc lại câu đố 1. - Cho HS làm bài. - GV kiểm tra kết quả. - GV chốt lại kết quả đúng: cái la bàn b/Câu đố 2: Thực hiện như ở câu đố 1. Lời giải đúng: hoa ban -HS đọc yêu cầu BT + câu đố. -HS lắng nghe. -HS làm bài cá nhân + ghi lời giải đúng vào bảng con và giơ bảng con theo lệnh ... ời. - Các nhóm trưởng lần lượt đọc – nhận xét -Truyện nhằm giải thích sự hình thành hồ Ba Bể. Ca ngợi những con người có lòng nhân ái, biết giúp đỡ người khác; khẳng định người nào có lòng nhân ái sẽ được đền bù xứng đáng - HS thực hiện theo y/c - Bài không phải là văn kể chuyện mà chỉ là bài văn giới thiệu về hồ Ba Bể. Vì trong truyện không có nhân vật, không kể các sự việc xảy ra đối với nhân vật - Kể chuyện là kể lại một chuỗi sự việc có đầu có cuối liên quan đến một hay một số nhân vật. Mỗi câu chuyện nói lên một điều có ý nghĩa. -3 hs đọc ghi nhớ -Dế Mèn bênh vực kẻ yếu, Người mẹ -HS đọc -Em và người phụ nữ có con nhỏ -HS kể theo nhóm đôi, bạn này kể bạn kia nhận xét và ngược lại -HS thi kể trước lớp - nhận xét - HS đọc và nối tiếp nhau trả lời: +Những nhân vật trong câu chuyện: là em và người phụ nữ. +Ý nghĩa: cần phải quan tâm giúp đỡ lẫn nhau, đó là một nếp sống đẹp. -HS nêu Ghi nhớ LUYỆN TỪ VÀ CÂU Ngày dạy: / / 20 Tiết 2: LUYỆN TẬP VỀ CẤU TẠO CỦA TIẾNG I/ Mục đích, yêu cầu: Điền được cấu tạo của tiếng theo 3 phần đã học (âm đầu, vần, thanh) theo bảng mẫu ở BT1. Nhận biết được các tiếng có vần giống nhau ở BT2, BT3. HS khá, giỏi nhận biết được các cặp tiếng bắt vần với nhau trong thơ (BT4); giải được câu đố (BT5) II/ Các hoạt động dạy-học: Hoạt động dạy Hoạt động học KTBC: Cấu tạo của tiếng Tiếng thường có mấy bộ phận? Kể ra. Bộ phận nào của tiếng bắt buộc phải có? Nêu ví dụ tiếng không có âm đầu GV nhận xét – cho điểm Dạy bài mới 1.Giới thiệu bài: 2.HD hs làm bài tập - Gọi 1 hs đọc y/c 1 Y/c hs thực hiện vào VBT Gọi lần lượt từng em nêu cấu tạo của từng tiếng trong bảng - Gọi hs đọc y/c 2 Gọi hs trả lời - Gọi hs đọc y/c 3 Y/c hs thực hiện theo nhóm cặp Gọi đại diện 2 nhóm trả lời Củng cố, dặn dò: - Tiếng có cấu tạo như thế nào? Những bộ phận nào nhất thiết phải có? Nêu ví dụ Thế nào là 2 tiếng bắt vần với nhau Chuẩn bị bài sau: Mở rộng vốn từ: Nhân hậu-đoàn kết Nhận xét tiết học 3 bộ phận: âm đầu, vần, thanh vần, thanh. VD: im, ơi (không có âm đầu) - Phân tích cấu tạo của từng tiếng trong câu tục ngữ dưới đây. Ghi kết quả phân tích vào bảng - HS thực hiện theo y/c - Tiếng khôn: âm đầu là kh, vần ôn, thanh ngang – hs nhận xét - Tìm những tiếng bắt vần với nhau trong câu tục ngữ trên - HS trả lời: ngoài –hoài (vần oai) - Ghi lại từng cặp tiếng bắt vần với nhau trong khổ thơ sau: -HS thực hiện: choắt-thoắt; xinh-nghênh. Cặp có vần giống nhau hoàn toàn (choắt-thoắt), cặp có vần giống nhau không hoàn toàn (xinh-nghênh) - Các nhóm khác nhận xét - 3 bộ phận, vần, thanh bắt buộc phải có. VD: thanh, bình .anh, ầm ĩ - HS nêu TẬP LÀM VĂN Ngày dạy: / / 20 Tiết 2: NHÂN VẬT TRONG TRUYỆN I/ Mục đích, yêu cầu: Bước đầu hiểu thế nào là nhân vật (ND Ghi nhớ ) Nhận biết được tính cách của từng người cháu (qua lời nhận xét của bà) trong câu chuyện Ba anh em (BT1, mục III). Bước đầu biết kể tiếp câu chuyện theo tình huống cho trước, đúng tính cách nhân vật (BT2, mục III) II/ Đồ dùng dạy-học: VBT TV4 III/ Các hoạt động dạy-học: Hoạt động dạy Hoạt động học 1/ KTBC: Bài văn kể chuyện có gì khác so với bài văn không phải là kể chuyện? 2/ Giới thiệu bài: 3/ Vào bài: - Y/c hs đọc phần nhận xét 1 SGK/13 - Hãy kể lại những truyện em đã học? - Thảo luận nhóm đôi để thực hiện y/c của phần nhận xét 1 -GV ghi bảng: Nhân vật là người: + hai mẹ con bà nông dân + bà cụ ăn xin + những người dự lễ hội Nhân vật là con vật: + Dế Mèn + Nhà Trò + bọn nhện - Trong số những nhân vật trên thì nhân vật hai mẹ con bà nông dân và Dế Mèn là nhân vật chính (GV gạch chân) vì xuất hiện từ đầu đến cuối câu chuyện - Gọi hs đọc phần nhận xét 2 + Nêu nhận xét về tính cách của nhân vật Dế Mèn? + Căn cứ vào đâu để biết được điều đó? + Nêu nhận xét về tính cách của mẹ con bà nông dân? + Căn cứ vào đâu để biết điều đó? + Để có thể biết tính cách của nhân vật, em dựa vào đâu? 4/ Luyện tập: - Gọi hs đọc bài 1 - Y/c hs quan sát tranh + thảo luận nhóm 4 - Gọi hs đại diện nhóm trả lời - Tính cách của những nhân vật này như thế nào? - Em có đồng ý với n.xét của bà về tính cách của từng cháu không? -Vì sao bà có nhận xét như vậy? Kết luận: Tính cách của nhân vật được thể hiện qua hành động, lời nói và suy nghĩa của nhân vật đó. -Gọi hs đọc bài 2: + Y/c hs thảo luận nhóm 4 5/ Củng cố, dặn dò: Bài này chúng ta ghi nhớ những phần nào? Về nhà xem lại bài, bài sau: Kể lại hành động của nhân vật. Nhận xét tiết học - Đó là bài văn kể lại một hoặc một số sự việc liên quan đến một hay một số nhân vật nhằm nói lên một điều có ý nghĩa - HS lắng nghe. - HS đọc: Ghi tên các nhân vật - Dế Mèn bênh vực kẻ yếu, Sự tích hồ Ba Bể - HS thảo luận nhóm đôi, đại diện nhóm lên đọc kết quả thảo luận của nhóm mình - HS nêu lại những nhân vật là người, là vật. HS đọc ghi nhớ 1: Nhân vật trong truyện có thể là người, là con vật, đồ vật, cây cối + Nêu nhận xét về tính cách của các n.vật - Khảng khái, có lòng thương người, sẵn sàng làm việc nghĩa để bênh vực những kẻ yếu. - Căn cứ vào lời nói và hành động của Dế Mèn che chở, giúp đỡ Nhà Trò -Là người giàu lòng nhân hậu -Cho bà cụ ăn xin ăn, ngủ trong nhà, hỏi bà cụ cách giúp người bị nạn, chèo thuyền cứu giúp những người bị nạn lụt. - Hành động, lời nói, suy nghĩ của n.vật. HS đọc ghi nhớ 2: Hành động, lời nói, suy nghĩ của nhân vật nói lên tính cách của nhân vật ấy. - 2 hs đọc lại ghi nhớ + hs học thuộc - HS đọc theo y/c/1-3 +từ được giải nghĩa - HS quan sát tranh và thảo luận nhóm 4 để trả lời 3 y/c của BT - Nhân vật trong câu chuyện là: Ni-ki-ta, Gô-sa, Chi-ôm-ca + Ni-ki-ta ích kỉ, chỉ nghĩ đến ham thích riêng của mình + Gô-sa láu cá Chi-ôm-ca nhân hậu, chăm chỉ - Em đồng ý với n.xét của bà về tính cách của từng cháu. - Vì bà đã quan sát hành động của từng cháu: + Ni-ki-ta ăn xong là chạy tót đi chơi không giúp bà dọn dẹp + Gô-sa lén hắt những mẩu bánh vụn xuống đất để khỏi phải dọn bàn + Chi-ôm-ca thương bà, giúp bà dọn dẹp. Em còn biết nghĩ đến cả những con chim bồ câu, nhặt mẩu bánh vụn trên bàn cho chim ăn - HS đọc bài 2 - HS thảo luận nhóm 4 - HS đại diện nhóm lên thi kể trước lớp theo 2 hướng. - HS nhận xét – bình chọn bạn kể hay nhất. - HS nhắc lại phần ghi nhớ TOÁN Ngày dạy: / / 20 Tiết 5: LUYỆN TẬP I/ Mục tiêu: Tính được giá trị của biểu thức chứa một chữ khi thay đổi bằng số. Làm quen với công thức tính chu vi hình vuông có độ dài cạnh a. II/ Các hoạt động dạy-học chủ yếu: Hoạt động dạy Hoạt động học 1/ KTBC: Biểu thức có chứa một chữ Gọi HS nêu ví dụ về biểu thức có chứa 1 chữ HS lên bảng thực hiện bài 3 GV nhận xét 2/. Giới thiệu bài: 3/ Hướng dẫn luyện tập: Bài 1: GV vẽ lên bảng từng bảng, gọi hs nối tiếp nhau lên bảng thực hiện. Gọi hs yếu đọc, nêu kết quả. Bài 2: Gọi hs đọc y/c GV hướng dẫn hs thực hiện. Y/c lần lượt từng hs lên bảng thực hiện các câu còn lại Bài 4: Gọi hs đọc y/c -Để tính được chu vi hình vuông ta làm sao? - Gọi hs lên bảng lớp thực hiện, hs còn lại thực hiện vào vở GV sửa bài 4/ Củng cố, dặn dò: - Bạn nào có thể cho ví dụ về biểu thức có chứa một chữ -Biết giá trị của biểu thức 135 + b là 546, tìm b? - Về nhà làm bài 3 và có thể làm thêm các bài còn lại chuẩn bị bài sau: Các số có sáu chữ số Nhận xét tiết học -2HS 45 + a; 89 – b; . - HS lắng nghe. - HS dựa vào bảng nêu. -HS thực hiện theo y/c -Tính giá trị của biểu thức -2HS lần lượt lên bảng thực hiện câu a,c – HS khác nhận xét a/ 35 + 3 x n với n = 7 thì 35 + 3 x 7 = 35 + 21 = 56 c/ 237 - (66+34) với x = 34 thì 237 - (66+34) = 137 -. Hãy tính chu vi hình vuông với a=3 cm -Ta thay lần lượt từng giá trị của a vào công thức rồi thực hiện tính -HS thực hiện theo y/c a= 3cm, P = a x 4 = 3 x 4 = 12 (cm) HS tự kiểm tra bài của mình -HS nêu: 3567 + m; 2045 – y; 45 x b; -HS lên bảng thực hiện: 135 + b = 546 b = 546 – 135 = 411 KỂ CHUYỆN Ngày dạy: / / 20 Tiết 1: Sự tích hồ Ba Bể I. MỤC ĐÍCH, YÊU CẦU - Nghe kể lại được từng đoạn câu chuyện theo tranh minh hoạ, kể nối tiếp được toàn bộ câu chuyện Sự tích Hồ Ba Bể (do GV kể ). - Hiểu được ý nghĩa câu chuyện: Giải thích sự hình thành hồ Ba Bể và ca ngợi những con người giàu lòng nhân ái. Tích hợp GDBVMT: - Khai thác trực tiếp nội dung bài. Giáo dục ý thức BVMT, khắc phục hậu quả do thiên nhiên gây ra (lũ lụt). II. ĐỒ DÙNG DẠY – HỌC Các tranh minh họa trong SGK (phóng to tranh nếu có điều kiện). Tranh ảnh về hồ Ba Bể (nếu sưu tầm được). III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC Hoạt động của GV Hoạt động của HS Hoạt động 1: Giới thiệu bài. Nước ta có rất nhiều hồ lớn và đẹp. Hà Nội có hồ Hoàn Kiếm, hồ Tây, Đà Lạt có hồ Than Thở. Bắc Cạn có hồ Ba BểMỗi một hồ lại gắn với một sự tích rất hay. Hôm nay, các em sẽ nghe kể câu chuyện gắn liền với một trong các hồ ở nước ta. Đó là Sự tích hồ Ba Bể. - HS lắng nghe. Hoạt động 2: GV kể chuyện (2 lần) -GV kể chuyện lần 1: không có tranh (ảnh) minh hoạ: Kể to rõ. Biết kể phù hợp với lời nhân vật. Biết kết hợp lời kể với động tác điệu bộ,cử chỉ. Không cần kể y nguyên lời trong văn bản. -HS lắng nghe. -GV kể chuyện lần 2: sử dụng tranh minh hoạ (phóng to). *Phần đầu câu chuyện: (tranh 1) - GV đưa tranh 1 lên bảng lớp (GV: các em vừa quan sát tranh vừa nghe cô kể). - GV kể chuyện:“Ngày xưa” *Phần nội dung chính của câu chuyện: (tranh 2 +3) - GV đưa tranh 2 lên bên cạnh tranh 1 (GV vừa kể vừa chỉ vào tranh) “May sao, đến ngã ba, bà gặp mẹ con nhà kia vừa đi chợ về” - GV đưa tranh 3 lên (vừa kể vừa chỉ vào tranh): “Khuya hôm đó” *Phần kết của câu chuyện: (tranh 4) “Trong khi tất cả đều ngập chìm trong biển nước...” -HS vừa nghe vừa quan sát tranh theo sự hướng dẫn của GV. -HS nghe kể + quan sát tranh. -HS nghe kể + quan sát tranh. Hoạt động 3: Dựa vào tranh kể từng đoạn câu chuyện. Hướng dẫn HS kể chuyện -GV: Dựa vào tranh và câu hỏi gợi ý dưới tranh,các em kể lại từng đoạn của câu chuyện.Mỗi em kể một đoạn theo tranh. -GV nhận xét. -4 HS tiếp nối kể từng đoạn câu chuyện. -Lớp nhận xét từng HS kể. Hoạt động 4: Kể toàn bộ câu chuyện. Ngoài việc giải thích sự hình thành hồ Ba Bể, câu chuyện còn nói với ta điều gì? -Câu chuyện còn ca ngợi những con người giàu lòng nhân ái và khẳng định người giàu lòng nhân ái sẽ được đền đáp xứng đáng. Hoạt động 5: Củng cố – dặn dò GV nhận xét tiết học. Dặn HS về nhà kể lại câu chuyện cho người thân nghe.
Tài liệu đính kèm: