Giáo án giảng dạy các môn lớp 4 - Tuần 10

Giáo án giảng dạy các môn lớp 4 - Tuần 10

I. Mục tiêu:

 1. Kiểm tra lấy điểm tập đọc và HTL, kết hợp kiểm tra kĩ năng đọc - hiểu của HS .

2. Hệ thống được một số điều cần ghi nhớ về nội dung , nhân vật của các bài tập đọc là truyền kể thuộc chủ điểm Thương người như thể thương thân .

3. Tìm đúng những đoạn văn cần được thể hiện bằng giọng đọc đã nêu trong SGK . Đọc diễn cảm những đoạn văn đó đúng yêu cầu về giọng đọc .

- Rèn tác phong tư thế ngồi viết cho HS.

 

doc 19 trang Người đăng hungtcl Lượt xem 1297Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án giảng dạy các môn lớp 4 - Tuần 10", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần 10 Thứ hai ngày 25 tháng 10 năm 2010
tập đọc 
Tiết 19: Ôn tập giữa kì I (tiết 1).
I. Mục tiêu:
 1. Kiểm tra lấy điểm tập đọc và HTL, kết hợp kiểm tra kĩ năng đọc - hiểu của HS . 
2. Hệ thống được một số điều cần ghi nhớ về nội dung , nhân vật của các bài tập đọc là truyền kể thuộc chủ điểm Thương người như thể thương thân .
3. Tìm đúng những đoạn văn cần được thể hiện bằng giọng đọc đã nêu trong SGK . Đọc diễn cảm những đoạn văn đó đúng yêu cầu về giọng đọc .
- Rèn tác phong tư thế ngồi viết cho HS.
II. Đồ dùng dạy học
 - Bảng phụ, câu hỏi 
III. Các hoạt động dạy học:
HĐ 1: Kiểm tra bài cũ
 - GV kiểm tra đồ dùng học tập của HS.
 *GV giới thiệu bài.
HĐ 2. Hướng dẫn đọc và tìm hiểu bài.
 * Kiểm tra tập đọc và HTL 
- Từng HS lên bốc thăm và chọn bài , sau khi bốc thăm được chuẩn bị 1- 2 phút .
- HSđọc trong SGK hoặc đọc thuộc lòng 1 đoạn hoặc cả bài theo chỉ định trong phiếu .
- GV đặt một câu hỏi về đoạn vừa đọc , HS trả lời . -
- GV cho điểm theo hướng dẫn của Bộ giáo dục và đào tạo .
3. Bài tập 2 
- HS đọc yêu cầu của bài 
? Những bài tập đọc như thế nào là truyện kể ?
? Hãy kể tên những bài tập đọc là truyện kể thuộc chủ điểm “ Thương người như thể thương thân “
- Gv ghi bảng tên những bài tập đọc đó .
- HS đọc thầm lại các truyện Dế Mèn bênh vực kẻ yếu , Người ăn xin sau đó làm bài 
- Hai HS lên bảng làm bài 
- Cả lớp và GV cùng nhận xét 
- Nội dung ghi ở từng cột có chính xác không ?
 Lời trình bày có rõ ràng mạch lạc không ?
4. Bài tập 3 
- HS đọc yêu cầu của bài 
- HS tìm nhanh đoạn văn tương ứng với các giọng đọc , phát biểu .
- GV nhận xét , kết luận .
5.Củng cố , dặn dò 
GV nhận xét tiết học .
GV dặn HS xem lại các qui tắc viết hoa tên riêng để học tốt tiết ôn tập sau .
Đạo đức
Tiết 10: Tiết kiệm thời giờ ( tiết 2) 
I. Mục tiêu: 
-- Học sinh hiểu được thời giờ là quý nhất, cần phải tiết kiệm.
- Biết cách tiết kiệm thời gian. Lập được thời gian biểu cho mình.
- Biết quý trọng và sử dụng thời giờ một cách tiết kiệm. 
- Rèn tư thế tác phong ngồi viết cho HS.
II. Đồ dùng dạy học
- Mỗi học sinh có ba tấm thẻ, màu.
III. Các hoạt động dạy học.
HĐ 1. Kiểm tra bài cũ :
- Gv kiểm tra sự chuẩn bị của HS.
 *GV giới thiệu bài
HĐ 2:Làm việc cá nhân bài tập 1.
 Mục tiêu: Học sinh biết bày tỏ thái độ trước tình huống. 
 - HS làm bài tập, một số em làm bảng ép.
 - HS trình bày ý kiến.
 - Lớp chất vấn, trao đổi, bổ sung .
 - GV kết luận : Các việc làm a, c, d là tiết kiệm thời giờ.
 Các việc làm b ,d , e là không tiết kiệm thời giờ.
 - HS tự liên hệ bản thân.
 - GV nhận xét, khen ngợi những HS biết tiết kiệm thời giờ.
.HĐ 3: Thảo luận nhóm bài tập 4
Mục tiêu: Học sinh biết trao đổi với bạn về việc cụ thể em đã làm để tiết kiệm thời giờ.
- Cách tiến hành:
+ Giáo viên nêu yêu cầu bài tập.
+ Học sinh thảo luận nhóm.
+ Ba học sinh trình bày trước lớp, nhận xét.
+ Giáo viên nhận xét và khen ngợi học sinh biết sử dụng tiết kiệm thời giờ.
- Giáo viên KL: Thời giờ là quí nhất cần phải biết sử dụng tiết kiệm.
3. Hoạt động 4: Bày tỏ thái độ bài tập3: 
Mục tiêu:Học sinh vẽ tranh, sưu tầm tư liệu về sử dụng tiết kiệm thời giờ.
 - Cách tiến hành:
- Giáo viên nêu yêu cầu.
- Học sinh trình bày, giới thiệu các tranh vẽ, sưu tầm hay bài viết.
- Học sinh trao đổi, thảo luận về ý nghĩa của tranh vẽ, ca dao, tục ngữ, truyện, tấm gương, vừa trình bày.
-Giáo viên khen học sinh chuẩn bị tốt và giới thiệu hay.
- Giáo viên KL: Thời giờ là thứ quí nhất, cấn sử dụng tiết kiệm. Tiết kiệm thời giờ là sử dụng thời giờ váo các việc có ích một cách hợp lí, có hiệu quả.
4. Hoạt động nối tiếp: - Nhắc học sinh về biết tiết kiệm tiền của. Nhận xét tiết học.
Chiều lịch sử
Tiết 10 Cuộc kháng chiến chống quân Tống xâm lược lần thứ nhất (Năm 938)
I - Mục tiêu
 *Sau bài học HS nêu được 
- Lê Hoàn lên ngôi vua là phù hợp với yêu cầu của đất nước và hợp với lòng dân.
Nắm được diễn biến của cuộc kháng chiến chống quân Tống . ý nghĩa thắng lợi của cuộc kháng chiến.
- Kể lại được diễn biến của cuộc kháng chiến chống quân Tống xâm lược.
- HS ham hiểu biết , tìm hiểu về lịch sử Việt nam. 
- Rèn tư thế tác phong ngồi viết cho HS.
II Đồ dùng dạy học
 GV:Phiếu thảo luận nhóm .Bảng phụ 
III.Các hoạt động dạy – học chủ yếu
HĐ 1:- Kiểm tra bài cũ : 
 - HS trình bày lí do Đinh Bộ Lĩnh dẹp loạn 12 sứ quân.
 - GV nhận xét cho điểm HS
 *GV giới thiệu bài.
*Hoạt động 2 : làm việc cả lớp .
GV cho HS đọc đoạn “ năm 979 ..... nhà Tiền Lê “ và trả lời câu hỏi:
? Lê Hoàn lên ngôi trong hoàn cảnh nào ? 
? Việc Lê Hoàn lên ngôi có được nhân dân ủng hộ không ? 
- HS lần lượt trả lời câu hỏi, nhận xét.
- GV thống nhất ý kiến thứ hai đúng vì khi lên ngôi , Đinh Toàn còn quá nhỏ , nhà Tống đem quân sang xâm lược nước ta , Lê Hoàn đang giữ chức Thập đạo tướng quân , khi Lê Hoàn lên ngôi , ông được quân sĩ ủng hộ và tung hô Vạn tuế .
 * Hoạt động 3: Thảo luận nhóm 
HS thảo luận theo các câu hỏi sau : 
Quân Tống xâm lược nước ta vào thời gian nào ? 
Quân Tống tiến vào nước ta theo những đường nào ?
Hai trận đành lớn diễn ra ở đâu và diễn ra như thế nào ?
Quân Tống có thực hiện được ý đồ xâm lược của chúng không ? 
Đại diện nhóm lên báo cáo kết quả.
- GV nhận xét và chốt lời giải đúng.
4. Hoạt động 3 : Làm việc cả lớp 
HS thảo luận theo câu hỏi 
? Thắng lợi của cuộc kháng chiến chống quân Tống đã đem lại kết quả gì cho nhân dân ta ?
- Đại diện HS trình bày câu trả lời.
- GV nhận xét và chốt lời giải đúng.
3. Củng cố – Dặn dò : 
- GV yêu cầu HS đọc phần ghi nhớ trong SGK
 - GV tổng kết giờ học , dặn dò HS về nhà học thuộc bài.
Sáng Thứ ba ngày 26 tháng 10 năm 2010
khoa học
 Tiết 19: Ôn tập: Con người và sức khoẻ (tiếp)
i. mục tiêu
 - GV giúp HS củng cố lại các kiến thức sau:
 +Sự trao đổi chất về cơ thể ở người với môi trường.
 + Các chất dinh dưỡng có trong thức ăn và vai trò của chúng.
 +Cách phòng tránh một số bệnh do thiếu chất hoặc thừa chất dinh dưỡng và các bệnh lây qua đường tiêu hoá.
 - HS áp dụng các kiến thức đã học và trong cuộc sống hằng ngày.
 - Rèn tác phong tư thế ngồi viết cho HS.
 ii. đồ dùng dạy học 
 GV: Hình 36, 37 SGK.Phiếu học tập.
III.Các hoạt động dạy học
HĐ 1: KTBC: Kể tên một số chất dinh dưỡng có trong thức ăn?
 - GV giới thiệu bài.
*Hoạt động 3 : Trò chơi ai chọn thức ăn hợp lí 
* Mục tiêu :iHS có khả năng:áp dụng những kiến thức đã học vào việc lựa chọn thức ăn hằng ngày..
* Cách tiến hành : 
 Bước 1 : Tổ chức hướng dẫn 
- GV yêu cầu từng HS làm việc theo nhóm.Các nhóm sử dụng những thực phẩm mang đến, những tranh ảnh, mô hình về thức ăn đã sưu tầm để trình bày bữa ăn ngon và bổ ích.
Bước 2 : Làm việc theo nhóm nhỏ 
- Lần lượt từng HS trình bày ý kiến của nhóm mình. 
Bước 3 : Làm việc cả lớp
 - Các nhóm trình bày bữa ăn của mình.HS khác nhận xét.
 - GV cho cả lớ nhận xét
 - GV yêu cầu HS nói lại với cha mẹ và người lớn trong nhà nhữnh gì học được qua hoạt động này.
*Hoạt động 2 : Thực hành: Ghi lại và trình bày 10 lời khuyên dinh dưỡng hợp lí.
* Mục tiêu : Hệ thống hoá những kiến thức đã học về dinh dưỡng qua 10 lời khuyên về dinh dưỡng hợp lí của Bộ y tế.
*Cách tiến hành :
Bước 1 : Làm việc cá nhân
- GV nêu nhiệm vụ : Các nhóm thảo luận như hướng dẫn ở mục thực hành trang 40 SGK
Bước 2 : Làm việc theo nhóm 
_ HS trình bày sản phẩm của nhóm mình
- GV nhận xét chung.
3. Củng cố , dặn dò : 
- GV nhận xét tiết học . Dặn HS chuẩn bị bài sau.
luyện từ và câu
Tiết 19 Ôn tập giữa học kì I (tiết 2) 
I. Mục tiêu:
 - Tiếp tục kiểm tra lấy điểm TĐ và HTL, kết hợp kĩ năng đọc hiểu.
 - Nghe - viết lại chính xác , trình bày đúng bài Lời hứa 
 - Hệ thống hoá các qui tắc viết hoa tên riêng .
 - Viết đúng chính tả bài Lời hứa và viết đúng tên riêng .
 - Rèn chữ đẹp , giữ vở sạch.
- Rèn tư thế tác phong ngồi viết cho HS.
II. Đồ dùng dạy học
- Bảng phụ cho học sinh học nhóm.
III. Các hoạt động dạy học:
HĐ 1: Kiểm tra bài cũ : Phiếu ghi tên bài tập đọc – HTL của 9 tuần.
 - GV giới thiệu bài.
HĐ 2: Hướng dẫn HS tìm hiểu bài.
*. Hướng dẫn HS nghe viết 
GV đọc bài Lời hứa , giải nghĩa từ trung sĩ . HS theo dõi SGK.
HS đọc thàm lại bài văn , nhắc các em những từ hay viết sai , cách trình bày , cách viết các lời thoại 
HS viết bài.
GV chấm 7-10 bài . Nhận xét chung .
*(. Dựa vào bài chính tả “ Lời hứa “ , trả lời các câu hỏi .
 - Một HS đọc bài tập 2 
 - HS làm việc theo cặp , trả lời các câu hỏi a, b, c, d .
 - HS phát biểu . Cả lớp và GV nhận xét 
*. Hướng dần HS lập bảng tổng kêt qui tắc viết hoa tên riêng 
 - HS đọc yêu cầu của bài .HS làm bài vào vở 
 - Hai HS lên bảng làm bài 
 - GV nhận xét và sửa bài 
Các loại tên riêng
Qui tắc viết
Ví dụ
1. Tên người , tên địa lí Việt Nam
Viết hoa chữ cái đầu mỗi tiếng tạo thành tên đó .
- Lê văn Tám
- Điện Biên Phủ
2. Tên người , tên địa lí nước ngoài
- Viết hoa chữ cái đầu của mỗi bộ phận tạo thành tên đó . Nếu bộ phận tạo thành tên gồm nhiều tiếng thì giữa các tiếng có gạch nối
- Những tên riêng được phiên âm theo âm Hán Việt , viết như cách viết tên riêng Việt Nam .
- Lu- i Pa - xtơ
- Xanh Pê-téc-bua
- Bạch Cư Dị
- Luân Đôn
3. Củng cố dặn dò: 
 Giáo viên nhận xét gìơ học. Dặn dò giờ học sau. 
Kĩ thuật
Tiết 10: Khâu viền đường gấp mép vải bằng mũi khâu đột thưa (tiết 1)
 I.Mục tiêu
 - HS biết cách khâu viền đường gấp mép vải bằng mũi khâu đột thưa.
 - HS biết cách khâu và khâu được các mũi khâu viền đường gấp mép vải bằng mũi khâu đột thưa.Các mũi khâu có thể chưa đều nhau.đường khâu có thể bị dúm.
 - Rèn sự khéo léo của đôi tay cho HS. Giáo dục HS ý thức tự lao động để phục vụ bản thân.
 II.Đồ dùng dạy học.
 *GV và HS
 -Tranh quy trình khâu viền đường gấp mép vải bằng mũi khâu đột thưa. Mẫu khâu viền đường gấp mép vải bằng mũi khâu đột thưa, một số sản phẩm được làm từ mũi khâu viền đường gấp mép vải bằng mũi khâu khâu đột thưa
- Vật liệu và dụng cụ cần thiết: Mảnh vải có kích thước 20cm x 30cm, len, kim khâu, thước, kéo, phấn vạch
III.Các hoạt động dạy học chủ yếu.
 HĐ 1: Kiểm tra bài cũ:
 - GV kiểm tra sự chuẩn bị đồ dùng của HS.
 - GV giới thiệu bài.
 HĐ 2: GV hướng dẫn học sinh quan sát và nhận xét mẫu.
- GV giới thiệu mẫu khâu viền đường gấp mép vải bằng mũi khâu đột thưa và hướng dẫn HS quan sát để nhận xét.
- Giới thiệu một số sản phẩm có đường khâu viền đường gấp mép vải bằng mũi khâu đột thưa.
- HS nêu ứng dụng của ...  hiện màu , mùi vị của nước .
 Làm thí nghiệm chứng minh nước không có hình dạng nhất định , chảy lan ra mọi phía , thấm qua một số vật và có thể hoà tan một số chất .
 - Làm được thí nghiệm thành công và rút ra được nhận xét . 
 - Rèn tư thế tác phong ngồi viết cho HS.
 II.Đồ dùng dạy học
 GV: Hình trang 42, 43 SGK
 HS chuẩn bị theo nhóm :
 - 2 cốc thuỷ tinh giống nhau , một cốc đựng nước , một cốc đựng sữa .
 - Một số vật chứa nước trong có thể nhìn thấy được .
 - Đường , muối , cát ... thìa .Một tấm kính , một ít bông 
 III.Các hoạt động dạy học chủ yếu.
 *HĐ 1: Kiểm tra bài cũ
 - HS nêu một số cách bảo quản thức ăn
 - GV giới thiệu bài.
 *HĐ 2: Phát hiện màu, mùi ,vị của nước 
 Mục tiêu:Sử dụng các giác quan để nhận biết tính chất không màu , không mùi , không vị của nước .Phân biệt nước và các chất lỏng khác . 
 Cách tiến hành:
 Bước 1:Tổ chức , hướng dẫn 
 Bước 2: Làm việc theo nhóm 
 Bước 3 : Làm việc cả lớp 
 - GV gọi đại diện các nhóm lên trình bày những gì HS đã phát hiện ra ở bước 2 . Gv ghi các ý kiến của HS lên bảng
Các giác quan cần sử dụng để quan sát
Cốc nước
Cốc sữa
1. Mắt - nhìn 
Không có màu trong suốt , nhìn rõ chiếc thìa .
Màu trắng đục , không nhìn rõ chiếc thìa .
2. Lưỡi - nếm 
Không có vị . 
Có vị ngọt của sữa .
3. Mũi - ngửi 
Không có mùi .
Có mùi của sữa .
Kết luận : Qua quan sát ta có thể nhận thấy nước trong suốt không màu , không mùi ,khôngvị .
HĐ 3: Phát hiện hình dạng của nước 
Mục tiêu: HS hiểu Khái niệm “ hình dang nhất định “
Biết dự đoán , nêu cách tiến hành và tiến hành làm thí nghiệm tìm hiể hình dạng của nước 
 Cách tiến hành:
Bước 1: GV yêu cầu các nhóm chguẩn bị các đồ vật đã mang , sau đó cho nước vào từng vật và quan sát .
? Khi ta thay đổi vị trí của chai hoặc cốc , hình dạng của chúng có thay đổi không ?
 Bước 2 :HS thảo luận để đưa ra kết luận nước có hình dạng nhất định không ?
 Bước 3 :HS làm việc theo sự điều khiển của nhóm trưởng .
 Bước 4 : Làm việc cả lớp 
 Kết luận : Nước không có hình dạng nhất định .
4. Hoạt động 3: Tìm hiểu xem nước chảy như thế nào ?
Mục tiêu:
 - Biết làm thí nghiệm để rút ra tính chất nước chảy từ trên cao xuống thấp , lan ra khắp mọi phía của nước .
 - Nêu được ứng dung thực tế của tính chất này . 
Cách thức tiến hành:
 Bước 1: 
 - GV kiểm tra sự chuẩn bị của HS về cac svật liệu để làm thí nghiệm này .
 Bước 2:
 - Nhóm trưởng điều khiển các bạn làm các việc như GV đã hướng dẫn.
 - GV đi tới các nhóm kiểm tra, giúp đỡ, đảm bảo được mọi HS đều tham gia.
 Bước 3: Làm việc cả lớp 
 Đại diện các nhóm báo cáo kết quả 
Kết luận : Nước chảy từ trên cao xuống thấp và lan ra mọi phía .
4. Hoạt động 4 : Phát hiện tính thấm hoặc không thấm của nước đối với một số vật
Mục tiêu 
 - Làm thí nghiệm nước thấm qua và không thấm qua một số vật .
 - Nêu ứng dụng thực tế của tính chất này.
Cách tiến hành 
 Bước 1: GV nêu nhiệm vụ và kiểm tra vật liệu làm thí nghiệm của HS 
 Bước 2 : HS làm thí nghiệm 
 Bước 3 : Làm việc cả lớp 
 Đại diện các nhóm báo cáo kết quả 
 Kết luận : Nước thấm qua một số vật .
5. Hoạt động 5 : Phát hiện nước có thể hoặc không thể hoà tan một số chất 
 Bước 1 : GV nêu nhiệm vụ và kiểm tra vạt liệu làm thí nghiệm của HS 
 Bước 2 : HS làm thí nghiệm theo nhóm 
 Bước 3 : Làm việc cả lớp 
 Đại diện các nhóm báo cáo kết quả thí nghiệm .
 Kết luận : Nước có thể hoà tan một số chất 
HĐ 5: Củng cố – dặn dò: 
 - GV nhận xét tiết học. Dặn HS về chuẩn bị bài sau.
Tiếng việt(ôn)
 Ôn: Dấu ngoặc kép.
I. Mục tiêu:
- Giúp học sinh củng cố về dấu ngoặc kép, cách dùng dấu ngoặc kép.
- Học sinh làm được một số bài tập có liên quan đến dấu ngoặc kép.
- Giáo dục các em yêu thích bộ môn.
- Rèn tư thế tác phong ngồi viết cho HS.
II. Đồ dùng dạy học
Bảng phụ ghi nội dung bài tập 1 và 2.
III. Các hoạt động dạy học:
HĐ 1: Kiểm tra bài cũ: 
 - GV kiểm tra vở bài tập của HS
 - GV giới thiệu bài.
HĐ2. Hướng dẫn học sinh làm bài tập 
Bài 1: Đặt dấu ngoặc kép vào những chố thích hợp trong truyện sau:
Sư Tử và Cáo
 Vì đau chân, Sư Tử không đi săn được, bèn nghĩ cách sống bằng mưu mẹo. Nó vào trong hang, nằm lăn ra giả vờ ốm.Các con thú kéo đến thăm sư Tử đều bị Sư Tử ăn thịt. Cáo hiểu rõ tình hình, đứng bên cửa hang mà lên tiếng:" Sức khoẻ ngài ra sao, kính thưa ngài Sư Tử?"
 Sư Tử trả lời :"Tồi lắm".Mà sao cô không vào trong hang nhỉ?
 Cáo bèn đáp :"Tôi không vào bởi vì theo dấu vết chân , tôi thấy rõ là vào nhiều mà ra thì không."
- HS đọc yêu cầu và thảo luận nhóm đôi.
- Đại diện nhóm trình bày, nhận xét.
- GV nhận xét và chốt lời giải đúng.
*Kết quả đúng: Đặt dấu ngoặc kép vào những từ in đậm ở trên.
Bài 2: Ghi dấu ngoặc kép vào những chỗ thích hợp trong từng câu dưới đây:
 a) Dứt tiếng hô: "Phóng!" của mẹ, cá chuồn bay vút lên như mũi tên.
b) – Cóc tía, con đọc lại bài cho cả lớp nghe bài "Luân lí" kì trước đi!
 - HS đọc yêu cầu của bài và làm bài theo nhóm 4.
Đại diện nhóm trình bày, nhận xét.
GV nhận xét và chốt lời giải đúng
 *Kết quả: Đặt dấu ngoặc kép vào những từ in đậm ở trên.
Bài 3: Trình bày lại đoạn văn dưới đây bằng cách bỏ dấu gạch đầu dòng, thêm dấu ngoặc kép (phối hợp dấu ngoặc kép và dấu gạch đầu dòng cho hợp lí.)
 Dế Mèn rón rén đến bên cạnh Sẻ Đồng, dịu dàng hỏi:
 (-) " Sẻ Đồng ơi, ai cũng đi chơi, sao Sẻ Đồng ngồi một mình và buồn thế?"
 Sẻ Đồng hờn dỗi đáp:
 (-) "Tôi không muốn chơi với ai cả."
 ongvàngvộivảhỏi:
 (-) Sống một mình sao được? Ai sẽ kể cho bạn nghe những câu chuyện của rừng ssâu, của đầm xa? bạn sẽ hót cho ai nghe?"
 - HS đọc yêu cầu và làm bài vào vở.HS làm bài vào vở.
 - HS trình bày bài làm theo hình thức nới tiếp. GV nhận xét và chữa bài.
 *Kết quả: Đặt dấu ngoặc kép vào những từ in đậm ở trên
3. Củng cố dặn dò: - Giáo viên nhận xét giờ học. Dặn dò giờ học sau.
Thứ sáu ngày 22 tháng 10 năm 2010
Sáng 
Tập làm văn 
Tiết 20 : Kiểm tra viết giữa học kì I (tiết 8)
I. Mục tiêu:
- Kiểm tra việc nghe viết của HS , viết một bức thư ngắn khoảng 10 dòng cho một người bạn nói về ước mơ củ em .
- Rèn kĩ năng nghe viết cho HS . Kĩ năng diễn đạt lưu loát khi viét văn .
- Ham đọc sách , yêu thích môn học .
- Rèn tư thế tác phong ngồi viết cho HS.
II. Đồ dùng dạy học
 Bảng phụ viết sẵn bài tập làm văn.
HS: Giấy kiểm tra.
III. Các hoạt động dạy học:
 HĐ 1: Kiểm tra bài cũ: 
 - GV kiểm tra sự chuẩn bị của HS.
 - Giới thiệu bài
HĐ2. GV tổ chức cho HS làm bài kiểm tra 
Đề bài
A. Chính tả ( Nghe - viết ) Bài : Chiều trên quê hương 
B. Tập làm văn : 
Viết một bức thư ngắn ( khoảng 10 dòng ) cho bạn hoặc người thân nói về ước mơ của em .
- Phần chính tả Gv đọc cho HS viết
- Phần tập làm văn HS tự viét bài vào vở
- GV thu bài chấm.
 4.Củng cố – dặn dò.
- Giáo viên nhận xét giờ học, nhắc học sinh về nhà học lại bài, ôn tập chuẩn bị kiểm tra định kì lần I 
- Dặn HS về viết lại vào vở và chuẩn bị bài sau.
Địa lý
 Tiết 10: Thành phố Đà Lạt
I. Mục tiêu:
- Nắm được những đằc điểm tiêu biểu của thành phố Đà Lạt .
Dựa vào lược đồ ( bản đồ), tranh, ảnh để tìm kiến thức.
Xác lập được mối quạn hệ địa lí giữa địa hình với khí hậu , giữa thiên nhiên với hoạt động sản xuất của con người .
-Trình bày được những đặc điểm tiêu biểu của thành phố Đà Lạt .
Chỉ được vị trí của thành phố Đà Lạt trên bản đồ Việt Nam .
-Yêu quý, giữ gìn cảnh đẹp của nước mình . Tuyên truyền , quảng bá tới mọi người dân đến Đà Lạt để tham quan du lịch . 
- Rèn tác phong tư thế ngồi viết cho HS. 
II- Đồ dùng dạy học :
- Bản đồ địa lí tự nhiên Việt Nam .
-Tranh, ảnh về thành phố Đà Lạt.
III- Các hoạt động dạy học : 
*HĐ 1: Kiểm tra bài cũ :
 ? Trình bày mối quan hệ địa lí giữa các thành phần tự nhiên với nhau và giữa thiện nhiên với hoạt động sản xuất của con người ở Tây Nguyên ?
 - GV nhận xét và cho điểm HS 
 - Giới thiệu bài : trực tiếp
HĐ 2: Thành phố nổi tiếng về rừng thông và thác nước 
Hoạt động 1: Làm việc cá nhân Bước 1:
 GV yêu cầu HS đọc mục 1 trong SGK rồi trả lời các câu hỏi sau:
 Đà Lạt nằm trên cao nguyên nào ?
 Đà Lạt ở độ cao khoảng bao nhiêu mét ?
 + Mô tả một cảnh đẹp của Đà Lạt ?
Bước 2: GV gọi một vài HS trả lời câu hỏi trước lớp.
 GV sửa chữa và giúp HS hoàn thiện câu trả lời.
HĐ 3: Đà Lạt - thành phố du lịch và nghỉ mát 
Hoạt động 2: Làm việc theo nhóm.
Bước 1:
 Các nhóm dựa vào mục 2 trong SGK và tranh, ảnh để thảo luận theo gợi ý sau:
 Tại sao Đà Lạt được chọn làm nơi du lịch , nghỉ mát ?
 Đà Lạt có những công trình nào phục vụ cho việc nghỉ mát , du lịch?
 Kể tên một số khách sạn ở Đà Lạt ?
Bước 2: 
 Đại diện các nhóm báo cáo kết quả làm việc trước lớp.
 GV sửa chữa và giúp các nhóm hoàn thiện phần trình bày.
HĐ 4. Hoa quả và rau xanh ở Đà Lạt 
*Làm việc theo nhóm; Bước 1: HS thảo luận theo các câu hỏi sau :
 Tại sao Đà Lạt được gọi là thành phó của hoa quả và rau xanh ?
 Tại sao ở đà lạt lại trồng được nhiều loại hoa , quả , rau xứ lạnh ?
 Hoa và quả ở đà Lạt có giá trị như thế nào ?
 - Đại diện các nhóm lân báo cáo kết quả 
 - GV sửa chữa, giúp các nhóm hoàn thiện phần trình bày.
 HĐ 5: Củng cố, dặn dò :
- GV nhận xét tiết học .Dặn HS chuẩn bị bài sau.
 Sinh hoạt
 Tiết 10 Kiểm điểm hoạt động tuần 10
I. Mục tiêu.
- Đánh giá các hoạt động của lớp trong tuần qua.
- Đề ra nội dung phương hướng, nhiệm vụ trong tuần tới.
- Giáo dục ý thức chấp hành nội quy trường lớp.
II. Chuẩn bị.
 - Giáo viên: nội dung buổi sinh hoạt.
 - Học sinh: ý kiến phát biểu.
III. Tiến trình sinh hoạt.
1/ Đánh giá các hoạt động của lớp trong tuần qua.
a/ Các tổ thảo luận, kiểm điểm ý thức chấp hành nội quy của các thành viên trong tổ.
Tổ trưởng tập hợp, báo cáo kết quả kiểm điểm.
Lớp trưởng nhận xét, đánh giá chung các hoạt động của lớp.
Báo cáo giáo viên về kết quả đạt được trong tuần qua.
Đánh giá xếp loại các tổ. 
Giáo viên nhận xét đánh giá chung các mặt hoạt động của lớp .
Về học tập: Còn nhiều bạn lười học bài và làm bài ở nhà.
Về đạo đức:các em đều ngoan ngoãn , lễ phép.
Về duy trì nề nếp, vệ sinh, múa hát, tập thể dục giữa giờ:
Về các hoạt động khác.
Tuyên dương:Thuỷ, Công, Giang, 
Phê bình: Linh (hay quyên đồ dùng học tập)
2/ Đề ra nội dung phương hướng, nhiệm vụ trong tuần tới.
Phát huy những ưu điểm, thành tích đã đạt được
Khắc phục khó khăn, duy trì tốt nề nếp lớp.
3/ Củng cố - dặn dò.
Nhắc nhở HS chuẩn bị bài cho tuần học tới.( tuần 11)

Tài liệu đính kèm:

  • docGiao an 4 tuan 10.doc